Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
72,5 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “RÈN CHỮ VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 3” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ - Chúng ta biết rằng, chữ viết có tầm quan trọng với học sinh đăc biệt ở bậc tiểu học, học sinh dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học – kỹ năng nét chữ. Thông qua chữ viết có thể đánh giá được “nét chữ, nết người” . Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. - Khẳng định sự cần thiết của việc giữ vở sạch - viết chữ đẹp các cấp quản lý giáo dục đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo cho vấn đề này. - Xuất phát từ thực tế, tôi thấy chữ viết của một số em chưa đúng mẫu, viết không đúng quy trình, chưa liền mạch, còn sai nhiều lỗi chính tả….;một số em viết đẹp nhưng không có ý thức giữ gìn sách vở, còn để quăn mép, bong bìa, viết vẽ bừa bãi lên vở. - Chính vì vậy, cùng với chuyên đề “Viết chữ đẹp” do Phòng GD-ĐT huyện Xuân Trường tổ chức để gióp học sinh viết đúng, viết đẹp, biết giữ sách vở, tôi đã nghiên cứu tìm tòi một số biện pháp để “giúp học sinh lớp 3 luyện chữ đẹp” và xây dựng phong trào “giữ vở sạch, viết chữ đẹp” trong năm học này và được tổ chuyên môn hưởng ứng. PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng việc rèn chữ của học sinh - Năm học 2010 – 2011, tôi được PGD phân công công tác tại trường Tiểu học B Xuân Tân và may mắn hơn tôi được nhà trường phân công tôi về chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A. Lớp có 34 em trong đó có 14 em nam và 20 em nữ. - Sau một tuần nhận lớp, tôi phát hiện ra gần ½ số học sinh chữ viết xấu, không đúng ô, đúng mẫu, đúng khoảng cách…Viết tùy tiện, cẩu thả, viết chữ khômg đều, vở thì bôi bẩn, góc vở quăn trông rất xấu. Thông qua việc khảo sát chất lượng môn Toán, Tiếng Việt và chữ viết các em trong lớp, cho thấy chữ viết các em chưa đẹp, tỷ lệ chữ lọai A còn thấp, học sinh chưa nắm vững tên gọi các dòng kẻ ngang trong vở, chưa nắm rõ điểm đặt bút, dừng bút của các chữ. Chữ viết còn rời rạc chưa liền mạch sai quy trình. Chữ viết hoa chưa đúng mẫu. Thường giờ chính tả hay tiếng việt các em mới có ý thức viết đẹp, còn các môn học khác thì chữ viết ẩu, tẩy xóa lem nhem. Một số chỉ nhìn chép, chưa nghe biết được, sai nhiều lỗi chính tả, chưa có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Điều này khiến người giáo viên phải bỏ nhiều công sức để rèn giũa cho các em. 2. Những nguyên nhân - Các em chưa có ý thức ngồi học nghiêm túc. - Chưa có thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Khi viết sai các em có thói quen xóa nhiều lần. - Tay cầm bút chưa đúng quy định. - Đa số học sinh ở đây có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, vi vậy bố mẹ ít quan tâm đến sách vở cũng như các loại bút viết đúng tiêu chuẩn cho học sinh, nhiều em không đủ vở để viết. - Các em chưa hiểu rõ mục đích và tầm quan trọng của việc giữ vở sạch viết chữ đẹp, Đa số các em ngại viết, không có hứng thú và lòng say mê khi viết chữ mà chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng. Một số em khác khong nắm được cấu tạo các con chữ và kỹ năng viết đúng dẫn đến sai ngay từ những giờ Tiếng Việt đầu tiên của cấp học. PHẦN III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I: Nội dung nghiên cứu Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã phổ biến cho phụ huynh biết được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc rèn chữ giữ vở đối với HS. Từ đó phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập cho các em: - Sách giáo khoa có dán nhãn, có bọc. - Vở tập viết phải có ô ly rõ ràng, giấy phải trắng, đẹp, mỗi quyển vở đều có bìa bọc và một tờ giấy