1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán nguyên vật liệu xây dựng tại công ty tnhh hòa hiệp

65 518 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 471,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên trong các doanh nghiệp xây lắp hiệnnay,công ty TNHH Hòa Hiệp nói riêng việc hiểu và vận dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán về kế toán NVL xây dựng vào thực tiễn còn bộc lộ nh

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH HÒA HIỆP 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu kế toán NVL xây dựng

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tếthế giới Điều đó đã mang lại cho lại cho các DN Việt Nam nhiều thuận lợi để pháttriển nền kinh tế nhưng đồng thời cũng đặt ra cho các DN nhiều thách thức Doanhnghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh để sản xuất các loại sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụnhu cầu xã hội Trong điều kiện kinh tế thị trường, các nhà quản lý doanh nghiệpphải thường xuyên đưa ra quyết định quản trị, lập các kế hoạch chiến lược để manglại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh Điều đó chỉ có thể được thực hiện tốt dựatrên những thông tin do kế toán cung cấp Ngày nay kế toán thực sự phát triển vàtrở thành một công cụ không thể thiếu trong nền kinh tế, đáp ứng theo sự phát triển

đa dạng và nhanh chóng của kinh tế và khoa học Kế toán đóng một vai trò quantrọng đối với các doanh nghiệp và phục vụ cho công tác quản lý nền kinh tế của nhànước

NVL có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất vật chất nóichung và quá trình thi công xây lắp nói riêng Trong DN xây lắp chi phí về NVLthường chiếm tỷ trọng lớn từ 65%-70% trong tổng giá trị công trình Vì thế công tácquản lý NVL có ý nghĩa vô cùng quan trọng Trong quá trình thi công xây dựngcông trình, thông qua kế toán NVL có thể đánh giá những khoản chi phí chưa hợp

lý, lãng phí hay tiết kiệm Từ đó giúp nhà quản lý tập trung quản lý chặt chẽ NVL ởtất cả các khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ Đồng thời sử dụng NVL một cách tiếtkiệm, hợp lý nhất Làm tốt công tác kế toán NVL là nhân tố quyết định làm hạ thấpchi phí, giảm giá thành, tăng thu nhập cho DN Đây là một yêu cầu thiết thực, mộtvấn đề đang được quan tâm nhiều trong quá trình thi công xây lắp của các DN xâylắp hiện nay Tại công ty TNHH Hòa Hiệp, với đặc điểm lượng NVL sử dụng vàocác công trình là rất lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để và sử dụng hợp lý có thể coi là

Trang 2

biện pháp hữu hiệu để tăng lợi nhuận cho công ty Vì vậy điều tất yếu là công typhải quan tâm đến việc kế toán NVL xây dựng.

Công tác kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng giữ một vai trò vôcùng quan trọng trong nền kinh tế và được quy định một cách cụ thể thông qua cácchế độ và chuẩn mực kế toán chung Tuy nhiên trong các doanh nghiệp xây lắp hiệnnay,công ty TNHH Hòa Hiệp nói riêng việc hiểu và vận dụng các chuẩn mực và chế

độ kế toán về kế toán NVL xây dựng vào thực tiễn còn bộc lộ những tồn tại chưađáp ứng được yêu cầu quản lý và quy trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế hiệnnay Do đó việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm phản ánh đúngchi phí, làm cơ sở cho việc tính toán chính xác giá thành sản phẩm xây lắp, cungcấp thông tin phục vụ cho việc điều hành,kiểm tra chi phí và hoạch định chiến lượccủa DN là một vấn đề cấp thiết

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong kế toán NVL xây dựng.

Chi phí NVL là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinhdoanh Vì thế công tác quản lý NVL cũng như kế toán NVL sao cho hiệu quả, hợp

lý luôn là mối quan tâm của tất cả các DN Để giải quyết được vấn đề đó đòi hỏicác DN phải tuân thủ đúng những quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán của nhànước, đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về kế toán NVL tại các

DN Qua đó tìm ra được những vấn đề còn tồn tại và đề ra các giải pháp nhằm hoànthiện Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán NVL trong công tác quản

lý tại các DN nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng, trong thời gian thực tập tại

công ty TNHH Hòa Hiệp em đã đi sâu tìm hiểu và chọn đề tài “Kế toán NVL xây dựng tại công ty TNHH Hòa Hiệp” làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu kế toán NVL xây dựng.

1.3.1 Mục tiêu lý luận.

Hệ thống hóa, làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về kế toán NVL trong doanhnghiệp xây lắp theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

1.3.2 Mục tiêu thực tiễn

Trang 3

Khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán NVL xây dựng tại công ty TNHH HòaHiệp Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế

đó làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán NVL tạicông ty TNHH Hòa Hiệp

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở thực tập tổng hợp từ ngày 10/01/2011đến ngày 29/01/2011 và thực tập chuyên sâu từ ngày 15/03/2011 đến ngày20/05/2011 tại công ty TNHH Hòa Hiệp Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toánNVL xây dựng tại công ty TNHH Hòa Hiệp Và số liệu được sử dụng trong bài là

số liệu tháng 3 năm 2011

1.5 Kết cấu luận văn nghiên cứu

Kết cấu luận văn gồm có 4 chương:

Chương 1 :Tổng quan nghiên cứu về kế toán NVL xây dựng tại công tyTNHH Hòa Hiệp

Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán NVL xây dựng.Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng kế toánNVL xây dựng tại công ty TNHH Hòa Hiệp

Chương 4 : Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán NVL xây dựngtại công ty TNHH Hòa Hiệp

Trang 4

CHƯƠNG 2 : TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản về kế toán NVL trong DN xây lắp.

NVL là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu là đốitượng của lao động đã qua sự tác động của con người Trong quá trình thi công xâydựng công trình, chi phí sản xuất cho ngành xây lắp gắn liền với việc sử dụngnguyên nhiên vật liệu, máy móc và thiết bị thi công và trong quá trình đó vật liệu làmột trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nênsản phẩm công trình

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02- Hàng tồn kho thì NVL là một bộ

phận của hàng tồn kho Do vậy: Nguyên vật liệu là một bộ phận của tài sản ngắn hạn

dự trữ cho sản xuất, lưu thông hoặc đang trong quá trình sản xuất, chế tạo của DN

Theo quyết định 15 của Bộ tài chính về chế độ kế toán trong DN: Nguyên vật liệu của DN là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho

mục đích sản xuất, kinh doanh của DN

Căn cứ vào sự tham gia của NVL và tác dụng của nó trong việc cấu thànhnên sản phẩm có thể chia NVL thành vật liệu chính và vật liệu phụ

Vật liệu chính là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì

cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm Trong ngành xây dựng cơbản vật liệu chính bao gồm gạch, ngói, xi măng, sắt, thép

Vật liệu phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không

cấu thành thực thể chính của sản phẩm Vật liệu phụ chỉ tác dụng phụ trong quátrình sản xuất, chế tạo sản phẩm; làm tăng chất liệu chính và sản phẩm, phục vụ chocông tác quản lý, phục vụ thi công, cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật bao gói sảnphẩm Trong ngành xây dựng cơ bản bao gồm: sơn, dầu, mỡ phục vụ cho quátrình thi công

Ngoài vật liệu chính, vật liệu phụ, NVL còn bao gồm nhiên liệu, phụ tùng thaythế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản

Trang 5

Nhiên liệu về thực thể là một loại vật liệu phụ,là những thứ có tác dụng cung

cấp nhiệt lượng trong quá trình thi công, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chếtạo sản phẩm diễn ra bình thường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thểkhí như xăng, dầu, than củi, hơi đốt

Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết

bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất

Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử

dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cảthiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vàocông trình xây dựng cơ bản

2.2 Một số lý thuyết về kế toán NVL trong DN xây lắp.

2.2.1 Kế toán NVL theo quy đinh của chuẩn mực kế toán Việt Nam.

2.2.1.2 Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho

Theo chuẩn mực kế toán số 02, Hàng Tồn Kho (HTK) là những tài sản được

giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc đang trong quá trình sảnxuất, kinh doanh dở dang hoặc nguyên liệu,vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụngtrong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ HTK bao gồm: hànghóa mua về để bán, thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán, sản phẩm dởdang, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đãmua đang đi trên đường, chi phí dịch vụ dở dang

