1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT

69 600 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 727 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng Danh mục bảng biểu Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý công ty TNHH Vinh Phát Sơ đồ 2: Các giai đoạn sản xuất sản phẩm Sơ đồ 3: Hệ thống quản lý nguyên vật liệu Sơ đồ 4: Hệ thống quản lý kho tàng Sơ đồ 5: Mô phỏng cách sắp xếp nguyên vật liệu trong kho Sơ đồ 6: Qui trình nhập kho phế liệu Sơ đồ 7: Mô hình kho được thiết kế mới Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2011 Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo giới tính từ năm 2008 – 2011 Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2011 Bảng 2: Danh mục cơ sở vật chất của công ty Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh 1 số năm gần đây Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Bảng 5: Cơ cấu nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất 1 số mã hàng áo jacket Bảng 6: Giá trị nguyên vật liệu tồn kho Bảng 7: Mục tiêu cụ thể của công ty năm 2012 Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 1 Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng LỜI MỞ ĐẦU Một trong những quy luật tất yếu của cơ chế thị trường đó là quy luật cạnh tranh: Làm sao để doanh nghiệp nâng cao được vị thế và sức cạnh tranh trên thương trường? Làm thế nào để doanh nghiệp thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng? Đây là những câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế mà ở đó, tất cả các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng các phương án sản xuất ngay từ khâu tìm nguồn nguyên liệu đến khâu tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chung đề ra với toàn doanh nghiệp như thu hồi nhanh vốn và tăng tốc độ chu chuyển vốn, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các mục tiêu trên đặt ra yêu cầu: Để thực hiện một cách có hiệu quả kế hoạch sản xuất, các doanh nghiệp cần phải tiến hành quản lý tốt mọi yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là quản lý tốt công tác cung ứng, dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu sao cho phù hợp góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Qua quá trình trau dồi, tích lũy kiến thức kết hợp với khảo sát thực tế tại Công ty TNHH VINH PHÁT được tiếp xúc trực tiếp với công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty, em nhận thấy công tác dự trữ cũng như bảo quản nguyên vật liệu tại kho của công ty còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, em xin được đi sâu nghiên cứu đề tài: “Quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT” nhằm tìm ra những mặt mạnh và mặt còn hạn chế trong công tác quản trị nguyên vật liệu dự trữ. Từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục để hoàn thiện sao cho có hiệu quả góp phần tăng năng suất và hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Nội dung chuyên đề bao gồm: Chương I: Tổng quan về công ty TNHH VINH PHÁT Chương II: Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 2 Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT Trong suốt quá trình thực tập, do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề của em cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và toàn thể các cô chú tại công ty để em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình cũng như nâng cao kiến thức cho bản thân phục vụ quá trình làm việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa và tập thể các cán bộ, nhân viên tại quý công ty TNHH VINH PHÁT đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 3 Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VINH PHÁT 1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp 1.1.1.Thông tin chung Công ty TNHH VINH PHÁT được thành lập từ ngày 04/ 09/ 1993 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép số: 044953 với tên giao dịch là: VINHPHAT COMPANY LIMITED 1.1.2. Hình thức pháp lý Công ty thành lập với hình thức công ty TNHH có 2 thành viên trở lên với vốn điều lệ ban đầu là: 2 098 000 000 đồng 1.1.3. Địa chỉ giao dịch - Trụ sở chính: Số 237, đường Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 043 827 1484 hoặc 043 827 3367 - Fax: 043 827 3367 - Email: vinhphatgarment@hn.vnn.vn - Mã số thuế: 010 059 7453 1.2. Lĩnh vực kinh doanh - Công ty được thành lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu về may mặc công nghiệp xuất khẩu ở trong nước và ở nước ngoài - Những sản phẩm chính : áo, quần áo thể thao, áo véc, áo khoác dạ, quần dài, Knit sets - Loại chất liệu chính/ loại vải: Woven( vải dệt), Len , Denim(vải bông chéo), Tiwll - Thị trường chính: Mĩ, Châu Âu, Nhật, Hà Lan - Cung cấp cho các