Phiếu học tập có thể được sử dụng một cách linh hoạttrong các hoạt động của tiến trình bài dạy với nhiều hình thức dạy học ngoàitrời, trong lớp, .... Do vậy, phiếu học tập giúp các em ti
Trang 1A - LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học nói chung vàmôn Tự nhiên - Xã hội nói riêng, năm học 2001- 2002, Bộ giáo dục và đàotạo đã chính thức ban hành chương trình Tiểu học 2000 và đến nay nội dungchương trình sách giáo khoa lớp 5 được đưa vào sử dụng đại trà trên phạm vi
cả nước Để đáp ứng được nội dung chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏiphải đổi mới phương pháp dạy học Khi áp dụng phương pháp dạy học mớithì yêu cầu phải có hình thức tổ chức dạy học tương ứng, phù hợp để tạo cơhội cho học sinh suy nghĩ và làm việc, trao đổi, thảo luận với nhau nhiều hơn
Vì vậy, việc sử dụng phiếu học tập có vai trò đáng kể trong quá trình dạy họcmôn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học Trước hết, nó là phương tiện luyện tập kĩnăng: đọc, hiểu, cho học sinh Mặt khác, kết quả của phiếu học tập thuđược từ học sinh không những nhanh chóng, kịp thời mà còn thể hiện đượctrình độ, khả năng của từng em, từ đó giúp cho giáo viên đánh giá chính xác
và khách quan về năng lực của học sinh, để có những tác động tích cực đếnđối tượng của mình Phiếu học tập có thể được sử dụng một cách linh hoạttrong các hoạt động của tiến trình bài dạy với nhiều hình thức dạy học (ngoàitrời, trong lớp, ) và nhiều hình thức tổ chức hoạt động dạy học (cá nhân,nhóm, tổ, ) Đó còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành dạy học cá biệthóa, phân biệt hóa Bên cạnh đó, phiếu học tập còn kích thích hứng thú họctập của các em
Đặc biệt, với môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 5 nói riêng, nộidung của môn học là những sự kiện lịch sử xã hội, cho nên bắt buộc ngườihọc phải nhớ một cách chính xác Thế nhưng, với những đặc điểm tâm sinh lícủa học sinh lớp 5 thì việc này gây không ít khó khăn trong quá trình học tập
Trang 2một điều rất cần thiết và nên làm để đem lại hiệu quả chất lượng dạy và họccủa giáo viên và học sinh Bởi với phiếu học tập, các em có điều kiện tự mìnhnhận ra những kiến thức trọng tâm của bài học Mặt khác, phiếu học tập làmột trong những phương tiện dạy học trực quan, phù hợp với tâm sinh lí củahọc sinh tiểu học Do vậy, phiếu học tập giúp các em tiếp cận và nhận thứckiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và sâu sắc.
Tuy nhiên, ở các trường tiểu học hiện nay, việc sử dụng phiếu học tậptrong dạy học nói chung và trong môn Lịch sử nói riêng còn rất nhiều hạn chế
và bất cập Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan vàchủ quan như: cơ sở vật chất; trình độ và nhận thức của giáo viên; trình độhọc sinh; v.v
Điều này làm cho chúng tôi - những người giáo viên tiểu học, luôn trăntrở và suy nghĩ
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 5 để nghiên cứu Với hy vọng góp
phần nhỏ của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5
Trang 3B - NỘI DUNG
I LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cho đến nay, việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học đang
là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng chỉ dừng lại ở khíacạnh khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu qui trình thiết kế và phương pháp sửdụng phiếu học tập trong môn Lịch sử lớp 5
Giáo trình "Phương pháp dạy toán ở bậc tiểu học" và "Dạy toán ở tiểuhọc bằng phiếu giao việc" do nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực biên soạn Tácgiả đã trình bày khái niệm của phiếu giao việc; cấu tạo của một phiếu giaoviệc; ưu điểm và nhược điểm của lối dạy học bằng phiếu giao việc;
Giáo trình "Phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội" do PGS.TS Nguyễn
Đức Vũ biên soạn, đã đi vào nghiên cứu những vấn đề như:
* Khái niệm phiếu học tập
* Phân loại phiếu học tập và ví dụ minh họa
Ngoài những cuốn sách nghiên cứu sâu về phiếu học tập trên, còn cónhiều tác giả đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề này như: PGS.TS Đặng
Thành Hưng với: "Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác";
"Dạy học tập đọc ở tiểu học" của PGS.TS Lê Phương Nga; giáo trình: "Phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học" của GS.TS Đặng Vũ Hoạt - TS.