Như vậy nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho, do đó kế toánNVL bị chi phối bởi hệ thống chuẩn mực số 02

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 được ban hành theo quyết định149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của bộ trưởng Bộ Tài Chính:” Hàng tồn khođược tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giágốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được”

Giá gốc NVL bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan

trực tiếp khác phát sinh để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị của chúng theo một nguyên tắc

Trang 6

nhất định Theo quy định hiện hành, kế toán nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu phảiphản ánh theo giá thực tế, khi xuất kho cũng phải xác định theo giá thực tế xuất khotheo đúng phương pháp quy định

 Giá NVL nhập kho

Trong các doanh nghiệp sản xuất - xây dựng cơ bản, vật liệu được nhập từnhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng lần nhập được xác định cụthể như sau:

 Đối với NVL mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị mua ghi trênhoá đơn cộng với các chi phí thu mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển, bốcxếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm ) cộng thuế nhập khẩu (nếu có) trừ các khoảngiảm giá chiết khấu (nếu có) Giá mua ghi trên hoá đơn nếu tính thuế giá trị gia tăngtheo phương pháp khấu trừ là giá chưa thuế, nếu tính thuế giá trị gia tăng theophương pháp trực tiếp thì là giá có thuế

 Đối với NVL DN tự gia công chế biến vật liệu: Trị giá vốn thực tế nhập kho

là giá thực tế của vật liệu xuất đem gia công chế biến cộng các chi phí gia công, chếbiến và chi phí vận chuyển, bốc dỡ (nếu có)

 Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến giá thực tế gồm: Trị giá thực tếcủa vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng với các chi phí vận chuyển, bốc

dỡ cộng số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến

 Trường hợp DN nhận vốn góp vốn liên doanh của các đơn vị khác bằng vậtliệu thì giá thực tế là giá do hội đồng liên doanh thống nhất định giá cộng với chiphí khác (nếu có)

 Phế liệu thu hồi nhập kho: Trị giá thực tế nhập kho chính là giá ước tính thực

tế có thể bán được

 Đối với vật liệu được tặng thưởng: thì giá thực tế tính theo giá thị trườngtương đương cộng với chi phí liên quan đến việc tiếp nhận

 Giá NVL xuất kho

Theo chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất HTK bao gồm :phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp bình quân, phương pháp nhậptrước xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước

Trang 7

 Phương pháp giá thực tế đích danh.

Phương pháp này thường được áp dụng đối với các vật liệu có giá trị cao, các loại vật liệu đặc chủng Giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho (mua) thực tế của từng hàng, từng lần nhập từng lô hàng

và số lượng xuất kho theo từng lần nhập

 Phương pháp bình quân gia quyền.

Theo phương pháp này giá trị của từng loại vật tư được tính theo giá trị trung bình của từng loại vật tư tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại vật tư được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô vật tư và phụ thuộc vào tình hình của DN Như vậy theo phương pháp này giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính

= ×

Trong đó: +

= +

 Phương pháp nhập trước xuất trước Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán Giá thực tế vật liệu xuất trong kỳ Số lượng vật liệu xuất trong kỳ Đơn giá bình quân gia quyền Đơn giá bình

quân gia

quyền

Giá thực tế tồn kho đầu kỳ Trị giá thực tế NVL nhập trong kỳ

Số lượng VL tồn kho đầu kỳ Số lượng VL nhập kho trong kỳ

Trang 8

ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽtương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trênbáo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tạikhông phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Theo phương pháp này, doanh thuhiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rấtlâu Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tụcdẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tănglên rất nhiều

 Phương pháp nhập sau xuất trước

Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì đượcxuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuấttrước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lôhàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá củahàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ

Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sátvới trị giá vốn của hàng thay thế Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo đượcyêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồnkho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế

Lập dự phòng giảm giá NVL

Khi nghiên cứu về đề tài kế toán NVL cần phải làm rõ nguyên tắc lập dựphòng giảm giá NVL và phương pháp lập dự phòng giảm giá NVL Cuối kỳ kế toánnăm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL nhỏ hơn giá gốc thì phải lập

dự phòng giảm giá NVL Số dự phòng giảm giá NVL được lập là số chênh lệchgiữa giá gốc của NVL lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng Việclập dự phòng giảm giá NVL được thực hiện trên cơ sở từng loại NVL Việc ướctính giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL phải dựa trên bằng chứng tin cậythu thập được tại thời điểm ước tính

Trang 9

Tuy nhiên, nguyên liệu vật liệu được sử dụng cho mục đích sản xuất sảnphẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấutạo nên được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm Khi có sựgiảm giá của nguyên liệu, vật liệu mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trịthuần có thể thực hiện được thì NVL tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng vớigiá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần cóthể thực hiện được của NVL cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay,nếu khoản dự phòng giảm giá NVL phải lập thấp hơn khoản dự phòng đã lập ở cuối

kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập

2.2.2 Kế toán NVL trong DN xây lắp theo chế độ kế toán hiện hành ( Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC)

2.2.2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

NVL là một trong những đối tượng kế toán các loại tài sản cần phải tổ chứchạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả hiện vật, không chỉ theo từng kho

mà phải chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ… và phải được tiến hành đồng thời ở cảkho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho Các doanhnghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết về lựa chọn, vậndụng phương pháp kế toán chi tiết NVL cho phù hợp nhằm tăng cường công tácquản lý tài sản nói chung, công tác quản lý NVL nói riêng

 Chứng từ sử dụng

Kế toán tình hình nhập xuất vật tư liên quan đến nhiều loại chứng từ kế toánkhác nhau Bao gồm những chứng từ có tính chất bắt buộc và những chứng từ cótính chất hướng dẫn hoặc tự lập Tuy nhiên, dù loại chứng từ gì cũng phải đảm bảo

có đầy đủ các yếu tố cơ bản, tuân thủ chặt chẽ trình tự lập, phê duyệt và luânchuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu quản lý ở các bộ phận có liên quan và yêucầu ghi sổ, kiểm tra của kế toán

Chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ- BTC ngày 20/ 3/ 2006của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán về vật tư bao gồm:

Trang 10

 Phiếu nhập kho ( Mẫu 01-VT)

Khi mua vật tư, sản phẩm, hàng hóa về nhập kho, DN sẽ lập phiếu nhập khokhi vật tư, sản phẩm,hàng hóa đó về kho của DN

Phiếu nhập kho là do kế toán hoặc người phụ trách viết khi muốn cho vật tư,sản phẩm, hàng hóa nhập kho Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phậnsản xuất lập thành 2 liên( đói với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên ( đối vớivật tư tự sản xuất) ( đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký( ghi rõ họ tên),người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Nhập kho xong, thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giaohàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển chophòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3( nếu có) ngườigiao hàng giữ

 Phiếu xuất kho ( Mẫu số 02- VT)

Khi xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa ra khỏi kho, DN sẽ lập phiếu xuất kho Phiếu xuất kho do kế toán hoặc người phụ trách viết khi muốn xuất vật tư,sản phẩm, hàng hóa Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản

lý, bộ phận kho lập( tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng DN) thành 3liên( đặ giấy than viết 1 lần)

Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyểncho giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt ( ghi rõ họ tên) giao cho người nhậncầm phiếu xuống kho để nhận hàng Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 sốlượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhậnhàng ký tên vào phiếu xuất ( ghi rõ họ tên) Liên 1 lưu ở bộ phận lập phiếu Liên 2 :thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột3,4 và ghi vào sổ kế toán Liên 3: người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm,hàng hóa giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng

 Biên bản kiểm nghiêm( vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa) (Mẫu số 03- VT)

Biên bản kiểm nghiệm được lập trước khi nhập kho vật tư, công cụ, sảnphẩm, hàng hóa vào kho của DN

