1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: Rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1

20 3,9K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 176,5 KB

Nội dung

Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khoá để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Phân môn Học vần, Tập đọc giúp trẻ đọc thông thì phân môn Tập viết giúp trẻ viết thạo. Đọc thông mở đường cho viết thạo, viết thạo sẽ giúp trẻ viết nhanh, viết rõ ràng sáng sủa những điều thầy cô giảng và cả những điều trẻ nghĩ. Nhìn trang vở tập viết với những dòng chữ đều thẳng tắp, không bị giây mực, quăn mép, lòng ta dấy lên niềm vui, ta như được củng cố thêm niềm tin vào tương lai của con trẻ. Ngoài những ý nghĩa to lớn : “ Rèn nét chữ tạo nết người” Tập viết còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như : tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ

Trang 1

1 – Lý do chọn đề tài:

Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết, được vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa, được khám phá Thế giới với bao điều mới lạ… Học chữ chính là cơng việc đầu tiên khi các em đến trường Vì vậy dạy chữ cũng chính là dạy người và quả đúng là: “ Nét chữ -nết người”.

Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khố để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là cơng cụ để các em vận dụng suốt đời Phân mơn Học vần, Tập đọc giúp trẻ đọc thông thì phân mơn Tập viết giúp trẻ viết thạo Đọc thông mở đường cho viết thạo, viết thạo sẽ giúp trẻ viết nhanh, viết rõ ràng sáng sủa những điều thầy cô giảng và cả những điều trẻ nghĩ Nhìn trang vở tập viết với những dòng chữ đều thẳng tắp, không bị giây mực, quăn mép, lòng

ta dấy lên niềm vui, ta như được củng cố thêm niềm tin vào tương lai của con trẻ Ngoài những ý nghĩa to lớn : “ Rèn nét chữ tạo nết người” Tập viết còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như : tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nói :

“Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình …”

Đó là điều mà bấy lâu nay nhiều thế hệ thầy, cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến phương pháp giảng dạy của mình cho phân môn Tập viết Tuy nhiên, đối với bậc Tiểu học, lớp Một là lớp đầu cấp các em còn rất nhỏ chưa nắm được đặc trưng môn học là gì nên việc rèn chữ viết đẹp cho các em rất quan trọng trong việc dạy Tập viết ở Tiểu học hiện nay

Trước tình hình thực tế như vậy vấn đề đặt ra là người giáo viên cần phải có những biện pháp nào để rèn học sinh viết đúng mẫu, viết đẹp! Đó là việc làm hết sức quan trọng đối với người giáo viên dạy Tiểu học hiện nay Đặc biệt với giáo viên lớp Một – với những nét chữ đầu đời các em được lĩnh hội, được rèn rũa,qua từng dịng, từng trang vở Nhận thức được tầm quan trọng

đĩ, tơi đã chú tâm nghiên cứu và chọn đề tài:

Rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1

2 – Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:

- Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh tiểu học chưa được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ chưa chuẩn, tốc độ viết cịn chậm, học sinh sử dụng nhiều loại bút – nhiều màu mực

để viết bài nên cịn hạn chế trong việc giữ gìn “Vở sạch – viết chữ đẹp” Đây là

Trang 2

một mảng quan trọng cĩ ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh và được nhà trường quan tâm Nâng cao chất lượng giờ dạy để học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào “Vở sạch – chữ đẹp” mới cĩ chất lượng Trong ngơn ngữ viết cĩ chức năng giao tiếp và được quy định thống nhất Mặc dù xác định được tầm quan trọng như vậy nhưng thực tế cho thấy phân mơn tập viết trong trường tiểu học cịn chưa được coi trọng Sách giáo viên, tài liệu tham khảo chưa cụ thể, rõ ràng như những mơn học khác nên việc dạy phân mơn tập viết cịn hạn chế Do đĩ việc rèn chữ đẹp cho học sinh ngay từ lớp 1 là rất quan trọng nhằm giúp các em:

- Giúp cho học sinh viết đúng mẫu chữ quy định về hình dáng, kích thước, thao tác Kỹ thuật viết liền nét , đúng khoảng cách, thẳng hàng, đặt dấu thanh đúng vị trí, trình bày sạch đẹp

- Kết hợp dạy viết chữ với rèn kỹ năng viết đúng chính tả, mở rộng vốn

từ ngữ phục vụ cho học tập và giao tiếp, giúp trẻ phát triển tư duy

- Giúp học sinh cĩ ý thức giữ gìn được “ Vở sạch- chữ đẹp”

