1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lý nguyên vật liệu trong lĩnh vực xây dựng tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh minh phượng

44 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 288,5 KB

Nội dung

Hoạt động dự án đầu tư...15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH MINH PHƯỢNG...16 2.1.. Phải tổ chức tôt công

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: 4

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SXKD MINH PHƯỢNG 4

1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty 4

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 6

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 7

1.3.1 So sánh kết quả kinh doanh qua 3 năm 7

1.3.2 Thị trường tiêu thụ 9

1.4 Đặc điểm kinh tế - Kĩ thuật 9

1.4.1 Quy mô vốn và tài sản 9

1.4.2 Đặc điểm về lao động 11

1.4.3 Quá trình sản xuất tác nghiệp của công ty 12

1.4.4 Quản trị chất lượng sản phẩm 13

1.4.5 Hoạt động dự án đầu tư 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH MINH PHƯỢNG 16

2.1 Cơ sở lí thuyết về quản lí nguyên vật liệu 16

2.1.1.Khái niệm đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu 16

2.1.2 Nội dung công tác quản lí nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 17

2.1.3 Các chỉ tiêu tính giá nguyên vật liệu 25

2.1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lí nguyên vật liệu 26

2.2 Thực trạng quản lý nguyên vật liệu trong lĩnh vực xây dựng của công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng 26

2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty: 26

2.2.2 Phân loại nguyên vật liệu của công ty: 27

Trang 2

2.3 Nội dung công tác quản lý nguyên vật trong xây dựng của công ty TNHH sản xuất

kinh doanh Minh Phượng 28

2 3.1 Trong khâu quản lý thu mua 28

2.3.2 Khâu bảo quản: 28

2.3.3 Bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh: 28

2.3.4 Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu: 31

2.3.5 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu: 32

2.3.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu: 32

2.3.7 Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu: 32

2.3.8 Tổ chức thu hồi phế liệu phế phẩm: 33

2.3.9 Công tác quản lý nhập kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng 33

2.3.10 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguyên vật liệu của công ty TNHH sản cuất kinh doanh Minh Phượng 40

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ 42

NGUYÊN VẬT LIỆU 42

3.1 Thành tích đạt được 42

3.2 Hạn chế 42

3.3 Nguyên nhân 43

KẾT LUẬN 44

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, làđơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, cũng như bất kỳ doanhnghiệp sản xuất nào khác, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đềuphải tính toán các chi phí bỏ ra và thu về Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiệnnay, muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vật liệu một cáchhợp lý Phải tổ chức công tác nguyên vật liệu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quanđến khâu dự trữ vật tư cho việc thi công công trình Phải tổ chức tôt công tác quản lý thúcđẩy kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc sản xuất, phải kiểm tra giám sát việcchấp hành việc dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty để từ đó góp phần giảm nhữngchi phí không cần thiết trong sản xuất tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Muốn đạt đượcđiều dó doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động và sử dụng nó một cách hợp lý, đểthấy được điều đó thì mỗi doanh nghiệp phải sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý vàquản lý chúng một cách chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng vừa đáp ứng đủ nhucầu sản xuất vừa tiết kiệm chống mọi hiện tượng xâm phạm tài sản của đơn vị

Xuất phát từ lý do trên và nay đã có điều kiện thực tế, được sự hướng dẫn của cáccán bộ công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng cùng cô giáo hướng dẫn thựctập cô giáo Hoàng Thị Hải Yến đã giúp đỡ em, em đã mạnh giạn chon đề tài “Công tácquản lý nguyên vật liệu trong lĩnh vực xây dựng tại công ty TNHH sản xuất kinh doanhMinh Phượng ” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để

có thể hoàn thiện bổ sung kiến thức em đã học

Bố cục báo cáo nghiệp vụ gồm các phần sau:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH MINHPHƯỢNG

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONGLĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH MINHPHƯỢNG

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU

Trang 4

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SXKD MINH PHƯỢNG.

1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty.

