Nếu hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp không chịu thuế GTGT thì doanhnghiệp không được khấu trừ, hoặc hoàn số thuế GTGT đầu vào của những hàng hóa, dịch muavào phục vụ cho sản xuấ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ, Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu công tác kế toán, bản thân em nhận thấy công tácbáo cáo thuế là một phần hành rất quan trọng của công việc kế toán tại một doanh nghiệp Đây
là công việc thường kỳ phải làm tại doanh nghiệp và phải thực hiện kịp thời vì phải nộp báocáo thuế đúng hạn cho cơ quan thuế quản lý theo quy định của Nhà nước Tuy nhiên, đây cũngkhông phải là một công việc chỉ đơn thuần là báo cáo cho cơ quan thuế không thôi, mà côngviệc này cũng là một công việc được các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp (giám đốc hoặcchủ doanh nghiệp) rất quan tâm, bởi lẽ điều họ mong muốn cần biết là hàng tháng doanhnghiệp của họ phải nộp thuế tháng này là bao nhiêu? Hay tháng này doanh nghiệp của họ cóthể được hoàn thuế là bao nhiêu? Vì những khoản thu, chi này người điều hành doanh nghiệprất cần biết để có thể xác định khoản vốn lưu động của doanh nghiệp đang có và cần có trongtừng thời kỳ kinh doanh để từ đó họ có thể định liệu nhằm hạn chế những ảnh hưởng làm sailệch các quyết định của họ trong kinh doanh, nhất là những quyết định có liên quan đến tiềnvốn Hơn nữa, bản thân em đang còn là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, em biếtkhả năng mình chưa đủ sức để có thể đảm nhiệm hết vai trò công việc của một người kế toánhoàn chỉnh tại một doanh nghiệp nhỏ, hay một kế toán tổng hợp tại một doanh nghiệp lớn hoặcmột kế toán trưởng điều hành toàn bộ một phòng kế toán của một doanh nghiệp Thế thì emphải làm gì để trở thành một người vững vàng trong nghề kế toán tương lai của mình? Tất cảnhững kiến thức về nghề kế toán em đã được học ở trường nhưng hiện tại kiến thức thực tế emchưa có, còn rất nhiều bỡ ngỡ khiến em có nhiều trăn trở và suy nghĩ Em phải bắt đầu từ đâu?Cuối cùng em đã có một suy nghĩ là phải bắt đầu từ những công việc nhỏ đơn giản hơn, dễ làmhơn, và từ từ học hỏi rút kết ra những kinh nghiệm để có thể đến với những công việc lớn, khó
và phức tạp hơn, như thế em mới có được những kiến thức căn bản ban đầu trong nghề nghiệp
kế toán sau này Qua nghiên cứu tìm hiểu em nhận thấy phần hành kế toán làm báo cáo thuế vàhạch toán thuế là công việc cực kỳ quan trọng trong công tác kế toán Từ những lý do trên mà
em nghĩ mốc khởi điểm trong sự nghiệp kế toán của em là bắt đầu từ công việc làm báo cáo
Trang 2thuế Chính vì thế mà em muốn tìm hiểu về công việc này và muốn tìm hiểu thật sâu, để em cóthể thật sự nắm vững các nghiệp vụ kê khai thuế trước khi ra trường đi kiếm việc làm và đây là
lý do mà em đã chọn đề tài nghiên cứu là KẾ TOÁN BÁO CÁO THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Nghiên cứu được đề tài này em tin rằng em sẽkhông còn bỡ ngỡ nếu sau này em được giao cho làm công việc báo cáo thuế khi bắt đầu khởinghiệp
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Để bắt nhịp được với việc thâm nhập vào công việc nghiên cứu này, việc đầu tiên là emphải ôn tập lại những kiến thức đã được học ở nhà trường về thuế, về hạch toán kế toán - nhất
là về thuế Em đã tìm đến để liên hệ xin vào thực tập tại Cty TNHH Siamp Công ty tọa lạc tạiđịa chỉ : Khu công nghiệp Cát Lái , Phường Thành Mỹ Lợi ,Quận 2 ,Tp.Hồ Chí Minh Em trựctiếp đến tại doanh nghiệp để thực tập tìm hiểu công việc và làm việc như một kế toán thực thụcủa doanh nghiệp Tranh thủ học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của các anh chị kế toán tạidoanh nghiệp và những người đang làm kế toán ở những doanh nghiệp khác Nhờ ở tại môitrường công việc này, em được có cơ hội đi nộp báo cáo thuế tại cơ quan thuế, được có cơ hộigiao dịch với cán bộ thuế, được học hỏi thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiệp thực tế,thu thập được nhiều những thông tin cần thiết về kê khai thuế ở đây, nhất là hiểu biết thêmnhiều các văn bản về thuế như Thông tư, Nghị định, văn bản luật thuế
Được học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ kê khai thuế vànghiên cứu các văn bản thuế thật là một điều vô cùng quý báu Tuy nhiên, bên cạnh đó việcnghiên cứu đến các chứng từ, hóa đơn, chọn phương pháp kế toán và ghi chép sổ sách là mộtviệc làm rất cần thiết cho một người mới bắt đầu như em Nhận thức được điều này, em đãnhanh chóng tìm hiểu thực tế Vừa học hỏi vừa trực tiếp thao tác “ghi chép” trên máy vi tính Ởđây, phần lớn công việc kế toán của doanh nghiệp đều được thực hiện trên chương trình Excel.Công việc tuy có tính chất hơi “thủ công” một chút, nhưng lại rất có ích cho em vì có thể từ từhọc hỏi cặn kẽ và có cơ hội trau dồi rèn luyện từng nghiệp vụ ghi chép trên từng sổ kế toán,học hỏi được cách ghi chép sổ, nắm vững hơn quy trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ kếtoán, hiểu kỹ hơn việc kết chuyển số liệu từ nơi này sang nơi khác, hay có thể xem và đối chiếu
số liệu từ sổ này với sổ khác, mẫu biểu khác một cách linh hoạt, nhạy bén và nhanh nhẹn hơn.Còn nếu công việc kế toán của doanh nghiệp được thực hiện bằng chương trình phần mềm kếtoán được viết sẵn thì em khó có thể thâm nhập tìm hiểu được bởi vì mọi công việc ghi chép sổ
Trang 3theo từng nghiệp vụ kế toán trên màn hình giao diện nhập cơ sở dữ liệu, còn mọi công việc khókhăn khác còn lại là công việc của máy vi tính Chúng ta khó có thể hình dung nổi nó đã làmnhư thế nào mà khi vừa mới nhập xong nếu chúng ta cần xem sổ sách báo biểu là có ngay !Khó mà theo kịp để mà học hỏi Nhưng, em nghĩ rằng nó thật hiện đại,nhanh chóng và tiện ích
có điều với khả năng của em hiện giờ thì chưa nên tìm hiểu và dùng đến nó, em nên học hỏi để
có nhiều kinh nghiệm rồi mới nên thâm nhập đến công nghệ phần mềm cao cấp này