Trang 11

Biên bản kiểm nghiệm do hội đồng kiểm nghiệm của DN lâp và đánh giá.Biên bản kiểm nghiệm được lập thành 2 bản : 1 bản giao cho phòng, ban cung tiêu/hoặc người giao hàng; 1 bản giao cho phòng, ban kế toán Trường hợp vật tư, công

cụ, sản phẩm hàng hóa không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất so với chứng từhóa đơn, thì lập thêm 1 liên kèm theo chứng từ liên quan gửi cho đơn vị bán vật tư,dụng cụ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa để giải quyết

 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ( Mẫu số 04-VT)

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ được lập vào cuối kỳ hạch toán nhằm mụcđích theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị sử dụng, làm căn cứtính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ do kế toán hoặc người phụ trách viết Sốlượng vật tư còn lại cuối kỳ ở đơn vị sử dụng được phân thành 2 loại: nếu vật tưkhông cần sử dụng nữa thì lập phiếu nhập kho và nộp lại kho; nếu vật tư còn sửdụng tiếp thì bộ phận sử dụng lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ thành 2 bản: 1bản giao cho phòng vật tư, 1 bản giao cho phòng kế toán

 Biên bản kiểm kê vật tư,công cụ, sản phẩm, hàng hóa( Mẫu số 05-VT)

Biên bản kiểm kê được lập tại thời điểm kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm,hàng hóa hiện có ở kho nhằm mục đích xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật

tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác địnhtrách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa thừathiếu và ghi sổ kế toán

Biên bản kiểm kế do hội đồng kiểm kê của DN lập và tiến hành bao gồm trưởngban và các ủy viên Biên bản được lập thành 2 bản: 1 bản phòng kế toán lưu, 1 bảnthủ kho lưu Sau khi lập xong biên bản, trưởng ban kiểm kê và thủ kho, kế toántrưởng cùng ký vào biên bản

 Bảng phân bổ nguyên liêu, vật liệu, công cụ, dụng cu( Mẫu số 07-VT)

Bảng phân bổ được dùng để phản ánh tổng giá trị nguyên liêu, vật liệu, công

cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và hạch toán và phân bổ giá trịnguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng

Trang 12

tháng Bảng này còn sử dụng phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần, cógiá trị lớn, thời gian sử dụng dưới hoặc trên 1 năm.

Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liêu, công cụ, dụng cụ do kế toán lập 1 liên vàđược lưu trữ tại phòng kế toán

 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Trong doanh nghiệp xây lắp, việc quản lý NVL do nhiều bộ phận tham gia.Song việc quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL hàng ngày được thực hiện chủyếu ở bộ phận kho và phòng kế toán doanh nghiệp Trên cơ sở các chứng từ kế toán

về nhập, xuất NVL thủ kho và kế toán vật liệu phải tiến hành hạch toán kịp thời tìnhhình nhập, xuất, tồn kho NVL hàng ngày theo từng loại NVL Sự liên hệ và phốihợp với nhau trong việc ghi chép và thẻ kho, cũng như việc kiểm tra đối chiếu sốliệu giữa kho và phòng kế toán đã hình thành nên phương pháp hạch toán chi tiếtNVL giữa kho và phòng kế toán

Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán vật liệu giữa kho

và phòng kế toán có thể thực hiện theo các phương pháp sau: phương pháp thẻ songsong, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư Mỗi phươngpháp đều có những ưu, nhược điểm riêng Trong việc hạch toán chi tiết NVL giữakho và phòng kế toán cần có sự nghiên cứu, lựa chọn phương pháp thích hợp vớiđiều kiện cụ thể của doanh nghiệp Và như vậy cần thiết phải nắm vững nội dung,

ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của mỗi phương pháp đó

 Phương pháp thẻ song song

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp dùng giá mua thực

tế để ghi chép kế toán vật tư tồn kho

- Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn NVL

về mặt số lượng

Khi nhận các chứng từ nhập, xuất NVL thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từthẻ kho Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho Định kỳ thủ kho gửi (hoặc kếtoán xuống kho nhận) các chứng từ xuất, nhập đã được phân loại theo từng loạiNVL cho phòng kế toán

Trang 13

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL để ghi chép

tình hình nhập, xuất, tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị Về cơ bản, sổ (thẻ) kếtoán chi tiết NVL có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm các cột để ghi chéptheo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết NVL và kiểm tra đối chiếuvới thẻ kho Ngoài ra để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với kế toán tổng hợp cần phảitổng hợp số liệu trên sổ chi tiết vào Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho NVL theotừng nhóm, loại NVL

Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nên áp dụng thích hợp đối vớinhững doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số luợng nghiệp vụ ít

Phụ lục 01: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song.

 Phương pháp sổ đối chiếu lưu chuyển

- Ở kho: Việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ kho

giống như phương pháp thẻ song song

- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình

hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại NVL ở từng kho dùng cả năm nhưng mỗitháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luânchuyển, kế toán phải lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập,xuất định kỳ thủ kho gửi lên Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi và về chỉtiêu giá trị

Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyểnvới thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp

Phụ lục 02: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển có ưu điểm là giảm được khối lượngghi chép của kế toán do chỉ ghi một kỳ vào cuối tháng, nhưng có nhược điểm làviệc ghi sổ vẫn còn trùng lặp, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉtiến hành được vào cuối tháng do trong tháng kế toán không ghi sổ Tác dụng của

kế toán trong công tác quản lý bị hạn chế Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyểnđược áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất

Trang 14

không nhiều, không bố trí riêng nhân viên kế toán vật tư, do vậy không có điều kiệnghi chép, theo dõi tình hình kế toán nhập, xuất hàng ngày.

 Phương pháp sổ số dư.

Phương pháp sổ số dư còn được gọi là phương pháp nghiệp vụ - kế toán Nộidung của phương pháp này là sự kết hợp chặt chẽ kế toán vật tư tồn kho với hạchtoán nghiệp vụ ở nơi bảo quản Phương pháp sổ số dư được áp dụng cho nhữngdoanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để kế toán chi tiết vật tư tồn kho

- Ở kho: Mở các thẻ kho để ghi chép, phản ánh số hiện có và sự biến động

của vật tư về số lượng trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho Ngoài ra thủ kho cònphải ghi số lượng vật tư tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vào sổ số dư

- Ở phòng kế toán: Định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn

và kiểm tra việc ghi chép nghiệp vụ trên các thẻ kho ở các kho bảo quản, và tính số

dư vật tư hiện còn tại thời điểm đã kiểm tra ngay trên thẻ kho Cuối tháng, sau khi

đã kiểm tra lần cuối kế toán kê số dư vật tư hiện còn cả về số lượng, và trị giá hạchtoán vào bảng kê số dư để đối chiếu với sổ chi tiết của kế toán

Phương pháp sổ số dư được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có khốilượng các nghiệp vụ kinh tế (chứng từ nhập, xuất) về nhập, xuất vật liệu diễn rathường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và đã xây dựng được hệ thống danh điểm vậtliệu, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho, yêucầu và trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao

Phụ lục 03: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư.

2.2.2.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên

 Chứng từ sử dụng

-Phiếu xuất kho (đã trình bày ở trên)

-Phiếu nhập kho (đã trình bày ở trên)

-Biên bản kiểm nghiệm (đã trình bày ở trên)

-Bảng phân bổ NVL (đã trình bày ở trên)

-Hóa đơn GTGT: hóa đơn GTGT đươc lập ngay khi người bán chuyển giao quyền

sở hữu hoặc quyền sử dụng NVL cho người mua Hóa dơn GTGT do kế toán ở bộ

Trang 15

phận phòng kế toán bên bán lập gồm có 3 liên: liên 1 được lưu tại quyển gốc, liên 2giao cho khách hàng và liên 3 dùng trong nội bộ DN.