nhãn hiệu : Disney, Xoxo, Miken, Rampage, Puma, Kamart, Cru Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 4 Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của công ty TNHH VINH PHÁT - Chức năng: • Chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc, dệt thêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. • Nhập khẩu vật liệu, thiết bị máy móc ngành may phục vụ cho nhu cầu sản xuất. • Nhận ủy thác nhập khẩu của các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. • Liên doanh liên kết hợp tác sản xuất mở đại lý, văn phòng đại diện, bán và giới thiệu sản phẩm của công ty và của các đơn vị trong và ngoài nước. - Nhiệm vụ: • Sản xuất kinh doanh hàng may mặc và trên cơ sở đó phải luôn luôn nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. • Độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động. • Có trách nhiệm khai thác bảo đảm và phát triển nguồn vốn mà nhà nước giao phó. - Vai trò: • Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm liền là đơn vị có thành tích xuất khẩu xuất sắc được nhận bằng khen. • Công ty cũng là một đơn vị kinh tế tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào thi đua do Đảng ủy, chính quyền địa phương tổ chức 1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty Dựa theo mô hình kiểu trực tuyến- chức năng bộ máy quản lý của công ty hoạt động với nhiệm vụ và trách nhiệm được quy định rõ ràng cho các chức danh trong bộ máy quản lý. Tất cả các phòng ban, phân xưởng hoạt động theo sự điều hành trực tiếp của Ban Giám Đốc công ty. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty như sau: Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý công ty TNHH VINH PHÁT Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 5 Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Nhìn vào sơ đồ ta thấy mặc dù các phòng ban, các phân xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng biệt nhưng hoạt động không hề độc lập, dời dạc mà luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ. Tất cả thông tin trong và ngoài công ty đều được thông báo và trao đổi thường xuyên giữa các nhân viên và giữa cán bộ với nhân viên giúp cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty nắm rõ được công việc của mình. Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG CƠ ĐIỆN PHÂN XƯỞNG CẮT PHÒNG KỸ THUẬT PHÂN XƯỞNG HOÀN THÀNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÂN XƯỞNG MAY PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Ghi chú Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 6 Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng • Ban giám đốc (BGĐ) : Là đại diện pháp luật của công ty, điều hành công việc kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, vật tư, kho bãi, lao động, quan hệ với các cơ quan hữu quan, giải quyết các vướng mắc của khách hàng. Ban giám đốc gồm có:  Tổng giám đốc: Hiện nay giữ chức vụ là ông Phan Khắc Hòa , với trình độ và kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành.  Phó tổng giám đốc: Giữ chức vụ hiện nay là bà Nguyễn Minh Châu. • Các phòng ban chức năng : Hiện nay, công ty có 5 phòng ban và 3 phân xưởng bao gồm: - Phòng Tổ chức hành chính (gồm 3 cán bộ công nhân viên): Làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, công tác thi đua khen thưởng, kỉ luật và các hoạt động văn hóa xã hội. Xây dựng kế hoạch và biên chế lao động hằng năm của công ty và các nội quy, quy chế, quy định liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy nhân sự trong công ty. - Phòng kế hoạch vật tư (gồm 4 cán bộ công nhân viên): Có chức năng và nhiệm vụ lập ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, xem xét các hợp đồng kinh tế của công ty và dự toán chi phí vật tư, xây dựng kế hoạch mua sắm, cấp phát vật tư, nguyên vật liệu tới các phân xưởng sản xuất kịp thời, đúng thời điểm cho các phân xưởng thực hiện sản xuất. Đồng thời theo dõi hoạt động sản xuất để cung ứng kịp thời khi thiếu hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. - Phòng kế toán tài vụ(gồm 4 công nhân viên): Là phòng quản lý tổng hợp của công ty, tham mưu cho Ban giám đốc những vấn đề trong lĩnh vực tài chính- kế toán. Có nhiệm vụ: + Hạch toán các khoản thu, chi trong quá trình sản xuất và cung ứng vật tư trong ngày. + Lập các loại báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm và trình lên ban giám đốc. Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 7 Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng + Đề xuất các kiến nghị, tư vấn cho giám đốc các phương án để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. + Thực hiện các công việc khác nếu có yêu cầu của giám đốc. - Phòng kĩ thuật (gồm 2 cán bộ công nhân viên): Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, xây dựng các phương án xử lý khi máy móc hay sản phẩm bị hỏng. Trợ giúp và cố vấn kĩ thuật cho các phòng ban và phân xưởng sản xuất để họ hiểu biết hơn về các trang thiết bị, máy móc tại phân xưởng họ. Tổ chức giám sát quy trình công nghệ, giám sát kỹ thuật các bán sản phẩm. - Phòng cơ điện (gồm 2 cán bộ công nhân viên): Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và bảo dưỡng máy móc thiết bị, hệ thống điện lưới trong các phân xưởng cũng như phòng ban để giảm tối thiểu những sự cố có thể xảy ra trong lúc vận hành máy. - Phân xưởng cắt (gồm 17 cán bộ công nhân viên): Phân xưởng cắt làm các công việc: nhận mẫu mã của khách hàng từ bộ phận kế hoạch chuyển xuống. Sau đó trải vải, sử dụng máy cắt vòng, máy cắt bàn để tạo ra sản phẩm theo tiêu chuẩn định sẵn. - Phân xưởng may (gồm 30 cán bộ công nhân viên): Đây là phân xưởng có vai trò quyết định đến chất lượng trong toàn bộ quy trình sản xuất. Khi nhận được bán thành phẩm từ phân xưởng cắt chuyển xuống. Phân xưởng may có nhiệm vụ lắp ráp, may, là và tạo thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty đã đầu tư máy móc hiện đại công nghệ cao cho phân xưởng may để rút ngắn được thời gian may và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. - Phân xưởng hoàn thành (gồm 42 cán bộ công nhân viên): Đây là phân xưởng cuối cùng của quy trình công nghệ thực hiện các công việc của khâu sau cắt và may. Phân xưởng này có nhiệm vụ là, hút ẩm, dán mác và đóng gói sản phẩm. Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 8 Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng 1.5. Cơ cấu nguồn nhân lực a)Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2011 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng, công ty đang nắm giữ một đội ngũ lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm 48%, có sức khỏe, hăng say nhiệt tình trong công việc, sáng tạo, ham tìm tòi những công nghệ khoa học tiên tiến, hiện đại. Tuy vậy, bề dày kinh nghiệm chưa có hoặc ít do thâm niên thấp. Bên cạnh đó, chiếm 32,4% là lực lượng lao động trên 40 tuổi. Họ là những người có thâm niên cao, thành thạo trong công việc cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, làm việc có chất lượng hơn lao động trẻ do đã tích lũy kinh nghiệm nhất định trong quá trình làm việc. Một phần trong số đó là đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty, họ nắm giữ những trọng trách cao trong công ty. b)Cơ cấu lao động theo giới tính: Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 9 Chuyên đề thực tập Học Viện Ngân Hàng Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty từ năm 2008 – 2011 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Nhìn một cách tổng quát, mặc dù tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của toàn công ty nhưng có xu hướng giảm dần từ 66,2% năm 2008 xuống 62,7% trong năm 2011. Sở dĩ lao động nữ gần như gấp đôi lao động nam là do trong phân đoạn hoàn thiện sản phẩm đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và tỉ mỉ. Trong khi đó, tỷ lệ nam giới tăng từ 33,8% lên 37,3% trong tổng số lao động toàn công ty. Nguyên nhân là do công ty nhập thêm một số máy móc thiết bị mới, yêu cầu lao động phải có sức khỏe và sự hiểu biết nhất định nên tỷ lệ nam được tuyển dụng vào công ty ngày một nhiều hơn và đến năm 2011 thì tỷ lệ đó là 37.3% trong tổng lao động của Công ty. c) Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2011 Trình độ Số nhân sự Tỷ lệ % Cấp 3 67 64,42% Trung cấp 12 11,54% Cao đẳng 15 14,42% Đại học 10 9,61% Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 10 [...]... tiêu phấn đấu của công ty Vì vậy phải quản lý chặt chẽ và hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, sử dụng dự trữ, vận chuyển nguyên vật liệu đặc biệt là đối với nguyên vật liệu chính 2.2 Thực trạng thực hiện quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại Công ty TNHH VINH PHÁT 2.2.1 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu: Bảng 6: Giá trị nguyên vật liệu tồn kho trong... giảm đến mức tối thiểu những sai lệch (thừa, thiếu nguyên vật liệu) , tránh phải thụ động xử lý khi vấn đề phát sinh, giảm ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh 2.2.3 Phân tích công tác quản trị nguyên vật liệu dự tr tại Công ty  Hệ thống quản lý nguyên vật liệu: Tại Công ty TNHH VINH PHÁT, nguyên vật liệu tồn được quản lý bởi một hệ thống từ cấp công ty đến cấp phân xưởng sản xuất thể hiện qua sơ đồ... giá trị nguyên vật liệu kiểm kê  Công tác bảo quản nguyên vật liệu dự trữ a)Kê lót và chất xếp trong kho Chất xếp nguyên vật liệu chính là việc xác định vị trí kết hợp cả về mặt số lượng cho nguyên vật liệu trong kho Với