lót tay để tránh khỏi bẩn cũng như giữ vở khỏi quăn góc. - Sắp xếp những em viết chữ xấu ra ngồi đầu bàn để tiện theo dõi. - Lấy một số bài viết của anh chị lớp trên hoặc những bài thi viết chữ đẹp đạt giải… để cho các em xem và học tập tấm gương của các anh chị. - Hướng dẫn các em cách kẻ vở khi hết bài, hết ngày, hết tuần để thống nhất trong cả lớp. Hàng tuần tôi kiểm tra, chấm, nhận xét và động viên để các em cố gắng hơn ở tuần tiếp theo. - Trong các giờ chính tả trên lớp, tôi luôn nhắc các em phải viết đúng mẫu chữ, kích cỡ, độ cao các chữ, vị trí dấu thanh… để hình thành cho các em kỹ năng viết đúng, rõ ràng tính thẩm mỹ của chữ viết. - Ngoài ra, khi viết tôi luôn hướng dẫn các em khi ngồi viết: + Tư thế phải thoải mái, không gò bó, không ngồi viết tùy tiện, luôn giữ khoảng cách từ mắt đến vở là khoảng 25 – 30cm. + Ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng quy định. II: Biện pháp thực hiện Để giúp cho các em học sinh lớp 3 viết đúng, viết đẹp viết nhanh hơn, đồng thời có ý thức giữ gìn sách vở tôi đã sử dụng những biện pháp sau đây: 1. Chuẩn bị chu đáo và day tốt các giờ chính tả, tập viết trong chương trình * Đối với giờ tập viết: Học sinh mỗi tuần 1 tiết là các bài tập viết chữ kiểu 1 và một số mẫu chữ kiểu 2. Các bài viết xen kẽ các cụm từ ứng dụng yêu cầu cơ bản của tập viết lớp 3 là: + Về kiến thức: Củng cố hoàn thiện hiểu biết về hình dáng, quy trình viết chữ, cách nối chữ hoa và chữ thường, vị trí đánh dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng + Về kỹ năng: hình thành cho học sinh kỹ năng viết nhanh, đúng, đẹp, và biết trình bày bài viết. Bám sát yêu cầu đó, tôi luôn chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp. Ví dụ: Khi dạy bài viết chính tả “Tiếng đàn”, tôi luôn: + Chuẩn bị bài soạn chi tiết ở nhà, trong vở rèn viết của mình tôi luôn tập viết thật đẹp và đúng mẫu. + Khi lên lớp tôi chuẩn bị chữ mẫu cho học sinh quan sát nhận xét. Khi giảng tôi phối hợp phương pháp dạy tập viết và kinh nghiệm tôi học được qua đồng nghiệp để thực hiện bài giảng có hiệu quả. - Coi trọng việc giáo viên viết mẫu và nêu một số quy trình viết để học sinh nắm được cách viết đúng quy trình. Bên cạnh đó việc luyện tập của học sinh vô cùng quan trọng. Tôi cố gắng cho các em luyện viết ở giấy nháp rồi nhận xét chỉnh sửa cho thật đẹp sau đó mới cho viết vào vở. - Khi viết vào vở tôi hướng dẫn học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Các em có chữ viết loại B được tôi đặc biệt quan tâm giúp đỡ, động viên. Mặt khác tăng cường các hình thức củng cố nâng cao vào cuối bài viết để tạo giờ học có không khí vui tươi, sinh động, nhẹ nhàng như mời 2 em lên bảng thi tìm viết nhanh, đúng đẹp tiếng có chứa chữ vừa học. Em nào viết nhanh, đúng đẹp thì em đó thắng. *Đối với giờ chính tả: Tôi quy định vở viết của học sinh bằng giấy ô ly vuông nhỏ. Giấy tốt không nhòe nên ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi có ý kiến và thống nhất với phụ huynh đóng tiền để dăng kí với PGD để mua loại vở theo quy định. Bút viết phải là loại tốt. Mực chảy đều, cầm vừa tay, ngòi trơn và đẹp. Viết bằng loại mực đen. Hằng ngày trong giờ lên lớp, ngoài việc thực hiện đúng tiến trình giờ dạy, tôi luôn quan tâm tới việc sửa từng nét chữ khi học sinh luyện giấy nháp cũng như luyện vở viết. Ví dụ: Học sinh lớp tôi hay viết sai nét khuyết, thường các em viết quá nhỏ hoặc quá to độ cao không chính xác thậm chí viết không thẳng nét. Trong lúc viết tôi đặc biệt chú ý trực tiếp sửa ngay cho các em. Hay một số em chưa viết đúng quy trình: viết đến chữ cái nào đánh dấu ngay chữ cái đó chứ không viết liền mạch rồi mới quay lại đánh dấu thanh, dẫn đến các con chữ trong một tiếng rời rạc, mất thời gian nhấc bút