Vấn đề 1 – Kiến thức của GV: Để làm tốt công tác giảng dạy trước hết các Giảng viên phải có kiến thức sâu rộng đối với các môn học học phần mà mình đảm nhiệm, nắm bắt và hiểu rõ các yêu
Trang 1BÀI THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trong quá trình đào tạo thì việc nâng cao Chất lượng đào tạo là một vấn đề mang tính sống còn, chất lượng đào tạo quyết định việc Xã hội nhìn nhận, đánh giá
và chấp nhận sản phẩm đào tạo của chúng ta, sự nghiệp đào tạo hưng thịnh hay suy vong phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo? Theo tôi để làm được điều này cần có sự chỉ đạo định hướng và kiểm soát chặt chẽ của lãnh đạo Nhà trường, sự cam kết tham gia đổi mới một cách đồng bộ, khẩn trương, nghiêm túc của tất cả các Giang viên trong Khoa Trong khuôn khổ Đại hội tôi xin được bàn luận về vấn đề: Công tác đào tạo, giảng dạy của GV
Vấn đề 1 – Kiến thức của GV: Để làm tốt công tác giảng dạy trước hết các
Giảng viên phải có kiến thức sâu rộng đối với các môn học học phần mà mình đảm nhiệm, nắm bắt và hiểu rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học
và các mong đợi của Xã hội đối với sản phẩm của quá trình đào tạo Với yêu cầu này liệu GV có thực hiện được không?
Thực tế đào tạo GV cho thấy rằng thông thường mỗi GV đều được đào tạo theo một chuyên ngành chính nhưng trong quá trình giảng dạy phải đảm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nhau(Ví dụ GV A được đào tạo chuyên ngành giải tích nhưng vẫn dạy cả các học phần về Hình học, Đại số….) Trong quá trình đào tạo GV thì các GV đều đã được học nhiều môn khác ngoài chuyên ngành chính tuy nhiên ở mức độ không sâu Do vậy để có thể làm chủ được kiến thức, vững vàng trên bục giảng thì bắt buộc GV phải Tự học tự nghiên cứu – Đây là việc làm đầu tiên và cần thiết nhất trong công tác giản dạy
Tóm lại: Việc nghiên cứu kỹ, hiểu thấu đáo tài liệu, giáo trình, chương trình,
các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ là việc làm cần thiết hàng đầu
trong công tác giảng dạy của mỗi GV
Trang 2Vấn đề 2 – PP giảng dạy của GV: Hiện tại việc đổi mới PPDH đặc biệt là
trong Đào tạo theo học chế tín chỉ đã và đang là một trong những mục tiêu của Nhà trường nói chung và của các Khoa nói riêng Trước hết tôi muốn bàn luận để chúng
ta có thể thấy rõ hơn về PPGD ở bậc Đại học – Cao Đẳng
Có một số quan điểm cho rằng khi đào tạo theo hình thức niên chế thì GV chỉ cần dạy theo lối Thầy đọc – Trò chép, giờ dạy thường diễn ra theo hướng một chiều GV truyền đạt đủ nội dung kiến thức của bài học là xong! – Đây là một quan điểm sai lầm bởi vì về bản chất PPDH trong đào tạo theo niên chế hay tín chỉ là
như nhau – Đó là dạy SV phương pháp học, phương pháp tự học tự nghiên cứu.
Vậy thì PPDH ở bậc Đại học – Cao đẳng được xác định theo nguyên tắc nào,
có đặc điểm gì?