Qua những lần tìm hiểu học hỏi được những vấn đề gì quan trọng, em kịp thời ghi chépvào sổ ghi nhớ và những lúc rảnh rỗi ở nhà lại đem ra xem nghiên cứu tìm hiểu liên hệ vớinhững văn bản của Nhà nước đã ban hành quy định để đem ra áp dụng thực tế
Bên cạnh đó em cũng tìm hiểu thêm về lĩnh vực của ngành nghề sản xuất mộc và thịtrường của ngành này, tìm hiểu về quy trình sản xuất vì điều này em thấy ít nhiều có ảnhhưởng đến công việc hạch toán và báo cáo thuế
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Tùy theo các loại sắc thuế khác nhau mà công việc tổng hợp hạch toán và báo cáo thuế
có sự khác nhau về ý nghĩa, nội dung hạch toán, hình thức báo biểu (mẫu biểu báo cáo), thờigian lập và gửi báo cáo thuế cho cơ quan thuế Hiện nay ngành thuế nước ta đang thực hiện thuthuế một số sắc thuế sau :
- Thuế GTGT : Đây là một loại thuế quan trọng phát sinh kê khai có tính chấtthường xuyên, mỗi tháng kê khai một lần và được thực hiện sau khi kết thúc tháng phát sinh
- Thuế TNDN : Đây cũng là một loại thuế rất quan trọng được thực hiện kê khaitổng hợp thường xuyên và phải báo cáo kê khai cho cơ quan thuế hàng năm Kê khai tờ khaitạm nộp (dự kiến) cho cơ quan thuế vào đầu năm và phân bổ nộp đều cho 4 quý, sau đó cuốinăm quyết toán lại số liệu thực tế cả năm Doanh nghiệp sẽ nộp thêm nếu thực tế phát sinh sốthuế phải nộp cao hơn số thuế đã tạm trong năm, hoặc được bù trừ lại với số phải nộp của nămsau nếu doanh nghiệp đã nộp thừa
Ngoài các loại thuế cơ bản đã nêu trên còn nhiều sắc thuế khác như :
+ Thuế môn bài
+ Thuế Thu nhập cá nhân (hay còn gọi là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao).+ Thuế Tài nguyên
+ Thuế Tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế xuất nhập khẩu
+ ……
Trang 4Với một mức độ nghiên cứu hạn hẹp như vậy, nên trong báo cáo thực tập này em chỉxin trình bày hạn chế ở 02 loại thuế quan trọng mà doanh nghiệp em đang thực tập áp dụng, vàđây cũng là 02 loại thuế phổ biến thường gặp nhất ở bất kỳ một doanh nghiệp nào và cũng là
02 loại thuế có nhiều tranh luận bàn cãi nhất Đó là thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế Thunhập doanh nghiệp (TNDN) Vì vấn đề tính thuế TNDN liên quan đến hạch toán của các phầnhành kế toán khác, từ khâu xuất vật tư, vật liệu ra sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụcho sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí và thu nhập hoạt động tài chính nên ở đây
em cũng muốn đi sâu thêm một chút về các vấn đề hạch toán sổ sách kế toán của một số tàikhoản liên quan Công tác báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm cho cơ quan thuế khôngchỉ là nộp báo cáo quyết toán thuế không thôi mà còn phải nộp báo cáo tài chính của doanhnghiệp để cơ quan thuế xem xét đối chiếu, do đó ở đây em cũng trình bày cả về Báo cáo tàichính mà qua quá trình em thực tập tại đơn vị đã nghiên cứu được
Do có nhiều mặt hạn chế về thu thập số liệu, chứng từ nên em không thể thu thập được
số liệu của năm 2011, chỉ thu thập được một phần số liệu của năm 2010, và cũng do hạn chế vềcách trình bày nên em không thể trình bày hết toàn bộ phần số liệu của công ty trong năm 2010
mà chỉ xin trình bày số liệu của quý I/2010 Ở đây công ty thực hiện quyết toán một năm mộtlần vào cuối năm dương lịch (sau khi kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12) Sau khi nghiêncứu qua số liệu và việc thực hiện báo cáo cả năm của đơn vị, em ghi nhận số liệu quý I/2010 và
tự mình thực hiện lại phần sổ sách, cũng như các báo cáo quyết toán thuế lấy số liệu theo quý I/
2010 để làm báo cáothực tập và đồng thời qua đó cũng là để kiểm tra lại những kiến thức quaquá trình thực tập của mình
Một vấn đề hạn chế khó khăn trong phạm vi nghiên cứu ở đây nữa là : Do số liệu báocáo thực tập lấy vào thời điểm quý I/2010 mà thực tế đến nay có những chính sách quy định vềthuế của Nhà nước đã có sự thay đổi không còn phù hợp Vì vậy ở trong báo cáo thực tập chủyếu chỉ xin trình bày theo các quy định tại thời điểm quý I/2010 và nếu được có thể em xintrình bày thêm một chút về các quy định mới để tham khảo đối chiếu
4.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài “Kế toán báo cáo thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại công tyTNHH Siamp” được thực hiện sau đây với kết cấu gồm 4 chương:
- Chương 1 : Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Siamp
- Chương 2 : Cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
Trang 5bị bó hẹp trong không gian nhỏ hẹp khi mà nền kinh tế thị trường ngày càng lớn mạnh và chínhsách mở cửa khuyến khích đầu tư của Nhà nước ngày càng mở rộng nhất là lĩnh vực sản xuất,xuất khẩu đang được Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi thuận lợi Bản thân từng thành viêntrong công ty đã có những kinh nghiệm quản lý kinh doanh Từ những thuận lợi đó, họ đãquyết một lòng thành lập một công ty cùng bắt tay quyết chí làm ăn và Công ty TNHH Siamp
ra đời
1.1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN :
Trang 6Với nguồn vốn kinh doanh ban đầu còn ở mức khiêm tốn là : 1.000.000.000đ Sau 10năm hoạt động Công ty Siamp đã có những bước đi vững chắc, có nhiều khách hàng trong vàngoài nước, khẳng định công việc sản xuất kinh doanh ngày càng lớn mạnh của mình trênthương trường, đến nay công ty đã gia tăng thêm nguồn vốn kinh doanh của mình lên đến :7.500.000.000 đồng Công ty luôn xem trọng về chất lượng, thực hiện hoàn thành đúng hạnhợp đồng và đạt yêu cầu chất lượng của khách hàng nên đã luôn luôn kịp thời nắm bắt và ápdụng những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất Công ty đã nhập nhữngmáy móc hiện đại giúp giảm sức lao động chân tay, tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất.Sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, bền, đẹp thỏa mãn yêu cầu của khách hàng Công ty
đã nhanh chóng tìm được nhiều khách hàng nước ngoài, trong năm 2010 công ty đã đạt tỷ lệdoanh thu xuất khẩu là 79,60%
1.2 CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CTY TNHH SIAMP
