1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn nâng cao hiệu quả dạy học của phương pháp trò chơi trong môn khoa học lớp 5

25 931 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 509 KB

Nội dung

- Để dạy tốt môn khoa học, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phươngpháp dạy học như : Phương pháp quan sát , phương pháp thí nghiệm, phương pháp nhóm, phương pháp trò chơi học tậ

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN1: MỞ ĐẦU: ………Trang 2

1/ Lý do chọn đề tài:………Trang 22/ Đặt vấn đề:……… Trang 33/ Mục đích nghiên cứu: ……… … Trang 44/ Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: ……….….… Trang 45/ Giới hạn và đối tượng nghiên cứu: ……… … Trang 56/Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: ……… Trang 5

PHẦN 2: NỘI DUNG: ……… Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN:……… … Trang 5 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:……… Trang 6 CHƯƠNG 3:NHỮNG BIỆN PHÁP:……… ……… Trang 7

1/GV cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi:…Trang 72/ Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi: ……… Trang 73/ Cách xây dựng một trò chơi học tập:……… ………… …….Trang 10.4/ Tiến hành tổ chức trò chơi học tập: .………… ……….Trang 15

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: ……….Trang 18

PHẦN 3: KẾT LUẬN : ……….………….Trang 19

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

* Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục-Đào tạo đã đặt ra : Giáo dụccho học sinh Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính,môn phụ Bởi vậy cùng với các môn học khác, môn khoa học đã góp phầnkhông nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh

- Để dạy tốt môn khoa học, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phươngpháp dạy học như : Phương pháp quan sát , phương pháp thí nghiệm, phương

pháp nhóm, phương pháp trò chơi học tập Trong đó phương pháp Trò chơi học

tập là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự

tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếpcận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học

-Nhà tâm lý học Kun Kel người Anh nói : “ Trò chơi học tập là một phương

pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn…”

- Trò chơi học tập còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì:

+ Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui vẻ,thân ái, thông cảm

+ Quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn

+ Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn

+ Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn

+ Học sinh được hệ thống và củng cố kiến thức

*Nhưng một số ý kiến cho rằng, sử dụng phương pháp này sẽ gây ồn ào, mất trật

tự ảnh hưởng đến hoạt động khác, lại có ý kiến cho rằng phương pháp này chỉ là

Trang 3

hình thức và thay bằng hoạt động cá nhân, nếu có tổ chức cũng chỉ là gượng ép,miễn cưỡng.

- Mặt khác, một số giáo viên khi sử dụng phương pháp Trò chơi học tập lại chưabiết lựa chọn nội dung bài dạy để vận dụng phương pháp trò chơi học tập cho hợp

lý, hoặc trò chơi đưa ra không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nênviệc tổ chức Trò chơi học tập chơi chưa đạt hiệu quả cao

Riêng tôi, tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, khôngnhững giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạocho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạođiều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học

- Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất muốn được tham gia Trò

chơi học tập nhưng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn

tham gia vào các hoạt động này Mặt khác, trong môn khoa học lớp 5 có rất

nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến

thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã học

* Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của

phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5.

II Đặt vấn đề.

- Phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 đã được nhiều tài

liệu hướng dẫn, nhiều giáo viên, giảng viên nghiên cứu để nâng cao hiệu quả củaphương pháp dạy học này

- Tuy nhiên, để có biện pháp cụ thể, hướng dẫn từng bài phù hợp trong mônkhoa học lớp 5 để giáo viên áp dụng giảng dạy nâng cao chất lượng chưa rõ ràng

- Mặt khác, hiện nay nhu cầu giáo dục ở nước ta ngày càng đổi mới, đổi mới vềphương pháp dạy học, đổi mới về nội dung chương trình để nền giáo dục ngày

càng tiến bộ, theo kịp các nước khác trên thế giới Do vậy, phương pháp Trò

chơi học tập cũng cần có sự chỉnh sửa và thay đổi

Trang 4

Chính vì vậy, tôi vẫn mạnh dạn nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của phương

pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5.

III Mục đích nghiên cứu

-Tìm hiểu và tổng kết được những khó khăn, thuận lợi của học sinh và giáo

viên khi tham gia và tổ chức Trò chơi học tập.