- Phiếu yêu cầu xuất NVL: Khi phân xưởng sản xuất có nhu cầu sử dụng

NVL,bộ phận đó viết phiếu đề nghị xuất NVL Phiếu này sẽ được đưa lên cho giámđốc đơn vị xem xét và ký duyệt lệnh xuất vật tư Sau đó phòng cung ứng NVL sẽlập phiếu xuất kho thành 3 liên: liên 1 lưu tại quyển gốc; liên 2 giao cho đơn vịnhận vật tư; liên 3 giao cho thủ kho ghi thẻ kho và chuyển lên cho kế toán vật tư ghi

sổ Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất NVL đã được duyệt, phòng vật tư ghi số lượngxuất rồi in phiếu xuất kho, ký vào phiếu xuất kho rồi giao cho người nhận vật tư, kếtoán trưởng và thủ kho ký Tại thời điểm này phiếu xuất kho chưa ghi cột đơn giá

- Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ như: hợp đồng gia công chế biến, hợpđồng liên doanh liên kết, biên bản đánh giá lại tài sản và các chứng từ liên quan khác

 Vận dụng tài khoản

a Kế toán tổng hợp tăng NVL

NVL trong các DN có thể tăng do nhiều nguồn khác nhau Trong mọi trườnghợp DN phải thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm, nhập kho lập các chứng từ theo đúngquy định Trên cơ sở các chứng từ nhập, hóa đơn bán hàng và các chứng từ liênquan khác, kế toán phải phản ánh kịp thời các nội dung cấu thành nên giá trị thực tếcủa NVL vào các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp, đồng thời phản ánh tình hìnhthanh toán với người bán và các đối tượng một cách kịp thời Sau đây sẽ đi vào kếtoán cụ thể các trường hợp tăng NVL

 Tăng do mua ngoài

 Trường hợp 1: NVL và hóa đơn cùng về

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan kếtoán ghi nhận: tăng NVL vào TK 152- giá thực tế NVL nhập kho chưa bao gồmthuế GTGT nếu DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc bao gồm cả thuếGTGT nếu DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp; ghi nhận thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ vào TK 133 nếu DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ và ghinhận tổng giá thanh toán vào các TK 111,112,331,141,311…

Trang 16

 Trường hợp 2 : NVL về trước, hóa đơn về sau.

Khi NVL về làm thủ tục nhập kho, lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ hàng chưa

có hóa đơn

+ Nếu trong kỳ hóa đơn về: hạch toán như trường hợp 1

+ Cuối kỳ hóa đơn chưa về, căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm và giao nhận hànghóa kế toán ghi tăng NVL vào TK 152 theo giá tạm tính, đồng thời ghi tăng khoảnphải trả cho người bán vào TK 331 theo giá tạm tính

+ Sang tháng sau hóa đơn về, căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi bổ sung hoặcghi âm để điều chỉnh giá tạm tính thành giá hóa đơn Ghi tăng NVL vào TK 152phần chênh lệch giữa giá nhập thực tế và giá tạm tính chưa bao gồm thuế GTGTnếu DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc bao gồm cả thuế GTGT nếu DNtính thuế theo phương pháp trực tiếp ; ghi tăng thuế GTGT được khấu trừ vào TK

133 nếu DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ, đồng thời ghi nhận tăng khoảnphải trả cho người bán phần chênh lệch giữa giá thanh toán và giá tạm tính

 Trường hợp 3 : hóa đơn về trước NVL về sau

Khi hóa đơn về lưu hóa đơn vào tập hồ sơ hàng đang đi đường

+ Nếu trong kỳ NVL về, hạch toán giống trường hợp 1

+ Cuối kỳ NVL chưa về, căn cứ vào háo đơn GTGT kế toán ghi tăng hàng muađang đi đường vào TK 151 giá trị NVL theo hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT nếu

DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc bao gồm cả thuế GTGT nếu DN tínhthuế theo phương pháp trực tiếp; ghi nhận tăng thuế GTGT đầu vào vào TK 133 nếu

DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ và ghi giảm tổng giá thanh toán vào TK331,111, 112…

+ Sang kỳ sau khi NVL về căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm hàng hóa hay bảngphân bổ NVL kế toán ghi tăng NVL vào TK 152 nếu NVL được đưa vào nhập khohoặc ghi nhận tăng vào TK 621, 627, 642 nếu đưa vào sử dụng ngay Đồng thời ghigiảm hàng mua đang đi đường vào TK 151

Trong cả 3 trường hợp trên nếu được chiết khấu, giảm giá, trả lại NVL kế toánhạch toán như sau:

Trang 17

- Với chiết khấu thanh toán được hưởng kế toán ghi nhận tăng tiền mặt, tiền gửingân hàng vào TK 111,112 hoặc ghi giảm khoản phải trả người bán vào TK 331.Đồng thời ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính vào TK 515 số chiết khấu thanhtoán được hưởng.

- Với chiết khấu thương mại : ghi tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc ghi giảmkhoản phải trả cho người bán vào TK 111,112,331 Phần trị giá NVL được hưởngchiết khấu ghi giảm NVL vào TK 152 chưa bao gồm thuế GTGT nếu DN tính thuếtheo phương pháp khấu trừ hoặc bao gồm cả thuế GTGT nếu DN tính thuế theophương pháp trực tiếp, đồng thời ghi giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào

TK 133 nếu DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ

- Với trường hợp giảm giá hoặc trả lại NVL cho người bán: căn cứ vào các hóa đơnchứng từ liên quan kế toán ghi tăng tiền hoặc giảm khoản phải trả cho người bánvào TK 111, 112, 331; ghi giảm giá trị NVL và thuế GTGT đầu vào được khấu trừvào TK 152 và 133

 Tăng do nhập kho NVL tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến

Căn cừ vào phiếu nhập kho và hợp đồng gia công chế biến ghi tăng NVL vào

TK 152 đồng thời ghi giảm chi phí tự gia công chế biến hoặc thuê ngaoài gia côngchế biến vào TK 154

 Tăng do nhận vốn góp liên doanh của đơn vị khác, được cấp phát, biếu tặng,viện trợ

Căn cứ vào hợp đồng liên doanh liên kết và các chứng từ liên quan khác ghităng NVL vào TK 152 và ghi tăng khoản được cấp, nhận vốn góp liên doanh vào

TK 411; ghi nhận tăng khoản được viện trợ, biếu tặng vào TK 711

 Tăng do thu hồi vốn kinh doanh

Căn cứ vào hợp đồng liên doanh liên kết, các chứng từ liên quan khác ghi tăngNVL vào TK 152 đồng thời ghi giảm các khoản đầu tư ngắn hạn khác, khoản gópvốn liên doanh vào TK 128, TK 222

 Tăng do kiểm kê phát hiện thừa

Khi xác định số NVL thừa là của DN nhưng còn chờ giải quyết, căn cứ vàobiên bản kiểm kê ghi tăng NVL thừa vào TK 152 và ghi tăng tài sản thừa chờ giải

Trang 18

quyết vào TK 3381 Khi có quyết định xử lý ghi giảm tài sản thừa chờ giải quyếtvào TK 338 đồng thời ghi giảm chi phí vào TK 621,627, 641 Nếu DN quyết định

xử lý luôn thì ghi nhận tăng NVL thừa vào TK 152 và ghi giảm chi phí vào TK621,627, 641

 Tăng do NVL xuất dùng không hết nhập lại kho

Căn cứ vào phiếu nhập kho ghi tăng NVL vào TK 152 phần NVL được nhậplại kho đồng thời ghi giảm cho chi phí nguyên vật liệu đã xuất dùng vào TK 621đúng bằng phần NVL được nhận lại

 Tăng do đánh giá lại NVL

Căn cứ vào biên bản đánh giá lại NVL kế toán ghi nhận tăng NVL vào TK

152 phần chênh lệch tăng do đánh giá lại và ghi tăng phần chênh lệch đánh giá lạitài sản vào TK 412

b Kế toán tổng hợp giảm NVL.

