1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng môn Mỹ thuật 6

21 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 130 KB

Nội dung

Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận quan trọng trong chương trình giáo dục THCS, nó cónhiệm vụ tác động một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch đến sự phát triển tìnhcảm thẩm mĩ và năn

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN MỸ THUẬT 6"

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một Quốc gia, là sức mạnh tương lai củamột dân tộc Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt NamXHCN Muốn phát triển toàn diện con người thì không thể thiếu giáo dục thẩm mĩ chohọc sinh

Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận quan trọng trong chương trình giáo dục THCS, nó cónhiệm vụ tác động một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch đến sự phát triển tìnhcảm thẩm mĩ và năng lực thẩm mĩ cho học sinh thông qua quá trình cảm thụ và lĩnh hộicái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các quan hệ xã hội, giúp học sinh cảmnhận và hiểu biết cái đẹp trong những biểu hiện đa dạng của cuộc sống Hình thành chohọc sinh những năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng mong muốn và khả năng đem cái đẹpvào đời sống học tập, lao động và ứng xử

Giáo dục thẩm mĩ luôn xây dựng cho học sinh thái độ không khoan nhượng với cái xấu

xa phản thẩm mĩ trong tâm hồn, trong hành vi cử chỉ, trong cuộc sống cũng như nhữngcái phản nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật Giáo dục thẩm mĩ trong trường THCS cónhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh hứng thú và nhu cầu cao đối với giá trị nghệthuật Đồng thời giáo dục thẩm mĩ gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại vói giáo dục tưtưởng, chính trị, đạo đức, thể chất, trí tuệ, lao động tạo thành quá trình sư phạm toàn vẹn

Vì vậy đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật phải luôn trau dồi kiến thức, khôngnhững nắm vững chuyên môn của nghệ thuật tạo hình mà phải nắm vững phương pháp, líluận, kiến thức chung của các bộ môn khoa học khác để có phương pháp tổ chức diềukhiển học sinh tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động giáo dục Bởi vì giáo dục

Trang 3

thẩm mĩ không những làm phát triển tư duy hình tượng mà còn có tác động nâng cao hiệuquả của hoạt động trí tuệ.

Ngoài sự gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại giữa giáo dục thẩm mĩ với giáo dục tưtưởng- chính trị- đạo đức- thể chất- trí tuệ- lao động Môn mĩ thuật còn giúp cho học sinhphát triển năng lực cảm thụ cái đẹp từ đường nét, hình khối, màu sắc, ánh sáng ở những

đồ vật bình thường gần gũi trong đời sống, giúp học sinh có khả năng diễn đạt đượcnhững điều nhìn thấy hay những cảm xúc thể nghiệm in sâu trong tiềm thức

Môn mĩ thuật trong trường phổ thông được chia thành 4 phân môn : Thường thức mĩthuật; Vẽ trang trí; Vẽ tranh; Vẽ theo mẫu

Các phân môn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sức đồng thời diễn ra trong tưduy học sinh Tuy nhiên mỗi phân môn lại có đặc thù riêng nhưng đều hướng tới cái đẹp,cái thiện, cái mĩ Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy- học giáo viên phải biết liên

hệ mở rộng, tuỳ từng đối tượng học sinh để có phương pháp dạy- học hợp lí tạo điều kiện

để học sinh chủ động tích cực tìm hiểu kiến thức, phát huy triệt để khả năng thẩm mĩ củahọc sinh Sau đó giáo viên giúp học sinh kiểm tra lại kiến thức và có hướng bổ sung.Muốn làm được như vậy người giáo viên phải luôn tâm huyết với nghề, với bài dạy, gâyhưng phấn cho học sinh qua từng tiết dạy

Có một số ý kiến cá nhân cho rằng Mĩ thuật là môn học phụ nên đã xem thường việcbồi dưỡng chuyên môn, phương pháp và việc lập kế hoạch dạy- học chính vì vậy

dẫn đến môn học chưa đạt kết quả cao Họ chưa ý thức được rằng hiệu quả của môn họcnày có tác động mạnh mẽ đến quá trình tiếp thu kiến thức của các môn học tiếp theo

2 Mục đích nghiên cứu

- Nhằm phát huy trí tưởng tượng, óc quan sát

Trang 4

- Giúp học sinh bộc lộ sự phát triển trí tuệ, cảm quan đối với thế giới đồ vật xungquanh một cách tự nhiên qua bài vẽ.