- Khi viết nắn nĩt viết tạo môi trường quan trọng bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất tốt như : tính cẩn thận, lịng yêu thích cái đẹp và óc thẩm mỹ Đồng thời cĩ tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tơn trọng người khác( thể hiện qua chữ viết)

3- Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh (HS ) Tiểu học nĩi chung- lớp 1 nĩi riêng

-Các lớp mình chủ nhiệm năm học: 2008- 2009 ; 2009 – 2010 ;

2010 – 2011 tại trường Tiểu học Lê Văn Tám

4- Phương pháp nghiên cứu:

- Tìm hiểu tính cách của từng học sinh, hoàn cảnh từng em

- Tìm hiểu tâm lý lứa tuổi của các em

- Theo dõi cụ thể về học tập, đạo đức của học sinh do lớp mình chủ nhiệm

Trang 3

1 - Cơ sở lý luận :

Như chúng ta nhận thấy, Thế kỷ XXI là Thế kỷ cơng nghệ thơng tin-thơng tin bùng nổ mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính để soạn thảo một văn bản, để Emal, để chát…thay vì cầm bút viết trên giấy, nắn nĩt viết thư cho nhau Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng Qua thực tế giảng dạy, trong những năm gần đây, tôi nhận thấy chữ viết của các em cịn xấu, tốc độ viết quá chậm, chữ viết cẩu thả, chưa đúng cỡ chữ, độ cao con chữ, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ với nhau chưa xác định cụ thể, viết rời rạc, chưa liền mạch…là một thực trạng đáng báo động Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung

- Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trong đặc biệt ở Tiểu học nhất là đối với học sinh lớp Một Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kỹ năng viết chữ

- Dạy Tập viết cụ thể là dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dịng kẻ, hình dáng, tên gọi các nét, độ cao, cỡ chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét hoặc liên kết chữ cái

… Từ đó hình thành ở các em về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết

- Dạy học sinh biết được những kỹ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp bao gồm những kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kỹ năng đặc thù của việc dạy Tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm Bên cạnh đó giáo viên cần nắm vững chương trình tập viết hiện hành của Bộ Giáo Dục và Đào tạo để không những nâng cao chất lượng dạy viết chữ mà còn phối hợp với các hợp phần khác nhằm phát huy vai trò công cụ của việc Tập viết Chương trình tiểu học ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể như sau :

+ Lớp Một : Tập viết đúng mẫu chữ, ngồi viết đúng tư thế Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ, tập ghi dấu thanh đúng vị trí, làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định, tập viết các số đã học

Trang 4

+ Ở lớp Một việc dạy Tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần Học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu đó là : Luyện tập viết chữ trong các tiết học âm, chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiết tập viết ( vở tập viết) Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng tập viết còn được triển khai trong các giờ học chính tả

+ Khi học tập viết, học sinh được quan sát trực tiếp chữ mẫu và cách viết mẫu của giáo viên, nghe giáo viên phân tích cách viết để hình thành biểu tượng chữ viết Sau đó học sinh được luyện tập nhiều lần được sửa chữa rồi mới viết vào vở Do vậy, hoạt động của giáo viên và học sinh có cao hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học, ánh sáng, bàn ghế : phải đảm bảo các điều kiện sau :

 Aùnh sáng phòng học : Phòng học phải có đủ ánh sáng cho mọi học sinh ngồi học theo quy định của vệ sinh học đường Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo : Độ chiếu sáng trong không gian lớp học từ 200 – 500 lux (lux : đơn vị đo độ chiếu sáng Quốc tế)

 Bảng lớp : Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải, cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu của học sinh ngồi trong lớp

 Bàn ghế học sinh : Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của từng đối tượng học sinh

 Bảng viết của học sinh (Bảng con) : Cần chú ý những điều kiện tối thiểu về việc chuẩn bị bảng con của học sinh Bảng làm bằng chất liệu mica màu trắng và dụng cụ viết bằng bút dạ học sinh sẽ không chủ động khi viết chữ

 Phấn viết, khăn lau bảng và bút viết : Không cho học sinh dùng phấn cứng quá hoặc phấn kém phẩm chất Khăn lau bảng cần sạch sẽ, có độ ẩm, được gấp lại nhiều lần, độ dày thích hợp Giai đoạn đầu của lớp Một học sinh dùng bút chì đến tuần 11 mới dùng bút kim mực

 Vở tập viết : Vở tập viết là phương tiện luyện tập thực hành quan trọng của học sinh Vở tập viết đã in sẵn chữ mẫu thể hiện nội dung và yêu cầu của bài tập viết Giáo viên cần nắm vững yêu cầu và đặc điểm của từng bài để hướng dẫn cách viết thích hợp