Các trường hợp giảm NVL được trình bày cụ thể như sau:

 Giảm do xuất NVL phục vụ cho các bộ phận

Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất NVL và phiếu xuất kho kế toán ghi tăng cáckhoản chi phí vào TK 621, 627, 641, 642, 241 giá trị NVL xuất kho Đồng thời ghigiảm NVL xuất kho vào TK 152

 Giảm do xuất NVL góp vốn liên doanh

Căn cứ vào biên bản góp vốn liên doanh, biên bản đánh giá lại giá trị NVLgóp vốn của hội đông liên doanh, kế toán tiến hành ghi như sau: ghi tăng trị giá vốngóp vào công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát vào TK 223, TK 222.Nếu giá trị ghi sổ của NVL > giá đánh giá lại thì phần chênh lệch này được ghinhận vào TK 811 đồng thời ghi giảm NVL vào TK 152 trị giá thực tế NVL xuấtkho; nếu giá trị ghi sổ của NVL < giá đánh giá lại thì phần chênh lệch được ghinhận vào TK 711

 Giảm do xuất NVL bán

Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi tăng giá vốn NVL vào TK 632 xuất bánđồng thời ghi giảm NVL vào TK 152 trị giá NVL xuất kho

Trang 19

Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi nhận tăng tiền hoặc khoản phải thu củakhách hàng vào TK 111,112, 131; ghi tăng doanh thu vào TK 511 theo giá bán chưa

có thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) hoặc ghi theo giá bán

đã bao gồm thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp trực tiếp), đồng thờighi tăng thuế GTGT đầu ra còn phải nộp vào TK 3331 nếu DN nộp thuế theophương pháp khấu trừ

 Giảm do kiểm kê thiếu NVL

Căn cứ vào biên bản kiểm kê NVL, nếu thiếu NVL chưa rõ nguyên nhân kếtoán ghi tăng tài sản thiếu chờ xử lý vào TK 1381 phần NVL thiếu, đồng thời ghigiảm NVL vào TK 152 phần NVL thiếu

Khi có quyết định xử lý: nếu thiếu NVL và người chịu trách nhiệm vật chấtphải bồi thường kế toán ghi tăng số bồi thường vật chất đã thu vào TK 111, ghi tăng

số bồi thường phải thu vào TK 1388, đồng thời ghi giảm tài sản thiếu chờ xử lý vào

TK 1381 Nếu số NVL thiếu mà DN phải chịu thì kế toán ghi giảm giá vốn vào TK

632 số NVL thiếu, đồng thời ghi giảm tài sản thiếu chờ xử lý vào TK 1381

 Giảm do xuất NVL tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến

Căn cứ vào phiếu xuất kho và hợp đồng gia công chế biến kế toán ghi tăng chiphí tự gia công chế biến hoặc thuê ngoài vào tài khoản 154 đồng thời ghi giảm NVLvào TK 152

 Giảm do giảm giá trị khi đánh giá lại NVL

Căn cứ vào biên bản đánh giá lại NVL, kế toán ghi giảm phần chênh lệchđánh giá lại NVL vào TK 412, đồng thời ghi giảm NVL vào TK 152 phần chênhlệch do đánh giá lại

 Giảm do trả lại vốn góp liên doanh

Căn cứ vào hợp đồng liên doanh liên kết và các chứng từ liên quan, kế toán ghigiảm vốn góp liên doanh vào TK 411 đồng thời ghi giảm NVL vào TK 152 giá trịNVL trả lại

Trang 20

c Kế toán dự phòng giảm giá NVL.

Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng NVL và khả năng giảm giá của từngloại NVL để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí Kế toán ghi tăng giávốn hàng bán vào TK 632 số dự phòng cần trích lập đồng thời ghi tăng số dự phònggiảm giá hàng tồn kho vào TK 159

Cuối niên độ kế toán năm sau nếu số dự phòng mới lớn hơn số đã lập ghi bổsung Kế toán ghi tăng giá vốn vào TK 632 số dự phòng cần trích lập bổ sung, đồngthời ghi tăng khoản dự phòng giảm giá NVL vào TK 159 Trường hợp số dự phòngmới nhỏ hơn số đã lập, kế toán phải hoàn nhập dự phòng, ghi giảm số dự phònggiảm giá NVL vào TK 159 và ghi giảm giá vốn hàng bán vào TK 632 số chênh lệchnhỏ hơn

 Sổ kế toán

Quá trình hạch toán bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằngcác báo cáo kế toán kế toán qua việc ghi chép, theo dõi, tính toán xử lý số liệu trêncác sổ kế toán DN mở các sổ tổng hợp và sổ chi tiết để ghi chép, hệ thống và lưugiữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh theo trình tự thời gian cóliên quan đến DN

Sổ kế toán tổng hợp của từng DN tùy thuộc vào hình thức kế toán DN vậndụng Sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ nhật ký và sổ cái Sổ Nhật ký dùng để ghichép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong mộtniên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của cácnghiệp vụ đó Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhtrong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quyđịnh trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho DN Sổ cái được mở riêng chotừng tài khoản, tài khoản nào thì sổ cái tài khoản ấy

Sổ kế toán chi tiết bao gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ kế toán chi tiếtdùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đốitượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý Số liệu trên sổ kếtoán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản,

Trang 21

nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái Sốlượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc Các doanh nghiệpcăn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết vàyêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.Các DN có thể sử dụng một trong các hình thức kế toán sau :

 Hình thức Nhật Ký Chung: khi có một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát

sinh thì kế toán ghi chép vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và nộidung kinh tế của các nghiệp vụ đó Các loại sổ nhật ký đó là nhật ký chung và cácnhật ký đặc biệt như: nhật ký bán hàng, nhật ký mua hàng, nhật ký chi tiền, nhật ký thutiền Từ số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái TK 152 và các tài khoản liên quan theotừng nghiệp vụ phát sinh Đông thời với việc ghi vào các sổ nhật ký, các nghiệp vụ đóđược ghi vào các sổ chi tiết có liên quan như sổ chi tiết phải trả cho người bán, sổ chitiết các khoản phải thu của khách hàng Cuối tháng, quý hoặc năm cộng số liệu trên sổcái lập bảng cân đối số phát sinh và đối chiếu để lập báo cáo tài chính

 Hình thức Nhật ký chứng từ: căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho,

phiếu nhập kho, bảng phân bổ NVL, kế toán lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật kýchứng từ như: nhật ký chứng từ số 1,2,5,7 hoặc các bảng kê như bảng kê số 4 và các

sổ chi tiết có liên quan như sổ chi tiết TK 152 Cuối tháng khóa sổ, cộng và đốichiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái như sổ cái TK 152

 Hình thức Nhật Ký Sổ Cái: hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán

hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại làm căn cứ ghi sổ Số liệu được ghitrên một dòng ở cả 2 phần nhật ký và sổ cái Đồng thời kế toán ghi vào sổ, thẻ chitiết liên quan Cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp số phát sinh để ghi vào dòngcộng số phát sinh cuối tháng rồi tính số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Nhậtký- sổ cái Lập bảng tổng hợp chi tiết dựa vào các sổ, thẻ chi tiết rồi tiến hành đốichiếu với Nhật ký- sổ cái để tiến hành lập báo cáo tài chính

 Hình thức Chứng Từ Ghi Sổ: hằng ngày căn cứ vào cá chứng từ kế toán

hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại dùng làm chứng từ ghi sổ, kế toánlập chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi vào các sổ thẻ chi tiết có liên quan Cuối tháng

Trang 22

khóa sổ và tổng hợp trên sổ cái và sổ đang ký chứng từ ghi sổ để lập bảng cân đối

số phát sinh

 Hình thức kế toán trên máy vi tính: công việc kế toán được thực hiện theo

một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết

kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức

kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán phải in được đầy đủ sổ kế toán và báocáo tài chính theo quy định Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toánnào sẽ có các loại cửa sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống sổ

kế toán ghi bằng tay

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu về kế toán NVL trong DN xây lắp của những công trình năm trước.