nhiều lần. Các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn như: s, x, ch, tr…học sinh hay viết sai, viết bài nào tôi cố gắng chọn ra nhũng chữ tiêu biểu có phụ âm để học sinh viết giấy nháp và lưu ý trước khi viết phải nghe cô giáo phát âm thế nào rồi mới viết cho chính xác. Đồng thời, tôi luôn cố gắng phát âm thật đúng, rõ để học sinh có thói quen nghe cô phát âm để viết chữ đúng. Rèn chữ không những chỉ để học sinh có nét chữ đẹp mà phải viết đúng chính tả. Trong phần bài tập của giờ chính tả đã giúp các em rất nhiều trong việc viết đúng và phân biệt lỗi chính tả đúng sai. Vì vậy khi làm bài tập chính tả tôi thường tổ chức cho học sinh chơi để các em nắm bài chắc lâu hơn. Ví dụ: Khi làm bài tập: Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu s hay x, tôi tổ chức cho các em thi tiếp sức đội nào tìm được nhiều từ viết đúng thì đội đó thắng cuộc. Khi học sinh viết vở tôi thường vừa đọc vừa đi đến chỗ các em nhất là các em hay viết sai, viết chưa đẹp để uốn nắn, động viên để các em viết đúng tiến tới viết đẹp. 2. Luyện tập chữ viết khi học các môn học khác Đối với bậc tiểu học nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 3 nói riêng, sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là hết sức cần thiết có như thế việc luyện chữ viết mới được củng cố và duy trì liên tục thường xuyên. Trong giảng dạy tôi luôn tận dụng viết các bài học, bài làm ở môn khác để học sinh có cơ hội được luyện viết. Giờ lên lớp hàng ngày tôi chú ý rèn chữ cho học sinh ở tất cả các môn học. Thường xuyên nhắc nhở các em cầm đúng bút, tư thế ngồi, cách để vở sao cho đẹp, không quăn mép. Bằng cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếm và chân thành của mình, tôi đã giúp mỗi học sinh khắc sâu trong trí nhớ của mình và luôn tự nhủ: Ta phải viết đúng, đẹp ở tất cả các môn học. Khi chấm điểm những môn học này, tôi thường dành 1 điểm cho bài viết sạch đẹp, trình bày khoa học. Khi trả bài nhận xét điểm tôi không quên nhận xét chữ viết của các em. Để việc dạy dỗ rèn luyện cho học sinh lớp mình có hiệu quả, đồng bộ tôi cùng giáo viên bộ môn thường xuyên trao đổi với nhau trực tiếp hoặc qua sổ theo dõi của lớp để có những thông tin 2 chiều về tình hình học tập cũng như chữ viết của học sinh. Tôi cùng giáo viên tổ đưa ra những biện pháp kế hoạch tốt nhất cho học sinh học tập có hiệu quả. Ví dụ: Khi có tiết tập viết buổi sáng, khi viết chữ có những em còn yếu nét nào hoặc chưa đúng mẫu, tôi ghi lại vào sổ theo dõi để buổi chiều luyện tiếp khắc phục. Nhờ vậy chữ viết của lớp tôi có tiến bộ rất nhiều. 3: Giúp học sinh giữ vở sạch chữ đẹp Trong lớp tôi có một số em viết đẹp nhưng chưa có ý thức giữ vở đẹp như làm quăn mép, bong bìa, viết vẽ bậy bừa bãi lên vở. Tôi thường xuyên hướng dẫn các em khi viết phải để vở ngay ngắn, vuốt giấy cho phẳng. Lấy và cất vở nhẹ nhàng khi cất vào cặp phải cho gáy sách vào trước, tuyệt đối không viết, vẽ bậy vào vở. Hàng tháng tôi kiểm tra sách vở và có xếp loại, nhận xét rõ ràng. Những em tiến bộ tôi thường động viên khen ngợi kịp thời. Tâm lý thích được khen ngợi của học sinh tiểu học đã được tôi tận dụng triệt để. Học sinh lớp tôi thi đua rất sôi nổi. Cứ như thế chất lượng học tập cùng với vở sạch chữ đẹp của lớp tôi ngày càng đi lên. PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện, tôi thấy rằng: - Chất lượng chữ viết của học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều, đa số các em có ý thức trong việc luyện chữ ở lớp và ở nhà. - Học sinh viết đúng mẫu, đảm bảo tốc độ, đúng kỹ thuật viết và nhiều em có nét chữ đẹp và sáng tạo. Đặc biệt trong kì thi viết chữ đúng và đẹp cấp huyện vừa rồi, lớp tôi đã có em Nguyễn Thị Thương đạt giải nhất