- Giúp học sinh ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật, hình thành thế giới quan, nhânsinh quan thẩm mĩ Đây cũng là một yếu tố giúp học sinh học các môn khác tốt hơn

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể: Hoạt động dạy học môn mĩ thuật trong trường THCS.

Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học trong phân môn vẽ theo mẫu.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu một số vấn đề trong phân môn vẽ theo mẫu.

Nghiên cứu thực trạng vẽ theo mẫu hiện nay đối với học sinh khối 6 - Trường THCS

thị trấn Nông Trường

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các bài vẽ theo mẫu.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt kết quả tốt, phù hợp với thực tế, tôi đã phối hợp nhiều phương pháp đểnghiên cứu:

Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết.

Trao đổi, thảo luận.

Điều tra, thống kê, khảo sát, phỏng vấn.

Tổng kết từ những tiết dạy đưa ra bài học, cách giải quyết.

6 Giới hạn nghiên cứu

Học sinh Khối lớp 6 - Trường THCS thị trấn Nông Trường năm học 2007-2008

Trang 5

Chương ii - nội dung nghiên cứu

Thực trạng của việc thực hành vẽ theo mẫu ở khối lớp 6 - Trường THCS thị trấn

Nông Trường

Nội dung nghiên cứu.

Chương iii - kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu.

Bài học kinh nghiệm.

Trang 6

hình (đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc, đậm nhạt…) Từ đó hình thành ở các em

"cách cảm thụ- cách tư duy- cách vận dụng" để đạt được kết quả cao trong học tập

2 Cơ sở lý luận

Khi nghiên cứu đề tài này tôi luôn trú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS

mà các nhà tâm lí học đã đúc kết, lứa tuổi này luôn thích khám phá, tìm tòi, bắt chước và

họ cũng gọi chúng với nhiều tên gọi khác nhau "tuổi khó bảo", "tuổi bất trị", "tuổi khủnghoảng"…những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trongquá trình phát triển của trẻ Chính vì thế giáo viên phải hiểu tâm lý của trẻ để tìm ranhững hướng đi mới giáo dục thẩm mĩ cho các em sao cho hiệu quả Môn mĩ thuật ởtrường phổ thông không đơn giản là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao tầm hiểubiết của học sinh về nhiều mặt: đạo đức, thẩm mĩ…, khả năng nhìn nhận sự vật, hiệntượng, khả năng tư duy hình tượng…Học Mĩ thuật phải dựa trên cơ sở suy nghĩ sáng tạo ,luôn có cái mới, khám phá cái mới Nhận thức được cái nhìn, có cách nhìn, cách nghĩ,cách sáng tạo nhằm mục đích tạo ra cái đẹp qua các bài học cơ bản từ đó vận dụng linhhoạt vào trong từng bài học cụ thể Vậy để học sinh nắm được cách làm bài thì giáo viêndạy Mĩ thuật phải có phương pháp dạy- học thách hợp Phương pháp dạy học là cách thứclàm việc của giáo viên (người dạy) và học sinh (người học) do giáo viên tổ chức điềukhiển, có sự tác động qua lại thì mới thực hiện được mục tiêu giáo dục có chất lượng.Lựa chọn phương pháp dạy- học cần phụ thuộc vào yêu cầu của từng phân môn (trang trí,

vẽ theo mẫu, vẽ tranh, thường thức mĩ thuật), phụ thuộc vào lứa tuổi của học sinh, cầntrau dồi thường xuyên chuyên môn của mình…Có phương pháp phù hợp thì bài dạy mới

có hiệu quả

Dạy mĩ thuật tức là dạy nghệ thuật, đặc trưng của bộ môn mĩ thuật rất phong phú, biếtđược cách quan sát sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh ta Dạy cho học sinh quan sát

Trang 7

thế nào cho hiệu quả Chính vì vậy người giáo viên cần phải biết cách vận dụng phươngtiện dạy học bằng trực quan Trên thực tế cho thấy, đa số các giáo viên dạy Mĩ thuật chưachú ý tới việc sử dụng giáo cụ trực quan hoặc có sử dụng.