Trong DN xây lắp chi phí NVL thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trịcông trình Vì vậy kế toán NVL được xem là một vấn đề quan trọng trong các DNxây lắp Nhận thức được tầm quan trọng đó đã có nhiều sinh viên chọn kế toánNVL làm đề tài nghiên cứu của mình và đưa ra nhiều gải pháp nhằm hoàn thiện kếtoán NVL Những giải pháp đưa ra có nhiều giải pháp tốt và khả thi, đóng góp vàoviệc hoàn thiện kế toán NVL tại DN Tuy nhiên một số giải pháp được đề ra nhưngchưa thực hiện được triệt để Thông qua những tài liệu tham khảo được em có một

số nhận xét với một số công trình nghiên cứu của những năm trước như sau:

 Đề tài : “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty xây dựng số 34” của sinh viên Hoàng Ngọc Giang –Lớp Kế toán 47B

trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân năm 2009

Qua tìm hiểu em thấy về mặt lý luận, tác giả đã giả quyết tương đối tốtnhững lý luận chung về kế toán NVL trong DN xây lắp Trong bài tác giả đã nêu rõcác định nghĩa, đặc điểm, cách phân loại NVL; cách tính giá NVL nhập, xuất kho;phương pháp kế toán tổng hợp và chi tiết NVL Về thực trạng tác giả đã đề ra một

số giải pháp để hoàn thiện kế toán NVL tại công ty xây dựng số 34

Thứ nhất: tại các công trường thi công cần chuẩn bị đủ nhà kho để chứa

NVL, chuẩn bị chỗ để NVL thuận tiện cho quá trình thi công, xây dựng công trình

Trang 23

và việc quản lý NVL phải được tiến hành chặt chẽ hơn nhằm giảm việc thất thoátmột cách vô ý không ai chịu trách nhiệm Đây là một giải pháp tốt vì do đặc thùngành xây dựng chỗ để NVL thường xuyên thay đổi, việc giao nhận các loại NVLthường không được cân đong đo đếm kỹ lưỡng sẽ dẫn đến việc thất thoát lượng vật

tư lớn

Thứ hai: Xây dựng sổ điểm danh NVL thống nhất cho toàn công ty Theo tác

giả để quản lý NVL chặt chẽ thống nhất, đối chiếu kiểm tra được dễ dàng và dễ pháthiện khi sai sót công ty cần mở” Sổ điểm danh NVL ” Sổ điểm danh được mở theotên gọi,quy cách NVL bằng hệ thống chữ số, đơn vị tính bà giá hạch toán Tác giảcòn trình bày mẫu sổ theo bảng biểu để minh họa Em thấy đây là một giải pháp tốtcho công ty Bởi với việc mở sổ điểm danh NVL sẽ góp phần giảm bớt khối lượngcông việc hạch toán, xử lý nhanh chóng cung cấp thông tin kịp thời phục vụ choquản lý

Thứ ba: công tác lưu chuyển chứng từ của công ty gặp nhiều khó khăn do địa

bàn hoạt động rộng, các công trình xây dựng nằm ở nhiều tỉnh, thàng phố trong cảnước Tác giả đưa ra giải pháp chung là công ty phải bố trí và giao trách nhiệm chocác nhận viên kế toán tại các đội xây lắp mà chưa có giải pháp cụ thể để nâng caotrách nhiệm đó

Thứ tư: phải lập dự phòng giảm giá NVL Trong đề tài tác giả đã nêu rõ

nguyên tắc và phương pháp kế toán dự phòng giảm giá NVL; đồng thời đề ra giảipháp áp dụng vào công ty tương đối đồng bộ Đây thật sự là một giải pháp mang lạinhiều ý nghĩa cho công ty

 Đề tài: “Hoàn thiện kế toán NVL ở công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long” của sinh viên Nguyễn Văn Hưng – Lớp K44/21.01 - trường học viện

Tài Chính năm 2010

Tác giả đã đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về kế toán NVL tại các

DN xây lắp nói chung Những lý luận mà tác giả trình bày trong đề tài là tương đốiđầy đủ Tuy nhiên trong phần kế toán tổng hợp NVL tác giả chưa trình bày về sổ kếtoán áp dụng Đó là nội dung cần được bổ sung trong đề tài Tác giả đã đưa ra một

Trang 24

số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán NVL tai công ty cổ phần xây dựng số 2Thăng long như sau:

Thứ nhất: Tăng cường quản lý NVL tồn kho Để quản lý vật liệu được tốt

hơn, theo tác giả kế toán có thể lập một sổ chi tiết về các NVL luân chuyển, đã xuấtdùng, đặc biệt cần theo dõi lượng vật tư còn lại tại kho DN Đây là giải pháp tốt cóthể áp dụng với tát cả DN nói chung

Thứ hai: Vì công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng giảm giá NVL Vì vậy

tác giả đề xuất cần lập dự phòng giảm giá NVL Tác giả đã nêu giải pháp nhưngchưa nêu rõ công ty phải trích lập dự phòng như thế nào Vì thế giải pháp đưa rachưa được triệt để và đồng bộ

Thứ ba: Tích cực xây dựng định mức dự trữ NVL Theo tác giả công ty cần

cân nhắc kỹ lượng NVL nhập, xuất, tồn kho Từ đó cần sớm xây dựng định mức dựtrữ NVL, tránh tình trạng dự trữ nhiều ở một vài loại như hiện nay Tuy nhiên tácgiả chỉ mới nêu ra giải pháp mà chưa đi sâu phân tích rõ cần xác định mức dự trữNVL như thế nào Vì thế giải pháp này chưa được triệt để

Thứ tư: Tổ chức tốt công tác kiểm kê và xử lý tốt kết quả kiểm kê NVL.

Theo tác giả cần tổ chức kiểm kê kho thường xuyên hơn và thường xuyên đối chiếu

số liệu giữa kế toán và thủ kho Ngoài ra các quy định xử phạt các trường hợp mấtmát, thiếu hụt NVL phải tiến hành một cách nghiêm minh Đây là giải pháp thiếtthực và cần thiết cho công tác quản lý của công ty

Thứ năm: Việc giao nhận chứng từ giữa kho và phòng quản lý cần lập phiếu

giao nhận Theo tác giả trong việc hạch toán chi phí NVL khi bàn giao chứng từ tạicông ty không có phiếu giao nhận chứng từ nên rất có thể dẫn đến tình trạng thấtthoát tài liệu, phản ánh không chính xác trị giá NVL xuất nhập trong quý mà khôngbiết nguyên nhân cũng như người chịu trách nhiệm Theo em giải pháp này khôngmang lại mấy hiệu quả cho công ty Bởi việc bảo quản, lưu giữ chứng từ gì là nhiệm

vụ của từng bộ phận, từng phòng ban đã được quy định rõ trong nội quy của công

ty Do đó nếu xảy ra tình trạng thất thoát tài liệu gì tại bộ nào thì bộ phận đó phảichịu trách nhiệm

Trang 25

Đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty cổ phần xây dựng Phương Nam.” của sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến- lớp

K43/21.04 Trường Học Viện Tài Chính năm 2009

Tác gỉả đã đi vào nghiên cứu đầy đủ và chi tiết các vấn đề lý luận về kế toánNVL Thông qua quá trình nghiên cứu và đánh giá tai công ty cổ phần xây dựngPhương Nam, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán NVL tạicông ty Một số giải pháp tác giả là đưa ra là hiệu quả, phù hợp với công tác kế toánNVL tại công ty Tuy nhiên có một số giải pháp còn chưa triệt để, chưa mang lạihiệu quả cao

Thứ nhât: Cần lập dự phòng giảm giá NVL Theo tác giả việc lập dự phòng sẽ

giúp cho DN điều hòa thu nhập hạn chế được các thiệt hại rủi ro do các nhân tốkhách quan đem lai Đồng thời hoãn một phần thuế phải nộp và chủ động hơn về tàichính Tuy nhiên tác giả chỉ mới đề ra giải pháp mà chưa đi vào phân tích cũng nhưhạch toán dự phòng giảm giá NVL Do đó giải pháp còn chưa mang lại nhiều ýnghĩa cho công ty