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY SIAMP
1.3.1 Sơ đồ bộ máy công ty :
Trang 7SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY SIAMP
1.3.2 Chức năng của giám đốc và các bộ phận :
- Giám đốc : Đồng thời là chủ tịch Hội đổng thành viên - Chủ doanh nghiệp Có quyền
quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua ý kiến đồng tình nhất trícủa các thành viên trong công ty
- Phó giám đốc : Hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành sản xuất, kinh doanh Giám sát
nhân sự và giao nhận hàng hóa, nguyên vật liệu, giám sát tiến độ sản xuất tại phân xưởng đảmbảo kịp thời hoàn thành kế hoạch theo hợp đồng của khách hàng đúng hạn Hỗ trợ giám đốctrong việc kinh doanh như giao dịch với cơ quan Hải quan về nhập xuất vật tư, hàng hóa
Trang 8- Kế toán : Chịu trách nhiệm công tác kế toán, báo cáo thuế Hỗ trợ giám đốc trong
công tác xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tính toán kế hoạch sản xuất Giúp giámđốc quản lý vể tài chính, vốn …
- Bộ phận kho hàng : Theo dõi nhập, xuất hàng hóa vật tư, sản phẩm Mua hàng hóa,
nguyên vật liệu nhập kho Vận chuyển nguyên vật liệu gỗ về nhập kho Báo cáo kịp thời số liệuhàng xuất nhập tồn trong kỳ khi bộ phận kế toán hoặc giám đốc cần
- Phân xưởng sấy, tẩm : sấy khô và tẩm gỗ nguyên liệu, đảm bảo gỗ đạt chất lượng
theo tiêu chuẩn cho nhu cầu sản xuất
- Bộ phận kỹ thuật : Chịu trách nhiệm sửa chữa hệ thống điện và máy móc phục vụ
sản xuất Thiết kế khuôn, mẫu cho bộ phận phay, tiện chi tiết sản phẩm
- Bộ phận sản xuất : Sản xuất và hoàn thành sản phẩm theo đúng kế hoạch đề ra của
công ty Gồm các bộ phận :
+ Bộ phận chế biến gỗ : Cưa xẻ gỗ theo quy cách, ép keo tạo phôi gỗ…
+ Bộ phận phay, tiện : Phay, bào, tiện gỗ theo bảng vẽ thiết kế chi tiết từng bộ phận sảnphẩm theo đặt hàng của khách hàng
+ Bộ phận ráp sản phẩm : Lắp ráp hoàn thiện sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn
1.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SIAMP
Công ty Siamp là một đơn vị tư nhân áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nghiệp vụ kế toán phát sinh không nhiều, do đó công việc kế toán cũng nhẹ nhàng đơn giảnhơn những doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn Tại công ty ngoài Kế toán trưởng đảm nhiệmcông việc kế toán tổng hợp cả phòng, còn có một kế toán viên chuyên phụ trách phần kế toánthanh toán, viết phiếu thu, phiếu chi, theo dõi công nợ, thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…
và chịu trách nhiệm giao dịch với ngân hàng, cơ quan thuế… và còn có một nhân viên kế toánkho phụ trách kế toán kho theo dõi Sổ chi tiết xuất nhập tồn hàng hóa, vật tư, sản phẩm và Sổkho, viết phiếu xuất kho, nhập kho…
Sơ đồ Phòng kế toán của Cty TNHH Siamp :
Kế toán trưởng
Trang 9DANH MỤC CÁC TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
TRONG KỲ HẠCH TOÁN
TT
Tài
1 111 Tiền mặt tại quỹ
2 112 Tiền gửi ngân hang
3 1311-B Phải thu của khách hàng (ngắn hạn)-Cty BEECHROW
4 1311-L Phải thu của khách hàng (ngắn hạn)-Cty Long Vân
5 1311-R Phải thu của khách hàng (ngắn hạn)-XN Rostaining
6 1311-H Phải thu của khách hàng (ngắn hạn)-Cty Hưng Thuận I
7 133 Thuế GTGT đầu vào
18 3311-HA Phải trả cho khách hàng (ngắn hạn)-Cơ sở Hoàng Anh
19 3311-ĐL Phải trả cho khách hàng (ngắn hạn)-Cty Điện lực
20 3311-HT Phải trả cho khách hàng (ngắn hạn)-Cty Hiệp Thành
21 3311-KD Phải trả cho khách hàng (ngắn hạn)-Cty KoDa
22 3311-HH Phải trả cho khách hàng (ngắn hạn)-Cơ sở Huy Hoàng
23 3331 Thuế giá trị gia tăng đầu ra
24 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
25 3338 Các loại thuế khác
26 334 Phải trả CNV
27 4111 Nguồn vốn kinh doanh
Trang 1028 4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
29 4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
30 511 Doanh thu bán
31 632 Giá vốn hàng bán
32 635 Chi phí hoạt động tài chính
33 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
34 8211 Chi phí thuế TNDN
35 911 Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 11Hình thức kế toán áp dụng : Nhật ký chung
SƠ ĐỒ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
Ghi chú: - Ghi sổ hàng ngày
CHỨNG TỪ GỐC
SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT
BÀNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
SỔ NHẬT KÝ CHUNG - SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT
SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 12- Ghi sổ cuối tháng, quý, năm
- Đối chiếu
Chế độ kế toán áp dụng : Cty Siamp là một doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, nghiệp vụ
kinh tế phát sinh không nhiều Do đó, ở đây áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏđược ban hành kèm theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính
Khác với chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006của Bộ Tài chính, chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ bỏ bớt một số tài khoản như : 621,
622, 627, 641 Nghĩa là toàn bộ chi sản xuất kinh doanh hạch toán vào các tài khoản 621, 622,
627 được hạch toán thẳng vào TK 154-“CPSX KD dỡ dang”, còn các khoản chi phí hạch toánvào TK 641-“Chi phí bán hàng” thì hạch toán vào TK 642-“Chi phí quản lý doanh nghiệp”.Một số sơ đồ hạch toán quan trọng :
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA DOANH
NGHIỆP
TK 111, 131 TK 152, 153 TK 154 TK 155 TK 632
Mua NVL, CC-DC Xuất kho phục vụ Sản phẩm hoàn Xác định
sản xuất thành nhập kho giá vốn hàng bán
TK 133
Thuế GTGT đầu vào
Trang 13SƠ ĐỒ KẾ TOÁN XUẤT KHO HÀNG BÁN, GHI NHẬN DOANH THU
Trang 14GIÁ VỐN, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Thuế TNDN tạm Kết chuyển chi phí thuế
nộp theo kế hoạch quý xác định KQ HĐKD
Số thuế TNDN
được xác định phải
nộp thêm vào cuối năm
Trang 15Chênh lệch giữa số thuế tạm nộp hàng quý
trong năm lớn hơn số thuế TNDN thực tế
phải nộp và số thuế TNDN được miễn giảm
TK 421
Kết chuyển lãi
Kết chuyển lỗ
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN DOANH THU, THUẾ GTGT ĐẦU RA VÀ