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng

- Tên công ty viết bằng tiếng Anh:Minh Phuong Trading&Producing Co.,Lt

- Địa chỉ : 68 Kiến Thiết, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng

− Chế tạo và lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn cho các nhà máy

− Chế tạo và lắp đặt kết cấu thép và các sản phẩm cơ khí

− Chế tạo và lắp đặt hệ thống cầu trục

− Kinh doanh thép hình, thép tấm, thép chế tạo, ray, ống thép các loại

− Dịch vụ vận tải,cẩu hạ hàng hoá

Tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng, các cán bộ kỹ sư có trình độ cao

và nhiều năm kinh nghiệm thi công lắp đặt các công trình lớn, cùng với đội ngũ côngnhân lành nghề và hệ thống quản lý chuyên nghiệp đã và đang tạo nên những sản phẩm cóchất lượng tốt đảm bảo tối đa sự hài lòng cho khách hàng, qua đó tạo uy tín cho công tynhững năm qua Cùng với phương châm luôn tạo ra các giá trị thoả mãn tối đa nhu cầukhách hàng về chất lượng, giá cả sản phẩm và tiến độ thi công các công trình… kết hợpvới chiến lược đầu tư hợp lý, công ty đã khẳng đinh vị thế của mình trên thị trường

Công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng là 1 công ty hoạt động tronglĩnh vực xây dựng nên các sản phẩm mà công ty chế tạo và lắp đặt chủ yếu phục vụ chocác nhà máy, các công trình…

Trang 5

Về hoạt động sản xuất công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác cácsản phẩm như:

+ Chế tạo lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn cho các nhà máy ( như nhà máy xi măng NghiSơn – Thanh Hóa; nhà máy xi măng chifon Hải Phòng; nhà máy xi măng Lam Thạch –Quảng Ninh….)

+ Lắp dựng khung nhà thép, hệ thống hút bụi, hệ thống cầu trục

+ Chế tạo càng thủy điện

+ Chế tạo phao neo tàu biển

+ Chế tạo lô thép cuốn cáp điện

+ Bán buôn kim loại và quặng kim loại

+ Lắp đặt hệ thống điện

+ Lắp đặt hệ thống cấp,thoát nước,lò sưởi và điều hoà không khí

+ Hoàn thiện công trình xây dựng

+ Sản xuất các cấu kiện kim loại

+ Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

+ Xây dựng nhà các loại

+ Xây dựng công trình giao thông

+ Chế tạo giá búa đóng cọc…

Về hoạt động kinh doanh, công ty chủ yếu kinh doanh các loại sắt thép : thép tấm, théphình…phục vụ thi công các công trình

+ Bán buôn ôtô và xe có động cơ khác.

Ngoài ra công ty cũng có những khoản thu nhập tài chính như lãi tiền gửi, công ty khôngtiến hành đầu tư chứng khoán

Trang 6

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

.Chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn

- Giám đốc: Có quyền và nhiệm vụ sau:

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của côngty;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty;

+ Ký kết các hợp đồng;

+ Điều hành các phòng ban trong công ty

+ Quyết định các phương án cơ cấu tổ chức công ty;

+ Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kinh doanh

Phòng kế hoạch - kĩ thuật

Trang 7

các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

+ Giám đốc công ty phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình

với các chi tiêu của công ty

- Phòng vật tư: có nhiệm vụ tìm kiếm và phân phối nguyên vật liệu, đảm bảo nguyên vậtliệu đủ dùng cho sản xuất và kinh doanh

- Phòng tài chính kế toán: do kế toán trưởng điều hành, có nhiêm vụ sau:

+ Hạch toán, phân bổ chi phí, tổng hợp, quyết toán chi phí theo Luật kế toán ban hành;+ Theo dõi và quản lý trực tiếp vấn đề thu, chi trong công ty

+ Lập báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và các cơ quan quản lý nhà nướcnhư : báo cáo thuế, báo cáo tài chính…

- Phòng kỹ thuật: do trưởng phòng kỹ thuật điều hành, có nhiệm vụ:

+ Tính toán lượng nguyên vật liệu cho từng đơn đặt hàng;

+ Quản lý, theo dõi, kiểm tra vấn đề chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm;+ Phân tích, kiểm tra, đánh giá các công việc liên quan đến chất lượng và tiến độ các côngtrình mà công ty thực hiện

- Phòng kinh doanh: do trưởng phòng kinh doanh điều hành, có nhiệm vụ:

+ Phụ trách việc khai thác thị trường, chăm sóc khách hàng;

+ Lập các hợp đồng kinh tế;

+ Theo dõi và thống kê quá trình sản xuất kinh doanh;

+ Hoàn thiện các thủ tục thanh toán;

+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty, cuối kỳ tổng kết các chỉ tiêu thực hiện kếhoạch đó