Thư hai: Sổ chi tiết thanh toán với người bán cần phải được sửa đổi lại để dễ

dàng cho việc theo dõi thanh toán Theo tác giả kế toán phải theo dõi rõ ràng từngkhoản mục thanh toán với người bán thông qua số liệu ghi chép thể hiện sự giám sátthường xuyên, thúc đẩy quá trình thanh toán, ngăn ngừa xử lý các trường hợp dâydưa Tuy nhiên sổ chi tiết thanh toán với người bán tại công ty chưa giải quyết đượcvấn đề trên Vì vậy theo tác giả cần mở riêng một sổ chi tiết cho việc theo dõi và ghi

sổ Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu nghiên cứu công ty phải mở sổ chi tiết gì và phảitiến hàng ghi sổ như thế nào cho phù hợp

Thứ ba: Cần tiến hành kiểm nghiệm NVL Theo tác giả để quản lý chặt chẽ

hơn về số lượng, quy cách vật liệu trước khi tiến hành nhập kho nguyên vật liệu,công ty nên tổ chức kiểm nghiệm vật tư đối với những vật liệu đòi hỏi chất lượngcao, vật liệu có giá trị lớn Công tác kiểm nghiệm được tiến hành theo các tiêuchuẩn và quy định của công ty kèm theo mẫu biểu đánh giá Đây là giải pháp tốtcho công tác quản lý của công ty

Trang 26

Thứ tư: Nên lập phiếu xuất kho NVL theo hạn mức Theo tác giả với địa bàn

thi công rất rộng nên nhiều công trình ở xa mà phiếu xuất kho chỉ có hiệu lực mộtlần không phù hợp với việc sử dụng nguyên vật liệu thường xuyên xuất trong tháng

Do đó đối với nguyên vật liệu xuất kho phục vụ cho thi công xây lắp thì phòng vật

tư nên lập phiếu xuất kho theo hạn mức Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng,các đội chia thành nhiều đợt mua khác nhau (bởi lẽ cứ sau mỗi lần mua vật tư về lạilàm đầy đủ thủ tục xuất kho thì rất phiền toái) Còn các trường hợp còn lại vẫn sửdụng phiếu xuất kho thông thường Đề xuất của tác giả là tương đối phù hợp vớiđặc điểm của các DN xây lắp

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu kế toán NVL tại công ty TNHH Hòa Hiệp.

Trong quá trình thi công xây dựng công trình, chi phí sản xuất cho ngành xâylắp gắn liền với việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu, máy móc và thiết bị thi công

Và trong quá trình đó vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất,

là cơ sở vật chất cấu thành lên sản phẩm công trình Vì thế kế toán NVL đóng 1 vaitrò rất quan trọng trong công ty TNHH Hòa Hiệp Để giải quyết được mục tiêunghiên cứu về kế toán NVL tại công ty TNHH Hòa Hiệp cần nghiên cứu các vấn đềnhư: các định nghĩa và khái niệm cơ bản về kế toán NVL, một số lý thuyết về kếtoán NVL bao gồm các quy định kế toán theo quy định của chuẩn mực kế toán ViệtNam và chế độ kế toán hiện hành, các phương pháp tính giá NVL nhập, xuất kho.Trong công tác kế toán luôn kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đểtheo dõi, phản ánh, quản lý và thực hiện các nghiệp vụ kế toán Trong kế toán NVLviệc kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết sẽ giúp cho việc phản ánh, kiểmtra, và giám sát một cách chặt chẽ tỉ mỉ và chi tiết hơn Vì vậy khi nghiên cứu về kếtoán NVL tại công ty TNHH Hòa Hiệp phải nghiên cứu cả kế toán chi tiết và kếtoán tổng hợp Trong kế toán chi tiết có rất nhiều phương pháp, vì thế đề tài sẽ đivào nghiên cứu và đánh giá khả năng áp dụng các phương pháp đúng với các quytrình Trong quá trình thực hiện công tác kế toán, công ty mở các sổ tổng hợp và sổchi tiết để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đãphát sinh theo trình tự thời gian có liên quan đến công ty

Những vấn đề lý luận trên là cơ sở là nền tảng để đưa ra những giải pháp chothực tiễn nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty

Trang 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG

TY TNHH HÒA HIỆP 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về kế toán nguyên vật liệu xây dựng tại công ty TNHH Hòa Hiệp

Trong thời gian thực tập tại công ty, để thu thập số liệu phục vụ cho việc làmluận văn tốt nghiệp, em đã sử dụng một số phương pháp để thu thập thông tin vềthực trạng kế toán NVL xây dựng tại công ty TNHH Hòa Hiệp: phương pháp điềutra trắc nghiệm, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu tài liệu

3.1.1 Phương pháp điều tra trắc nghiệm

Phiếu điều tra trắc nghiệm được lập trong thời gian thực tập chuyên sâu tạicông ty vào tháng 4 năm 2011 Đối với phương pháp này trước hết cần nhận định rõ

đề tài nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài để chuẩn bị các câu hỏi trongphiếu điều tra trắc nghiệm Như vậy mới thu thập được những thông tin cần thiết vàchính xác

Phương pháp điều tra trắc nghiệm nhằm mục đích hiểu rõ hơn về đặc điểm tổchức kế toán, công tác kế toán NVL tại công ty có phù hợp với quy định của hệthống kế toán Việt Nam cũng như bộ máy kế toán của công ty hay không Qua đóphát hiện được những tồn tại và có phương hướng giải quyết hợp lý Phiếu điều tratrắc nghiệm bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm có nội dung nghiên cứu cơ cấu tổchức của công ty, bộ máy kế toán cũng như công tác kế toán NVL tại công ty Hệthống câu hỏi trong phiếu điều tra trắc nghiệm được thiết kế theo kiểu câu hỏi đóngtức là nêu ra câu hỏi và có câu trả lời để người được điều tra tích vào Sau đó phiếuđiều tra được gửi đến cho phòng kế toán của công ty

Phụ lục 04: Phiếu khảo sát kế toán

Phụ lục 05: Bảng tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm

Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm như sau:

 Số phiếu phát ra là năm phiếu Số phiếu thu về là năm phiếu

Trang 28

 Tất cả các phiếu đều có kết quả như nhau về công tác kế toán NVL xây dựngtại công ty.

 Tổng hợp một số thông tin về công tác kế toán của công ty như sau: Công tythực hiên chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Niên độ kế toán củacông ty từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 Bộ máy kế toán của công ty được tổ chứctheo mô hình kế toán tập trung Hình thức kế toán áp dụng là kế toán máy Hìnhthức ghi sổ phần mềm kế toán áp dụng là nhật ký chứng từ Công ty áp dụngphương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp hạchtoán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Đơn vị tiền tệ mà công

ty đang sử dụng là VNĐ Công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.Những thông tin liên quan tới kế toán NVL xây dựng như sau: NVL xây dựng đượcphân loại theo công dụng kinh tế của từng loại NVL Giá thực tế nhập kho của NVLđược tính theo nguyên tắc giá gốc, giá thực tế của NVL xây dựng xuất kho đượctính theo phương pháp bình quân gia quyền Kế toán chi tiết NVL xây dựng đượctiến hành theo phương pháp thẻ song song Công ty có tiến hành trích lập dự phònggiảm giá NVL xây dựng, có đưa ra định mức dự trữ NVL xây dựng Trong quá trìnhthi công, NVL xây dựng thừa được nhập lại kho Công ty có sử dụng sổ điểm danhNVL xây dựng Đơn vị thi công khi có nhu cầu xuất dùng NVL xây dựng thì

“Phiếu xuất dùng NVL” phải được trình lên cho giám đốc ký Chính sách kế toán

mà công ty áp dụng là phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.Đây là những thông tin cơ bản để phục vụ cho việc nghiên cứu Từ những thôngtin cơ bản này sẽ là cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu về kế toán NVL xây dựng tạicông ty Qua những thông tin này chúng ta thấy công tác kế toán NVL xây dựngcủa công ty là phù hợp với đặc điểm của một công ty xây dựng

3.1.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn.

Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn nhằm mục đích thu thập được cácthông tin chất lượng cao từ ban lãnh đạo Đối tượng tham gia phỏng vấn là kế toántrưởng của công ty TNHH Hòa Hiệp Công tác điều tra phỏng vấn được tiến hànhtheo 2 bước như sau:

Trang 29

 Bước 1: Xác định mục tiêu phỏng vấn

- Cần biết một số thông tin về người được phỏng vấn

- Lập đề cương nội dung chi tiết cho phỏng vấn

- Cuối buổi phỏng vấn cần nhắc lại nội dung chính để khẳng định kết quả

Phụ lục 06: Kết quả điều tra phỏng vấn

Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn, kết quả thu thập được như sau: Trongnhững năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là tương đối tốt.Các nghiệp vụ liên quan đến NVL xây dựng là rất nhiều và có khối lượng lớn nênyều cầu công tác kế toán NVL xây dựng phải phản ánh đúng đắn , đầy đủ, chính xác

và kịp thời Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán T&T Chứng từ NVLxây dựng của công ty hiện nay chủ yếu là các chứng từ hướng dẫn và dựa trên mẫuchứng từ của chế độ kế toán hiện hành ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC.Quy trình lập chứng từ đều phải tuân thủ nguyên tắc kế toán một cách chặt chẽ Khiphát sinh một nghiệp vụ liên quan đến NVL xây dựng thì phải có bằng chứng cụ thể

để làm căn cứ Đối với công trình được thi công khá xa so với trụ sở của công ty thìcác chứng từ sẽ được tập hợp lại để hàng tuần chuyển về phòng Kế toán của công tyhạch toán Trường hợp NVL xây dựng thiếu trong định mức được ghi nhận vào TK642- Chi phí quản lý DN, thiếu ngoài định mức được hạch toán vào TK 632- Giávốn hàng bán Ngoài ra kết quả điều tra phỏng vấn cũng trình bày rõ cách hạch toántrong trường hợp NVL xây dựng và chứng từ không về cùng một lúc Giá trị của

Trang 30

NVL xây dựng khi tham gia vào quá trình thi công được chuyển hóa toàn bộ vàochi phí sản xuất kinh doanh Công ty tiến hành kiểm kê NVL xây dựng mỗi quý 1lần vào cuối mỗi quý tuy nhiên chưa trình bày rõ phương thức xử lý sai lệch ngaytại thời điểm kiểm kê Bộ phận kế toán vật tư- thiết bị tiến hành theo dõi việc thumua NVL xây dựng, hạch toán tình hình nhập- xuất-tồn NVL xây dựng, theo dõicông nợ phải thu, phải trả cho nhà cung cấp Phế liệu thu hồi sau khi hoàn thành cáccông trình được công ty bán ngay mà không tiến hành nhập kho.

Thông qua những thông tin liên quan trực tiếp đến kế toán NVL tại công tycủa kế toán trưởng sẽ tạo điều kiện để có thể nghiên cứu sâu hơn về kế toán NVLxây dựng tại công ty

3.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm nhằm mục đích nắm bắtđược những thông tin cơ bản nhất về DN Đối tượng để nghiên cứu là các tài liệucủa đơn vị như: Lịch sử hình thành, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, hóađơn chứng từ sử dụng trong quý, báo cáo tài chính hay là các tạp chí, ấn phẩm mà

DN đã phát hành

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin trong đóngười đi thu thập thông tin phải liên hệ với những bộ phận liên quan để xin những tàiliệu cần thiết, ở đây chủ yếu là bộ phận kế toán của công ty Nghiên cứu tài liệu viếtgiống như việc quan sát hệ thống một cách gián tiếp Thông qua việc nghiên cứu tàiliệu viết mà có được hình dung tổng quan về hệ thống Các tài liệu viết cần nghiên cứuthường khá đa dạng Bao gồm các tài liệu phản ánh thực trạng kế toán NVL xây dựngtại công ty như các tài liệu giao dịch :phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếuchi, giấy báo Nợ, báo Có; tài liệu dự trữ như sổ ghi chép, các tệp dữ liệu; tài liệu tổnghợp như báo các tổng hợp hàng tháng, báo cáo kiểm kê hay bảng tổng hợp

Phương pháp quan sát giúp chúng ta biết được thêm các số liệu về tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh và các thông tin bổ sung về công ty

Trang 31

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán nguyên vật liệu xây dựng tại công ty TNHH Hòa Hiệp

3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình công ty TNHH Hòa Hiệp

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

 Tên công ty: công ty TNHH Hòa Hiệp

 Địa chỉ: số 104- Đường Nguyễn Sinh Sắc- Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An

 Điện thoại: 0383 535 339

 Mã số thuế: 2900326537

 Tài khoản số:0101000010734- Ngân hàng TMCP ngoại thương Vinh

Công ty TNHH Hòa Hiệp được thành lập theo quyết định số 157 GP/TLDN doUBND tỉnh Nghệ An cấp ngày 05/03/1994 nay thay thế bằng quyết định thành lập

số 1210 GP/TLDN ngày 20/04/1999 Công ty đăng ký kinh doanh số 045410 củaUBND tỉnh Nghệ An cấp ngày 22/03/1994 nay thay thế bằng chứng nhận đăng kýkinh doanh (thay đổi lần thứ 5) cấp ngày 24/11/2006

Trong hơn 16 năm thành lập công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển,vững chắc về mọi mặt, thường xuyên kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực chỉhuy, điều hành, quản lý, đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học

kĩ thuật vào trong sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn trên các tỉnh, thành phốtrong cả nước

Từ cơ sở ban đầu sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, đến nay công ty đã xâydựng được trụ sở khang trang trên 10.000m2 Giờ đây, DN đã thực sự là một DN có

uy tín ở trên thị trường, đầy đủ năng lực để thi công các công trình giao thông cơ sở

hạ tầng, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư

3.2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

 Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây lắp thương mại trong cả nước với cácngành nghề kinh doanh như sau:

 Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, dân dụng, công nghiệp, côngtrình điện năng, nạo vét sông biển, sản xuất vât liệu xây dựng, xây lắp các công

Trang 32

trình điện tử, thí nghiệm VLXD phục vụ giám sát kiểm tra chất lượng công trình.Kinh doanh bất động sản, du lịch.

 Nhập khẩu thiết bị công trình, sửa chữa ô tô, máy móc, thiết bị công trình

 Kinh doanh mua bán máy móc thiết bị, vận tải hàng hóa siêu cường, siêutrọng

 Đặc điểm tổ chức, sản xuất kinh doanh của công ty

Hình thức đấu thầu là một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay của công ty

3.2.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty

Phụ lục 07 :Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty

 Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm pháp nhân trước chủ đầu tư trong côngviệc thực hiện dự án, đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệuquả cao Giao nhiệm vụ cho phó giám đốc điều hành chỉ đạo các công việc của cácphòng nghiệp vụ công ty và trên công trường

 Phó giám đốc công ty: Trực tiếp điều hành và giải quyết các mối quan hệgiữa văn phòng hiện trường và các đội thi công Tổ chức kiểm tra các hoạt động củacác phòng nghiệp vụ và công trường báo cáo cho giám đốc

 Các phòng nghiệp vụ:

 Phòng kỹ thuật, KCS: phụ trách công tác chuyên môn kỹ thuật, chất lượng

 Phòng kinh doanh: lập hồ sơ đấu thầu, làm hồ sơ hoàn công các công trình,Marketing, lập đề cương phát triển công ty

 Phòng tài vụ kế toán: Phụ trách thanh toán vốn, lập chứng từ, sổ sách kếtoán, báo cáo tài chính, phụ trách điều phối vật tư vật liệu phục vụ sản xuất Đồngthời kiểm toán tài sản, nguồn vốn công ty

 Phòng tổ chức hành chính:Phụ trách công tác tuyển dụng, bố trí săp xếp laođộng trong công ty Đồng thời hoạch định chiến lược về nhân lực trong công ty

Đấu thầu Thi công xây lắp Nghiệm thu bàn giao

Ngày đăng: 20/12/2014, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w