KHẤU TRỪ THUẾ GTGT ĐẦU VÀO
TK 511 TK 111, 112, 131
Doanh Thu bán hàng
TK 3331
TK 133 Thuế GTGT đầu ra
Trang 16
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào
1.5 CHIẾN LƯỢC, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SIAMP TRONG TƯƠNG LAI.
1.5.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Công ty hiện đang thăm dò thị hiếu tiêu dùng của khách hàng các nước châu Âu, Bắc
Mỹ, Úc và Singapore nhằm có kế hoạch phát triển mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thươnghiệu vững mạnh Tham gia hội chợ triển lãm thương mại quảng bá mặt hàng sản xuất vàthương hiệu của mình với các khách hàng nước ngoài Tiến đến việc xây dựng tiêu chuẩn chấtlượng ISO tạo uy tín nhằm thu hút khách hàng tăng tỷ trọng doanh thu xuất khẩu
1.5.2 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Công ty đang lập dự án xây dựng thêm 02 xưởng sản xuất, nhập và đầu tư thêm dâychuyền máy móc hiện đại, đào tạo thợ chuyên nghiệp và có tay nghề cao đủ để đáp ứng nhucầu kỹ thuật sản xuất những sản phẩm đẹp, tinh xảo theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài,
có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác, tạo uy tín ngày càng cao trên thươngtrường Xu hướng sắp đến công ty nhận ký các hợp đồng sản xuất các sản phẩm bàn, ghế,
tủ từ nguyên liệu gỗ sồi nhập từ Nga, vì đây là mặt hàng hiện nay đang được các nước Châu
Âu, Bắc Mỹ ưa chuộng
Trang 17KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN
2.1 BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ :
2.1.1 KHÁI NIỆM VỀ THUẾ :
- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc có tính chất nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân vàoNgân sách Nhà nước dưới hình thức bằng tiền theo khả năng chịu thuế của mình nhằm đáp ứngnhu cầu chi tiêu của Nhà nước để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh quốcphòng và công tác quản lý Nhà nước Thuế còn là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhànước, có tác dụng điều phối thu nhập trong xã hội bằng việc chuyển bớt một phần thu nhập từmột đối tượng có thu nhập cao phục vụ cho lợi ích của xã hội như xây dựng cơ sở hạ tầng,công trình công cộng tức là đã có chuyển gián tiếp những khoản thu nhập này sang cho nhữngngười nghèo trong cộng đồng xã hội Nhà nước có thể dùng công cụ thuế suất, hay chính sáchthuế để hạn chế một số ngành nghề không khuyến khích, hạn chế nhập khẩu những hàng hóacần giảm bớt trong nước như : giảm xe ôtô, xe gắn máy để giảm bớt ách tắc giao thông, hoặc
để bảo hộ những doanh nghiệp sản xuất trong nước có cùng sản phẩm nhập khẩu
- Căn cứ thực hiện Hiến pháp năm 1992 chương V điều 80 quy định rõ: “Công dân cónghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo qui định của pháp luật”
- Ngân sách là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước
- Quản lý ngân sách ngành tài chính.:
+ Trung ương: Bộ tài chính
+ Tỉnh, thành phố : Sở tài chính
+ Quận, huyện: Phòng tài chính
- Nơi giữ tiền ngân sách là kho bạc nhà nước
- Nộp thuế theo khả năng chịu thuế nghĩa là vốn cao, lãi nhiều thì phải nộp thuế cao vàlợi nhuận
- Lấy từ thuế để chi, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng
Trang 18Thuế xuất hiện và tồn tại khi xã hội đó phải có hai điều kiện:
- Xã hội đó phải có nhà nưóc
- Nền sản xuất phải có thặng dư nghĩa là sản xuất kinh doanh không những để bù đắp
cho chi phí đã bỏ ra mà phải có lợi nhuận cao
2.1.3 BẢN CHẤT CỦA THUẾ:
- Thuế luôn gắn liền với nhà nước vì nó làm thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước
hay là công cụ của nhà nước, nên bản chất của thuế bao giờ cũng mang bản chất của nhà nước
2.1.4 VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước vì:
Các nguồn thu gồm:
- Thu từ thuế
- Thu từ lợi tức cổ phần của nhà nước
- Thu từ các khoản viện trợ hoàn lại và không hoàn lại
- Thu từ càc khoản tín dụng của nhà nước và các tổ chức tài chính quốc tế
- Thu từ phát hành xổ số và bảo hiểm
- Thu từ các khoản phí và lệ phí, tiền phạt
Trong các nguồn thu trên thì có thuế là chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu vìvậy thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách
Thuế góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Do thuế có chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế ở từng đơn vị, từng tổchức, từng địa phương, từng khu vực trong ngành kinh tế
Từ đó nắm được những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại và kịp thời phản ánh cho các
cơ quan chức năng của nhà nước, giúp cho nhà nước đề ra những chủ trương chính sách và cácbiện pháp hợp lý, khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển kinh tế
Trang 19- Thuế phân phối các nguồn lực.
- Tái phân phối về thu nhập
- Ổn định nền kinh tế
- Thuế góp phần thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, góp phần thực hiệncông bằng xã hội
- Nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển
- Những chính sách thuế của nhà nước được ban hành đều được áp dụng Thủ Thiêmtrong các thành phần kinh tế
- Trong từng chính sách thuế đều có quy định các đối tượng; các trường hợp được miễngiảm thuế
- Thuế còn giúp đảm bảo về an ninh chính trị quốc phòng
2.1.5 HỆ THỐNG THUẾ CỦA NƯỚC TA :
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế thu nhập đối với có thu nhập cao
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế tài nguyên
- Thuế môn bài
- Thuế nhà, đất
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thu tiến sử dụng đất
- Giá các loại đất
- …
2.1.6 PHÂN LOẠI THUẾ:
* Thuế gián thu:
- Là loại thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ nhằm độngviên đóng góp của người tiêu dùng Tính chất của loại thuế này là người nộp thuế không phải
là người chịu thuế Đó là các loại thuế như:
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế giá trị gia tăng
Trang 20+ Thuế xuất nhập khấu…
* Thuế trực thu:
- Là loại thuế mà tính chất của nó là người trực tiếp nộp thuế đồng thời cũng là ngườitrực tiếp nộp thuế Đó là thuế:
+ Thuế thu nhập cá nhân
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2 KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN 2 LOẠI THUẾ GTGT VÀ TNDN
Tính đến hết quý I/2010 Nhà nước ta vẫn đang thực hiện theo 02 thông tư :
_Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày08/12/2008 của Chính phủ
_Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của bộ tài chính hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hànhNghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Tuy nhiên hiện nay Thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN được sửađổi bổ sung bằng Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011
Dưới đây em xin trình bày vắn tắt 02 loại thuế GTGT và TNDN theo hướng dẫn của 02Thông tư số 129/2008/TT-BTC và Thông tư số 130/2008/TT-BTC và chỉ xin nêu những vấn
đề thật cụ thể, chủ yếu có liên quan tương đối đến Cty TNHH Siamp đang thực tập và phổ biến
ở các doanh nghiệp
2.2.1 THUẾ GTGT VÀ THÔNG TƯ 129/2008/TT-BTC :
2.2.1.1 KHÁI NIỆM THUẾ GTGT :
- Là loại thuế gián thu, thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ từ sản xuấtlưu thông đến tiêu dùng
- Thuế GTGT mang tính chất gián thu được cấu thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụnhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng cho Ngân sách nhà nuớc Do đó khoảnthuế này do người tiêu dùng chịu và nộp gián tiếp cho Nhà nước qua người bán, nghĩa là ngườibán khi bán hàng đã tính cộng phần thuế này vào trong giá bán sau đó tính và trích ra nộp vàoNgân sách Nhà nước Người bán đóng vai trò là người thu hộ cho Nhà nước
2.2.1.2 ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT, ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ KHÔNG CHỊU THUẾ :
Trang 21Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuếGTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là
cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoàichịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT
* Đối tượng chịu thuế GTGT:
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêudùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừcác đối tượng không chịu thuế dưới đây :
* Đối tượng không chịu thuế GTGT :
- Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sảnnuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thườngcủa tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu
- Chuyển quyền sử dụng đất
- Dịch vụ tín dụng và quỹ đầu tư; các hoạt động chuyển nhượng vốn theo Pháp luật và
hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế như nhiên liệu, nguyên vậtliệu, phụ tùng, nước và các loại thực phẩm, suất ăn phục vụ hành khách, dịch vụ vệ sinh chotầu biển, máy bay, tầu hoả quốc tế, bốc xếp hàng hóa xuất khẩu
- Chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính, trừ phần mềm xuất khẩu
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ.
- Hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân thángthấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước Thu nhập đượcxác định bằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ (-) chi phí hợp lý của hoạt động kinhdoanh đó
Nếu hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp không chịu thuế GTGT thì doanhnghiệp không được khấu trừ, hoặc hoàn số thuế GTGT đầu vào của những hàng hóa, dịch muavào phục vụ cho sản xuất kinh doanh có liên quan đến doanh thu không chịu thuế GTGT, màtoàn bộ thuế GTGT đầu vào này được hạch toán vào chi phí theo đối tượng hạch toán liênquan
2.2.1.3 CĂN CỨ TÍNH THUẾ GTGT : Căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế
suất
* Giá tính thuế GTGT:
Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
Trang 22- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đốitượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt (TTĐB) là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thuthêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu vàphí cơ sở kinh doanh phải nộp ngân sách nhà nước
Ví dụ : Các doanh nghiệp bán xăng dầu khi bán hàng thu thêm phí giao thông (còn gọi
là phí xăng dầu) nhưng không tính thuế GTGT đầu ra trên phần thu phí này mà chỉ tính trên giátrị xăng dầu bán ra
- Giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu bao gồm giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+)
với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) thuế TTĐB (nếu có) Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làmcăn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
Nếu hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giáhàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đãđược miễn, giảm
- Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay lương thìgiá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùngloại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này
Riêng hàng hóa cho biếu, tặng nhằm mục đích khuyến mãi, quảng cáo thì không tínhthuế đối với hàng hóa này
- Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ xuất cho tiêu dùng nội bộ không nhằm phục vụ sản xuấtkinh doanh, hoặc để sản xuất hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì vẫn phải tính thuếGTGT và giá tính thuế là giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tạicùng thời điểm phát sinh Nhưng hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyểnkho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất,kinh doanh không phải tính và nộp thuế GTGT
- Dịch vụ cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi,phương tiện vận chuyển; máy móc thiết bị v.v Giá để tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa cóthuế
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả một lầnchưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trảgóp từng kỳ
Trang 23gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bênnhận gia công phải chịu.
- Đối với xây dựng, lắp đặt
+ Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế bao gồm
cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.
+ Đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tínhthuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT
+ Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặcgiá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao thì giá tính thuế tính theo giá trị hạngmục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT
- Đối với vận tải, bốc xếp, giá tính thuế là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuếGTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại
- Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vécước vận tải, vé xổ số kiến thiết ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa cóthuế được xác định như sau :
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem )Giá chưa có thuế GTGT = -
1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó
* Thuế suất thuế GTGT : Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng
như sau:
+ Thuế suất 0% : Đối với các hàng hóa, dịch vụ sau :
- Mức thuế suất này được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, hàng hóa gia
công xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT Nghĩa là loại hàng hóa,dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT ở khâu mua bán nội địa khi bán xuất khẩu sẽ đượchưởng thuế suất 0%
- Hàng hóa xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài kể cả ủy thác xuất khẩu, báncho doanh nghiệp khu chế xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định củaChính phủ
Cũng cần phân biệt sự giống và khác nhau giữa vấn đề chịu thuế suất 0% không chịuthuế GTGT Giống nhau là đều không có thuế GTGT đầu ra Nhưng đối tượng không thuộcdiện chịu thuế GTGT đầu ra sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng có liênquan đến chi phí đầu vào làm ra hàng hóa không thuộc diện chịu thuế đó Còn đối tượng thuộcdiện chịu thuế GTGT theo thuế suất 0% thì được khấu trừ 100% thuế GTGT đầu vào Do đó
Trang 24phần lớn những doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu lớn ít khi nào trực tiếp nộp thuế GTGTvào Ngân sách Nhà nước mà lại thường xuyên hoàn thuế GTGT.
+ Thuế suất 5% : Đối với các hàng hóa, dịch vụ sau :
- Sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng) bao gồm sản phẩm cơ khí nói chungdùng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Ôtô, các phương tiện vận tải chịu thuế suất 5% nhưng trừ ô tô chịu thuế TTĐB, xe gắnmáy thì chịu thuế suất 10% Phụ tùng của xe ôtô chịu thuế TTĐB vẫn áp dụng thuế suất 5%.Phụ tùng xe gắn máy chịu thuế suất 5%
- Vận tải hàng hoá, hành khách quốc tế
Vận tải quốc tế bao gồm vận tải của nước ngoài hoặc của các cơ sở kinh doanh vận tảitrong nước tham gia vận tải hàng hoá, hành khách từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại,vận tải hàng hoá giữa các cảng nước ngoài
Trường hợp trong hợp đồng vận tải có cả chặng vận tải nội địa mà không tách đượcdoanh thu vận tải nội địa, quốc tế thì doanh thu không chịu thuế GTGT bao gồm cả doanh thuvận tải nội địa
- Các loại công cụ sản xuất như máy khoan, máy cơ khí nông nghiệp nhỏ, máy cưa cácloại, máy bào, máy tuốt lúa, máy bơm nước có công suất trên 10 m3/h; máy móc, công cụ làmđất và thu hoạch chịu thuế suất 5%
- Các sản phẩm là công cụ sản xuất nhỏ như : kìm, búa, cưa, đục, xẻng, cuốc, liềm hái,
- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá
- Dịch vụ khoa học và công nghệ bao gồm các hoạt động ứng dụng, hướng dẫn về khoahọc, kỹ thuật
- Đất, đá, cát, sỏi, đá mài.(không bao gồm các sản phẩm được làm từ đất, đá, cát, sỏinhư đá xẻ, đá ốp lát, ganitô)
- Ván ép nhân tạo được sản xuất từ các nguyên liệu như tre, nứa, bột gỗ, dăm gỗ, sợi
gỗ, mùn cưa, bã mía, trấu được ép thành tấm, không bao gồm sản phẩm gỗ dán
- Lốp và bộ xăm lốp cỡ từ 900 - 20 trở lên
Trang 25- Máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy (bao gồm cả máy vi tính
các loại và các bộ phận của máy vi tính, máy in chuyên dùng cho máy vi tính), trừ bộ phận lưugiữ điện
- Vận tải, bốc xếp bao gồm hoạt động vận tải hàng hoá, hành lý, hành khách và bốc xếphàng hoá, hành lý
- Sản phẩm hóa chất (trừ hoá chất cơ bản ), mỹ phẩm;
- Dây dẫn điện, dây điện thoại, các loại dây dẫn khác (trừ các loại dây là sản phẩm mới qua công đoạn cán, kéo).
- Que hàn.
- Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren.
- Giấy và sản phẩm bằng giấy (trừ giấy in báo)
- Sản phẩm bằng da, giả da
- Gỗ và sản phẩm bằng gỗ; nhựa; xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác (trừ các
sản phẩm thuộc nhóm thuế suất 5% như sắt xây dựng)
- Xây dựng, lắp đặt.
- Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông và Internet
- Cho thuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải
- Dịch vụ tư vấn pháp luật và các dịch vụ tư vấn khác
- Dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát, thiết kế; bảo hiểm, kể cả môi giới bảo hiểm (trừloại bảo hiểm không chịu thuế GTGT)
- Chụp ảnh, in ảnh, phóng ảnh; Vd: chụp ảnh sản phẩm để làm catalogue
- Dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Đại lý tàu biển.
- Dịch vụ môi giới.
- Các loại hàng hóa, dịch vụ khác không quy định tại các loại thuế suất trên
Dịch vụ sửa chữa, bảo hành áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% Riêng sửa chữa máy
Trang 26móc, thiết bị, phương tiện vận tải là sản phẩm cơ khí áp dụng thuế suất 5%.
Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suấtthuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng đó
2.2.1.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.
