1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn nâng cao hiệu quả dạy học sinh học 11 bằng thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

36 2,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 529 KB

Nội dung

- Cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,chống lại thói quen học tập thụ động.SGK SH 11 được biên soạn trên quan điểm cập nhật những kiến thức hiệnđại về SH

Trang 1

TRƯỜNG THPT MỸ HÀO

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Đỗ Thị Minh Hòa

Mỹ Hào, tháng 4 năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài ……… 4

2 Đối tượng nghiên cứu……… 5

3 Mục đích nghiên cứu ……… 5

4 Phương pháp nghiên cứu ……… 5

5 Giả thuyết khoa học ……… 6

PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A CƠ SỞ KHOA HỌC……… 7

1 Cơ sở lí luận ……… 7

2 Cơ sở thực tiễn ……… 7

B NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……… 8

1 Những vấn đề cơ bản trong thiết kế và sử dụng phiếu học tập 8 1.1 Khái niệm, vai trò và các loại phiếu học tập……… 8

1.2 Quy trình thiết kế PHT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức ……… ……… 10

1.3 Phương pháp sử dụng PHT trong dạy học……… 11

2 Thiết kế và sử dụng PHT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức trong dạy học Sinh học 11……… 15

3 Kết quả nghiên cứu……… 28

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận……… 30

2 Đề nghị ……… 30

PHỤ LỤC: MỘT SỐ MẪU PHT TRONG DẠY HỌC SINH

HỌC 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Trang 4

- Cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,chống lại thói quen học tập thụ động.

SGK SH 11 được biên soạn trên quan điểm cập nhật những kiến thức hiệnđại về SH cơ thể thực vật và động vật; đồng thời chú trọng đến việc đổi mớiPPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, có kênh chữ và kênhhình, có nhiều câu hỏi phát huy tính tích cực và khả năng tự học của HS Nhưvậy, sự đổi mới cơ bản SGK SH 11 hiện nay là phải phát huy tính tích cực chủđộng của HS trong học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tạo điều kiện để

HS chủ động tham gia quá trình học tập, cùng khám phá, chiếm lĩnh kiến thức

Vì vậy, GV cần tăng cường rèn luyện cho HS các kĩ năng sống như biết cách làmviệc độc lập nhưng cũng phải biết làm việc hợp tác nhóm

Để thực hiện mục đích đổi mới PPDH, trong quá trình dạy học SH nóichung và dạy học SH 11 nói riêng, GV phải kết hợp nhiều phương pháp mới đemlại kết quả tốt Một trong những phương pháp đáp ứng nhu cầu trên đó là phươngpháp sử dụng SGK SGK là tài liệu học tập, tài liệu khoa học, vừa là nguồn cungcấp kiến phong phú cho người học, vừa là phương tiện chủ yếu để người dạy tổchức hoạt động học SGK chứa đựng những kiến thức khoa học, cơ bản và hệthống nên HS có thể lĩnh hội kiến thức một cách lôgic, ngắn gọn, khái quát Dưới

sự tổ chức, định hướng của GV có thể cho phép tổ chức hoạt động tự lực nghiêncứu SGK của HS theo một phổ rộng: Từ việc nghiên cứu sách để ghi nhớ, táihiện các sự kiện, tư liệu, đến việc nghiên cứu SGK để giải quyết một nhiệm vụnhận thức sáng tạo Bằng phương pháp dạy học tích cực, GV sẽ giúp HS giải mãđược kiến thức trong SGK bằng các ngôn ngữ riêng như: sơ đồ, bảng biểu, phiếu

Trang 5

học tập, đồ thị, thí nghiệm… do đó HS vừa chủ động lĩnh hội được kiến thức vừanhớ lâu hơn, khả năng vận dụng sáng tạo hơn và kích thích được hoạt động tíchcực học tập của HS, tức là HS vừa nắm được kiến thức, vừa nắm được phươngpháp lĩnh hội kiến thức đó, phát triển tư duy Nếu khai thác và sử dụng tốt SGK,tài liệu học tập bằng các phương pháp, biện pháp tích cực, GV sẽ tổ chức có hiệuquả công tác tự lực nghiên cứu SGK của HS, trong đó HS không những chủ độnglĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện cho HS tính độc lập, sáng tạo và phươngpháp tự học

Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp, biện pháp tích cực vào thực tiễndạy học SH ở trường trung học phổ thông, đặc biệt là SH 11, phần lớn GV đềugặp khó khăn là HS thiếu tính tự giác, khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kĩnăng đọc hiểu các nội dung SGK còn nhiều hạn chế Mặt khác, nhiều bài họctrong SGK SH 11 có nội dung yêu cầu HS phải có kĩ năng tổng hợp, hệ thống, sosánh các quá trình, các hiện tượng sinh học… Nếu sử dụng hệ thống các câu hỏimang tính định hướng, tổng quát thì HS khó lĩnh hội hết kiến thức, nhưng nếuchia câu hỏi tổng quát thành các câu hỏi nhỏ thì các câu hỏi sẽ lặp đi, lặp lại cácvấn đề chung gây nhàm chán, ức chế hứng thú học tập Từ thực tiễn dạy học SH

11 của bản thân cũng như một số đồng nghiệp, tôi thấy việc sử dụng PHT kết hợpvới phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm để tổ chức hoạt động tự lực nghiêncứu SGK đã mang lại hiệu quả cao

Xuất phát từ nhận thức trên tôi đã lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả dạy

học Sinh học 11 bằng Thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh” Với đề tài này tôi mong muốn góp

phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn Sinh học trong trường THPT nóiriêng, chất lượng giáo dục nói chung

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quá trình học tập môn Sinh học 11 (chương trình chuẩn) ở các lớp 11 năm học2013-2014 tại trường THPT Mỹ Hào do giáo viên trực tiếp giảng dạy

Trang 6

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu chương trình Sinh học lớp

11, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình; nghiên cứu cácPPDH tích cực; nghiên cứu đặc điểm, vai trò và phương pháp sử dụng PHT

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm có đối chứng để kiểmtra hiệu quả của đề tài

5 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học sinh học sẽ giúp họcsinh nâng cao khả năng tư duy, nắm vững và vận dụng kiến thức vào thực tế

Trang 7

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

A CƠ SỞ KHOA HỌC

Sự nghiệp giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước

ta Những đường lối, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục luônđược ưu tiên thực hiện để góp phần nâng cao dân trí và đào tạo ra một lực lượnglao động có năng lực, có trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đấtnước

Đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền giáo dục cũng phải kể đếncông lao không nhỏ của các nhà nghiên cứu sư phạm Trong sự nghiệp nghiêncứu của họ, việc nghiên cứu về lý luận dạy học và ứng dụng vào thực tiễn giảngdạy cho phù hợp với điều kiện đất nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáodục luôn luôn được chú trọng Trong những năm gần đây do yêu cầu đổi mớitrong sự nghiệp giáo dục về phương pháp dạy- học và nội dung chương trìnhSGK nên xu hướng nghiên cứu dạy học lấy HS làm trung tâm là chủ đạo Trongcác hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay thì việc sử dụng phiếu học tập làmphương tiện tổ chức hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực của HS đang thuhút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu

Hơn nữa, ngay trong nội dung SGK Sinh học 11 cũng có nhiều PHT đượcthiết kế sẵn và yêu cầu HS hoàn thành

Thực tế hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các loại hìnhtrường lớp đang được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi Nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu đào tạo con người xã hội mới, quốc hội khoá

X đã đề ra nghị quyết số 04/2000 và thủ tướng Chính phủ đã đề ra chỉ thị số14/2001 về việc đổi mới nội dung, chương trình SGK; đổi mới phương pháp dạyhọc, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học bậc học, phát huy vai trò tích cực,chủ động, sáng tạo của người học

Một trong những phương tiện chủ yếu để tổ chức hoạt động học tập ởtrường THPT đó là sử dụng phiếu học tập Phiếu học tập góp phần thực hiện mụctiêu dạy học, thực hiện quy định về phạm vi, mức độ, nội dung theo chương trìnhcủa Bộ giáo dục đề ra Đối với người học, phiếu học là nguồn định hướng để

Trang 8

cung cấp thông tin, là phương tiện để lĩnh hội, củng cố và vận dụng tri thức.Ngoài ra phiếu học tập còn có chức năng bồi dưỡng cho HS kỹ năng và phươngpháp học tập Đối với người dạy, phiếu học tập giúp quy định khối lượng tri thức,

kỹ năng mà GV cần truyền tải đến HS, định hướng cho GV trong việc tổ chức,điều khiển lớp học và đánh giá HS Đối với đặc thù riêng của môn Sinh học làgắn liền với sự sống, liên quan đến thế giới sinh vật và là một trong những ngànhmũi nhọn của thế kỉ XXI thì việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mớichương trình SGK là rất cần thiết và hợp lý

Do vậy việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng tích cực hoá hoạtđộng học tập của HS trong dạy học SH 11 là một nhiệm vụ rất quan trọng và cầnthiết để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học nói riêng và cả quá trìnhhọc tập nói chung

B NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Những vấn đề cơ bản trong việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập

1.1 Khái niệm, vai trò và các loại phiếu học tập

+ Khái niệm phiếu học tập

Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theonhóm nhỏ, được phát cho HS để hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học Nội dung ghi trong phiếu có thể là tìm ý hoàn thành bảng hoặc trả lời câuhỏi hoặc đánh dấu vào hàng, cột Nguồn thông tin là SGK, hình vẽ, băng đĩahình

+ Vai trò của phiếu học tập

Phiếu học tập có giá trị rất lớn ở chỗ: với một nhiệm vụ học tập phức tạpnếu dùng câu hỏi thì dài dòng còn nếu dùng phiếu có kẻ bảng với những tiêu chí

cụ thể thì kiến thức thu được sẽ được định hướng rõ ràng, cô đọng và ngắn gọn.Bằng việc sử dụng phiếu học tập, hoạt động của giáo viên từ trình bày,giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo HS Mọi HS đượctham gia hoạt động tích cực, không còn hiện tượng nói chuyện hoặc thụ độngnghe giảng nữa

Bằng việc hoàn thành PHT, HS tự đánh giá mình, tạo được hứng thú tronggiờ học Qua đó GV cũng kiểm soát được trình độ HS, kịp thời điều chỉnhphương pháp để tăng hiệu quả dạy học

+ Các loại phiếu học tập

Trang 9

Trong dạy học có nhiều dạng phiếu khác nhau, tùy mục tiêu đặt ra cũngnhư đặc điểm nội dung của bài mà giáo viên lựa chọn dạng phiếu cho phù hợp.

- Loại phiếu hình thành kiến thức

Dạng phiếu này có ưu điểm là rèn luyện HS biết đọc tóm tắt nội dung vàphân tích hình vẽ tìm ra kiến thức cơ bản Điều này rất quan trọng để giúp HS cóphương pháp sử dụng tài liệu khoa học sau này khi cần thiết

Ví dụ 1: Khi dạy Bài 16 - Tiêu hóa ở động vật có thể sử dụng PHT sau:

Phiếu học tập: Đọc mục 2 và quan sát hình 16.2 tìm ý điền vào ô trống

trong bảng

Cấu tạo và chức năng ống tiêu hóa của thú ăn thực vật:

+ Loại phiếu phát triển năng lực nhận thức

Với dạng phiếu này, HS vừa nắm chắc kiến thức cơ bản vừa có kĩ năngphân tích, tổng hợp so sánh, đặc biệt HS sẽ củng cố và ghi nhớ được ngay kiếnthức Giúp việc học trở nên dễ dàng hơn vì vậy HS sẽ hứng thú hơn

Ví dụ 2: Khi dạy Bài 18 - Tuần hoàn máu Để HS dễ dàng phân biệt được

hệ tuần hoàn đơn và kép Có thể dùng phiếu học tập sau:

Phiếu học tập: Đọc SGK mục II-2 và quan sát hình vẽ 18.3 và 18.4 hoàn

thành bảng sau:

So sánh hệ tuần hoàn đơn và kép

Nhóm động vật

Số vòng tuần hoàn

Tim

Trang 10

Máu nuôi cơ thể

áp lực máu

Vận tốc máu

Ví dụ 3: Khi dạy chương II- A- Cảm ứng ở thực vật Khi tổng kết bài 24 có

thể dùng phiếu học tập sau:

Phiếu học tập: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 23, 24 SGK, khái quát về

các hình thức cảm ứng ở thực vật bằng cách điền nội dung thích hợp vào chỗ

trống dưới đây:

Cảm ứng ở thực vật

1.2 Quy trình Thiết kế phiếu học tập theo hướng tích cực hóa + Cấu trúc phiếu học tập Một phiếu học tập gồm có: - Phần dẫn (dẫn dắt) Ví dụ: nghiên cứu SGK mục II-2 bài 17

- Phần hoạt động (các công việc thực hiện) Ví dụ: đọc nội dung hoặc quan sát tranh vẽ, tìm ý điền vào ô trống hoặc chọn nội dung thích hợp

- Thời gian hoàn thành: 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 5 hoặc 10 phút tùy khối lượng kiến thức, tùy khâu dạy học là dạy kiến thức mới hay củng cố bài học hay

ôn tập chương

Ngoài các yêu cầu trên, ứng với mỗi phiếu học tập sẽ có phần đáp án

Trang 11

+ Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập

- Phải thực sự là phương tiện để hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS

- Phải thực sự giúp HS tự lực trong học tập

- Phải diễn đạt rõ các điều kiện cho và yêu cầu công việc hoàn thành, cácthao tác cần thực hiện