mỗi khu vực để hàng có các kệ, giá đựng được ký hiệu riêng hoặc đánh số thứ tự theo một quy chuẩn đã định của công ty Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dự trữ nguyên vật liệu, công. .. tay Nguyên Nguyên Thành vật liệu vật liệu phẩm Nguyên vật Kho phụ liệu chính liệu chính đang chính tồn kiểm tra đã KT Phân Nguyên xưởng cắt vật liệu chính tồn Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 34 Học Viện Ngân Hàng Hiện nay, công ty sử dụng hai kho để bảo quản nguyên vật liệu chính, một kho phụ liệu và một kho bán hàng thành phẩm với tổng diện tích 4675m2 Hai kho bảo quản nguyên vật liệu. .. Giá trị dự trữ nguyên vật liệu của công ty tăng, một mặt thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 Chuyên đề thực tập 29 Học Viện Ngân Hàng đang ngày càng phát triển, khách hàng đến với công ty ngày càng tăng, các đơn đặt hàng ngày một nhiều hơn nhưng mặt khác cũng cho thấy tính chất khó khăn trong quản lý nguyên vật liệu và hiệu quả quản trị nguyên vật liệu dự trữ ang... Vòng quay nguyên vật liệu tồn kho 2008 2009 2010 2011 716710529 879808192 163097663 123 25.16 1332692246 452884054 152 17.75 2045507327 712815081 154 15.38 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán- Phòng hành chính nhân sự) Trong đó: Gi: Giá trị nguyên vật liệu tồn △= G(i+1)- Gi I= G( i+1)/ Gi Vòng quay nguyên vật liệu tồn kho= Doanh thu/ Giá trị nguyên vật liệu dự trữ Nguyên vật liệu dự trữ của công ty trong... trong công ty, trình độ thâm niên của mỗi người và kinh nghiệm thực tế Mức lương trung bình của nhân viên trong công ty hiện giờ là 2,1 triệu/người Dự đoán trong tương lai công ty sẽ đi vào ổn định hơn, với khả năng của mình công ty có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn nữa Do dó doanh thu và lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng mạnh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH VINH PHÁT... trang Tùy theo trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật công nghệ mà tại mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp sử dụng các công nghệ phù hợp từ truyền thống đến hiện đại Mỗi công nghệ được áp dụng đều có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới hiệu quả quản lý, sử dụng vật liệu Tại công ty TNHH VINH PHÁT, công nghệ sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng tới quản trị nguyên vật liệu dự trữ ược thực hiện qua các... năm 2011 đã cho thấy dấu hiệu ứ đọng vốn lưu động, hoạt động quản lý nguyên vật liệu kém hiệu quả và chưa có giải pháp hợp lý để xử lý nguyên vật liệu tồn 2.2.2 Tình hình dự trữ nguyên vật liệu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Về lý thuyết, công ty TNHH VINH PHÁT hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương thức gia công quốc tế nên nguyên vật liệu nhập về chỉ đủ để sản xuất cho từng đơn hàng theo yêu cầu... cung ứng .Tại các phân xưởng sản xuất: Nguyên vật liệu được quản lý bởi quản đốc phân xưởng và các tổ trưởng sản xuất theo định mức được giao.Hệ thống quản lý nguyên vật liệu ở công ty được xây dựng khá hoàn thiện, phân chia nhiệm vụ và quyền hạn một cách rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho quán trình tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, thanh quyết toán nguyên vật liệu sau . tế tại Công ty TNHH VINH PHÁT được tiếp xúc trực tiếp với công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty, em nhận thấy công tác dự trữ cũng như bảo quản nguyên vật liệu tại kho của công ty. chuyên đề bao gồm: Chương I: Tổng quan về công ty TNHH VINH PHÁT Chương II: Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT Nguyễn Thị Thoa QTDN B – K11 2 Chuyên. tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, em xin được đi sâu nghiên cứu đề tài: Quản trị nguyên vật liệu dự trữ tại công ty TNHH VINH PHÁT” nhằm tìm ra những mặt mạnh và mặt còn hạn chế trong công

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh doanh kho hàng và bao bì, PGS.TS Hoàng Minh Đường, NXB GD, 1999 Khác
2. Giáo trình Quản trị Hậu cần kinh doanh, PGS.TS Lê Công Hoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, Khoa Quản trị Kinh doanh, 2004 Khác
3. Quản trị chức năng thương mại của Doanh nghiệp Công nghiệp, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, NXB Thống Kê, 2004 Khác
4. Quản trị sản xuất và tác nghiệp, TS. Trương Đoàn Thể, NXB Thống Kê, 2002 5. Giáo trình quản trị chức năng thương mại của doanh nghiệp công nghiệp –GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, xuất bản năm 2004, Nhà xuất bản thống kê Khác
6. Một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp của các khóa trước trên thư viện luận văn trường Học Viện Ngân Hàng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w