Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

81 902 0
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp cụ thể là sản xuất lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Riêng đối với nước ta, nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thu hút khoảng 70% dân số và 60% lao động của cả nước. Do đó để có thể tiến hành nhanh công cuộc CNH - HĐH đất nước thì mục tiêu trước mắt là phải công nghiệp hóa nông thôn. Muốn làm được điều này thì phải không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân mà trước hết là phải nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất nông nghiệp trong đó nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác đóng vai trò quan trọng. Xã Hương Toàn là xã nằm về phía Đông Bắc cách trung tâm thị xã Hương Trà (phường Tứ Hạ) khoảng 6km về phía Đông Bắc, cách trung tâm TP.Huế khoảng 3 km về phía Tây Nam. Là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp và đặc biệt là đất canh tác bị giảm cùng với việc thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt người dân cũng như sản xuất nông nghiệp. Điều này đã làm thiếu hụt nghiêm trọng đất sản xuất, với một diện tích nhỏ đất canh tác thì sẽ không đủ công việc cho người lao động và cũng không đủ thu nhập để chi tiêu cho nông hộ. Vì thế buộc chúng ta phải có biện pháp thâm canh tăng vụ, tạo ra một giá trị ngày càng lớn trên đất nông nghiệp hiện có nghĩa là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp nói chung, hiệu quả sử dụng đất canh tác nói riêng. Nhận thức được tình hình đó trong thời gia thực tập ở phòng Kinh Tế thị xã Hương Trà tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Mục tiêu chung: dựa vào những nghiên cứu phân tích số liệu thô và số liệu điều tra để có cái nhìn cụ thể và khách quan về thực trạng sử dụng đất sản xuất canh tác của người dân xã Hương Toàn. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất canh tác của các hộ điều tra. + Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Dựa vào số liệu điều tra với bảng hỏi đã được thiết kế sẵn cho việc nghiên cứu ở xã Hương Toàn cho 3 thôn đại diện là thôn Liễu Hạ, Cổ Lão và thôn Giáp Trung. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ kết hợp với quan sát hiện trạng để thu thập thông tin gồm: + Thông tin chung của hộ điều tra ( tên, tuổi, giới tính, trìn độ học vấn …) + Các thông tin về tình hình sử dụng đất, các CTLC, chi phí sản xuất, khó khăn của hộ…. - Số liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin từ các phòng KT thị xã Hương Trà, Phòng địa chính xã Hương Toàn, phòng kinh tế xã…. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo :Đây là phương pháp được sử dụng tham khảo ý kiến của cán bộ nông ngiệp, cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông, cán bộ sản xuất giỏi và các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng.  Phương pháp phân tích số liệu -Phương pháp thống kê mô tả: mô tả, phân tổ, số bình quân, các chỉ số so sánh, phân tích các bảng biểu từ đó rút ra kết luận và xu hướng của hiện tượng. - Phương pháp hoạch toán, kế toán: tổng hợp chi phí cho quá trình sản xuất nông nghiệp, nhằm sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng việc tính toán, phân tích, giám sát mọi khoản chi phí để sản xuất có lãi tạo điều kiện mở rộng. Sử dụng các chỉ tiêu GO, IC, VA, GO/IC, VA/IC, GO/TC… để đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng đất của hộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác xã Hương Toàn năm 2013. - Phạm vi không gian: Đề tài được điều tra dựa trên phỏng vấn 60 hộ thuộc 3 thôn Giáp Đông, Liễu Hạ, Cổ Lão là 3 thôn đại diện cho tình hình sử dụng đất canh tác của xã Hương Toàn. - Phạm vi thời gian: Điều tra năm 2013, số liệu điều tra năm 2011, 2012.