- Nội dung phiếu phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đối tượngHS

+ Quy trình thiết kế phiếu học tập:

1.3 Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học

+ Sử dụng phiếu học tập để hình thành kiến thức mới

Sử dụng trong từng mục, bài trong SGK Loại PHT này thường sử dụnggiảng dạy các khái niệm, quá trình, các hiện tượng, cơ chế sinh học…

Với những bài học mà kiến thức đơn giản, dễ hiểu thì GV nên dùng phiếuhọc tập ngay từ khâu dạy bài mới Điều này sẽ tránh được sự nhàm chán trong dạy

và học

6 Chuẩn bị những biện pháp để chỉ đạo

và điều khiển quá trình học tập.

4 Tập hợp thông tin, dữ liệu cần thiết.

2 Định hướng về PPDH và phương tiện dạy

học.

Xác định mục tiêu bài học

5 Trình bày PHT

3 Xác định nội dung sử dụng PHT.

Trang 12

Với những bài có khối lượng kiến thức lớn, khó hiểu hơn thì việc dùngPHT càng giúp HS trở nên dễ hiểu và nắm được kiến thức cơ bản nhanh hơn.Tuy nhiên GV cần phải giải thích rõ hơn những bài đơn giản.

Để củng cố chương hoặc một chủ đề lớn, tốt nhất giáo viên phát PHT chotừng HS để HS tự chuẩn bị ở nhà Đến giờ ôn tập cho HS báo cáo kết quả, GVnhận xét, tổng kết làm nội dung học tập chính thức

Ví dụ: Sau khi học xong chương I - Chuyển hoá vật chất và năng lượng,

GV cần yêu cầu HS so sánh để rút ra những điểm giống nhau cơ bản giữa chuyểnhoá vật chất và năng lượng ở TV và ĐV, từ đó rút ra đặc điểm chung về chuyểnhoá vật chất và năng lượng ở cấp cơ thể Để giúp HS tổng hợp, so sánh tốt nộidung này, GV nên đưa PHT cho HS về nhà hoàn thành sau khi học xong bài 21

Phiếu học tập: Dựa vào nội dung kiến thức chương I, em hãy so sánh sự

chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật bằng cách hoàn thiệncột 2 và 3 trong bảng sau:

Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật

Trang 13

Cân bằng nội môi

Đến giờ bài tập (tiết 22), GV yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét sau đó phântích và đưa đáp án

Thức ăn, nước, O2

Cơ quan tiêu hoá, hô hấpThụ động, chủ độngVận chuyển

- Con đường

- Động lực

Mạch gỗ, mạch râyLực đẩy (áp suất rễ), lực kéo

do thoát hơi nước , lực liên kếtgiữa các phân tử nước và giữacác phân tử nước với thànhmạch gỗ; chênh lệch áp suấtthẩm thấu

Trang 14

- Cơ chế C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + NL (nhiệt + ATP)

Cơ quan bài tiết, hô hấp

+ Cách xử lí PHT

Để nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của HS, GV có thể có nhiều cách

xử lí PHT khác nhau tuỳ theo từng nội dung kiến thức, mục đích sử dụng

- PHT sử dụng theo nhóm: sau thời gian hoạt động nhóm để hoàn thànhPHT, GV có thể thu lại PHT và quan sát nhanh để biết kết quả của nhóm Khi gọiđại diện nhóm trình bày GV có thể đưa lại phiếu để nhóm đó trình bày sau đótiếp tục thu lại để đánh giá sau tiết học GV cũng có thể yêu cầu các nhóm HSđổi phiếu cho nhau để các nhóm đánh giá chéo nhau sau khi GV đưa đáp ánPHT Nếu có sử dụng máy chiếu thông minh, GV có thể chiếu các PHT của cácnhóm để cả lớp cùng đánh giá

- PHT hoạt động cá nhân: có thể cho HS đánh giá chéo nhau dựa trên đáp

án GV đưa ra sau khi đã gọi một số HS trình bày, hoặc GV cũng có thể thu về đểđánh giá sau Nếu không thu phiếu lại, GV có thể đánh giá ngẫu nhiên một vài

HS, nếu các em làm tốt thì tuyên dương, nếu làm chưa tốt cần nhắc nhở Sau khi

GV nhận xét, đưa đáp án, cần yêu cầu HS chỉnh sửa trong phiếu học tập nhữngkiến thức chưa chính xác để đi đến kết luận thống nhất kiến thức bài học HS cóthể giữ PHT đó lại hoặc viết nội dung trong phiếu vào vở ghi làm kiến thức ôntập sau này