- Phân xưởng sản xuất: Là phân xưởng chuyên sản xuất, chế tạo sản phẩm theo kế hoạch

và chỉ đạo của phòng kỹ thuật Đảm bảo sử dụng tiết kiệm, an toàn nguyên vật liệu

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

1.3.1 So sánh kết quả kinh doanh qua 3 năm

Trong những năm qua được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo công ty cùng sự

cố gắng của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong sản xuất kinh doanh, công ty đã đạtđược những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, trong năm 2008 có cuộc khủng hoảng kinh

tế và việc nhu cầu thép cũng như giá thép trên thị trường liên tục giảm mạnh đã làm ảnh

Trang 8

hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ta có thể thấy rõ qua cácchỉ tiêu sau:

Bảng 1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng 2011-2013

Doanh thu thuần 73.334,6 69.837,7 31.326,7 -3.496,9 -4,7 -36.511 -52,27

1.3.2 Thị trường tiêu thụ.

Trang 9

Hiện tại công ty có thị trường tiêu thụ tại Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh,Thái Bình, Nam Định… một số đơn đặt hàng đã đạt được với Trung Quốc, Đài Loannhưng chưa nhiều Trong đó chủ yếu là ở Hải Phòng, Quảng Ninh, đây là những thịtrường truyền thống, công ty cần giữ vững và tạo mối liên kết cao hơn.Bên cạnh đó công

ty cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành phố xung quanh và các đối tácnước ngoài làm việc tại Việt Nam Một số khách hàng truyền thống của công ty như: Nhàmáy xi măng Chinfon– HP, Công ty cổ phần thép Đình Vũ – HP, Công ty xi măng NghiSơn – Thanh Hóa, Công ty cổ phần xi măng và xây dựng – Quảng Ninh…

Hiện nay, ở Hải Phòng có rất nhiều các công ty tham gia hoạt động trong lĩnh vực chế tạocác sản phẩm cơ khí và kinhdoanh sắt thép.Hơn nữa, nhu cầu về thép trên thị trường vàgiá thép liên tục giảm mạnh, dẫn đến việc cạnh tranh giữa các công ty với nhau trở nênngày càng gay gắt Trong bối cảnh như vậy, công ty TNHH sản xuất kinh doanh MinhPhượng cũng gặp không ít những khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng mới Vì vậy,bên cạnh việc tăng cường chất lượng các công trình, thực hiện tốt việc sản xuất, công tycòn phải có những chính sách marketing hiệu quả để nâng cao uy tín với khách hàng, làmtăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty

1.4 Đặc điểm kinh tế - Kĩ thuật

1.4.1 Quy mô vốn và tài sản.

Trang 10

Bảng 1.2: Cơ cấu tài sản và sự biến động tài sản 2011- 2013

3.Tổng tài sản 50.185,3 100,0 48.072,4 100,0 52.540,5 100,0 -2.112,9 -4,2 0,0 4.468,1 9,3 0,0

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Trang 11

Qua bảng cơ cấu tài sản và sự biến động tài sản năm 2010- 2012 ta thấy TSNH củanăm 2011 và năm 2012 giảm so với năm 2010 Năm 2011 giảm 6,6% so với năm 2012.Năm 2013 tăng 5,6% so với năm 2011 Đã có sự biến động về TSNH qua các năm 2010-

2012 Đối với TSDH, năm 2011 tăng 6,3% so với năm 2010, năm 2012 tăng 23,8% sovới năm 2011 Qua các năm 2010-2012, TSDH tăng mạnh Từ đó cho thấy công ty đãtrang bị thêm một số lượng tài sản cố định trong những năm qua

1.4.2 Đặc điểm về lao động.

Công ty có 120 lao động trong đó có 20 lao động gián tiếp và 100 lao động trựctiếp Lao động trực tiếp chiếm 83% lao động của công ty Lao động gián tiếp chiếm 17%lao động của công ty

Bảng 1.3 Thống kê lao động gián tiếp của công ty năm 2013

độ tay nghề từ bậc 5 trở lên, có thâm niên 10 năm công tác

Về cơ cấu độ tuổi trong công ty: Ta có thể thấy rằng hầu hết lao động gián tiếptrong công ty đều có trình độ đại học, chứng tỏ mặt bằng về trình độ khá đồng đều Bêncạnh đó, lao động trực tiếp cũng là công nhân có trình độ tay nghề, có kinh nghiệm làmviệc Hơn nữa, qua biểu đồ ta thấy, số lao động có độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm đa số Điềunày là rất phù hợp đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vì ở độ tuổi nàyhội tụ được đầy đủ kinh nghiệm và sức khoẻ nên sẽ có khả năng làm việc tốt Do đónguồn nhân sự có thể coi là điểm mạnh của công ty để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 12