Có hai phương pháp tính thuế GTGT : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tínhtrực tiếp trên GTGT Ở đây em chỉ xin chỉ trình bày phương pháp tính thuế theo phương phápkhấu trừ vì đây là phương pháp có liên quan đến đề tài
- Xác định thuế GTGT phải nộp :
thuế GTGT = GTGT - đầu vào được
phải nộp đầu ra khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán
ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
Khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT, tính vàthu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra Trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa cóthuế, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT và tổng giá tiền thanh toán Nếu người viết hóađơn không ghi giá chưa thuế thì giá thanh toán được xem như là giá tính thuế GTGT (giá chưathuế)
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên các hoá đơn
GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả TSCĐ) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩuhoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính ápdụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam khôngthuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thuế GTGT của những hàng hóa, dịch vụ mua vào không phục vụ cho việc sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp thì không được hạch toán vào thuế GTGT đầu vào để tính thuếGTGT đầu vào khấu trừ
Các hóa đơn đặc thù, phiếu, vé, tem …có mệnh giá là giá đã có thuế thì tính thuế
Trang 27Mệnh giá (trên phiếu, vé, tem,…)Thuế GTGT đầu vào =
1 + Thuế suất
Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ :
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sảnxuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào của những hànghóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuếGTGT thì không được khấu trừ nhưng được hạch toán tính vào chi phí theo đối tượng hạchtoán liên quan
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào củahàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuếGTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hoá, dịch vụ không chịuthuế GTGT
Đối với TSCĐ mua vào sử dụng riêng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụkhông chịu thuế thì thuế GTGT của TSCĐ được tính vào nguyên giá của TSCĐ
Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng chosản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT Nếu hàng hóa,dịch vụ sử dụng chung cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịuthuế GTGT mà không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ, thì thuế đầu vào đượckhấu trừ trong tháng được tạm tính theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hóa, dịch vụ chịu thuếGTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra Doanh nghiệp khi gửi báo cáo thuế
cho cơ quan thuế phải kèm theo Bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua
vào được khấu trừ trong kỳ (mẫu số 02B/GTGT) xác định thuế GTGT được khấu trừ trong
kỳ Cụ thể cách tính như sau :
+ Tổng doanh thu trong kỳ :P
+ Doanh thu chịu thuế GTGT : p
+ Tỷ lệ tính thuế GTGT đầu vào khấu trừ : I = P/p
+ Tổng số thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ : T
+ Thuế GTGT đầu vào tạm tính khấu trừ trong tháng : t = I x T
- Hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm
Trang 28của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này đượctính vào giá trị hàng hoá tổn thất phải bồi thường, không được tính vào số thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp.
- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kêkhai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng haycòn để trong kho Nếu chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các thángtiếp sau, thời gian tối đa là 06 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh Ví dụ : Doanhnghiệp có hóa đơn đầu vào phát sinh tháng 11/2010 thì hóa đơn trên có thể kê khai khấu trừ trễtối đa trên Tờ khai thuế tháng 4/2011
Nói tóm lại những đơn vị có những hoạt động không mang tính chất sản xuất kinhdoanh, hoặc sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, khôngthuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì toàn bộ số thuế GTGT đầu vào của những hàng hóa, dịch
vụ mua vào không được tính khấu trừ hay hoàn thuế Ví dụ : những hoạt động giáo dục củanhững trường học, Trạm điều dưỡng….Nhưng nếu những đơn vị này có phát sinh đối tượng làhàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT thì phải hạch toán tính riêng phần thuế GTGTđược khấu trừ để kê khai tính và nộp thuế GTGT đầu ra cho Nhà nước
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điềukiện và các thủ tục sau:
Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa
Tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đã
xuất khẩu
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất trả hàng gia công cho nước
ngoài, doanh nghiệp chế xuất
Không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp: hoá đơn GTGT sửdụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừtrường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác địnhđược người bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống(không bán hàng hóa, dịch vụ); hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hóa, dịchvụ
* HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ MUA BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ:
Trang 29Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng
từ theo quy định của Pháp luật
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT, kể cả trường
hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB (trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặcthù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT)
- Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoáđơn Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoàigiá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bánchưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trêngiá thanh toán
Hoá đơn, chứng từ hợp pháp là:
- Hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành do cơ quan thuế cung cấp cho các
cơ sở kinh doanh
- Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đã được cơquan Thuế chấp nhận cho sử dụng
- Các loại hoá đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng
Hiện nay, Theo Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 Bộ Tài chính ban hànhhướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ thì các doanh nghiệp cóvốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên sử dụng hóa đơn do doanh nghiệp tự in Doanh nghiệp còn lại
có thể phải đặt in hóa đơn ở bên ngoài Ngoài ra, Thông tư còn quy định việc sử dụng hóa đơnđiện tử trong một số giao dịch
*Một số trường hợp thường gặp khi sử dụng hóa đơn :
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuếbán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; bán cho đối tượng được miễnthuế GTGT; bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ phải sử dụng hoá đơn GTGT Trên hoá đơn GTGTchỉ ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi vàgạch bỏ
- Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hàng hoá xuấtkhẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu), thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, khi xuấtkhẩu hàng hoá sử dụng hoá đơn GTGT
Khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, nếuchưa có căn cứ để lập hoá đơn GTGT cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Trang 30do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành kèm theo Lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưuthông hàng hoá trên thị trường Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, cơ sở lậphoá đơn GTGT cho hàng hoá xuất khẩu.
- Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyếnmại:
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá xuất để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo phục vụcho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, cơ sở sử dụng hoá đơn GTGT,trên hoá đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay khuyến mại,quảng cáo không thu tiền dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá xuất dùng để trao đổi, thưởng hoặc trả thay tiền lươngcho người lao động, tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụcho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì cơ sở phải lập hoá đơnGTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT nhưhoá đơn xuất bán hàng hoá cho khách hàng
- Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa đơn thì trên hóa đơn: ghi giá bán đã giảm,
thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT
-Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhậnhàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trảlại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn,
trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế
GTGT Hoá đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuếGTGT đã kê khai
- Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mứcquy định không phải lập hoá đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoáđơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ (mẫu số06/GTGT) để làm căn cứ tính thuế
2.2.1.5 CHẾ ĐỘ KÊ KHAI THUẾ GTGT:
- Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính thuế theo phương phápkhấu trừ phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT) từngtháng kèm theo các bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định (01-1/GTGT, 01-2/GTGT) Thời gian gửi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 củatháng tiếp theo
Trang 31Tại thời điểm quý I/2010 áp dụng mẫu 01/GTGT ban hành theo Thông tư số 60
/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 đồng thời có kèm theo mẫu Tờ khai này các mẫu Bảng giải
trình Tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01-3/GTGT) nếu doanh nghiệp trong tháng có điều chỉnh
số liệu doanh số, thuế đầu vào, đầu ra và Bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
mua vào được khấu trừ trong kỳ (mẫu số 01-4A/GTGT) nếu doanh nghiệp có sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế
Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế GTGT phát sinh là thời điểm cơ sở kinhdoanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng sử dụng (đối với trường hợp bán theo hìnhthức trả góp) hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua, không phân biệt người mua đã trảtiền hay chưa trả tiền
2.2.1.7 QUYẾT TOÁN THUẾ GTGT :
Căn cứ theo Thông tư 127/2004/TT-BTC ngày 27/12/2004 của Bộ tài chính sửa đổi bổsung Thông tư 120/2003/TT-BTC thì doanh nghiệp không phải thực hiện lập Tờ khai Quyết
toán thuế GTGT như các loại thuế khác mà chỉ thực hiện lập Bảng kê khai điều chỉnh thuế
GTGT được khấu trừ năm (mẫu số 02C/GTGT) tính phân bổ lại số thuế GTGT được khấu trừ
cho cả năm và bù trừ với số thuế GTGT đầu vào đã tạm tính khấu trừ trong năm để xác định sốthuế GTGT đầu vào được khấu trừ thừa, thiếu và điều chỉnh tổng hợp lại ở chỉ tiêu số 23 trên
tờ khai thuế GTGT của tháng điều chỉnh năm sau
2.2.1.8 CHẾ ĐỘ HOÀN THUẾ GTGT :
Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước hoàn trả lại số tiền thuế GTGT đầu vào chưa khấutrừ hết hoặc số thuế GTGT nộp thừa cho doanh nghiệp theo những trường hợp được quy địnhsau :
Trang 32- Số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra liên tục trên 3 tháng (khôngphân biệt niên độ kế toán) chưa khấu trừ hết.