-Tìm được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà học sinh và giáo

viên mắc phải khi tham gia Trò chơi học tập Qua đó dần nâng cao hiệu quả của phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 nhằm nâng cao chất

lượng dạy và học , giúp các em phát triển toàn diện ngay từ bậc học đầu tiên

IV Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.

* Để đạt được mục đích trên, người giáo viên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề chung về khoa học lớp 5

- Nghiên cứu 1 số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mônKhoa học

- Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh

- Tìm hiểu thực tế học sinh lớp 5.Trường Tiểu học ………… về sở thích tham

khăn, vướng mắc, những tồn tại cần giải quyết

* Để nghiên cứu thực tế, tôi đã sử dụng những phương pháp như:

- Phương pháp nghiên cứu: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đềnghiên cứu để làm cơ sở giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu

- Phương pháp điều tra : Nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nguyênnhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo

- Phương pháp đàm thoại :Trao đổi với học sinh để hiểu tâm tư, nguyện vọng ,những khó khăn , vướng mắc ,của các em.Trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường,với bạn bè đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy

Trang 5

- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh qua mỗi tiết học chính khoá cũng nhưngoại khoá để phát hiện khó khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động.

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm : Để kiểm nghiệm tính thực thi, khảnăng và tác dụng của trò chơi vào bài học đã thiết kế để điều chỉnh cho hợp lý

V Giới hạn nghiên cứu.

- Học sinh lớp 5………… Trường Tiểu học …………

- Nghiên cứu 1 số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp trò chơihọc tập trong môn Khoa học lớp 5

- Kế hoạch thực hiện đề tài tiến hành trong năm học …………

VI Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.

- Cùng với sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục-Đào tạo, với các đề tài nghiên cứukhác, sự nghiên cứu của tôi cũng đã đề cập đến sự chuẩn bị, các bước tiến hành,hình thức tổ chức, cho một trò chơi học tập

- Mặt khác, qua thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tôi đã chỉ ra được từng bài cụ thể

để vận dụng phương pháp trò chơi học tập trong tiết học

- Chỉ ra được mục tiêu của từng trò chơi đó để vận dụng cho phù hợp

PHẦN II: NỘI DUNG.

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận.

Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi,đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa

tuổi này Vì vậy phương pháp Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng

dạy

* Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó

còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh Phươngpháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học củathầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanhtrí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi

Trang 6

chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của conngười mới : Con người xã hội chủ nghĩa.

* Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp họctập có hiệu quả của học sinh Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làmviệc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợptác Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu họccần hình thành ở người học

CHƯƠNG II: Khảo sát thực trạng.

Sau khi được phân công chủ nhiệm lớp 5 , tôi đã tiến hành điều tra cụ thể về tình hìnhhọc sinh, sự mong muốn và khả năng tham giai trò chơi học tập trong môn khoa học nóiriêng và trong các môn học khác nói chung Kết quả như sau:

- Số học sinh chưa muốn tham gia:………….%

Sở dĩ các em chưa muốn tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được kết quả là domột số nguyên nhân sau:

1 Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi : chơi để làm gì? chơi nhằm mụcđích gì?

2 Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng-phạt”,giữacác đội chơi

3 Trò chơi giáo viên đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh

4 Trò chơi quá khó, các các em không thể tham gia

5 Giáo viên không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn đếntình trạng trò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu hoạch được gì

Trang 7

Để khắc phục những nguyên nhân trên tôi đã nghiên cứu dần để tìm hướng giảiquyết như sau:

CHƯƠNG III : Những biện pháp thực hiện

1/ Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi.

Không phải tiết khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi

học tập Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này Vì thế ,

với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọnphương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt cácphương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinhtiếp thu bài tích cực, chủ động hơn Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương

pháp Trò chơi học tập cho thích hợp Khi đã lựa chọn được phương pháp dạy

học cho mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hìnhthức tổ chức cho hoạt động đó

2/ Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi.

Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinhhiểu :Qua trò chơi , các em sẽ tìm được những kiến thức gì, củng cố hay khắc sâu, hệ thống được những kiến thức gì?