Để giúp học sinh khối 6 có thêm kĩ năng cảm nhận và biều đạt đối tượng tôi muốn đưa

ra một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ theo mẫu

Chương ii - nội dung nghiên cứu

1 Thực trạng của việc thực hành vẽ theo mẫu của học sinh khối 6 - Trường THCS thị trấn Tân Uyên

Trên thực tế mỗi học sinh có một khả năng khác nhau Không phải học sinh nào cũng

có năng khiếu, có thể truyền đạt lại ý nghĩ của mình vào trong tranh một cách hoàn chỉnh.Tuy rằng tại thời điểm hiện nay, mỗi học sinh đều có tương đối đầy đủ đồ dùng học tập

Trang 8

phục vụ cho môn học mĩ thuật, không phải em nào cũng sử dụng tốt những đồ dùng các

em có

Phân môn Vẽ theo mẫu là phân môn khó đối với học sinh trong việc hình thành kĩ năng

quan sát và tư duy trừu tượng Hầu hết các em thể hiện bài vẽ chưa đáp ứng được yêu cầucủa phân môn và mục tiêu bài học so với ba phân môn còn lại Đứng trước khó khăn đótôi đã tiến hành thẩm định khảo sát chất lượng từ đó có biện pháp và phương pháp dạy-học đạt kết quả cao hơn

Khảo sát đầu năm đối tượng học sinh khối lớp 6

2 Nội dung nghiên cứu : Tiến hành một bài dạy cụ thể

Tiết 4: Bài 4

Vẽ theo mẫu: cách vẽ theo mẫu

Trang 9

1 Tài liệu tham khảo

- Phương pháp dạy - học Mĩ thuật

-Phương pháp vẽ theo mẫu

2 Đồ dùng dạy - học:

a Giáo viên:

- Bộ đồ dùng mĩ thuật lớp 6 Giá bày mẫu

- Một số tranh hướng dẫn cách vẽ mẫu khác nhau

- Một số đồ vật khác nhau để làm mẫu: lọ hoa, cái ca, khối hộp, khối cầu

- Một số bài vẽ của học sinh năm trước

b Học sinh:

Trang 10

- Một số đồ vật: hình hộp, quả dạng tròn, lọ hoa, cái ca.

* Giới thiệu bài: Vẽ theo mẫu: cách vẽ theo mẫu

Trang 11

* Hoạt động 1:

- Giáo viên bày một vật mẫu sau đó

vừa quan sát vừa vẽ lại vật mẫu lên

bảng và nêu câu hỏi:

1 Tìm hiểu khái niệm vẽ theo mẫu:

- Có hình dáng , đặc điểm giống nhau

- Vẽ theo mẫu là vẽ lại mẫu được bàytrước mặt thông qua nhận thức và cảmxúc của người vẽ Người vẽ cần diễn

tả được đặc điểm, cấu tạo, hình dáng,đậm nhạt hoặc màu sắc của vật mẫu

Các nhóm quan sát mẫu thảo luậntheo hệ thống câu hỏi trong phiếu Sau

Trang 12

- GV yêu cầu học sinh gập SGK lại.

- Phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm:

+ Nhóm 2:

- Ca có khung hình chữ nhật đứng,miệng hình e-líp, miệng - thân - đáybằng nhau, có quai

+ Nhóm 3:

Trang 13

+ Nhóm 3:

? Hãy tìm hiểu khung hình đặc điểm

cấu trúc của quả bóng ?

? Theo kiến thức đường tầm mắt em

- Quả bóng nằm trong khung hìnhvuông, dạng khối cầu ở mọi góc nhìnhình dáng không thay đổi

+ Nhóm 4:

- Lọ hoa có khung hình chữ nhật đứng,miệng loe, cổ thắt, thân phình hìnhbầu, đế bằng cổ

- Hình vẽ ca không giống nhau vì mẫu

vẽ nhìn ở góc độ khác nhau

Hình 1: Vị trí nhìn cao

Hình 2: Vị trí nhìn ngang

Trang 14

hãy cho biết vị trí tầm nhìn của những

hình vẽ như thế nào ?