- Doanh nghiệp xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trongtháng từ 200 triệu đồng trở lên
- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản
có số thuế GTGT nộp thừa, cơ sở kinh doanh có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số tiềnthuế GTGT nộp thừa
- Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
2.2.1.9 HỒ SƠ HOÀN THUẾ GTGT:
Hồ sơ hoàn thuế GTGT về cơ bản phải gồm :
- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT
- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, sốthuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế
GTGT đầu vào, đầu ra (mẫu số 01- 1/GTGT, 01-2/GTGT).
Ngoài các hồ sơ trên, tùy theo từng trường hợp hoàn khác nhau mà doanh nghiệp cònphải có thêm một số hồ sơ chứng từ kèm theo, ví dụ như : Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu
có số thuế hoàn theo tháng trên 200 triệu đồng phải có thêm bảng kê tổng hợp các Hợp đồngxuất khẩu, Hóa đơn GTGT, Tờ khai xuất khẩu, Chứng từ thanh toán qua ngân hàng, …
2.2.2 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP :
Nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ 90 phát triển nhanh, mậu dịch quốc tế của ViệtNam ngày càng mở rộng và tham gia vào các khối liên kết kinh tế quốc tế đã và đang trở thànhmột xu hướng tất yếu của chính sách mở cửa Thuế Lợi tức được hiện từ năm 1990 đã phát huytích cực và đáp ứng được một số yêu cầu về thu ngân sách cũng như góp phần kích thích nước
ta phát triển kinh tế Tuy nhiên đứng trước các yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, thuế Lợitức thể hiện nhiều hạn chế như : thiếu Thủ Thiêm, thiếu tính công bằng, tên gọi chưa phù hợp Thuế TNDN được ban hành nhằm khắc phục hạn chế của thuế Lợi tức trước đây
2.2.1.1 KHÁI NIỆM VỀ THUẾ TNDN : Là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau
khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập
*Tác dụng :
- Là công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và động viênmột phần thu nhập vào Ngân sách Nhà nước
Trang 33- Đảm bảo sự đóng góp công bằng hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinhdoanh có thu nhập.
2.2.1.2 ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TNDN :
- Tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm : Doanh nghiệp Nhà nước, Cty cổ phần, CtyTNHH, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài kinhdoanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức chính trị-xãhội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Cá nhân và nhóm các cá nhân kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập như bác sỹ, luậtsư…, cá nhân cho thuê tài sản
- Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam :
là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty nước ngoài tiến hành một phần hay toàn
bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập
- Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Namnhư : cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công nghệ, góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu,trái phiếu…
có thu nhập cao từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
N h à n ư ớ c t ạ m t h ờ i c h ư a t h u t h u ế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình
và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm trồng trọt, chănnuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho đến khi có quy định của Chính phủ
2.2.1.4 CĂN CỨ TÍNH THUẾ :
Trang 34Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất.
* Thu nhập chịu thuế :
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác, trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thunhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thìdoanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuếthu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch Trường hợp cơ sở kinh doanh ápdụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính ápdụng
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí hợp lý trong kỳ + Thu nhập khác
Doanh thu : là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ
thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thuđược tiền Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ doanh thu không baogồm thuế GTGT
- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:+ Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc xuất hoá đơnbán hàng
+ Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc xuất hoá đơn bán hàng
- Một số trường hợp cụ thể về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế :
Hàng hóa, dịch vụ trao đổ, biếu tặng : giá bán của hàng hoá, dịch vụ cùng
loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng
Sản phẩm tự dùng : là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó.
Gia công hàng hoá : là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu,
động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công
Hoạt động cho thuê tài sản : là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng
Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịuthuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước
Hoạt động tín dụng : là lãi cho vay phải thu
Trang 35 Vận tải hàng không : là toàn bộ số tiền được hưởng từ việc vận chuyển hành khách,
hành lý, hàng hoá, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền Thời điểm xácđịnh doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm hoàn thành dịch vụ vận chuyển
Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức chia sản phẩm : Doanh
thu để tính thu nhập chịu thuế là :
- Giá bán hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá bán tại thị trường ViệtNam
- Giá F0B tại các cửa khẩu xuất khẩu hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu
* C á c k h o ản c h i ph í h ợ p l ý đ ư ợ c t r ừ đ ể t í nh t h u nh ậ p c h ị u t h u ế :
Nguyên tắc chung để xác định chi phí hợp lý trong Luật thuế TNDN là :
- Các khoản chi phải liên quan đến doanh thu để tính thuế và thu nhập chịu thuế
- Khoản chi thực tế phải có chứng từ, hóa đơn hợp pháp
- Mức chi phải hợp lý
a) Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) : Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày
20/10/2009 của Bộ tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
- Tài sản được coi là TSCĐ thì phải hội đủ 3 tiêu chuẩn : Chắc chắn thu được lợi íchkinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, giá trị của nó phải lớn hơn 10 triệu đồng, thờigian sử dụng từ 1 năm trở lên
- TSCĐ được trích khấu hao vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ TSCĐ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh
+ TSCĐ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứngminh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của CSKD
TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục được sản xuất kinh doanh hoặc chờthanh lý thì không được trích khấu hao
- Việc trích và thôi KH TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng
b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá : được tính theo định mức
tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho (xác định theo phương pháp FIFO, LIFO, đíchdanh, hoặc bình quân gia quyền)
- Định mức tiêu hao vật tư hợp lý do giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh xây dựng vàquyết định Tổng giám đốc xây dựng định mức tiêu hao vật tư để trình Hội đồng quản trị phêduyệt Kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán vật tư, phân tích tình hìnhthực hiện định mức tiêu hao vật tư và phải báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan thuế
Trang 36- Mọi trường hợp tổn thất vật tư, hàng hoá đều không được tính giá trị vật tư, hàng hoátổn thất vào chi phí hợp lý
- Giá trị vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho :
+ Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : là giá
không có thuế GTGT của vật tư, hàng hoá mua ngoài và các dịch vụ liên quan;
- Giá trị vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho gồm :
b.1- Vật tư, hàng hoá mua ngoài :
- Giá mua vật tư, hàng hoá trong nước gồm : giá mua ghi trên hoá đơn của người bánhàng, cộng (+) chi phí thu mua, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phí bảo hiểm, tiền thuêkho bãi, phí chọn lọc, tái chế
- Giá mua vật tư, hàng hoá nhập khẩu là giá thanh toán, cộng (+) thuế nhập khẩu, thuếtiêu thụ đặc biệt, các khoản phụ thu theo quy định của Nhà nước (nếu có), cộng (+) chi phí vậnchuyển, bốc xếp, bảo quản, thuê kho bãi Giá thanh toán đối với vật tư, hàng hoá nhập khẩuđược xác định:
+ Theo giá thực thanh toán nếu cơ sở kinh doanh kê khai giá tính thuế nhập khẩu theogiá hợp đồng ngoại thương cao hơn giá thực thanh toán
+ Theo giá kê khai tính thuế nhập khẩu nếu cơ sở kinh doanh kê khai giá tính thuếnhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thương thấp hơn giá thực thanh toán
b.2- Đối với vật tư tự chế : là giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí thực tế phát
sinh trong quá trình tự chế
b.3 - Đối với vật tư thuê ngoài gia công, chế biến :là giá vật tư thực tế xuất kho giao
gia công cộng (+) với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ
Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, vật tư; thuê ngoài gia công chế biến vật tư, hàng hoá;thuê vận chuyển, bốc xếp, bảo quản vật tư, hàng hoá phải có hoá đơn, chứng từ theo chế độquy định
Hàng hóa, vật tư nguyên liệu mua SXKD phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp
Mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ… của người nông dân trực tiếp làm ra;
và một số dịch vụ của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quyđịnh thì được lập bảng kê trên cơ sở chứng từ thanh toán của người bán hàng hoá, cung cấpdịch vụ (mẫu số 01/TNDN) Giám đốc doanh nghiệp duyệt chi theo bảng kê và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của bảng kê
c) Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp; tiền ăn giữa ca :
Trang 37- Chi phí tiền lương của cơ sở kinh doanh bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, cáckhoản phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động Chi phí tiềnlương phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tậpthể.