Phần lớn Trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5 ở hai dạng kiến thức:

chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố , hệ thống hoákiến thức đã học Cụ thể như sau:

a/ Trò chơi để hình thành kiến thức mới.

Tiết-trang Tên trò chơi

Trang 8

Trang2,3-trang 6 Ai nhanh, ai đúng? HS biết phân biệt đặc điểm

về mặt sinh học và xã hộicủa nam và nữ

chung của trẻ ở từng giaiđoạn từ 3 đến 10 tuổi

sự nguy hiểm của bệnhviêm não

AIDS là gì? các đường lâybệnh HIV,

lây?

HS biết các hành vi tiếpxúc thông thường khônglây HIV

rắn - chất lỏng - chất khí

tách các chất ra khỏi hỗnhợp

HS biết phương pháp sảnxuất muối từ nước biển, sảnxuất nước cất tiêm

trong biến đổi hoá học

của động vật đẻ con, độngvật đẻ trứng

sinh sản của ếch

Trang 9

b/ Trò ch i ơi để củng cố hoá kiến thức để củng cố hoá kiến thức ủng cố hoá kiến thức c ng c hoá ki n th c ố hoá kiến thức ến thức ức

Tiết - trang Tên trò chơi Mục đích của trò chơi

nào?

Củng cố hiểu biết về lứa tuổi vị thànhniên, tuổi trưởng thành, tuổi già

T9,10-trang20 Chiếc ghế nguy hiểm Thực hành để củng cố sự hiểu biết về

tác hại của chất gây nghiện

biến đổi hoá học

dụng của chúng

nhiễm môi trường

- Cách nêu mục tiêu của trò chơi ,giáo viên cần đưa ra một cách khéo léo, hấpdẫn, có tính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh

- Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp dẫn của tròchơi các em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên ép buộc Để cóđược điều đó, giáo viên cần xây dựng trò chơi học tập sao cho hợp lý ; hợp lý vềthời gian; hợp lý về hình thức chơi ; về luật chơi ; về hình thức khen thưởng

3/ Cách xây dựng trò chơi học tập.

Trang 10

Giáo viên có thể tổ chức 1 hoạt động học tập thành 1 trò chơi học tập khi đã có

đủ các điều kiện sau:

- Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi

- Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi

- Có cách chơi, luật chơi rõ ràng

- Có cách tính điểm để phân định “thắng- thua”, khen thưởng…

Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên, góp phần quyết định

sự thành công hay không của trò chơi

a/Sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh tham gia trò chơi

Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi Trò chơi học tập nói riêng, giáo

viên cần xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ dùng nào?dụng cụ nào? phương tiện nào? Từ đó, giáo viên dành thời gian để chuẩn bị

( hoặc giao cho học sinh chuẩn bị ) chu đáo

Đánh răng chung bàn chảiNghịch bơm, kim

tiêm đã dùng

Trang 11

2 b ng t có n i dung gi ng nhau: ảng từ có nội dung giống nhau: ừ có nội dung giống nhau: ội dung giống nhau: ố hoá kiến thức

Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm

+ Chuẩn bị cho trò chơi “Ghép chữ” (T52-trang106 )

Giáo viên cần vẽ:

-2 tranh câm

Sơ đồ cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa:

Trang 12

-2 bộ thẻ chữ có ghi tên các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa:

- Với tranh câm giáo viên cần vẽ đúng các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thựcvật có hoa Các bộ phận phải rõ nét, phân biệt bằng màu sắc cụ thể, đảm bảo tínhkhoa học và thẩm mỹ cho bức tranh

- Sự chuẩn bị chu đáo, hấp dẫn sẽ tạo niềm hứng khởi, thu hút học sinh thamgia Sự rõ ràng, khoa học sẽ giúp các em dễ tìm hiểu, dễ nhận biết kiến thức,nhiệm vụ của bản thân trong quá trình tham gia chơi Sự chuẩn bị cho một tròchơi không nhất thiết phải quá cầu kì, đôi khi còn dễ tìm, dễ kiếm