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC Ở XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. NGUYỄN THỊ CẨM GIANG Niên khóa: 2010 -2014 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC Ở XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Sinh viên thực hiện: Giáo viên Hướng dẫn Nguyễn Thị Cẩm Giang Th.S.Trần Đoàn Thanh Thanh Lớp: K44 KTNN Niên khóa: 2009 -2013 Huế, tháng 5 năm 2014 Lời Cám Ơn Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại phòng Kinh Tế thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt. Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân, đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy cô giáo trong trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi hành trang bước vào đời. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Trần Đoàn Thanh Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ đang làm việc tại phòng Kinh tế thị xã Hương trà, trân trọng cám ơn cán bộ, bà con nông dân xã Hương Toàn đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã nhiệt tình động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài khóa luận được hoàn thiện hơn được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2014 Nguyễn Thị Cẩm Giang DANH MỤC VIẾT TẮT CTLC: Công tức luân canh BQ: Bình quân DT: Diện tích ĐVT: Đơn vị tính NN: Nông nghiệp NTTS: Thủy sản LĐNN: Lao động nông nghiệp NS: Năng suất SL: Sản lượng GO: Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VA: Gía trị tăng thêm TC: Tổng chi phí HQSDĐ: Hiệu quả sử dụng đất ĐCT: Đất canh tác BVTV: Bảo vệ thực vật VSMT: Vệ simh môi trường TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mọi sự sống trên trái đất. Đất đai sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng. Dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu của con người về sản phẩm lấy từ đất ngày càng cao, các hoạt động dịch vụ, nhà ở làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp. Do đó vấn đề đặt ra là con người phải khai thác và sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất. Qua thời gian nghiên cứu về tình hình sử dụng đất đai nông nghiệp ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà ,Thừa Thiên Huế, tôi nhận thấy rằng hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các nông hộ không cao so với tiềm năng vốn có của vùng. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn , thị xã Hương Trà , tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác thông qua việc lựa chọn từng loại cây trồng mang lại theo CTLC trên mỗi đơn vị diện tích.  Mục tiêu nghiên cứu: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng đất. + Phân tích thực trạng sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong thời gian tới.  Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích thống kê + Phương pháp điều tra phỏng vấn +Phương pháp chuyên gia tham khảo  Kết quả đạt được: + Đề tài nêu được những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xá ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất canh tác của xã trong thời gian tới. + Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp cụ thể là sản xuất lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Riêng đối với nước ta, nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thu hút khoảng 70% dân số và 60% lao động của cả nước. Do đó để có thể tiến hành nhanh công cuộc CNH - HĐH đất nước thì mục tiêu trước mắt là phải công nghiệp hóa nông thôn. Muốn làm được điều này thì phải không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân mà trước hết là phải nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất nông nghiệp trong đó nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác đóng vai trò quan trọng. Xã Hương Toàn là xã nằm về phía Đông Bắc cách trung tâm thị xã Hương Trà (phường Tứ Hạ) khoảng 6km về phía Đông Bắc, cách trung tâm TP.Huế khoảng 3 km về phía Tây Nam. Là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp và đặc biệt là đất canh tác bị giảm cùng với việc thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt người dân cũng như sản xuất nông nghiệp. Điều này đã làm thiếu hụt nghiêm trọng đất sản xuất, với một diện tích nhỏ đất canh tác thì sẽ không đủ công việc cho người lao động và cũng không đủ thu nhập để chi tiêu cho nông hộ. Vì thế buộc chúng ta phải có biện pháp thâm canh tăng vụ, tạo ra một giá trị ngày càng lớn trên đất nông nghiệp hiện có nghĩa là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp nói chung, hiệu quả sử dụng đất canh tác nói riêng. Nhận thức được tình hình đó trong thời gia thực tập ở phòng Kinh Tế thị xã Hương Trà tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Mục tiêu chung: dựa vào những nghiên cứu phân tích số liệu thô và số liệu điều tra để có cái nhìn cụ thể và khách quan về thực trạng sử dụng đất sản xuất canh tác của người dân xã Hương Toàn. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất canh tác của các hộ điều tra. + Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Dựa vào số liệu điều tra với bảng hỏi đã được thiết kế sẵn cho việc nghiên cứu ở xã Hương Toàn cho 3 thôn đại diện là thôn Liễu Hạ, Cổ Lão và thôn Giáp Trung. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ kết hợp với quan sát hiện trạng để thu thập thông tin gồm: + Thông tin chung của hộ điều tra ( tên, tuổi, giới tính, trìn độ học vấn …) + Các thông tin về tình hình sử dụng đất, các CTLC, chi phí sản xuất, khó khăn của hộ…. - Số liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin từ các phòng KT thị xã Hương Trà, Phòng địa chính xã Hương Toàn, phòng kinh tế xã…. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo :Đây là phương pháp được sử dụng tham khảo ý kiến của cán bộ nông ngiệp, cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông, cán bộ sản xuất giỏi và các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng.  Phương pháp phân tích số liệu -Phương pháp thống kê mô tả: mô tả, phân tổ, số bình quân, các chỉ số so sánh, phân tích các bảng biểu từ đó rút ra kết luận và xu hướng của hiện tượng. - Phương pháp hoạch toán, kế toán: tổng hợp chi phí cho quá trình sản xuất nông nghiệp, nhằm sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng việc tính toán, phân tích, giám sát mọi khoản chi phí để sản xuất có lãi tạo điều kiện mở rộng. Sử dụng các chỉ tiêu GO, IC, VA, GO/IC, VA/IC, GO/TC… để đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng đất của hộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác xã Hương Toàn năm 2013. - Phạm vi không gian: Đề tài được điều tra dựa trên phỏng vấn 60 hộ thuộc 3 thôn Giáp Đông, Liễu Hạ, Cổ Lão là 3 thôn đại diện cho tình hình sử dụng đất canh tác của xã Hương Toàn. - Phạm vi thời gian: Điều tra năm 2013, số liệu điều tra năm 2011, 2012. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Nhũng vấn đề chung về đất nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. 1.1.1.2. Khái niệm về đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp: Đất canh tác là một bộ phận của đất sản xuất nông nghiệp, là đất trồng các loại cây ngắn ngày có chu kỳ sản xuất trong khoảng thời gian một năm và còn được gọi là đất trồng cây hàng năm. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong quỹ đất sản xuất nông nghiệp nước ta vì đại bộ phận lương thực, thực phẩm được sản xuất ra trên loại đất này, hơn nữa đất canh tác có tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Cây hàng năm có chu kỳ sản xuất dưới một năm, trong điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi người ta có thể trồng cây nhiều vụ trong năm. Dựa vào chỉ tiêu này người ta có thể phân đất canh tác thành các loại: + Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 lần của một loài hay nhiều loài cây trồng trong năm. + Đất 2 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được hai lần trong năm. + Còn đất 1 vụ là đất chỉ trồng và thu hoạch được một lần trong năm. Để sử dụng đất canh tác có hiệu quả, người ta phải xây dựng hệ thống luân canh hợp lý, đó là sự thay đổi cây trồng về không gian và thời gian theo từng chu kỳ xác định dựa trên cơ sở kỹ thuật trồng trọt và yêu cầu hiệu quả kinh tế-xã hội. Một đặc trưng cơ bản chỉ có đất mới có, nhờ nó mà đất mới tạo ra khối lượng nông sản phẩm rất lớn phục vụ nhu cầu con người đó là độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của đất là một thuộc tính tự nhiên khách quan, là đặc tính tự nhiên không thể tách rời về khái niệm đất. Đó là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn, chất khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. 1.1.1.3. Đặc điểm của đất sản xuất nông nghiệp Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội. Với vai trò và vị trí quan trọng đó đất đai trong sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm rất độc đáo, khác với các tư liệu sản xuất khác bao gồm các đặc điểm sau: - Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động: Đất đai là tặng vật của thiên nhiên, tuy nhiên thông qua lao động con người có thể làm tăng giá trị của nó. Đất đai thuộc sở hữu chung của xã hội, điều này đã được khẳng định trong luật đất đai được ban hành vào năm 2003: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”. Tuy nhiên, luật đất đai cũng khẳng định quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, thuê mướn đất đai. Từ khi con người tiến hành khai phá để đưa đất đai hoang hóa vào sử dụng và tạo ra sản phẩm cho con người thì ruộng đất đã kết tinh lao động con người và trở thành sản phẩm của lao động. - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt: Trong nông nghiệp đất đai bị hạn chế về diện tích và không gì thay thế được đất. Đối với các tư liệu sản xuất khác, theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể thay đổi về số lượng, những cái chưa được kém hoàn thiện có thể thay thế bằng cái thiện hơn. Tuy nhiên, đất đai có sự khác biệt, nó sẽ luôn là nền tảng cho mọi hoạt động của con người, nó không thay đổi về số lượng mà thay đổi về chất lượng. Chất lượng đất sẽ ngày càng tốt hơn nếu quá trình sử dụng đi kèm với công tác cải tạo đất, ngược lại chất lượng đất sẽ suy giảm nếu không có sự cải tạo trong quá trình sử dụng. - Diện tích bị giới hạn trong từng nông trại, từng vùng, từng phạm vi lãnh thổ, sự giới hạn diện tích còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp là có hạn và ngày càng khan hiếm do nhu cầu càng ngày càng cao về đất đai [...]