Trong quá trình dạy học trên lớp có sử dụng PHT, GV cần lưu ý:

- Bao quát và theo dõi hoạt động của HS Trong PHT có thể có những sựkiện, nội dung khó trả lời, quá trình học tập có thể rơi vào tình trạng bế tắc hoặcchệch hướng GV phải xử lí tất cả các tình huống có thể xảy ra trong quá trình

HS làm việc với PHT Điều đó không có nghĩa là giải đáp đúng mọi vướng mắccủa HS, đưa ra những kết luận hoàn toàn chính xác Ý nghĩa chủ yếu của việc xử

lí là hỗ trợ, thúc đẩy quá trình học tập tiến triển theo hướng tích cực, khuyếnkhích HS hoạt động tích cực hơn

Trang 15

- Có thể động viên, khuyến khích những HS học tập tốt dưới hình thức biểudương hoặc cho điểm tốt.

2 Thiết kế và sử dụng PHT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Sinh học 11

Trong quá trình giảng dạy Sinh học 11, tôi đã thiết kế PHT và sử dụng chohầu hết các bài trong SGK Dưới đây là một phần trong hệ thống PHT đã xâydựng và sử dụng trong dạy học SH 11

Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây Phiếu học tập: Em hãy nghiên cứu mục I, II SGK để hoàn thành bảng phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây (thời gian: 10 phút)

* Phương pháp sử dụng: Sử dụng trong khâu hình thành kiến thức mới

Sau khi GV giới thiệu sơ bộ về các dòng vận chuyển vật chất trong cây, khichuyển sang mục I, II tìm hiểu cụ thể về dòng mạch gỗ và dòng mạch rây GVphát PHT cho các nhóm HS (tương ứng với 1 bàn học) nghiên cứu SGK, thảoluận nhóm để hoàn thành PHT Sau 10 phút, GV thu phiếu, yêu cầu đại 6 nhómtrình bày kết quả thảo luận (mỗi nhóm trình bày một nội dung trong PHT), sau

đó yêu cầu các nhóm khác bổ sung Khi gọi đại diện nhóm trình bày GV đưa lạiPHT cho người trình bày

Cuối cùng, GV nhận xét, đánh giá nhanh hoạt động của mỗi nhóm rồi đưa

Trang 16

loại nối với nhau tạo nên nhữngống dài từ rễ lên lá.

- Thành mạch gỗ có độ bền chắc

và chịu nước

ống rây nối đầu với nhauthành ống dài từ lá xuốngthân, rễ

2 Thành phần

- Chủ yếu là nước, ion khoáng,ngoài ra còn có chất hữu cơ đượctổng hợp từ rễ (a.a, vtm ), vậnchuyển từ dưới lên

- Sản phẩm đồng hóa ở láchủ yếu là: saccarôzơ,a.a, và một số ion khoángđược sử dụng lại, vậnchuyển từ trên xuống

3 Động lực

- Nhờ sự phối hợp của 3 lực:

+ Lực đẩy (áp suất rễ), + Lực hút do hoát hơi nước ởlá,

+ Lực liên kết giữa các phân tửnước với nhau và với thành mạchgỗ

- Sự chênh lệch áp suấtthẩm thấu giữa cơ quannguồn (lá) và các cơ quanchứa (thân, rễ)

Sử dụng 03 PHT: 2 PHT để hình thành kiến thức mới về pha sáng quang hợp, 1 PHT để củng cố

Phiếu học tập số 1. Em hãy nghiên cứu mục 1-SGK trang 40 điền vào bảng sau (thời gian: 6 phút)

Trang 17

thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP vàNADPH

Cơ chế

- Diệp lực hấp thụ ánh sáng trở thành dạng kích động điện tử -> e lớpngoài cùng bị bật ra rồi chuyển đến các chất nhận trung gian đồngthời năng lượng được giải phóng tích luỹ trong các phân tử ATP

- Phản ứng quang ph ân li nước: bù e cho diệp lục, giải phóng O2

Trang 18

Sống ở vùng khíhậu nhiệt đới.

Sống ở vùng samạc, điều kiệnkhô hạn kéo dài.Hình thái giải phẫu lá - Lá bình thường

- Có một loại lụclạp ở tế bào môdậu

- Lá bìnhthường

- Có 2 loại lụclạp ở tế bào môdậu và tế bàobao bó mạch

- Lá mọng nước

- Có một loại lụclạp ở tế bào môdậu

thực vật C3

Thấp

Bài 12: Hô hấp ở thực vật

Ngày đăng: 21/07/2014, 14:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w