- Để hình thành kỹ năng viết chữ cho học sinh, việc dạy Tập viết phải trải qua hai giai đoạn :

 Giai đoạn 1 : Giai đoạn này hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết, giúp các em hiểu và ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy định viết từng chữ cái Cái hiểu biết này giúp học sinh viết chữ một cách tự giác Nhờ vậy, kết quả đạt được sẽ nhanh và chắc chắn hơn

Trang 5

 Giai đoạn 2 : Đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập viết chữ

* Tóm lại : Dạy Tập viết – rèn chữ viết đẹp ở Tiểu Học nĩi chung và lớp Một nĩi riêng là truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ Trong các tiết tập viết học sinh nắm bắt được các kiến thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái Tiếng Việt, thể hiện bộ chữ cái này trên bảng, vở … đồng thời được hướng dẫn các yêu cầu kĩ thuật viết nét chữ, con chữ , chữ, từ và câu Ngoài ra, trong việc dạy học sinh hình thành kĩ năng viết chữ cần phải tính đến các yếu tố cảm xúc về tâm lý, nếu trẻ viết với tâm lý vui vẻ, phấn chấn Các em vui khi được tiếp xúc với thế giới các con chữ và viết được một chữ Đồng thời cũng là cảm xúc mãnh liệt nhưng cũng rất hồn nhiên sinh động khi trẻ học viết chữ, và tạo nên những nét chữ

cĩ hồn, đẹp và bay bổng

2 – Th ự c trạng:

a Thuận lợi – khĩ khăn:

* Thuận lợi:

- Được sự giúp đỡ của BGH nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để cơ

và trị “dạy – học” tốt nhất: trang bị bảng chống lố, bảng phụ, sách, mẫu chữ , tạp chí GD- TĐ…

- Lứa tuổi của học sinh tiểu học- đặc biệt lớp 1- là lứa tuổi hay “bắt chước” , giáo viên viết như thế nào là học sinh viết như thế đĩ nên chữ của cơ phải thật chuẩn, đẹp Khi hướng dẫn các em, tơi dùng từ ngữ dễ hiểu, lời nĩi rõ ràng, mạch lạc vừa nĩi vừa viết mẫu

- Ở các lớp trên, việc cầm bút của các em đã thành một thĩi quen ( nếu sai) rất khĩ sửa- ta gọi là “ cứng tay” Với học sinh lớp 1, tay các em cịn non đây vừa là khĩ khăn song cũng là một thuận lợi ( nếu ta biết điều chỉnh) Thuận lợi là chúng ta hướng dẫn cẩn thận cách cầm bút của học sinh ngay từ đầu và thường xuyên theo dõi, nhắc nhở (nếu em nào cầm chưa đúng) Khi các em đã cầm bút đúng và thành nếp thì việc tập viết sẽ dễ dàng , sẽ nhanh hơn, sẽ đúng mẫu chắc chắn sẽ đẹp hơn Đồng thời khi các em cầm bút đúng quy định ( xin trình bày phần sau) giúp các em khơng bị cúi gằm mặt sát vào vở, ngồi thẳng lưng tránh ảnh hưởng đến cột sống và mắt…

- Việc rèn chữ cho học sinh là biểu hiện của nết người Thầy cơ, cha mẹ hay bất kỳ ai đều phải thốt lên sung sướng khi nhìn những trang vở của con em mình sạch sẽ, chữ viết đều, đẹp Do đĩ từ nhà trường, gia đình và tồn xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giữ vở sạch- rèn chữ đẹp

* Khĩ khăn:

- HS lớp 1 cịn rất nhỏ tuổi, hoạt động học tập là hoạt động mới được hình thành

- Tri giác của học sinh thiên về nhận biết tổng quát, kỹ thuật viết chữ khơng tránh khỏi những lúng túng khi viết Vì vậy rèn cho HS viết đúng, viết đẹp là rất khĩ khăn

Trang 6

- Đầu năm học khi nhận lớp, nhiều em chỉ biết cầm bút chì ngồi nhìn các bạn viết Các em còn ham chơi hơn ham học

- Từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ phải tìm hiểu thực tế vì sao các em chưa viết được, viết chưa đẹp Đó là một vấn đề cấp bách đối với bản thân tôi Sau đó tôi tiến hành tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trang non yếu này

- Có rất nhiều nguyên nhân chủ yếu sau đây :