- GV minh hoạ bảng: Vẽ quai ca trước

sau đó đến thân ca rồi dừng lại

? Em có nhận xét gì về cách vẽ của

Thầy?

Hình 3: Vị trí nhìn thấp

- Vẽ như vậy chưa hợp lí mà phải vẽ

từ bao quát đến chi tiết

- GV yêu cầu HS quan sát độ đậm

nhạt trên vật mẫu bày trên giá:

Trang 15

- Dựa vào ánh sáng chiếu vào vật mẫu

2 Tìm hiểu cách vẽ theo mẫu:

HS quan sát kĩ mẫu để nắm bắt đặcđiểm, cấu trúc, đậm nhạt

Trang 16

cần thực hiện như thế nào ?

- Kết hợp HS trả lời giáo viên minh

hoạ từng bước lên bảng

1 2

3 4

Các đồ vật đều có chất khác nhau: gỗ,

sành, xứ, nhựa vv Cần thể hiện được

chất của mẫu

- GV treo một số tranh mẫu của học

sinh năm trước để HS tham khảo:

Bước 1: Ước lượng khung hình

chung của mẫu và chia trục dọc( so sánh giữa chiều cao và chiiều ngang )

Bước 2: Xác định tỉ lệ các bộ phận

vẽ phác nét chính ( thẳng ) Dựa vào các nét này ta vẽ các nét chi tiết dễ dàng, đúng hơn

Bước 3: Vẽ chi tiết: Nhìn mẫu để

diều chỉnh lại tỉ lệ chung, vẽ nét chi tiết dựa trên cơ sở của nét chính đã phác Trên mẫu cần có nét đậm, nét nhạt, không vẽ nét đều đều

Bước 4: Hoàn chỉnh vẽ đậm nhạt.

+ Chia mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu, gợi đậm nhạt cả phần nền( sử dụng những nét thẳng, nét xiên, nét

Trang 17

* Hoạt động 3:

? Thế nào là vẽ theo mẫu?

? Hình dáng vật mẫu thay đổi phụ

thuộc vào đâu?

? Khi vẽ theo mẫu cần vẽ bộ phận nào

- Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài

- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh

- Về nhà tự bày mẫu ( vật dụng quen thuộc trong gia đình ) quan sát và vẽ lại

- Tìm hiểu cách vẽ tranh đề tài chuẩn bị cho bài sau

Trang 18

-Chương iii - kết quả nghiên cứu

1 Kết quả khảo sát đầu năm:

Trang 19

Qua thực tế giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng.Khi thấy chất lượng học tập của học sinh chưa cao thi giáo viên không được nóng vộithúc ép các em một cách thiếu khoa học, sai mục tiêu Giáo viên cần lưu ý trước vấn đềnày là phải tìm ra những nguyên nhân và khó khăn mà học sinh mắc phải dẫn đến họcsinh chưa hiểu bài, vẽ chưa đúng, chưa đẹp Từ đó giáo viên phải nghiên cứu tìm ranhững biện pháp phù hợp trong từng bài dạy, phù hợp với đặc trưng của bộ môn để tổchức điều khiển các hoạt động để học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ

nhàng mang lại kết quả cao trong học tập

Thầy phải biết cách tổ chức lớp học Như đã nêu trên các phân môn trong bộ môn Mĩthuật đều có đặc thù riêng nhưng nó đều bổ trợ cho nhau trong suốt quá trình học tập củahọc sinh, đồng thời dựa vào đối tượng và cơ sở vật chất ở địa phương để có cách tổ chứclớp học hợp lý Do đặc thù của bộ môn nên việc chuẩn bị đồ dùng trực quan là không thểthiếu được trong từng tiết dạy Chuẩn bị của Thầy, chuẩn bị của trò là vô cùng quantrọng:

* Đối với Thầy:

- Đồ dùng trực quan phải đầy đủ, đẹp, rõ ràng, sinh động

- Hệ thống vấn đáp phải lô-gíc, có sự chắt lọc và liên hệ thực tế

- Phương pháp, thao tác minh hoạ bảng phải linh hoạt, cụ thể

* Đối với trò:

- Chuẩn bị bài, kế hoạch hoạt động của nhóm

Trang 20

- Thảo luận chọn vật mẫu và đồ dùng học tập.