1.4.2.1 Ttình hình tiền lương

Công ty hiện nay đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.Để đảm bảo hiệuquả lao động và quyền lợi cho người lao động khi áp dụng theo hình thức trả lương nàyBan lãnh đạo công ty đã đưa ra những chính sách phù hợp Theo như chính sách này thìvới mỗi ca làm việc người lao động sẽ được giao cho một chỉ tiêu số lượng nhất định vàtrưởng ca cùng các tổ trưởng mỗi tổ sẽ phụ trách đánh giá chất lượng sản phẩm vào cuối

ca, nếu sản phẩm lỗi do công nhân làm ẩu thì khâu sản xuất đó sẽ được chỉ ra và yêu cầusửa đổi cung cách làm việc

Một số qui định về việc thanh toán lương

Thanh toán lương được qui định vào ngày 05 hàng tháng

Các khoản phụ cấp và tính lương thêm giờ:

Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp ca 3

Làm thêm giờ vào các ngày bình thường hưởng 150% lương cơ bản/ giờ

Làm thêm vào ngày lễ, tết: Hưởng 200% lương cơ bản/giờ

Công thức tính lương:

Thu nhập = tiền công + thêm giờ + phụ cấp

1.4.3 Quá trình sản xuất tác nghiệp của công ty

Quy trình công nghệ: Mỗi công trình, hạng mục công trình đều có những đặc điểmkhác nhau song chúng đều tuân theo một quy trình công nghệ chung:

- Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp

- Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình

- Tổ chức thi công theo quy trình công nghệ

- Bàn giao công trình, thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư

Hình 1.2: Quy trình sản xuất thi công

Trang 13

Diễn giải quy trình

Bước 1: Đấu thầu Khi có công trình công ty đấu thầu công trình

Bước 2: Kí hợp đồng

Sau khi đấu thầu thành công, công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượngthỏa thuận các điều khoản với công ty mở thầu, 2 bên sẽ thỏa thuận các điều khoản tronghợp đồng và dựa trên cơ sở nhất chí và thống nhất mà 2 bên kí kết hợp đồng

Bước 3: Tổ chức thi công

Khi kí kết hợp đồng công ty tổ chức thi công, ban lãnh đạo điều hành và quản lýcông nhân tiến hành công trình theo quy trình công nghệ

Bước 4: Nghiệm thu kĩ thuật và tiến độ thi công với bên A

Công ty luôn coi trọng chữ tín là hàng đầu vì vậy sau khi đã nhận thi công, công tyluôn đảm bảo về mặt chất lượng của công trình bằng các phương pháp khác nhau như:giám sát công trình, kiểm tra thường xuyên mà công ty còn luôn đảm bảo tiến độ thicông với bên A

Bước 5: Bàn giao thanh toán bên công trình với bên A

Sau khi hoàn thành công trình, công ty sẽ tiến hành bàn giao quyết toán với bên A

1.4.4 Quản trị chất lượng sản phẩm

1.4.4.1 Mục tiêu quản lý chất lượng sản phẩm của công ty:

- Phấn đấu tổ chức, kiểm soát, giám sát quá trình sản xuất đảm bảo

Sản phẩm loại A là 90%

Ký hợpđồng

Tổ chức thi công

Nghiệm thu kĩ thuật

và tiến độ thi công bên A

Bàn giao thanh quyết toán bên công trình với bên AĐấu thầu

Trang 14

14.4.2 Các biện pháp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng:

Nhận thức được lợi ích của việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo quá trình,công ty đã triệt để ứng dụng cách tiếp cận này để xây dựng , thực hiện và duy trì hệ thốngquản lý chất lượng cũng như cải tiến hệ thống này Tiếp cận theo quá trình không nhữngcông ty có khả năng kiểm soát các hoạt động của một quá trình đơn lẻ mà kiểm soát cảcác kết nối của quá trình cấu thành nên hệ thống quản lý chất lượng

Công ty xây dựng áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại công ty gồm cácbước cơ bản sau:

- Thiết lập chính sách chất lượng : tạo ra định hướng cho sự phát triển cho các hoạt độngcủa công ty

- Thiết lập mục tiêu chất lượng : cụ thể hóa chính sách chất lượng Việc đạt được cácmục tiêu chất lượng sẽ tác dụng tích cực đến chất lượng công việc, chất lượng sản phẩmcủa công ty

- Xác định các quá trình, vai trò cũng như mối quan hệ của chúng trong việc đạt đượcmục tiêu chất lượng

- Xác định và cung cấp nguồn lực cần thiết cho quá trình: nhân lực, môi trường làm việc,

cơ sơ hạ tầng

- Xác định và cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho tác nghiệp và kiểm soát chất lượngsản phẩm

Trang 15

- Phân tích đề phòng các yếu tố không phù hợp và loại bỏ triệt để các nguyên nhân gây racác yếu tố đó.