+ Gia đình học sinh lớp tơi nĩi riêng và tồn trường nĩi chung đa số sống bằng nghề nông, gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con

em Phụ huynh chưa đôn đốc nhắc nhở còn thờ ơ với việc học tập

+ Đồ dùng học tập một số em cịn thiếu: bảng con, vở tập viết…

+ Một số học sinh chưa được qua mẫu giáo

+ Bản thân mỗi em chưa cĩ được nề nếp tự học, tự rèn ở trường cũng như ở nhà Các em còn ham chơi hơn ham học

+ Học sinh chưa nắm được cấu tạo nét, điểm đặt bút, dừng bút của các nét cơ bản, các con chữ … Chưa nắm được quy trình viết hay viết ngược chữ

+ Cầm bút chưa đúng cách, ngồi viết chưa đúng tư thế, chưa khoa học

b Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

- Trước hết là do nhận thức của người dạy và học, nhận thức của cha mẹ

HS chưa thấy hết vị trí, tầm quan trọng của sự tác động qua lại giữa các mơn học.( nhiều phụ huynh thích con giỏi mơn Tốn)

- Trong giờ tập viết GV chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tỉ mỉ về việc viết đúng mẫu, chữ viết chưa đúng quy trình từ điểm đặt bút và điểm kết thúc một con chữ

- Đối với HS lớp 1, học viết là một quá trình phức tạp Mỗi chữ viết của các em là cả một phát minh Muốn viết được con chữ các em phải vận dụng ĩc quan sát, sự chú ý của mình để phân tích các đường nét cấu tạo thành chữ cái, cách nối các con chữ trong một chữ (1 tiếng hay 1 từ, cách sắp xếp các từ trong câu)

- Đơi tay của HS lớp 1 đang phát triển, nhiều chỗ cịn là sụn nên cử động của các ngĩn tay vụng về, yếu, chĩng mỏi Khi cầm bút các em cĩ tâm lý sợ rơi, cầm bút chặt, các cơ tay căng khĩ di chuyển, dường như các em viết tồn thân chứ khơng phải viết bằng tay, khi viết mím mơi, mím lợi, trịn mắt HS viết rất khĩ khăn, viết chậm và một bộ phận khơng nhỏ HS viết chữ chưa đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng, khơng đúng cỡ chữ (độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng) Ghi dấu thanh khơng đúng vị trí

- Một nguyên nhân nữa đĩ là để hồn thành khối lượng kiến thức bài học, bài viết ngày càng nhiều, các em phải tăng tốc độ viết trong một giờ học, giờ làm bài nên chữ viết khơng nắn nĩt, khơng đúng quy trình, kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ khơng đều, làm gì cịn thời gian để hướng dẫn các em viết đẹp nữa

Trang 7

3- Gi ải pháp, biện pháp:

A) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp:

Từ tình hình thực tế của lớp, nguyên nhân và trên cơ sở lý luận đã đưa

ra, bản thân tôi đã cố gắng cải tiến, áp dụng các phương pháp giảng dạy của mình với mục tiêu rèn học sinh viết được, viết đúng và viết đẹp hơn Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số giải pháp, biện pháp rèn chữ viết đẹp và vận dụng vào thực tế như sau :

1 Luyện viết trên khơng: Việc học sinh luyện viết trên khơng là bước giúp học sinh rèn luyện đơi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết Giáo viên cũng cĩ thể cho học sinh tì đầu ngĩn tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn Bước này cĩ thể lặp lại từ 2 – 3 lần Bước này rất quan trọng khi học sinh tập viết chữ hoa

2 Tập cho các em tô các nét cơ bản bằng bút chì Cung cấp đầy đủ kiến thức về các nét cơ bản : nét ngang, nét sổ thẳng, nét xiên phải, xiên trái, móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu, cong hở trái, cong hở phải, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, nét thắt … Cho học sinh nắm thật vững học sinh nào viết các nét chưa đúng, chưa đẹp yêu cầu rèn ngay tại lớp hoặc ở nhà đến khi viết được mới thôi

Qua phần rèn viết nét chữ, con chữ và chữ Các em chỉ cần ghép các nét đã học viết tạo thành chữ và con chữ dễ dàng hơn

3 Giáo viên hướng dẫn kĩ phần cấu tạo nét chữ chẳng hạn : Con chữ a gồm nét cong c (cong phải) và nét (móc ngược) Chữ b gồm nét (khuyết trên) và nét ( nét thắt trên)…

4 Cho học sinh xác định được độ cao từng con chữ mà Quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định Mẫu chữ cái viết thường : Các con chữ : h, b, g, y, l được viết với chiều cao 2,5 đơn vị (tức 5 ô li)

+ Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị (3 ô li vở)