huyện. - Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến chất lượng chữ viết của học sinh và rất tự hào vì chữ viết của các em đã có tiến bộ. Đạt được kết quả trên là nhờ: a. Giáo viên - Giáo viên thấy được tâm quan trọng của việc rèn chữ đẹp và giữ vở sạch. Đây là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của bậc Tiểu học từ đó có quyết tâm thực hiện tốt việc rèn luyện cho học sinh có nề nếp, là điều kiện để học tập tốt. - Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nâng cao nắm vững yêu cầu khả năng rèn luyện học sinh có nề nếp vở sạch chữ đẹp, tổ chức thực hiện thường xuyên việc khảo sát, chấm vở về rèn chữ và giữ vở một cách cụ thể. Đồng thời tiến hành phân loại chữ viết của học sinh để có kế hoạch, biện pháp rèn luyện học sinh có kết quả. - Trong cách trình bày bảng và ghi vào vở cho học sinh, giáo viên luôn viết nắn nót vì đây chính là trang viết mẫu mực đầu tiên của mình cho HS nhìn thấy. - Phối hợp với phụ huynh rèn luyện và tổ chức thi đua khen thưởng đối với những học sinh viết đẹp. Đồng thời uốn nắn tư thế ngồi của học sinh qua từng tiết học, từng môn học. Tuy nhiên viết chữ đẹp cũng cần một chút nhỏ sự tài hoa và không phải ai cũng viết được thật đẹp, cho nên giáo viên là người luôn phải luyện viết thường xuyên. Ngoài ra thì giáo viên cũng có vở luyện viết để tập viết các bài viết luyện chữ đẹp và sáng tạo theo đúng quy định. b. Về phụ huynh - Phụ huynh sắm vở, đồ dùng học tập đúng quy định: Vở 4 ô ly rõ, giấy trắng, bút viết tốt ra mực đều. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vở của con em. - Chú ý nhắc nhở con em thực hiện tốt những bài tập viết do cô giáo dặn dò các em viết ở nhà. c. Về học sinh - Phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện phong trào “viết chữ đẹp”. - Phải thực hiện đúng và tốt những lời cô giáo và phụ huynh dạy bảo. Tôi nghĩ rằng việc giữ vở và rèn chữ viết không những thực hiện trong tiết tập viết mà còn thực hiện trong các giờ học môn khác và cả trong việc học. 2. Kiến nghị Để giúp các em học sinh nỗ lực phấn đấu và phong trào “vở sạch, chữ đẹp” được phát triển rộng rãi ở tất cả các trường, tôi xin đề nghị: - Phòng giáo dục huyện Xuân Trường hàng năm thường xuyên tổ chức các cuộc thi viết chữ đúng và đẹp ở tất cả các cấp, các trường. - Xây dựng thành công phong trào “viết chữ đẹp” là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động toàn diện trong trường Tiểu học. Bởi vì nó sẽ giúp học sinh biết giữ cẩn thận sách vở của mình, có ý thức luyện viết chữ đẹp làm cho việc học tập của các em được dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả cao hơn. Để có được nét chữ đẹp, ngoài năng khiếu bẩm sinh, mỗi người phải trải qua quá trình [...].. .rèn luyện Bên cạnh đó còn thể hiện được ý thức của con người trong quá trình học tập và rèn luyện Đó là tính cẩn thận, tính kiên trì Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân tôi trong công tác rèn chữ đẹp cho học sinh song không khỏi có những hạn chế Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của chuyên môn nhà trường, của hội đồng khoa học để sáng kiến của tôi . NGHIỆM ĐỀ TÀI: “RÈN CHỮ VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ - Chúng ta biết rằng, chữ viết có tầm quan trọng với học sinh đăc biệt ở bậc tiểu học, học sinh dùng chữ viết để học tập và. học sinh lớp 3 luyện chữ đẹp và xây dựng phong trào “giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong năm học này và được tổ chuyên môn hưởng ứng. PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng việc rèn chữ của học. Khi học sinh viết vở tôi thường vừa đọc vừa đi đến chỗ các em nhất là các em hay viết sai, viết chưa đẹp để uốn nắn, động viên để các em viết đúng tiến tới viết đẹp. 2. Luyện tập chữ viết khi học