Trang 13

- Để chuẩn bị “ Chiếc ghế nguy hiểm” cho trò chơi T10-trang 20 , giáo viên chỉcần lấy luôn chiếc ghế của mình, phủ lên ghế một tấm vải tối màu để học sinh khôngphát hiện được bên trong ghế là cái gì? Sự chuẩn bị này tuy đơn giản nhưng vẫn tạođược sự tò mò, tâm trạng hồi hộp của học sinh khi đến gần chiếc ghế , chiếc ghế ấy

sẽ thu hút học sinh tham gia vào trò chơi

Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên sẽ khuyến khích các em tham gia vào tròchơi Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên cần biết bố trí thời gian cho

các hoạt động trong tiết học một cách hợp lý Trò chơi học tập cũng là một hoạt

động trong tiết học Bởi vậy, giáo viên cần sắp xếp thời gian, thời điểm phù hợpcho mỗi trò chơi

b/ Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi.

Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ mục tiêutiết dạy, mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý

Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, hoạt động này được diễn ra đầu tiếthọc hoặc đầu một phần nội dung bài học Những trò chơi để củng cố nội dungkiến thức đã học thường diễn ra cuối tiết học hoặc cuối một phần nội dung vừahọc Tuy nhiên, trò chơi diễn ra vào thời điểm nào, giáo viên cũng cần xác địnhthời gian cho hợp lý, không để ảnh hưởng đến thời gian của tiết học hoặc thờigian của tiết học khác

*Ví dụ :

-Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” (Tiết 14- trang 30 ),đây là hoạt động đầu tiêncủa tiết học, cũng là một hoạt động chính giúp học sinh hiểu được :

+ Tác nhân gây bệnh viêm não

+ Tác hại của bệnh viên não

+ Lứa tuổi hay mắc bệnh viêm não

+ Đường lây truyền bệnh viêm não

Trang 14

Bởi vậy, giáo viên cần dành từ 15-17 phút để học sinh có đủ thời gian để đọccác thông tin trong sách giáo khoa , thảo luận rồi lựa chọn đáp án đúng Đáp ánđúng chính là những kiến thức mới mà các em đã tự tìm hiểu, khám phá cho bảnthân.

-Trò chơi: Ghép chữ (Tiết 52-trang 106 ), đây là trò chơi có mục đích để củng

cố kiến thức vừa học ở hoạt động trên, vì vậy giáo viên không cần quá nhiều thờigian cho trò chơi, sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác, chỉ cần từ 5-7 phút,

đủ để học sinh đọc nhanh nội dung ghi trên các tấm bìa rồi gắn vào : Sơ đồ nhị

và nhụy của hoa

- Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho giáo viên tự tin, chủ động trong tiết dạy Bởivậy ngoài việc chuẩn bị về đồ dùng dụng cụ, xác định thời gian, thời điểm chohợp lý giáo viên cần xác định địa đểm, số lượng học sinh tham gia chơi cho mỗitrò chơi để phù hợp cả về không gian, thời gian, phù hợp với cả 3 đối tượng họcsinh

c/ Địa diểm và đối tượng học sinh tham gia chơi.

Phần lớn các trò chơi được diễn ra trong lớp học Tuy vậy, với mỗi trò chơicũng cần có khoảng không gian chơi cho phù hợp

*Ví dụ:

- Những trò chơi để hình thành kiến thức mới, thường tất cả các học sinh đượctham gia chơi, do vậy các em có thể ngồi ngay trong bàn học theo từng đội chơi ,như trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? (Tiết 16-trang 33 ) Hay trò chơi: Chiếc ghếnguy hiểm (Tiết 20-trang23 ), mặc dù đây là trò chơi để củng cố nội dung nhưngtất cả học sinh cần được tham gia, các em cần xếp thành hàng dọc để lần lượt điqua chiếc ghế nguy hiểm Bởi vậy, nếu trời không mưa, các em sẽ xếp hàngngoài sân rồi lần lượt đi qua chiếc ghế vào lớp

Nếu trời mưa, giáo viên cần sắp xếp bàn ghế gọn gàng để học sinh xếp hàngtrong lớp

Ngày đăng: 05/04/2015, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w