+ Chữ cái r, s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị

+ Chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị

+ Các chữ cái còn lại : o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x được viết với chiều cao 1 đơn vị

+ Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị + Chiều cao của các chữ số là 2 đơn vị

+ Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị Riêng chữ cái viết hoa y, g được viết với chiều cao 4 đơn vị

5 Cho học sinh xác định toạ độ trên khung đường ( dịng ) kẻ:

Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết Mỗi đơn vị đường kẻ trong vở gồm cĩ 4 đường kẻ ngang (1 dịng đầu đậm và 3 dịng cịn lại được in nhạt hơn)

Trang 8

Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ơ vuơng làm định hướng Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác

mà hành trình ngịi bút đi qua tọa độ các chữ

Xác định tọa độ cấu tạo các chữ viết hoa đều phải căn cứ vào các ơ vuơng của khung chữ mẫu để phân tích cách viết

6 Học sinh nắm chắc một số thuật ngữ, kỹ năng, kỹ thuật khi viết: điểm đặt bút, cách đưa bút, lia bút, cách viết liền mạch

a- Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết con chữ đầu tiên Điểm đặt bút

cĩ thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc khơng nằm trên đường kẻ ngang, tuỳ theo từng con chữ

Ví dụ: - Điểm đặt bút nằm trên đường trên đường kẻ ngang:

- Điểm đặt bút khơng nằm trên đường kẻ ngang:

b- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ cuối cùng trong một

chữ Điểm dừng bút cĩ thể trùng với điểm đặt bút hoặc khơng trùng (nằm trên đường kẻ ngang) tuỳ theo từng chữ

Ví dụ: - Điểm dừng bút trùng với điểm đặt bút :

- Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang:

Trang 9

c- Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí

1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang

d- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của

nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút

Ví dụ: – a nối với m -> am:

- x nối với inh -> xinh:

e- Kỹ thuật lia bút:

Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng) Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút

Ví dụ: b nối với a -> ba

=> Từ b -> a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ a

g- Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với

nét chữ vừa viết Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau

Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ ( p ) sau đó không nhấc bút

để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu

Trang 10

h- Kỹ thuật viết nét thanh nét đậm: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách

đưa bút : nét đưa lên nhẹ tay, nét kéo xuống ấn mạnh hơn một chút Hướng dẫn học sinh từ khi các em tập tơ, tập viết bút chì, rồi đến bút mực (các em quen tay sang kỳ II các em viết bút mực khơng bị hư bút khi tạo nét thanh, nét đậm)

7 Xác định khoảng cách các con chữ, giữa chữ này với chữ kia là một thân con chữ o

8 Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường : kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước mẫu chữ, tìm sự giống và khác nhau giữa chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm Chẳng hạn khi dạy chữ cái h giáo viên có thể đặt câu hỏi : “Chữ h cấu tạo bằng những nét nào? (nét khuyết trên và nét móc 2 đầu), chữ cái h có độ cao mấy đơn vị chữ? (cao 2,5 đơn vị), chữ cái h giống chữ cái l đã học ở nét nào? (giống nét khuyết trên) …” Vai trò của người giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái để học sinh nắm được chắc chắn sau đó tiến hành luyện viết dễ dàng hơn

9 Ở trường cần cho học sinh rèn viết ở bảng con nhiều lần nhằm giúp các em viết vào vở nhanh và đúng để luyện viết trên giấy ô li theo 5 dòng kẻ

10 Học sinh viết sai giáo viên sửa ngay tại lớp

11 Về nhà giáo viên cần định hướng rõ phần bài viết ở nhà để các em tự rèn ở nhà dễ dàng hơn

12 Mặt khác cho học sinh thi đua viết giữa bạn này với bạn kia hoặc tổ này với tổ kia để tạo sự thích thú học tập cho học sinh

13 Giáo viên thường xuyên uốn nắn, nhắc nhở, cầm tay học sinh viết yếu, viết chưa được nhằm giúp các em cố gắng rèn chữ viết

14 Giáo viên thường xuyên kiểm tra, chấm bài viết ở nhà của học sinh để xem học sinh tự học đến mức độ nào để cho giáo viên giúp đỡ và rèn luyện thêm

15 Kết hợp với gia đình, phụ huynh học sinh, giúp phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trọng của chữ viết Mặt khác, giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em Thường xuyên đến thăm gia đình để kịp thời nắm bắt tình hình học tập ở nhà của học sinh Từ đó, giáo viên kịp thời phối hợp giữa nhà trường và gia đình để có biện pháp rèn luyện tốt hơn

Ngày đăng: 23/10/2014, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w