Hàng năm, cơ sở kinh doanh phải đăng ký với cơ quan thuế về tổng quỹ lương phải trảtrong năm, căn cứ và phương pháp xây dựng tổng quỹ lương cùng với việc nộp Tờ khai thuếthu nhập doanh nghiệp
- Chi phí tiền ăn giữa ca do giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh quyết định phù hợpvới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nhưng phải đảm bảo mức chi hàng tháng cho mỗi người laođộng không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước
d) Chi phí dịch vụ mua ngoài:
- Điện; nước; điện thoại; văn phòng phẩm; tiền thuê kiểm toán; tiền thuê dịch vụ pháplý; tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người; tiền thuê thiết kế, xác lập và bảo vệnhãn hiệu hàng hoá
- Chi phí thuê sửa chữa TSCĐ
- Tiền thuê TSCĐ hoạt động theo hợp đồng thuê Trường hợp trả tiền thuê TSCĐ mộtlần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo sốnăm sử dụng TSCĐ
- Công tác phí bao gồm: chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú
- Phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định của Bộ Luật lao động
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định
e) Các khoản chi:
- Các khoản chi cho lao động nữ : Đào tạo lại nghề, chi khám sức khỏe thêm 1 lầntrong năm, bồi dưỡng sau sinh con, phụ cấp làm thêm giờ thay vì được nghỉ theo chế độ quyđịnh
- Chi bảo hộ lao động hoặc chi trang phục
- Trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ kinhphí cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh
- Chi trả lãi tiền vay
Các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ, cơ sở kinh doanhkhông được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế
Trang 38- Khoản trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi,
dự phòng giảm giá chứng khoán, trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
- Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ hiện hành
- Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,bốc xếp, thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm, hàng hoá
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đốingoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác theo số thực chi nhưngtối đa không quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 10 của mục này.Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp chi phí hợp lý để xác định mức khống chế khôngbao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra
- Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm:
+ Thuế xuất khẩu
+ Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu không đủ điều kiện được khấutrừ và hoàn thuế theo quy định Thuế GTGT đầu vào quá thời hạn được kê khai, khấu trừ thuếtheo quy định
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế môn bài
+ Thuế tài nguyên
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà, đất
+ Tiền thuê đất
+ Các khoản phí, lệ phí mà cơ sở kinh doanh thực nộp vào ngân sách Nhà nước theoquy định của pháp luật về phí, lệ phí
* Các khoản không được tính vào chi phí hợp lý:
- Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu haohợp lý
-Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng laođộng theo quy định của pháp luật về lao động, trừ trường hợp thuê mướn lao động theo vụviệc
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công tyhợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên củahội đồng quản trị của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không trực tiếp tham
Trang 39- Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi hết.
- Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định hoặc chứng từ khônghợp pháp
- Các khoản tiền phạt vi phạm luật giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinhdoanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính vềthuế và các khoản phạt khác
- Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như : chi về đầu
tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương; chi từ thiện
và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế
- Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ:
- Chi sự nghiệp
- Chi phí khám sức khỏe thêm trong năm, thai sản lần thứ nhất hoặ lần thứ 2
- Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất
- Các khoản chi khác do nguồn kinh phí khác đài thọ
- Chi phí không hợp lý khác.
* C á c k h o ản t h u nh ậ p c h ị u t h u ế k h á c :
- Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi bán hàng trả chậm
- Lãi do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khóđòi, dự phòng giảm giá chứng khoán
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi được
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ
- Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm hợpđồng kinh tế
- Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của nhữngnăm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra
- Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêuthụ
- Quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, bằng tiền
* Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp :
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 25%
2 2 2 5 K Ê K H A I T H U Ế T H U N HẬ P D OA N H N G H I Ệ P
Trang 40Căn cứ trên số liệu báo cáo quyết toán thuế TNDN của năm trước và những thông tin
về thị trường, tình hình và khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm để dựkiến kê khai trên Tờ khai thuế TNDN số doanh thu, chi phí, lợi nhuận và xác định số thuếTNDN phải tạm nộp trong năm Thời gian thực hiện kê khai và nộp cho cơ quan thuế khôngquá ngày 30/1 hàng năm Hiện nay theo Luật Quản lý thuế thì việc kê khai thuế được thựchiện hàng quý dựa trên số liệu thực tế của quý để tính tạm nộp, thời hạn nộp là ngày thứ 30 củaquý sau Đây chỉ việc kê khai số thuế TNDN dự kiến tạm nộp vào NSNN mà Nhà nước tạmthu để đảm bảo cho kế hoạch nguồn thu Ngân sách, cuối năm tài chính sau khi kế toán thựchiện quyết toán xác định lại số thuế TNDN thực tế phát sinh phải nộp trong năm sẽ bù trừ vào
số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm và xác định số thuế TNDN nộp thừa, nộp thiếu Nếuthiếu, doanh nghiệp phải nộp thêm số thuế TNDN còn thiếu vào NSNN sau 10 ngày kể từ ngàynộp Báo cáo Quyết toán năm, nếu còn thừa doanh nghiệp sẽ được chuyển cấn trừ vào số thuếTNDN phải nộp trong năm tiềp theo Lưu ý là không được phép bù trừ vào số thuế phải nộpcủa các sắc thuế khác
2 2 2 6 N Ộ P T H U Ế T H U N HẬ P D OA N H N G H I Ệ P
Hàng quý doanh nghiệp nộp số tiền thuế TNDN phát sinh tạm nộp quý theo Tờ khai thuếTNDN vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý Saukhi lập báo cáo quyết toán thuế năm doanh nghiệp xác định lại số thuế TNDN phát sinh phảinộp thực tế trong năm và bù trừ với số thuế đã tạm nộp trong năm Nếu nộp thiếu doanh nghiệpphải nộp bổ sung vào Ngân sách Nhà nước trước 10 ngày sau khi kết thúc thời điểm nộp báocáo quyết toán Nếu nộp thừa, doanh nghiệp sẽ được bù trừ tiếp vào số thuế TNDN tạm nộptrong năm tiếp theo hoặc được thoái trả nếu doanh nghiệp đề nghị cơ quan thuế
2 2 2 7 Q U Y Ế T T O Á N T H U Ế T H U N HẬ P D OA N H N G H I Ệ P
Khi kết thúc kỳ tính thuế, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuếtheo mẫu tờ khai quyết toán thuế số 03/TNDN
Việc quyết toán thuế TNDN được thực hiện theo kỳ tính thuế là năm dương lịch (bắt đầu
từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm)
Trường hợp doanh nghiệp được phép áp dụng kỳ tính thuế là năm tài chính khác với nămdương lịch thì việc quyết toán thuế thực hiện theo năm tài chính
Ngoài ra cơ sở kinh doanh còn phải lập các bảng phụ lục kèm theo Tờ khai quyết toánthuế TNDN theo mẫu của Bộ tài chính ban hành
Cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế chậm nhất là