- Liên tục lặp lại các bước trên để không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng vàđạt mục tiệu cao nhất là thỏa mãn nh cấu của khách hàng

1.4.5 Hoạt động dự án đầu tư.

Trong bối cảnh kinh tế nói chung và nhiều doanh nghiệp của Hải Phòng nói riêng lâmvào tình cảnh khó khăn, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty TNHH sản xuất kinhdoanh Minh Phượng vẫn đạt sự tăng trưởng và hiệu quả Không những thế, lãnh đạo công

ty còn cho rằng, 9 tháng qua, công ty không có khó khăn gì lớn ảnh hưởng tới hoạt độngsản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động.Công ty đang tập trung khai thác thếmạnh của các ngành nghề mà mình đang kinh doanh làm tăng doanh thu và thị phần củacông ty Mặt khác, do chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu nên sản phẩm của công ty

đã được nhiều công trình, dự án của các doanh nghiệp FDI sử dụng như VSIP,Bridgestone, Kyocera Nhờ tiềm năng này nên trong khi nhiều doanh nghiệp khác thuhẹp đầu tư thì công ty TNHH sản xuất kinh doanh Minh Phượng vẫn đang xúc tiến đầu tưthêm những dây chuyền sản xuất lớn hơn để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của khách hàng

1.4.6 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

Một số hình thức Công ty thường áp dụng trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp:

- Quảng cáo: Bao gồm mọi hình thức truyền tin chủ quan và gián tiếp Hiện tại sản phẩmCông ty đang được quảng cáo trên các báo như báo Lao động Nhân dân, Thị trường, Xâydựng,VN news Các báo địa phương như báo Công an Hải Phòng.Ngoài ra Công ty cònquảng cáo trên các trang web điện tử

- Dựa vào mối quan hệ của ban giám đốc,lãnh đạo với các đối tác

- Tuyên truyền: Tham gia một cách tích cực vào các hội nghị,hội thảo ngành

- Bán hàng cá nhân: Giới thiệu hàng hóa và dịch vu trực tiếp của Công ty cho các kháchhàng tiềm năng

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH MINH PHƯỢNG 2.1 Cơ sở lí thuyết về quản lí nguyên vật liệu

2.1.1.Khái niệm đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu

- Khái niệm :

Nguyên liệu vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động - một trong

ba yếu tố cơ bản để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ - là cơ

sở vật chất cấu tạo nên thực thể của sản phẩm

- Đặc điểm : Nguyên liệu vật liệu

+ chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ

+ khi tham gia vào qúa trình sản xuất nguyên liệu vật liệu thay đổi hoàn toàn hình tháivật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ, một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh

- Vai trò của NLVL trong quy trình sản xuất kinh doanh :

Nguyên vật liệu có vai trò là cở sở vật chất hình thành nên sản phẩm , là một trong ba yếu

tố không thể thiếu trong quy trình sản xuất kinh doanh Việc cung cấp nguyên liệu vật liệu

cú kịp thời hay không, số lượng chủng loại có phù hợp hay không, điều này ảnh hưởngtrực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh Mặt khác chi phí nguyên liệu vật liệu thườngchiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất Vì vậy trong quá trình sản xuất kinhdoanh cần phải theo dõi quản lí chặt chẽ nguyên liệu vật liệu về cả mặt hiện vật và giá trị

ở tất cả các khâu mua sắm dự trữ, bảo quản và sử dụng

-Ở khâu mua hàng phải quản lí việc thực hiện kế hoạch mua hàng về số lượng, khối lượng

chất lượng, qui cách, phẩm chất, chủng loạị, giỏ mua, chi phớ mua cũng như đảm bảođúng tiến độ thời gian đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất kinh doanh trong doanhnghiệp

-Ở khâu bảo quản phải tổ chức tốt kho tàng bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện đolường cần thiết, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo quản với từng loạinguyên liệu vật liệu tránh hư hỏng, mất mát đảm bảo an toàn tài sản