... việc sử dụng nguồn lực đạt cả tiêu chuẩn về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì khi đó mới đạt được hiệu quả kinh tế + Hiệu quả xã hội: Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo ra việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, thu nhập bình quân trên đầu người và bình quân diện tích trên đầu người + Hiệu quả môi trường: Việc sử dụng hiệu quả đất. .. 11.122,75 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 1.3.1 Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn NTS TSL 424,36 295,88 1.3.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 128,48 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 17,06 (Nguồn: Phòng TN&MT thị xã Hương Trà 2013) CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG TOÀN... lượng lớn cây xanh có tác dụng cải tạo đất và cải tạo môi trường, giúp điều hòa không khí và lượng nước mưa thấm xuống đất, chống sói mòn rửa trôi đất Việc sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp còn giúp bảo vệ bền vững môi trường sống cho con người 1.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác  Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất -Năng suất ruộng đất :Đây là chỉ tiêu... phổ biến ở xã Hương Toàn do điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với những giống cây đặc thù của vùng nên người dân chỉ chuyên canh trồng những giống cây đó  Các loại hình sử dụng đất chủ yếu ở xã Hương Toàn: * Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa: Đây là loại hình sử dụng đất phổ biến và tồn tại từ lâu ở xã Hương Toàn Diện tích đất trồng lúa là 666,43 ha chiếm 90,88% đất canh tác của xã Loại... 0,25 0,24 0 100 -0,01 -4 2.2 BQ đất CT / LĐNN 0,173 0,180 0,19 0,007 4,04 0,1 5,56 (Nguồn:Thống kê đất đai xã Hương Toàn năm 2011, 2012, 2013) 2.2.2 Cơ cấu và các loại hình sử dụng đất canh tác của xã năm 2013  Cơ cấu đất canh tác của xã Trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của xã, chiếm tỷ lệ chủ yếu là đất canh tác Cũng như các địa bàn khác, diện tích đất canh tác của xã có sự biến động qua các năm... 969,5 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 14,9 14,7 0,2 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 101,0 93,3 7,7 1.082,9 78,9 1.004,0 2.5 Đất phi nông nghiệp khác 4,1 2,7 1,4 3 Đất chưa sử dụng 3074,0 482,1 2591,9 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2012) 1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Hương Trà Thị xã Hương Trà là một thị xã của Tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên... địa bàn xã Hương Toàn, tôi nhận thấy được những loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở đây gồm 2 loại hình chính đó là luân canh và chuyên canh Luân canh: đây là loại hình sử dụng đất ít phổ biến ở xã Hương Toàn do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không thể phù hợp với nhiều loại cây nên đất nông nghiệp ở đây chỉ chuyên trồng các cây hoa màu ngắn ngày Chuyên canh: đây là loại hình sử dụng đất rất... gọi là hiệu quả giá Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt được một trong hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế Chỉ... địa lý Xã Hương Toàn là xã nằm về phía Đông Bắc cách trung tâm thị xã Hương Trà (phường Tứ Hạ) khoảng 6km về phía Đông Bắc, cách trung tâm TP .Huế khoảng 3 km về phía Tây Nam Phía đông giáp xã Hương Vinh, Hương Sơ Phía tây giáp phường Hương Xuân Phía nam giáp phường Hương Chữ Phía bắc giáp xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền Hình 1.1: Bản đồ vị trí xã Hương Toàn trong tổng thể thị xã Hương Trà T.T .Huế (Nguồn:... 13,36% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Qua đây ta thấy phần lớn diện tích đất của xã Hương Toàn là đất nông nghiệp Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Toàn ĐVT:Ha 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.2 1.2 Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi Trồng thủy sản . tài Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn , thị xã Hương Trà , tỉnh Thừa Thiên Huế . Nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác. thời gia thực tập ở phòng Kinh Tế thị xã Hương Trà tôi đã quyết định chọn đề tài: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế để hoàn thành. HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC Ở XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan