Vai trò của nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Lê Quang Phi
Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Thanh Loan
Quảng Ngãi, tháng 08/2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Lê Quang Phi
Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Thanh Loan
Quảng Ngãi, tháng 08/2011
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC BK HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Thanh Loan
1 Tên đề tài tốt nghiệp:
“Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy”
2 Các số liệu ban đầu:
- Các số liệu, bài viết được thu thập tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam
- Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi
- Các giáo trình, bài viết có liên quan đến công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất
3 Nội dung chính của đồ án: Gồm 3 phần
- Phần I: Lý luận chung về quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
- Phần II: Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy
- Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy
4 Số lượng các tên, bảng biểu, bản vẽ:
5 Ngày giao nhiệm vụ thiết kế:
6 Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
Quy Nhơn, ngày … tháng … năm 2011
ThS Đặng Thị Thanh Loan
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên sinh viên : Lê Quang Phi
Tên đề tài tốt nghiệp : “Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà
máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy”
Tính chất của đề tài:
I NỘI DUNG NHẬN XÉT:
1 Nội dung của đồ án:
2 Hình thức của đồ án:
3 Nhận xét khác:
II ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM:
- Nội dung đồ án: ………/40
- Hình thức đồ án: ………/10
Tổng cộng: ………/50 (Điểm: ……)
Ngày … tháng … năm 2011 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 5: (Hệ thống phân tích mối nguy hiểm & kiểm soát điểm tới hạn)
(Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế)
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: Lý luận chung về quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp 2
1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của nguyên vật liệu đối với sản xuất trong doanh nghiệp 2 1.1.1 Khái niệm đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 2
1.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu .2
1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu 2
1.1.1.3 Vai trò và mục tiêu của nguyên vật liệu .3
1.1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu .4
1.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu .4
1.1.2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu .5
1.1.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu .7
1.2 Nội dung công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp .9
1.2.1 Xây dựng định mức tiêu dùng .9
1.2.1.1 Khái niệm định mức tiêu dùng .9
1.2.1.2 Phương pháp xác định định mức tiêu dùng nguyên vật liệu .9
1.2.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất trong doanh nghiệp .10
1.2.2.1 Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng .10
1.2.2.2 Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ 11
1.2.2.3 Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua .13
1.2.3 Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu .13
1.2.4 Tổ chức thu mua và tiếp nhận nguyên vật liệu .14
1.2.4.1 Tổ chức thu mua 14
1.2.4.2 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu .14
1.2.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu .15
1.2.6 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu .16
1.2.7 Tổ chức thanh quyết toán .17
1.2.8 Tổ chức thu hồi phế liệu, phế phẩm 18
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vật liệu trong doanh nghiệp 18
1.3.1 Nhân tố chủ quan .18
1.3.2 Nhân tố khách quan 18
1.4 Phương thức sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu 18
Trang 71.4.1 Quan điểm về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu .18
1.4.2 Một số biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu .19
1.5 Sự cần thiết phải quản lý nguyên vật liệu .19
Phần II: Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy .20
2.1 Tổng quan về Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam 20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy 20
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy 21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý ở Nhà máy 22
2.1.4 Công nghệ và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy .24
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm .29
2.2 Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam 34
2.2.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại Nhà máy .34
2.2.2 Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy .36
2.2.2.1 Khâu quản lý thu mua 36
2.2.2.2 Khâu bảo quản .36
2.2.2.3 Bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh .37
2.2.2.4 Công tác xây dựng và thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu 42
2.2.2.5 Xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm nguyên vật liệu 45
2.2.2.6 Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và nhập kho nguyên vật liệu .53
2.2.2.7 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu .55
2.2.2.8 Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu .56
2.2.2.9 Tổ chức thu hồi phế liệu phế phẩm .58
2.2.3 Đánh giá công tác quản lý nguyên vật liệu ở Nhà máy .59
2.2.3.1 Những thành tích đạt được .59
2.2.3.2 Những mặt còn tồn tại .60
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy .62
3.1 Định hướng hoạt động của Nhà máy trong thời gian tới .62
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu .66
3.3 Tổng hợp và đánh giá hiệu quả của các giải pháp 83
KẾT LUẬN .84
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Sản lượng tiêu thụ của Nhà máy qua các năm 30
Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ sữa thương mại của Nhà máy theo doanh thu 31
Bảng 2.3: Tình hình doanh thu của Nhà máy qua các năm 32
Bảng 2.4: Tình hình lợi nhuận của Nhà máy qua các năm .34
Bảng 2.5: Tình hình dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu quý 4/2010 37
Bảng 2.6: Tình hình chất lượng nguyên vật liệu tại kho của Nhà máy quý 4/2010 39
Bảng 2.7: Tình hình nhập xuất nguyên vật liệu của Nhà máy 41
Bảng 2.8: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu quý 4/2010 cho Fami hộp .43
Bảng 2.9: Kết quả tính lượng nguyên vật liệu cần mua ở quý 3/2010 cho Fami hộp 44
Bảng 2.10: Định mức thời gian lao động cho một sản phẩm sữa 200 ml .45
Bảng 2.11: Diện tích, sản lượng đậu nành trong cả nước qua các năm 47
Bảng 2.12: Tình hình thu mua đậu nành hạt của các năm .49
Bảng 2.13: Tình hình thu mua nguyên vật liệu quý 4/2010 .50
Bảng 2.14: Giá mua của một số nguyên vật liệu chủ yếu của Nhà máy .51
Bảng 2.15: Thông tin giá cả các loại sữa đậu nành trên thị trường 52
Bảng 2.16: Cách xử lý phế liệu, phế phẩm tại Nhà máy 58
Bảng 3.1: Dự báo tình hình tiêu thụ sữa đậu nành của Nhà máy 67
Bảng 3.2: Dự báo tình hình nguyên vật liệu chính và phụ cần thiết cho sản xuất 69
Bảng 3.3: Sản lượng sữa dự báo qua các năm .69
Bảng 3.4: Sản lượng sữa tiêu thụ dự báo theo mức độ phục vụ trong tương lai .70
Bảng 3.5: Lượng nguyên vật liệu tối ưu cần thiết không bị thiếu 71
Bảng 3.6: Mức độ ảnh hưởng của nguyên vật liệu tại Nhà máy 71
Bảng 3.7: Các loại giống đậu nành cho năng suất cao trên thị trường .73
Bảng 3.8: Nhu cầu dinh dưỡng của đậu nành .74
Bảng 3.9: Lượng phân cần thiết cho 1.000 m2 để cây sinh trưởng phát triển tốt 75
Bảng 3.10: Tổng các khoảng chi phí cho việc tạo nguồn đậu nành 76
Bảng 3.11: Cơ cấu lao động tại Nhà máy từ năm 2008 – 2010 78
Bảng 3.12: Lượng nguyên vật liệu tiết kiệm được khi thực hiện giải pháp 80
Bảng 3.13: Đánh giá hiệu quả của các giải pháp .83
Trang 9Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy 22
Hình 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành .25
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức sản xuất chính của Nhà máy .28
Hình 2.4: Thị phần sữa đậu nành hộp giấy của Nhà máy qua các năm gần đây .29
Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của Nhà máy .33
Hình 2.6: Dòng chuyển hóa nguyên vật liệu tại Nhà máy .35
Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện tình hình trồng đậu nành ở Việt Nam .48
Hình 2.8: Sơ đồ bố trí kho nguyên vật liệu của Nhà máy .54
Hình 2.9: Sơ đồ quy trình cấp phát nguyên vật liệu tại Nhà máy .55
Hình 2.10: Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu tại Nhà máy 57
Hình 3.1: Xu hướng tiêu thụ sản phẩm sữa đậu nành của Nhà máy .68
Hình 3.2: Biểu đồ Pareto thể hiện mức độ ảnh hưởng của NVL chính và NVL phụ 72
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, các doanh nghiệp trong nước phải luôn
tự phấn đấu vươn lên đặc biệt là sau khi nền kinh tế thế giới đang có xu hướng dần thoát khỏi khủng hoảng Các doanh nghiệp muốn thành công phải tìm cách thích nghi với những thay đổi của môi trường, tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và dần chiếm lấy lại thị phần Do đó, các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu với việc tận dụng các ưu thế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu,… để có tồn tại và phát triển
Các ưu thế trên xuất phát từ yếu tố khoa học kỹ thuật, lao động, vốn và đặc biệt
là nguyên vật liệu Trong quá trình sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu luôn chiếm từ 60-80% giá trị của sản phẩm Vì vậy, quản lý nguyên vật liệu có vai trò hết sức quan trọng trong công tác kiểm soát chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Ngày nay nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp sản xuất ngày càng khan hiếm, nếu muốn có đủ nguyên vật liệu và hạn chế những tổn thất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần phải quản lý nguồn nguyên vật liệu một cách chặt chẽ và khoa học
Nhận thức được tầm quan trọng này tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công
tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy” làm đề
tài tốt nghiệp cho mình Đây có thể xem là đề tài mang tính cấp thiết cho Nhà máy khi
mà công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy còn nhiều lỏng lẻo và chưa chủ động trong công tác cung ứng Nội dung của đồ án gồm có ba phần:
Phần I: Lý luận chung về quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Phần II: Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy
Trong quá trình tìm hiểu về tình hình hoạt động của Nhà máy, do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình và chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, các giáo viên trong khoa TC-NH & QTKD cũng như Ban Lãnh đạo Nhà máy để đồ án này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo cùng Ban Lãnh đạo Nhà máy!
Trang 11PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của nguyên vật liệu đối với sản xuất trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp Một sự biến động nhỏ về nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm và tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ
Vậy ta có thể hiểu khái quát về nguyên vật liệu như sau: “Nguyên vật liệu là
những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết, là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất của doanh nghiệp và được thể hiện dưới dạng vật hoá” Để tiện lợi
cho việc quản lý, nguyên vật liệu thường được chia thành nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu,… Việc phân chia nguyên vật liệu không phải dựa vào đặc tính vật lý, hoá học,… mà là sự tham gia của chúng vào cấu thành sản phẩm
Khác với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có
đủ tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của tài sản cố định Bên cạnh đó, công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, giá trị thì dịch chuyển một lần hoặc dịch chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Song do giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên có thể được mua sắm, dự trữ bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu
- Về mặt hiện vật: Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, nguyên vật liệu
chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu được tiêu dùng toàn bộ, hoặc hình thái vật chất ban đầu
để tạo hình thái vật chất của sản phẩm cụ thể
Trang 12- Về mặt giá trị: Do nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
nên giá trị của nó sẽ được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
1.1.1.3 Vai trò của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh của doanh nghiệp Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại,… có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm
Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
là đầu vào của hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Xét về mặt hiện vật lẫn giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động Chính vì vậy quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sản xuất,…Việc thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh không thể tiến hành theo kế hoạch của doanh nghiệp, kéo theo là quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu để từ đó có kế hoạch bổ sung, dự trữ kịp thời cho kịp quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm cũng như các nhu cầu khác của doanh nghiệp Nguồn nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng, quy cách, chủng loại, đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất được liên tục và ngăn ngừa các hiện tượng hao hụt, mất mát, lãng phí vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất Qua đó, giảm được mức tiêu hao vật liệu, giảm chi phí cho nguyên vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra không những có chất lượng cao mà giá thành hạ sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trang 131.1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
1.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau Chúng có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá khác nhau, và biến động liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh Nhằm tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh, cần phải phân loại nguyên vật liệu Có rất nhiều cách phân loại nguyên vật liệu, tuỳ theo nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu mà chúng được phân chia thành các loại khác nhau Nhìn chung trong doanh nghiệp nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu sau quá trình gia
công chế biến sẽ thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm Ngoài ra, thuộc nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến:
+ Nguyên liệu: Khai thác trong tự nhiên, chưa qua chế biến công nghiệp + Vật liệu: Đã qua chế biến công nghiệp
- Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất,
được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, tăng chất lượng,… tạo điều kiện cho sản xuất được tiến hành bình thường
- Nhiên liệu, năng lượng: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong
quá trình sản xuất kinh doanh, Nhiên liệu thực chất là vật liệu phụ nhưng chúng được xếp thành loại riêng do yêu cầu quản lý riêng
- Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay
thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển
- Vật liệu xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại và thiết bị mà các doanh
nghiệp mua nhằm đầu tư cho xây dựng cơ bản
- Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất hoặc vật liệu
thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định
- Vật liệu khác: Bao gồm các loại nguyên vật liệu khác chưa đề cập đến
trong các loại kể trên
Theo cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nội dung kinh tế cùng chức năng của từng loại nguyên vật liệu và từ đó có phương hướng và biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại nguyên vật liệu
Trang 14Trong kế toán: Nguyên vật liệu được phản ánh trên tài khoản 152
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng thay thế
1.1.2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu
Giá nhập kho nguyên vật liệu
Các khoản ghi giảm giá mua
Trong đó:
- Giá mua trên hóa đơn: Bao gồm:
+ Giá của người bán
+ Các khoản thuế không được hoàn lại:
Thuế nhập khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tài nguyên
Thuế VAT không được hoàn lại
- Chi phí:
+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
+ Chi phí thuê kho bãi
+ Công tác phí của nhân viên mua hàng
+ Hao hụt định mức trong quá trình mua hàng,…
- Các khoản ghi giảm giá mua:
+ Chiết khấu thương mại: Mua với số lượng lớn, được người bán chiết khấu
+ Giảm giá hàng mua do hàng kém chất lượng, sai quy định trong hợp đồng, hoặc được khuyến mãi
+ Hàng mua trả lại: Do kém chất lượng, sai quy định trong hợp đồng,…
Tự sản xuất chế biến
Giá gốc
nhập kho =
Giá gốc của NVL đêm
đi sản xuất, chế biến +
Chi phí sản xuất, chế biến
Trang 15Trong đó, chi phí sản xuất, chế biến bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Đêm đi gia công, chế biến
Giá gốc
nhập kho =
Giá gốc của NVL đêm
đi gia công, chế biến +
Chi phí gia công, chế biến
Nhận góp vốn
Giá gốc nhập kho =
Giá trị NVL do hội đồng định giá xác định
Giá xuất kho nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu được thu mua và nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, do đó giá thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau Khi xuất kho kế toán phải tính toán xác định được giá thực tế xuất kho cho từng nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau Theo phương pháp tính giá thực tế xuất kho đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán Để tính giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
Giá thực tế đích danh: Nguyên vật liệu nhập kho theo giá nào thì xuất
kho theo giá đó Phương pháp này áp dụng đối với những nguyên vật liệu có giá trị lớn, số lần nhập – xuất kho ít, có thể theo dõi vật liệu nhập theo từng lô riêng biệt
Giá nhập trước, xuất trước (FIFO): Tính giá nguyên vật liệu dựa trên
giả định: Cái nào nhập kho trước thì sẽ xuất kho trước Vì vậy, đầu kỳ giả định là xuất
trước tiên, nếu hết thì sau đó xuất theo đúng thứ tự như được mua vào nhập kho Ưu điểm của phương pháp này là giá thực tế của nguyên vật liệu trên bảng cân đối kế toán sát với giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo
Giá nhập sau, xuất trước (LIFO): Giả định nguyên vật liệu nhập kho
sau thì sẽ xuất kho trước Khi tính giá xuất kho sẽ căn cứ vào đơn giá của lần nhập gần lần xuất nhất Ưu điểm của phương pháp này là giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho phù hợp với chi phí mua hiện hành
Phương pháp giá bình quân:
- Bình quân thời điểm: Sau mỗi lần nhập, phải tính lại đơn giá xuất
Giá vật liệu thực tế tồn đến thời điểm nhập mới +
Giá vật liệu thực
tế vừa nhập Đơn giá xuất kho
theo từng thời điểm = Số lượng tồn đến thời
điểm nhập mới +
Số lượng vừa nhập
Trang 16Do đó, giá xuất kho nguyên vật liệu được tính như sau:
Giá xuất
(từng thời điểm) =
Số lượng nguyên vật liệu xuất kho ×
Đơn giá xuất kho theo từng thời điểm
- Bình quân cuối kỳ (Bình quân gia quyền): Cuối kỳ mới tính đơn giá
xuất kho
Giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ +
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ Đơn giá xuất kho
bình quân của NVL =
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Do đó, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ được tính là:
Giá thực tế NVL
xuất trong kỳ =
Số lượng nguyên vật liệu xuất trong kỳ ×
Đơn giá xuất bình quân của NVL
Trong kỳ kế toán có thể sử dụng giá tạm tính để ghi trên phiếu xuất kho, cuối kỳ sau khi tính giá xuất kho rồi điều chỉnh lại
Phương pháp bình quân cuối kỳ này chỉ nên áp dụng đối với các doanh nghiệp
có số lần xuất ít, giá cả không bị biến động nhiều vì phương pháp này sai số rất nhiều
- Phương pháp giá hạch toán: Áp dụng trong trường hợp số lần nhập
xuất nhiều làm khó khăn đến việc tính giá Do đó, để cho đơn giản người ta có thể sử dụng giá hạch toán, sau đó đến cuối kỳ sẽ điều chỉnh theo gia thực tế
Giá hạch toán là giá được sử dụng ổn định trong một kỳ hạch toán để ghi sổ chi tiết, không có tác dụng thanh toán
Giá thực tế NVL nhập trong kỳ
Hệ số giá NVL =
Giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ +
Giá hạch toán NVL nhập trong kỳ 1.1.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Các doanh nghiệp sản xuất vật chất thường hay áp dụng quy trình công nghệ liên tục nhằm giảm thiểu chi phí khởi động máy, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ uống, thực phẩm thì dây chuyền đó phải khép kín nhằm đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm Để quá trình sản xuất được liên tục thì nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào là điều kiện cần thiết được đưa ra đầu tiên, nhưng công tác thu mua, bảo quản
Trang 17và cấp phát nguyên vật liệu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài Do đó, doanh nghiệp không thể chủ động hoàn toàn nếu không có hoạch định về nguồn nguyên vật liệu đúng đắn Các doanh nghiệp có trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi mức độ
và phương pháp quản lý cũng khác nhau
Ngày nay, nền sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở thoả mãn không ngừng nhu cầu vật chất và văn hóa của mọi tầng lớp trong xã hội Việc sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý và có kế hoạch ngày càng được coi trọng Công tác hạch toán nguyên vật liệu ảnh hưởng và quyết định đến việc hạch toán giá thành, vì vậy để đảm bảo tính chính xác của việc hạch toán giá thành thì trước hết cũng phải hạch toán nguyên vật liệu chính xác
Để làm tốt công tác hạch toán nguyên vật liệu trên đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ
ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng Trong khâu thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải được quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua, thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bộ phận Kế hoạch – Kinh doanh cần có quyết định đúng đắn ngay từ đầu trong việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, địa điểm giao hàng, thời hạn cung cấp, phương tiện vận chuyển và nhất là về giá mua, cước phí vận chuyển, bốc dỡ,… cần phải dự toán những biến động về cung cầu và giá cả nguyên vật liệu trên thị trường để đề ra biện pháp thích ứng
Việc tổ chức tổ kho tàng, bến bãi thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn cũng
là một trong các yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Trong khâu dự trữ đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng nguyên vật liệu không kịp thời hoặc gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều
Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao và dự toán chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp Do vậy trong khâu sử dụng cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh chính xác tình hình xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh Định kỳ tiến hành việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu cũng là những khoản chi phí nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng hoặc giảm chi phí nguyên vật liệu
Trang 18cho một đơn vị sản phẩm, khuyến khích việc phát huy sáng kiến cải tiến, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tận dụng phế liệu,…
Tóm lại, quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý quan tâm
1.2 Nội dung công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp
1.2.1 Xây dựng định mức tiêu dùng
1.2.1.1 Khái niệm định mức tiêu dùng
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tiêu dùng lớn nhất trong giới hạn cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thiện một công việc nào đó trong điều kiện sản xuất nhất định trong điều kiện xác định của thời kỳ kế hoạch
Việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu chính xác và đưa mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tạo điều kiện cho hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hành tiết kiệm trong doanh nghiệp
1.2.1.2 Phương pháp xác định định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
Có rất nhiều phương pháp xác định định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, tuỳ theo từng đặc điểm kinh tế kỹ thuật và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp xây dựng ở mức thích hợp Trong thực tế có các phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sau đây:
Phương pháp xác định định mức theo thống kê kinh nghiệm
Là phương pháp dựa vào hai căn cứ: các số liệu thống kê về mức tiêu dùng nguyên vật liệu của kỳ báo cáo và những kinh nghiệm của công nhân tiên tiến rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định định mức
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ vận dụng có thể tiến hành nhanh chóng
- Nhược điểm: Ít tính khoa học và tính chính xác
Phương pháp xác định định mức bằng thực nghiệm
Là phương pháp dựa trên kết quả của phòng thí nghiệm kết hợp với những điều kiện sản xuất nhất định để kiểm tra, sửa đổi và so sánh với kết quả đã tính toán để tiến hành sản xuất thử nhằm xác định định mức cho kỳ kế hoạch
Trang 19- Ưu điểm: Có tính chính xác và khoa học cao hơn so với phương pháp thống kê kinh nghiệm
- Nhược điểm: Chưa phân tích toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến định mức
và còn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm, có thể không phù hợp với điều kiện sản xuất
Phương pháp xác định định mức bằng việc phân tích:
Là sự kết hợp giữa việc tính toán về kinh tế kỹ thuật với việc phân tích các nhân
tố ảnh hưởng tới việc tiêu hao nguyên vật liệu, chính vì vậy mà nó được tiến hành theo hai bước:
+ Bước 1: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến mức tiêu hao
nguyên vật liệu, đặc biệt là về thiết kế sản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu, công suất máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân,
+ Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử
dụng và đề ra biện pháp phấn đấu giảm định mức trong kỳ kế hoạch
- Ưu điểm: Có tính khoa học và tính chính xác cao, đưa ra một định mức tiêu dùng hợp lý nhất Hơn nữa khi sử dụng phương pháp này định mức tiêu dùng luôn nằm trong trạng thái được cải tiến
- Nhược điểm: Đòi hỏi một lượng thông tin tương đối lớn, toàn diện và chính xác, điều này có nghĩa là công tác thông tin trong doanh nghiệp phải tổ chức tốt Một điều dễ thấy khác đó là một lượng thông tin như vậy đòi hỏi phải có đội ngũ xử lý thông tin có trình độ và năng lực cao nhưng dù thế nào đi nữa thì đây cũng là phương pháp khoa học nhất
1.2.2 Bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất trong doanh nghiệp
1.2.2.1 Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng
Xuất phát từ đặc điểm về sự đa dạng của sản phẩm và quy trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp là khác nhau Điều này cho thấy để đảm bảo cho quá trình sản xuất
và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được tốt đòi hỏi phải sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu cần dùng thích hợp, đa dạng về chủng loại Đối với mỗi nguyên vật liệu khác nhau tạo nên thực thể sản phẩm là khác nhau
Lượng nguyên vật liệu cần dùng là lượng nguyên vật liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch Lượng nguyên vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật lẫn giá trị, đồng thời cũng phải tính đến nhu cầu nguyên vật liệu cho việc thử nghiệm sản xuất sản phẩm
Trang 20mới, tự trang tự chế, sửa chữa máy móc thiết bị, Lượng nguyên vật liệu cần dùng được tính toán cụ thể cho từng loại theo quy cách, cỡ loại của nó ở từng bộ phận sử dụng, sau đó tổng hợp lại cho toàn doanh nghiệp Khi tính toán phải dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một sản phẩm, nhiệm vụ sản xuất, thử nghiệm sản phẩm mới và sửa chữa trong kỳ kế hoạch Tuỳ thuộc vào từng loại nguyên vật liệu, từng loại sản phẩm, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp tính toán thích hợp
Lượng nguyên vật liệu chính cần dùng được tính theo công thức:
Vcd = Σ [(Si × Dvi)(1 + Kpi)(1 - Kdi)]
Trong đó:
Vcd : Lượng nguyên vật liệu cần dùng
Si : Số lượng sản phẩm loại i ở kỳ kế hoạch
Dvi : Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm loại i
Kdi : Tỷ lệ phế liệu dùng lại loại sản phẩm i ở kỳ kế hoạch
Kpi : Tỷ lệ phế phẩm cho phép loại sản phẩm i ở kỳ kế hoạch
1.2.2.2 Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được liên tục và có hiệu quả đòi hỏi phải có một lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý Lượng nguyên vật
liệu dự trữ (còn gọi là định mức dự trữ nguyên vật liệu) là lượng nguyên vật liệu tồn
kho cần thiết được quy định trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường Căn cứ vào tính chất, công dụng, nguyên vật liệu dự trữ được chia thành ba loại: dự trữ thường xuyên, dự trữ theo mùa và dự trữ bảo hiểm
a) Lượng dự trữ thường xuyên
Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất tiến hành bình thường giữa hai lần mua sắm nguyên vật liệu Công thức xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên:
Vtx = Vn × ttx
Trong đó:
Vtx : Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên nhiều nhất
Vn : Lượng nguyên vật liệu cần dùng bình quân một ngày đêm
Trang 21ttx : Thời gian dự trữ thường xuyên
Lượng nguyên vật liệu dùng bình quân tuỳ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp còn thời gian dự trữ tuỳ thuộc vào thị trường nhà cung cấp, nguồn vốn lưu động và độ dài của chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp
b) Lượng dự trữ bảo hiểm
Lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm: là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành bình thường Có nhiều cách để xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ, nhưng việc tính toán đều dựa vào các cơ sở sau:
+ Mức thiệt hại vật chất do nguyên vật liệu gây ra
+ Các số liệu thống kê về số lần, lượng nguyên vật liệu cũng như số ngày mà người cung cấp không cung ứng đúng hạn
+ Các dự báo về sự biến động trong tương lai
Công thức xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm:
Trong đó:
SS : Lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm
σ : Độ lệch chuẩn của yêu cầu trong khoảng thời gian dự trữ
c) Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết
Để hoạt động được tiến hành bình thường trong mọi điều kiện có thể xảy ra, doanh nghiệp phải tính toán lượng nguyên vật liệu được dự trữ tối thiểu cần thiết Nó được tính bằng tổng lượng dự trữ thường xuyên và dự trữ bảo hiểm
Vtt = Vtx + SS
Trong đó:
Vtt :Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết
Vtx :Lượng dự trữ thường xuyên
SS :Lượng dự trữ bảo hiểm
d) Lượng dự trữ theo mùa vụ
Trong thực tế có những loại nguyên vật liệu chỉ mua được theo mùa như mía cho doanh nghiệp mía đường, trái cây cho doanh nghiệp thực phẩm đồ hộp, đậu nành cho các doanh nghiệp sản xuất sữa đậu nành, Hoặc có những loại nguyên vật liệu
Trang 22vận chuyển bằng đường thuỷ, mùa mưa bão không vận chuyển được thì cũng phải dự trữ theo mùa
Công thức xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ theo mùa vụ:
Vmv = Vn × nmv
Trong đó:
Vmv : Lượng nguyên vật liệu dự trữ theo mùa
Vn : Lượng nguyên vật liệu tiêu hao bình quân
nmv : Số ngày dự trữ theo mùa
1.2.2.3 Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua
Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch vốn lưu động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần mua sắm trong năm Lượng nguyên vật liệu cần mua sắm trong năm phụ
thuộc vào ba yếu tố: Lượng nguyên vật liệu cần dùng (V cd ); Lượng nguyên vật liệu dự
trữ đầu kỳ (V n1 ); Lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ (V n2 )
Công thức xác định:
Vcm = Vcd + Vn2 – Vn1
Trong đó:
Vcm: Lượng nguyên vật liệu cần mua
Lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ được tính theo công thức:
Vn1 = (Vtk + Vnk) - Vxk
Trong đó:
Vtk : Lượng nguyên vật liệu tồn kho ở thời điểm kiểm kê
Vnk : Lượng nhập kho từ sau kiểm kê đến cuối năm báo cáo
Vxk : Lượng xuất cho các đơn vị sản xuất từ sau kiểm kê đến cuối năm báo cáo Đối với các doanh nghiệp không có dự trữ theo mùa, lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối năm kế hoạch chính là lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên và lượng nguyên vật liệu bảo hiểm
1.2.3 Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu
Các doanh nghiệp khác nhau thì lĩnh vực kinh doanh cũng không giống nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà xây dựng cho mình một kế hoạch mua sắm Mục đích của kế hoạch này là để giảm bớt sự biến động đột ngột và không
Trang 23mong muốn của nguyên vật liệu trong hiện tại và trong tương lai Theo đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp:
- Trong hiện tại: Phải xây dựng một kế hoạch chặt chẽ, cần tìm hiểu kỹ thị trường từ đó đưa ra việc xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là: cần mua những gì, cần mua ở đâu,
- Trong tương lai: Dựa vào khả năng dựa vào kế hoạch trong tương lai doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những kế hoạch chặt chẽ cụ thể để khi thi công các công trình sản xuất không xảy ra những trường hợp thiếu nguyên vật liệu làm công việc bị ngưng trệ dẫn tới giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2.4 Tổ chức thu mua và tiếp nhận nguyên vật liệu
1.2.4.1 Tổ chức thu mua
Sau khi có kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, phòng ban liên quan tới công tác mua và vận chuyển thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao phó Giám đốc hoặc các phân xưởng có thể ký các hợp đồng với phòng vật tư về việc mua và vận chuyển nguyên vật liệu Hợp đồng phải được xác định rõ số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách mua, giá và thời gian giao nhận Hai bên phải chịu bồi thường về vật chất nếu vi phạm hợp đồng Phòng vật tư chịu trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng cho các đơn vị sản xuất Nếu vì một lý do nào đó không cung cấp kịp, phòng vật tư phải báo cáo với giám đốc trước để có biện pháp xử lý Phòng vật tư làm tốt hoặc không tốt sẽ được thưởng hoặc phạt theo quy chế của doanh nghiệp
1.2.4.2 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu
Tiếp nhận nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng và là khâu mở đầu của việc quản lý Nó là bước chuyển giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản và đưa nguyên vật liệu vào sản xuất giữa đơn vị cung ứng và đơn vị tiêu dùng Đồng thời nó
là ranh giới giữa bên bán và bên mua, là cơ sở hạch toán chính xác chi phí lưu thông
và giá cả nguyên vật liệu của mỗi bên Việc thực hiện tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho người quản lý nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại Do tính cấp thiết như vậy
mà tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ:
- Một là, tiếp nhận một cách chính xác về chất lượng, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng nội dung, điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế, trong hoá đơn, phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển,
Trang 24- Hai là, phải vận chuyển một cách nhanh chóng và an toàn nhất để đưa nguyên vật liệu vào kho nhằm tránh tình trạng hư hỏng, mất mát và phải đảm bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời cho sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp
Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ này công tác tiếp nhận phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- Nguyên vật liệu khi tiếp nhận phải có đầy đủ giấy tờ hợp lý hợp lệ, tuỳ theo nguồn tiếp nhận khác nhau trong ngành, ngoài ngành hay trong nội bộ doanh nghiệp
- Nguyên vật liệu khi nhập phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm Phải xác định chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc phải làm thủ tục đánh giá, xác nhận nếu có hư hỏng mất mát
- Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận sẽ được thủ kho ghi số thực nhập và người giao hàng cùng với thủ kho ký vào phiếu nhập kho Phiếu nhập kho sẽ được chuyển cho bộ phận kế toán ký nhận vào sổ giao nhận chứng từ
Bên doanh nghiệp và bên cung ứng phải thống nhất địa điểm tiếp nhận, cung ứng thẳng hay qua kho của doanh nghiệp Những vật tư mẫu theo kế hoạch hoặc hợp
đồng đặt hàng thì theo quy định “Những xí nghiệp có nhu cầu vật tư ổn định, trước hết
là những hộ tiêu thụ lớn được nhận thẳng hợp đồng dài hạn về mua bán vật tư”
1.2.5 Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu
Kho bãi là nơi tập trung dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị máy móc, dụng cụ chuẩn bị cho quá trình sản xuất, đồng thời cũng là nơi lưu trữ thành phẩm của doanh nghiệp trước khi tiêu thụ Do tính chất đa dạng và phức tạp của nguyên vật liệu nên hệ thống kho của doanh nghiệp phải bố trí và xây dựng sao cho phù hợp, các trang thiết bị trong kho là những phương tiện quan trọng để đảm bảo giữ gìn giữ toàn vẹn số lượng chất lượng nguyên vật liệu Do vậy, quản lý kho phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Bảo quản toàn vẹn số lượng, nguyên vật liệu, hạn chế ngăn ngừa hư hỏng, mất mát đến mức tối thiểu
- Luôn nắm chắc tình hình nguyên vật liệu vào bất kỳ thời điểm nào nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất cho sản xuất kinh doanh
- Bảo đảm thuận tiện cho việc xuất nhập kiểm tra bất cứ lúc nào
- Bảo đảm hạ thấp chi phí lưu kho, sử dụng hợp lý và tiết kiệm diện tích
Trang 25Để thực hiện những nhiệm vụ trên công tác quản lý bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Công tác sắp xếp nguyên vật liệu: dựa vào tính chất, đặc điểm nguyên vật liệu và tình hình cụ thể của hệ thống kho để sắp xếp nguyên vật liệu một cách hợp lý, khoa hoc, đảm bảo an toàn ngăn nắp, thuận tiện cho việc xuất nhập kiểm kê Do đó, phải phân khu, phân loại kho, đánh số, ghi ký hiệu các vị trí nguyên vật liệu một cách hợp lý
- Bảo quản nguyên vật liệu: Phải thực hiện đúng theo quy trình để đảm bảo
an toàn chất lượng nguyên vật liệu
- Xây dựng và thực hiện nội quy về chế độ trách nhiệm và chế độ kiểm tra trong việc bảo quản nguyên vật liệu
+ Cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất: Căn cứ vào yêu cầu của
nguyên vật liệu của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất đã báo trước cho bộ phận cấp phát của kho để tiến hành cấp phát Số lượng nguyên vật liệu yêu cầu được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã triển khai
- Ưu điểm: Đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất đối với từng bộ phận của doanh nghiệp, tránh những lãng phí và hư hỏng không cần thiết
- Hạn chế: Bộ phận cấp phát của kho chỉ biết được yêu cầu của bộ phận trong thời gian ngắn, việc cấp phát kiểm tra tình hình sử dụng gặp nhiều khó khăn, thiếu tính kế hoạch và chủ động cho bộ phận cấp phát
+ Cấp phát theo tiến độ kế hoạch (cấp phát theo hạn mức): Đây là hình thức
cấp phát quy định cả số lượng và thời gian nhằm tạo sự chủ động cho cả bộ phận sử dụng và bộ phận cấp phát Dựa vào khối lượng sản xuất cũng như dựa vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch, kho cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ
Trang 26phận sau từng kỳ sản xuất doanh nghiệp quyết toán nguyên vật liệu nội bộ nhằm so sánh số sản phẩm đã sản xuất ra với số lượng nguyên vật liệu đã tiêu dùng Trường hợp thừa hay thiếu sẽ được giải quuyết một cách hợp lý và có thể căn cứ vào một số tác động khách quan khác
Thực tế cho thấy hình thức cấp phát này đạt hiệu quả cao, giúp cho việc giám sát hạch toán tiêu dùng nguyên vật liệu chính xác, bộ phận cấp phát có thể chủ động triến khai việc chuẩn bị nguyên vật liệu một cách có kế hoạch, giảm bớt giấy tờ, Do vậy, hình thức cấp phát này đạt hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có mặt hàng sản xuất tương đối ổn định và có hệ thống định mức tiên tiến hiện thực, có kế hoạch sản xuất
Với bất kỳ hình thức nào muốn quản lý tốt nguyên vật liệu cần thực hiện tốt công tác ghi chép ban đầu, hạch toán chính xác, phân tích đánh giá việc cấp phát nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là bước quan trọng trong việc quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
1.2.7 Tổ chức thanh quyết toán
Áp dụng đúng theo quy trình hạch toán kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng Tùy thuộc vào điều kiện, tình hình cũng như loại hình mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh mà có phương pháp thanh quyết toán sao cho phù hợp và có lợi nhất Các phương pháp thanh quyết toán áp dụng phải đúng và đầy đủ theo chế độ hạch toán của nhà nước quy định
Theo lý thuyết ta có:
V = Lsxsp + Lbtp +Lspd + Ltkpk
Trong đó:
Lsxsp : Lượng nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm trong tháng
Lbtp : Lượng nguyên vật liệu bán thành phẩm kho
Lspd : Lượng nguyên vật liệu trong sản phẩm dở dang
Ltkpk : Lượng nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng
Trong thực tế, V > Lsxsp + Lbtp +Lspd + Ltkpk tức là có hao hụt Do vậy, khi thanh toán phải làm rõ lượng hao hụt và mất mát này Từ đó đánh giá được tình hình sử dụng nguyên vật liệu và có các biện pháp khuyến khích hay bồi thường lượng hao hụt một cách chính đáng
Trang 271.2.8 Tổ chức thu hồi phế liệu, phế phẩm
Thu hồi và tận dụng phế liệu – phế phẩm không những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài của doanh nghiệp Việc tận dụng sẽ góp phần làm giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm Nó cũng có thể đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp nếu thực hiện việc bán phế liệu, phế phẩm cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vật liệu trong doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tố chủ quan
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho tại doanh nghiệp đang sử dụng
- Quy trình kiểm tra, bảo quản, xử lý,… nguyên vật liệu tại kho doanh nghiệp
- Lượng nguyên vật liệu hiện có trong kho
- Thái độ, phong cách, trình độ,… của công nhân viên liên quan tới kho nguyên vật liệu
- Sự tác động của giá cả nguyên vật liệu bên ngoài thị trường
- Đặc tính của nguyên vật liệu
1.4 Phương thức sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu
1.4.1 Quan điểm về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu
Có thể nói, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đã trở thành một nguyên tắc, một thói quen, một chính sách kinh tế của các doanh nghiệp Theo nhận định của Chính phủ, tình hình kinh tế thế giới hiện đang diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường có xu hướng tiếp tục tăng cao
Trong khi đó, với tình hình trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống Một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như: điện, xăng dầu,… vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế thị trường buộc phải điều chỉnh tăng Chính vì vấn đề này mà chúng ta phải biết cách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguyên vật liệu một cách khoa học nhất
Trang 281.4.2 Một số biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu
- Hợp lý hoá sản xuất, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, thực hiện đúng các chế độ về bảo quản sử dụng máy móc thiết bị Xem xét lại việc hạch toán nguyên vật liệu, xây dựng chế độ thưởng phạt nhằm kích thích
sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu
- Giảm thiểu mọi hao hụt mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra Để thực hiện tốt phương hướng này cần nâng cao trách nhiệm trong công tác thu mua, vận chuyển, bao gói, bốc dở, kiểm nghiệm nguyên vật liệu trong kho bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh
- Cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị sao cho phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như công nghệ hiện tại trên thế giới, tổ chức sản xuất hợp lý cũng góp phần giảm các tổn thất trong quá trình sản xuất Bên cạnh đó cần phải tổ chức các buổi đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ trình độ tay nghề của công nhân
- Sử dụng nguyên vật liệu thay thế: Việc lựa chọn nguyên vật liệu thay thế được tiến hành cả trong khâu cung ứng và thiết kế chế tạo sản phẩm Đây là một biện pháp
quan trọng, nó cho phép sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn trong nước (hoặc
nguyên vật liệu địa phương) nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và đặc biệt là
phải bảo đảm chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất
1.5 Sự cần thiết phải quản lý nguyên vật liệu
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm,…
- Để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu để từ đó có kế hoạch bổ sung,
dự trữ kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Nguồn nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng, quy cách, chủng loại, đáp ứng kịp thời và ngăn ngừa các hiện tượng hao hụt, lãng phí vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất Qua đó, giảm được mức tiêu hao vật liệu, giảm chi phí nguyên vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra không những có chất lượng cao mà giá thành hạ sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trang 29PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM – VINASOY
2.1 Tổng quan về Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy
2.1.1.1 Giới thiệu khái quát về Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam
Tên doanh nghiệp : Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam
Tiền thân của Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy là Nhà máy Sữa Trường Xuân được xây dựng năm 1996 và đưa vào hoạt động chính thức tháng 7/1997 theo Quyết định thành lập số 349/ĐQN-TCKLĐ/QĐ ngày 29/05/1997 về việc thành lập và giao nhiệm vụ cho phân xưởng sữa, kem và sữa chua
Đến tháng 3/1999 Nhà máy Sữa Trường Xuân sáp nhập vào Nhà máy Nước khoáng Thiên nhiên Thạch Bích theo Quyết định 448/ĐQN-TCLĐ/QĐ ngày 19/08/1999 của ông Nguyễn Xuân Huế về việc sáp nhập Nhà máy Sữa vào Nhà máy Nước khoáng Thiên nhiên Thạch Bích Lễ bàn giao sáp nhập Nhà máy Sữa vào Nhà máy Nước khoáng Thiên nhiên Thạch Bích vào ngày 11/09/1999 tại Nhà máy Sữa theo Quyết định 502/ĐQN-TCLĐ/QĐ ngày 10/09/1999
Đến tháng 01/2003 Nhà máy Sữa Trường Xuân được tách ra khỏi Nhà máy Nước khoáng Thiên nhiên Thạch Bích theo Quyết định số 15/QĐ-ĐQN-TCLĐ công
bố ngày 06/01/2003, do ông Võ Thành Đàng – Giám đốc Nhà máy ký và có hiệu lực
kể từ ngày 06/01/2003 Đến tháng 05/2005 Nhà máy Sữa Trường Xuân đổi tên thành Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy theo Quyết định 265QĐ/ĐQN-TCLĐ
Trang 30ngày 16/05/2005 Đến tháng 01/2006 thành lập Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy theo Quyết định 026QĐ/CPĐQN-HĐQT ngày 04/01/2006 về việc thành lập Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy
Đến tháng 12/2010 Nhà máy tiếp tục phát triển đi lên để đáp ứng nhu cầu sữa ngày càng cao của thị trường
Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn, với:
- Diện tích sản xuất : 2 × 4.200 m2
- Diện tích làm việc : 2 × 2.450 m2
Tổng vốn kinh doanh : 176.542 triệu đồng
Vì Nhà máy được thành lập chưa lâu nên vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng Nhà máy đã từng bước khắc phục và đẩy mạnh sản xuất, đưa sản phẩm ra thăm dò thị trường để dần ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm Đồng thời Nhà máy cũng từng bước hoàn thiện trang thiết bị máy móc và không ngừng đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đến nay, Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy đã có những bước phát triển vững chắc, trở thành doanh nghiệp hàng đầu về ngành hàng sữa đậu nành tại Việt Nam
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy
2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của Nhà máy
Chức năng
Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy có chức năng sản xuất và cung ứng các loại sữa từ đậu nành để phục vụ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng trên khắp cả nước
Nhiệm vụ
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký
Đầu tư và khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu đậu nành có sẵn ở khu vực miền Trung, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên
Trang 31 Không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên cả nước
Bảo tồn và phát triển vốn của Nhà máy, hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với Nhà nước Tuân thủ Pháp luật cũng như các nghĩa vụ đối với nhà nước
Chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ, công nhân Luôn đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho công nhân
2.1.2.2 Các loại hàng hoá và dịch vụ hiện tại của Nhà máy
Nhà máy đã và đang nghiên cứu, sản xuất các loại sản phẩm từ đậu nành để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng Hiện tại Nhà máy đang sản xuất 03 loại sản phẩm: Sữa đậu nành Fami hộp 200 ml; Sữa đậu nành Mè đen VinaSoy 200 ml; Sữa đậu nành Fami bịch 200 ml
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý ở Nhà máy
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
: Quan hệ lãnh đạo và báo cáo
Trang 32- Ban Lãnh đạo
- Các phòng ban
- Các tổ trưởng sản xuất, bán hàng và tiếp thị
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong bộ máy quản lý
và hệ thống tiêu chuẩn HACCP
Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân tổ chức và quần chúng Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ trong Nhà máy theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành
+ Thay mặt Giám đốc điều hành công tác sản xuất chế biến sản phẩm theo
kế hoạch đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định Phối hợp hoạt động với các phòng ban nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và quy chế Nhà nước ban hành
Phòng Kỹ thuật - Sản xuất
Xây dựng kế hoạch sản xuất, trực tiếp bảo dưỡng máy móc thiết bị, triển khai các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất, tổng kết, phân tích kết quả các quá trình sản xuất
Phòng Nghiên cứu - Phát triển và Phân tích Sản phẩm
Có chức năng kiểm tra và quản lý nguyên liệu, thành phẩm, đảm bảo chất lượng
và tiêu chuẩn về môi trường, kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, nghiên cứu sản phẩm mới
Phòng Tài chính - Kế toán
Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các hoạt động kinh tế phát sinh,
kế hoạch thu, chi tài chính Cung cấp số liệu cần thiết cho ban giám đốc về tình hình
Trang 33quản lý vốn, tài sản và hiệu quả kinh doanh nhằm giúp ban giám đốc có những thông tin chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính hoạt động kinh doanh của toàn Nhà máy
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
Tổng hợp và xác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo chỉ đạo của Giám đốc Nhà máy
+ Tổng hợp phân tích và đánh giá kết quả thực hiện đề xuất phương án, biện pháp nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế
+ Tổng hợp nhu cầu, cân đối kế hoạch cung ứng, sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất theo sự phân cấp của Nhà máy
+ Xác lập kế hoạch hoạt động của Nhà máy theo định kỳ
+ Tổ chức quản lý mạng lưới tiếp nhận, thanh toán nợ đầu tư theo biểu mẫu thống nhất trong mạng vi tính
+ Tổ chức và thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm
+ Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu
Bộ phận Tổ chức - Hành chính
Đảm bảo công tác hành chính; quản lý nhân sự, sắp xếp bố trí lao động, đề bạt nâng lương, điều hành công tác bảo vệ cơ quan; xây dựng nội quy, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Nhà máy
+ Quản lý các hồ sơ, văn bản đến và đi một cách an toàn khoa học
+ Chuẩn bị các văn bản về hành chính quản trị doanh nghiệp
Như vậy, mỗi bộ phận chức năng trong Nhà máy tuy thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mục đích chung là đảm bảo sao cho quá trình sản xuất và kinh doanh của Nhà máy mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí nhất Do đó, đòi hỏi mỗi bộ phận thực hiện tốt chức năng của mình và tạo mối quan hệ thống nhất, đoàn kết phối hợp cùng nhau hoạt động nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
2.1.4 Công nghệ và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy
2.1.4.1 Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành
Xuất phát từ nhu cầu hiện nay của thị trường, Nhà máy đã chủ động nghiên cứu
và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Sau nhiều lần đổi mới, ngày nay với hệ thống máy tính nối mạng toàn Nhà máy, tất cả mọi công việc điều được thực hiện trên máy tính Có thể nói đây là một bước tiến quan trọng trong việc vận dụng
Trang 34công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh Điều này giúp cho Nhà máy giải quyết được các công việc nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn
và sẽ giúp tăng năng suất lao động
Hình 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Sản xuất)
Gia nhiệt nước
Đường Thùng trộn
10.000 lít
Phụ gia
Hương
Đồng hóa Thùng trữ Làm lạnh
Trang 35Dây chuyền thiết bị của VinaSoy do tập đoàn Tetrapak - Thụy Điển cung cấp Đây là hệ thống dây chuyền khép kín tự động sản xuất sữa đậu nành hiện đại, đồng bộ nhất tại Việt Nam Kết hợp với việc áp dụng phù hợp công nghệ Tetra – Alwinsoy, hệ thống khép kín này tạo nên sự đột phá về chất lượng của VinaSoy, vừa giữ được hương vị đậu nành đậm đà hương vị tự nhiên, vừa bảo toàn các thành phần dinh dưỡng
có trong đậu nành
2.1.4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành
Chuẩn bị và làm sạch nguyên liệu đậu
Đậu nành khô sạch được đổ vào phễu tới hệ thống gàu tải đưa vào thiết bị phân loại Tại đây, đậu nành được lựa chọn kích thước phù hợp, tách bỏ những hạt lép, nhỏ hạt vỡ vụn để chuyển qua công đoạn xử lý tiếp theo
Tại công đoạn này đậu nành hạt được tách kim loại nhiễm từ, tách đá sạn, Kết quả là ta thu được đậu nành sạch đồng đều cung cấp cho công đoạn nghiền
Nghiền nguyên liệu
Đậu nành hạt sau khi làm sạch được đưa vào máy nghiền kín hai cấp Tại đây nước nóng được đưa vào theo tỷ lệ nhất định nhằm mục đích tăng hương vị cho sản phẩm
Phương pháp nghiền nóng rất tốt cho việc hydrate hoá dịch nghiền và quá trình nghiền Kết quả có thể thu được dịch đậu có hàm lượng chất rắn lên đến 90%
Trích ly
Dịch sữa sau khi nghiền được bơm qua máy bơm qua một thiết bị trích ly kiểu
ly tâm liên tục để tách bã không hoà tan
Bã sau khi ly tâm chuyển qua ngăn dùng làm thức ăn gia súc hoặc dùng cho các mục đích tương tự Phần dịch sữa khi hoà tan sau trích ly được đưa đến thiết bị khử hạt tính Enzyme
Khử hoạt tính Enzyme
Dịch sữa đậu nành được đưa qua một van phun hơi kiểu Injector làm nhiệt độ dịch tăng tức thời và được giữ trong ống giữ nhiệt để khử hoạt tính của Enzyme Tripson, Lyposydaza,
Sau đó, được đưa vào thùng chân không để tách mùi, dịch sữa sau đó được làm lạnh và chuyển đến thùng chứa, bằng quá trình hydrate hoá các hương không hấp dẫn
dễ dàng thoát ra khỏi dịch sữa, kết thúc phân đoạn sơ chế
Trang 36Hoà trộn
Gồm hai thùng hoà trộn dung tích mỗi thùng 5.000 lít Máy trộn, các bộ lọc và bơm vận chuyển sữa, đường, chất phụ gia, được bổ sung nhằm tạo ra một dịch sữa như mong muốn trước khi qua hệ thống xử lý nhiệt và bao gói
Hệ thống làm lạnh và thùng chứa
Hỗn hợp dịch sữa sau khi hoà trộn được lọc và bơm đi làm lạnh qua bộ trao đổi nhiệt dạng tấm và nhiệt độ dòng sữa lúc này là khoảng 250C Hỗn hợp sữa lạnh được chứa tại thùng đệm thể tích 4.000 lít trước khi tiệt trùng
Chứa vô trùng
Sữa sau tiệt trùng được chứa tại thùng chứa vô trùng trước khi bơm qua máy chiết Tại thùng chứa vô trùng, khí vô trùng được đưa vào trên đỉnh thùng để duy trì áp suất rót
Chiết rót vô trùng
Máy chiết rót sẽ thực hiện đóng gói sữa một cách tự động vào hộp giấy và bịch giấy đã được tiệt trùng trước bằng nước nặng H2O2 ngay trên máy Dịch sữa cung cấp cho máy chiết có thể từ thiết bị tiệt trùng UHT hoặc có thể từ thùng chứa vô trùng
Đóng gói, lưu kho
Sản phẩm sau khi được dán ống hút sẽ được đóng vào thùng carton sau đó vận chuyển vào kho lưu giữ chờ KCS kiểm tra trước khi xuất ra thị trường
Trang 372.1.4.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Với việc sử dụng dây chuyền thiết bị khép kín tự động của tập đoàn Tetrapak - Thụy Điển cung cấp, nên Nhà máy tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục, quá trình công nghệ được chia ra thành nhiều công đoạn Công việc ở từng bộ phận luôn ổn định, mỗi công nhân làm việc trong mỗi tổ được phân công công việc cụ thể và có tính chuyên môn hóa cao Do sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền liên tục nên năng suất của người này ảnh hưởng đến người kia và ảnh hưởng cả quá trình Vì vậy trong quá trình sản xuất luôn có sự hỗ trợ chặt chẽ giữa các bộ phận, nhằm đảm bảo năng suất chung cho cả tổ và duy trì tính ổn định của toàn Nhà máy
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức sản xuất chính của Nhà máy
Quan hệ lãnh đạo, theo dõi và kiểm tra
Quan hệ phối hợp, hỗ trợ
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Sản xuất)
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận sản xuất chính:
- Tổ làm sạch đậu có nhiệm vụ làm sạch đậu nành và phân loại đậu nành theo kích cỡ trước khi đưa qua công đoạn nghiền Tổ này có nhiệm vụ hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra ở các công đoạn sau
- Tổ nghiền đảm nhiệm nhiệm vụ nghiền đậu nành đã được làm sạch ở công đoạn trước đó để tạo ra dịch đậu nành
Tổ trích
ly
Tổ phối trộn
Tổ tiệt trùng
và chiết rót
Tổ đóng gói thành phẩm
TRƯỞNG PHÒNG
KỸ THUẬT - SẢN XUẤT
TRƯỞNG CA SẢN XUẤT
KCS
Trang 38- Tổ trích ly có nhiệm vụ tách các bã không hòa tan trong dịch đậu nành và khử hoạt tính của enzyme
- Tổ phối trộn có nhiệm vụ hòa trộn dịch sữa với các phụ gia theo tỷ lệ nhất định
- Tổ tiệt trùng và chiết rót có nhiệm vụ đảm bảo dịch sữa trước khi chiết rót không còn vi khuẩn và các vi sinh vật ảnh hưởng tới sức khỏe con người
- Tổ đóng gói thành phẩm có nhiệm vụ co lốc, dán ống hút đã bọc nylon cho các sản phẩm
Để phục vụ cho bộ phận sản xuất chính, Nhà máy còn có bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận này đảm bảo cho quá trình sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn Bộ phận này bao gồm: tổ bốc xếp, tổ vận chuyển, tổ sửa chữa,…
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh tuy hai bộ phận này khác nhau nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời trong quá trình sản xuất, bổ sung hỗ trợ cho nhau cùng hoàn thành công việc một cách thống nhất và hiệu quả
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
2.1.5.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây
Để thấy rõ kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trước tiên ta tiến hành phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ rồi sau đó mới tiến hành xét đến giá trị Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Hình 2.4: Thị phần sữa đậu nành hộp giấy của Nhà máy qua các năm gần đây
Trang 39Thị phần của sữa đậu nành hộp giấy của Nhà máy tăng đều qua các năm Từ năm 2005, thị phần của VinaSoy luôn đạt trên 50% và luôn chiếm vị trí dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành trong nhiều năm Năm 2009, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động nhưng nhờ có những chiến lược kinh doanh đúng đắn đã giúp Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy tăng trưởng mạnh mẽ chiếm 70% thị phần sữa đậu nành hộp giấy, tăng gần gấp đôi so với những năm trước khi đổi mới
Đến năm 2010, khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi thì thị phần chiếm 75% thị phần sữa của cả nước Đây là tín hiệu lạc quan cho Nhà máy để nhà máy tiếp tục mở rộng và phát triển thị phần của mình khi mà nền kinh tế dần ổn định nhằm thị phần hiện có của mình Điều đó đã được chứng tỏ ở năm 2011 thị phần sữa đậu nành của Nhà máy lên đến 80% Nhà máy cần có chiến lược phát triển, giữ vững và chiếm lấy thị phần tiềm năng của mình
Để rõ hơn ta hãy phân tích số liệu cụ thể về tình hình tiêu thụ của Nhà máy trong những năm gần đây:
Bảng 2.1: Sản lượng tiêu thụ của Nhà máy qua các năm
Tổng lượng sữa thương mại 20.172.761 28.960.960 64.718.034
Tổng lượng sữa tiêu thụ 21.941.881 29.909.367 65.841.134
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Sản phẩm Fami bịch thì tiêu thụ chậm hơn, chủ yếu là cung cấp cho chương trình dinh dưỡng học đường ở năm 2008 trở về trước Năm 2008, sản phẩm Fami bịch
tiêu thụ được 1.404.540 lít (7.022.700 bịch), chiếm 6,96% tổng lượng sữa thương mại
Năm 2009 sữa Fami bịch tiêu thụ được 2.146.045 lít tăng 741.505 lít và tương ứng với 52,79% so với năm 2080 Năm 2010, sản phẩm này tăng mạnh lượng tiêu thụ được
7.479.452 lít (5.333.407 bịch) chiếm 11,56% trong tổng lượng sữa tiêu thụ
Trang 40Sữa đậu nành Mè đen VinaSoy vừa mới được tung ra thị trường cuối năm 2006, nhưng trong những năm gần đây sản phẩm này được nhiều người tiêu dùng chọn lựa,
năm 2008 tiêu thụ được 1.320.056 lít (6.600.280 hộp) chiếm 6,54% tổng sản lượng sữa tiêu thụ Năm 2009 tiêu thụ 2.014.218 lít (10.071.090 hộp) tăng 694.162 lít so với năm
2008 Năm 2010 tiêu thụ tăng mạnh và đạt 14.023.972 lít tăng 12.009.754 lít so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 596.25% Chiếm tỷ trọng 21,67% trong tổng lượng sữa thương mại
Cũng qua bảng số liệu trên cho ta thấy sản lượng tiêu thụ của Nhà máy tăng mạnh qua các năm Năm 2009 tăng 8.778.199 lít so với năm 2008 tương ứng với tốc
độ tăng 43,56% Tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2010 là 64.718.034 lít, tăng 35.757.074 lít tương ứng với tốc độ tăng 123,47% so với 2009
Trong năm 2010 tổng sản lượng tiêu thụ là 65.841.134 lít, sữa cấp cho chương trình dinh dưỡng học đường theo dự án với viện dinh dưỡng Hoa Kỳ năm 2008 là 824.120 lít chiếm 6,48%, lượng sữa cung cấp cho chiến dịch khuyến mại chào hàng năm 2010 là 1.123.100 lít chiếm 1.71% tổng sản lượng sữa tiêu thụ
Do dự án chương trình sữa học đường ký kết giữa Nhà máy và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã hết cùng với sản lượng không đủ cung cấp cho thị trường nên Nhà máy ngừng cung cấp sữa học đường kể từ năm 2009
2.1.5.2 Tình hình doanh thu của Nhà máy trong những năm gần đây
Doanh thu là khoản tiền thu về do việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, đầu tư các hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp Tuy Nhà máy trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn về việc cung ứng nguyên vật liệu nhưng doanh thu Nhà máy vẫn không ngừng gia tăng Các sản phẩm mà Nhà máy tung ra thị trường luôn được khách hàng đón nhận một cách nhiệt tình
Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ sữa thương mại của Nhà máy theo doanh thu