Trang 17

-Ở khâu sử dụng đòi hỏi phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm chấp hành tốt các định mức dự toánnhằm tiết kiệm chi phí nguyên liệu vật liệu gúp phần quan trọng vào việc hạ giá thànhsản phẩm, tăng doanh thu và tích luỹ cho đơn vị

2.1.2 Nội dung công tác quản lí nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

2.1.2.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

 Khái Niệm: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tiêu dùng lớnnhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm, hoặc để hoàn thiện một công việc nào đótrong điều kiện tổ chức và điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định

Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu chính xác và đưa mức đó vào áp dụng trongsản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hành tiết kiệm vật liệu có cơ sở quản lý chặtchẽ việc sử dụng nguyên vật liệu Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cũng là căn cứ để tiếnhành để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng vật liệu tạo điều kiện cho việc thựchiện hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hành tiết kiệm trong DoanhNghiệp

 Phương pháp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu có ý nghĩa quyết định đến chất lượngcác nước đó được xác định

Tuỳ theo những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và điều kiện cụ thể của từng Doanh Nghiệp màlựa chọn phương pháp xây dựng ở mức thích hợp của tiêu dùng vật liệu sau đây:

+ Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm

+ Phương pháp thực nghiệm

+ Phương pháp phân tích

-Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Là phương pháp dựa vào hai căn cứ:

+ Căn cứ vào các số liệu thống kê về mức tiêu dùng nguyên vật liệu của kỳ báo cáo + Căn cứ vào kinh nghiệm của những công nhân tiên tiến, rồi dùng phương pháp bìnhquân gia quyền để xác định, định mức

Ưu, nhược điểm của phương pháp này:

+ Ưu điểm: Đơn giản dễ vận dụng, có thể tiến hành nhanh tróng, phục vụ kịp thời cho sảnxuất

Trang 18

-Phương pháp thực nghiệm

Là phương pháp dựa vào kết quả của phòng thí nghiệm kết hợp với những điều kiện sảnxuất nhất định để kiểm tra sửa đổi và kết quả đó tính toán hoặc tiến hành sản xuất thửnhằm xác định, định mức cho kế hoạch

+ Ưu điểm: Có tính chính xác và khoa học hợp phương pháp thống kê

+ Nhược điểm: Chưa phân tích toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến định mức và cũng phụthuộc vào phòng thí nghiệm có thể không phù hợp với điều kiện sản xuất

-Phương pháp phân tích

Thực chất của phương pháp này là kết hợp việc tính toán về kinh tế kỹ thuật với việc phântích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng tiêu hao nguyên vật liệu, chính vì thế nó được tiếnhành theo 3 bước:

Bước 1: Thu nhập và nghiên cưu các tài liệu đến mức đặc biệt là về các thiết kế sảnphẩm, đặc tính của nguyên vật liệu chất lượng máy móc thiết bị, trình độ tay nghề côngnhân

Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức và các nhân tố ảnh hưởng đểtìm giải phỏp xoá bỏ mọi lãng phí, tiết kiệm mức tiêu dùng vật liệu

Bước 3: Tổng hợp các thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng và đề ra biệnpháp phấn đấu giảm mức trong kỳ kế hoạch

Ưu điểm: Có tính khoa học và tính chính xác cao, đưa ra một mức tiêu dùng hợp lý nhất.Hơn nữa khi sử dụng phương pháp này định mức tiêu dùng luôn nằm trong trạng tháiđược cải tiến

Nhược điểm: Nó đòi hỏi một lượng thông tin tương đối lớn, toàn diện và chính xác, điềunày có nghĩa là công tác thông tin trong doanh nghiệp phải được tổ chức tốt Một điều dễnhận thấy khác đó là với một lượng thông tin như vậy đòi hỏi phải có đội ngũ xử lý thôngtin có trình độ và năng lực cao nhưng dù nói thế nào thì đây vẫn là phương pháp tiên tiếnnhất

2.1.2.2 Đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất trong Doanh Nghiệp.