Đối với phân môn vẽ theo mẫu sự chuẩn bị của học sinh là rất cần thiết Giáo viên phảigiao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm phải chuẩn bị cái gì, nó có ảnh hưởng trực tiếp, tácđộng tích cực đến tư duy của học sinh Bởi vì khi đã được giao nhiệm vụ học sinh sẽ chủđộng lựa chọn những vật mẫu đẹp phù hợp với nội dung của bài Như vậy học sinh đãđược thảo luận trong việc chọn mẫu cho tiết học dưới sự tổ chức giao nhiệm vụ của Thầy.Trong tiến trình dạy - học Thầy phải biết tận dụng tối đa tư duy độc lập của học sinh tức

là phải cho học sinh tự bày mẫu có sự nhận xét của bạn, tự rút ra kết luận Khi bày mẫuphải có giá bày mẫu và phải bày dưới tầm mắt một chút, tránh bày mẫu trên bàn giáo viênhoặc bày mẫu lệch tầm nhìn của học sinh Điều này bắt buộc giáo viên phải linh hoạt,phải thực hiện thuần thục các thao tác cũng như hình ảnh minh hoạ phải đúng, phải đẹp,phải linh hoạt bởi vì thông qua thị giác rồi tư duy hình tượng học sinh sẽ cảm nhận đượccái đẹp của đối tượng đang quan sát để hình thành nên tác phẩm của mình

Kết quả cho thấy học sinh tiến bộ rất rõ rệt trong học tập, trong cách thể hiện Từ chỗcòn lúng túng, đến nay 100% học sinh đã biết vận dụng cách học tập chủ động tích cựcmang lại kết quả cao Cụ thể qua kết quả nêu trên

2 Kiến nghị

Trong công tác giảng dạy bộ môn Mĩ thuật tôi nhận thấy vẫn còn một số bất cập là:

- Phân phối chương trình chưa hợp lý, có những bài vẽ đòi hỏi cần nhiều thời gian hơnmới thực hiện đảm bảo được yêu cầu

Ví dụ:

+ Bài 7, 8: Vẽ tượng chân dung (lớp 9)

Trang 21

+ Bài 29: Sơ lược về mĩ thuật thế giới thời kỳ cổ đại (lớp 6).

- Tranh ảnh phiên bản Bộ ĐDDH chưa đầy đủ nên còn khó khăn cho giáo viên khi giảngdạy

- Phòng học chưa phù hợp với đặc trưng riêng của bộ môn: Cửa sổ hai bên cần có rèm đểđiều chỉnh ánh sáng giúp cho những giờ dạy vẽ theo mẫu hiệu quả hơn

* Một số khó khăn trên nếu được giải quyết chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt hơn cho mônhọc

Trên đây là một số kinh nghiệm tôi tích luỹ trong thực tiễn quá trình công tác Tôi đã ápdụng vào quá trình dạy - học đối tượng học sinh ở địa phương một cách hữu hiệu, giúpcác em tiếp cận kiến thức tốt nhất, gần nhất, nhanh nhất Góp phần cho thế

hệ trẻ thực sự là sức mạnh tương lai của dân tộc, đặt nền móng cho con đường HĐH đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Những kinh nghiệm này do bản thân tôi đã rút ra được trong những năm thực tế giảngdạy Tuy nhiên bề dày kinh nghiệm chưa nhiều nên còn nhiều thiếu sót Để kinh nghiệm

có hiệu quả hơn trong dạy - học Tôi rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, tổ chuyênmôn, Ban giám hiệu và Hội đồng thẩm định khoa học để tôi hoàn thiện hơn về chuyênmôn, phương pháp trong dạy - học đạt kết quả tích cực hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ngày đăng: 08/04/2015, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w