1 Nguyên tắc để xác định PPDH theo học chế tín chỉ: Căn cứ vào 3 đặc điểm sau
Đặc điểm của việc học theo tín chỉ:
+ 1 giờ lên lớp cho việc học 2 giờ ngoài lớp
+ Tự học là thành phần bắt buộc trong kế hoạch tích lũy các nội dung dạy học
Đặc điểm của việc Dạy theo tín chỉ:
+ GV vạch kế hoạch (ĐCCT)
+ Trên lớp chỉ chuyển tải nội dung cốt lõi và hướng dẫn cách học
Đặc điểm của PPDH:
+ Coi trọng kiểm đếm nội dung mà SV tích lũy thường xuyên
+ Hướng dẫn tự nghiên cứu, tư vấn việc học
2 Nguyên tắc để lựa chọn PPDH và KTĐG theo học chế tín chỉ: Căn cứ vào
3 đặc điểm sau
Tư tưởng chính trong dạy học theo tín chỉ:
+ Trao quyền chủ động cho SV, KTĐG thường xuyên để hỗ trợ việc học của SV
Trang 3+ Điểm kiểm tra/ thi hết môn chiếm 50% điểm môn học
Kỹ thuật KT/ĐG trong DH theo tín chỉ
+ Công khai ngân hàng câu hỏi cho SV tự KTĐG
+ Đa dạng hóa các phương thức ra đề KTĐG
Xác nhận kết quả học tập
+ Coi KTĐG thường xuyên là một PPDH – Điểm môn học có điểm tự học
Tóm lại: DH theo tín chỉ đã chuyển từ dạy “Cái ” sang dạy “Cách” để việc
DH đạt hiệu quả cao GV cần thực hiện một số vấn đề sau:
- GV biết cấu trúc hóa nội dung dạy học – Xây dựng ĐCCT môn học (gắn với mục tiêu, trình độ người học)
- Sử dụng hợp lý các phương thức DH cho các loại giờ tín chỉ lý thuyết, thực hành… cụ thể - Dạy SV cách học nội dung của bài lên lớp đó
- Thực hiện KT ĐG thường xuyên ; Căn cứ vào điểm KT ĐG TX để điều chỉnh việc học của SV
- GV biết cách tư vấn cách học
Một số công cụ, kỹ thuật có thể áp dụng trong quá trình DH theo tín chỉ:
* Đặt câu hỏi trong giờ lên lớp: Trong qua trình lên lớp GV thường phải đặt các
câu hỏi cho SV nhằm thu được thông tin phục vụ cho quá trình lên lớp Thực tế cho thấy rằng có những GV đặt câu hỏi không rõ ràng, vụn vặt, đôi khi mang tính tùy tiện Tôi xin đề xuất một số loại câu hỏi cơ bản trong giờ lên lớp như sau:
- Câu hỏi tổng quát - nhằm định hướng, khởi động tư duy
- Câu hỏi nội dung – ĐỊnh hướng trọng tâm bài
- Câu hỏi chốt cho nội dung nhỏ, chuyển đến nội dung tiếp theo
* Tư vấn học tập: Việc tư vấn học tập cho SV hiện nay chưa được quan tâm đúng
mức mặc dù đã có Cố vấn học tập Ở đây tôi chỉ quan tâm đến GV giảng dạy trực tiếp tư vấn học tập cho SV như thế nào:
- Tìm hiểu phong cách học (Đặc điểm riêng của từng người học)
- Xây dựng phiếu học tập, bản đồ tư duy
Trang 4- Yêu cầu SV liệt kê các nội dung cần tư vấn
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV – Nhằm phát hiện vấn đề tư vấn
* Hướng dẫn tự học: Thực tế hiện nay việc tự học của SV rất khó kiểm soát bên
cạnh đó GV chưa thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc hướng dẫn tự học, GV lúng túng trong việc làm thế nào để SV tự học Tôi xin đưa ra một giải pháp khắc phục điều này đó là GV xây dựng phiếu hướng dẫn tự học cho SV.
- Nội dung tự học phải bám sát ĐCCT, rõ ràng về nội dung
- Hướng dẫn SV cách thu thập và xử lý thông tin
- Địa chỉ tài liệu nghiên cứu phải cụ thể, tài liệu dễ tìm kiếm
- Hướng dẫn cách thức tự đánh giá mức độ tự học
- Chú ý: Nội dung tự học phải phù hợp khả năng của SV
Kết luận: Việc đào tạo theo hình thức tín chỉ đã và sẽ được tiếp tục thực hiện tại
trường ĐHHV mà trong quá trình đào tạo thì GV là người trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy Tôi thiết nghĩ rằng hơn lúc nào hết các GV cần phải thấy được trách nhiệm lớn lao của mình trong DH, từ đó tích cực học tập nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, lựa chọn PPDH phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần quyết định nâng cao chất lượng đào tạo