Đảm bảo toàn vẹn về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu là một điều rất cầnthiết trong Doanh Nghiệp vì nó là nơi tập chung thành phẩm của Doanh Nghiệp trước khiđưa vào sản xuất và tiêu thụ

Trang 19

-Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng

Xuất phát từ đặc điểm về sự đa dạng của sản phẩm cũng như về sự sản xuất đa dạng củacác Doanh Nghiệp Điều này cho thấy để đảm bảo cho quá trỡnh sản xuất khụng bị dánđoạn thì các Doanh Nghiệp cần phải xác định một lượng nguyên vật liệu cần dùng chomình, bởi vì mỗi lượng vật liệu để xác định đủ được thì cần phải dựa vào mức tính toán

kỹ lưỡng cũng như mức tính của mỗi sản phẩm được tạo ra và số lượng sản phẩm là baonhiêu

-Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ

Để xác định được một lượng nguyên vật liệu cần được dự trữ thì phải dựa vào mức tạo rasản phẩm trong tương lai của Doanh Nghiệp, và để tránh sự biến động của vật liệu Do đóviệc dự trữ nguyên vật liệu của Doanh Nghiệp, cũng như các Doanh Nghiệp khác là rấtcần thiết.Đại lượng dự trữ vật tư cho sản suất phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau.Các nhân tố ảnh hưởng đại lượng dự trữ vật tư cho sản xuất Doanh Nghiệp là:

+ Lượng vật tư tiêu dùng bình quân trong một ngày số lượng này phụ thuộc vào quy môsản xuất mức chuyên môn hoá của Doanh Nghiệp và phụ thuộc vào mức tiêu hao cho mộtđơn vị sản phẩm

+ Tình hình của Doanh Nghiệp có bán và thu được tiền bán hàng hay không

+ Trọng tải và tốc độ của các phương tiện vận chuyển

+ Thuộc tính tự nhiên của vật tư

Khi phân tích tình hình dự trữ vật tư cần phân biệt rõ các loại dự trữ, có ba loại dự trữ:

Lượng dự trữ thường xuyên:

Dự trữ thường xuyên là lượng dự trữ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tụctrong các điều kiện cung ứng bình thường

Lượng dự trữ thường xuyên mỗi loại tính theo công thức:

DTTX = TCƯ x ĐMTH

Trong đó:

DT: Lượng dự trữ thường xuyên

TCƯ: Thời gian (ngày) cung ứng trong các điều kiện bình thường

ĐMTH: Định mức sử dụng (tiêu thụ cho một ngày)

Lượng dự trữ bảo hiểm

Trang 20

Lượng dự trữ bảo hiểm là lượng dự trữ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành liêntục trong điều kiện cung ứng không bình thường.

Để xác định mức dự trữ bảo hiểm có thể dựa vào các cơ sở sau:

Mức thiệt hại vật chất do nguyên vật liệu gây ra

Các số liệu thống kê về số lần, lượng nguyên vật liệu cũng như số ngày mà người cungcấp không cung ứng đúng hạn

Các dự báo về biến động trong tương lai

Lượng dự trữ bảo hiểm mỗi loại có thể được xác định theo công thức đơn giản sau:

DTBH = TSL x ĐMTH

Trong đó:

DTBH: Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên

TSL: Thời gian cung ứng sai lệch so với sự kiện

ĐMTH: Định mức cho một ngày

Thời gian cung ứng sai lệch so với dự kiến được xác định bằng phương pháp thống kêkinh nghiệm và sắc xuất sảy ra trong thực tiễn

Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết

Để hoạt động được tiến hành bình thường trong mọi điều kiện Doanh Nghiệp phải tínhtoán, lượng nguyên vật liệu dự trữ tối thiểu cần thiết bằng tổng của lượng dự trữ thườngxuyên và dự trữ bảo hiểm

DTTTCT = DTTX + DTBH

Trong đó: Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết

Ngoài ra Doanh Nghiệp hoạt động theo mùa sẽ phải xác định thêm lượng dự trữ theo mùa

Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua

Căn cứ vào kế hoạc sản xuất của tháng, quý và trên cơ sở nhu cầu vật tư được phòng kếhoạch sản xuất kinh doanh tìm kiếm cung cấp thích hợp để đảm bảo nguyên vật liệu đúngchất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về giá cả

2.1.2.3 Xây dựng mua sắm nguyên vật liệu

Kế hoạch xây dựng mua sắm nguyên vật liệu là phải có sự thống nhất giữa các phòng banvới nhau, khi mỗi chu kì sản xuất ra sản phẩm thì phải bắt đầu từ đâu, phải mua sắmnhững loại vật liệu nào để cho vừa đủ với nó, để từ đó lên kế hoạch mua sắm Và việc

Trang 21

mua sắm cần giao cho một đội chuyên trách nhiệm về mua sắm hoặc một người trongphòng ban mua sắm tuỳ theo mô hình cũng như cách sắp xếp phòng ban của DoanhNghiệp.

2.1.2.4 Tổ chức thu mua và tiếp nhận nguyên vật liệu.

Tiếp nhận nguyên vật liệu là một khâu quan trọng và là khâu mở đầu của việc quản lý

Nó là bước chuyển giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản và đưa vật liệu vào sản xuất giữađơn vị cung ứng và đơn vị tiêu dùng Đồng thời nó là ranh giới giữa bên bán và bên mua,

là cơ sở hạch toán chính xác chi phí lưu thông và giá cả nguyên vật liệu của mỗi bên.Việc thực hiện tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho người quản lý nắm chắc số lượng, chấtlượng và chủng loại, theo dõi kịp thời tình trạng của nguyên vật liệu trong kho từ đo làmgiảm những thiệt hại đáng kể cho hỏng hóc đổ vỡ, hoặc biến chất của nguyên vật liệu

Do tính cấp thiết như vậy, tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu phải thực hiện tốt hai nhiệmvụ:

Một là, tiếp nhận một cách chính xác về chất lượng, số lượng, chủng loại nguyên vậtliệu theo đúng nội dung, điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế, trong hoá đơn,phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển

Hai là, phải vận chuyển một cách nhanh chóng nhất để đưa nguyên vật liệu từ địa điểmtiếp nhận vào kho của doanh nghiệp tránh hư hỏng, mất mát và đảm bảo sẵn sàng cấpphát kịp thời cho sản xuất

Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ này công tác tiếp nhận phải tuân thủ những yêu cầu sau:

- Nguyên vật liệu khi tiếp nhận phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ tuỳ theo nguồn tiếp nhậnkhác nhau trong ngành, ngoài ngành hay trong nội bộ doanh nghiệp

- Nguyên vật liệu khi nhập phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm Phải xácđịnh chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc phải làm thủ tục đánh giá, xácnhận nếu có hư hỏng mất mát

- Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận sẽ được thủ kho ghi số

Trang 22

- hực nhập và người giao hàng cùng với thủ kho ký vào phiếu nhập kho Phiếu nhậpkho sẽ được chuyển cho bộ phận kế toán ký nhận vào sổ giao nhận chứng từ Trong

cơ chế mới, các doanh nghiệp được phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh Bên doanh nghiệp và bên cung ứng phải thống nhất địa điểm tiếp nhận, cung ứngthẳng hay qua kho của doanh nghiệp Những vật tư mẫu theo kế hoạch hoặc hợp đồngđặt hàng thì theo quy định “ Những xí nghiệp có nhu cầu vật tư ổn định, trước hết lànhững hộ tiêu thụ lớn được nhân thẳng hợp đồng dài hạn về mua bán vật tư “

Tổ chức thu mua

+ Tổ chức các hợp đồng thu mua

+Kiểm tra chất lượng, số lượng nguyên vật liệu

+ Tổ chức về bến bãi, kho của từng loại nguyên vật liệu

+Tổ chức sắp xếp vật liệu

2.1.2.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu

Muốn tổ chức bảo quản nguyên vật liệu tốt thì các Doanh Nghiệp phải xác định được tính

lý hoá của nguyên vật liệu để sắp xếp nguyên vật liệu đúng với cơ sở khoa học của nó đểtránh tình trạng han rỉ Hơn nữa Doanh Nghiệp phải xây dựng nội quy, chế độ tráchnhiệm và chế độ kiểm tra trong việc bảo quản nguyên vật liệu

2.1.2.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu

Cấp phát nguyên vật liệu là hình thức chuyển nguyên vật liệu từ kho xuống các bộ phậnsản xuất V iệc cấp phát một cách nhanh chóng , kịp thời , chính xác và khoa học sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho việc tận dụng có hiệu quả cao năng xuất lao động của côngnhân ,máy móc thiết bị làm cho sản xuất được tiến hành liên tục, từ đó làm tăng chấtlượng sản phẩm đông thời làm giảm giá thành sản phẩm

Việc cấp phát nguyên vật liệu có thể tiến hành theo các hình thức sau:

+ Cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất

Căn cứ vào yêu cầu của nguyên vật liệu của từng phân xưởng , bộ phận sản xuất đã báotrước cho bộ phận cấp phát của kho từ một đến ba ngày để tiến hành cấp phát Số lượngnguyên vật liệu được yêu cầu được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ thống địnhmức tiêu dùng nguyê n vật liệu mà doanh nghiệp đã tiêu dùng

Ngày đăng: 14/05/2016, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w