Nguyễn Hữu Hợp;
Có thể nói, càng về sau các nhà nghiên cứu càng quan tâm đến vấn đề sửdụng phiếu học tập trong quá trình dạy học Nhưng tất cả tác giả chưa đưa ravấn đề thiết kế và sử dụng phiếu học tập như thế nào trong môn Lịch sử lớp 5
ở tiểu học Vì vậy, đây là vấn đề hết sức mới mẻ, chưa có tác giả nào nghiêncứu
Trang 41.1 Nội dung chường trình môn lịch sử lớp 5.
Ở lớp 5, học sinh tìm hiểu lịch sử dân tộc từ năm 1858 cho đến nay vớicác nội dung chính sau:
a/ Thời kì (1858 – 1945) : Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
- Bài 1: “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
- Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
- Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
- Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
- Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
- Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Bài 8: Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Bài 9: Cách mạng mùa thu
- Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
- Bài 11: Ôn tập: Hơn tám tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược
và đô hộ (1858 – 1945)
b/ Thời kì (1945 – 1954): Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
- Bài 13: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
- Bài 14: Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”
Trang 5- Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
- Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
- Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
- Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 –1954)
c/ Thời kì (1954 – 1975): Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
- Bài 19: Nước nhà bị chia cắt
- Bài 20: Bến Tre đồng khởi
- Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
- Bài 22: Đường Trường Sơn
- Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa
- Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
- Bài 25: Lễ kí Hiệp định Pa-ri
- Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập
d/ Thời kì từ 1975 đến nay: Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước
- Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước
- Bài 28: Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
- Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
1.2 Đặc điểm sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 5
1.2.1 Về mặt cấu trúc
Cấu trúc của mỗi bài học sách giáo khoa môn Lịch sử gồm các phần sau:
- Phần cung cấp kiến thức (thông tin)
- Phần tóm tắt trọng tâm của bài học được in đậm bằng màu xanh
- Phần chú thích (có ở một số bài)
- Phần câu hỏi cuối bài vừa làm nhiệm vụ hướng dẫn cách học của họcsinh vừa làm nhiệm vụ củng cố
Trang 6Từ sự phân tích đặc điểm chương trình, sách giáo khoa môn Lịch
sử l?p 5, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phiếu học tậptrong môn Lịch sử l?p 5 như sau:
* Thuận lợi:
- Sau mỗi bài học có phần câu hỏi cuối bài nên giáo viên có thể dựa vào
đó để thiết kế phiếu học tập hướng dẫn học sinh cách học và củng cố bài
- Một số bài có tranh ảnh hoặc lược đồ nên giáo viên có thể tham khảo
để đặt câu hỏi trong phiếu nhằm khai thác nội dung, kiến thức trong ảnh hoặclược đồ làm cho bài học phong phú hơn đồng thời học sinh cũng dễ hiểu bàihơn
- Việc sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học Lịch sử 5 đã kíchthích được hứng thú say mê tìm hiểu, khám phá những sự kiện mà học sinhcòn thắc mắc muốn khám phá hiểu biết
Trang 7- Kênh hình (tranh ảnh, lược đồ, ) không nhiều, có nhiều bài không có.
Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh, lược đồ kết hợp với soạn câu hỏitrong phiếu học tập để bài học được sinh động hơn nên tốn thời gian
Biện pháp 2: Giáo viên nắm vững qui trình thiết kế phiếu học tập trong dạy học môn Lịch sử lớp 5
2.1 Nguyên tắc thiết kế phiếu học tập.
- Nội dung phiếu phù hợp với nội dung bài học
- Nội dung phiếu phù hợp với đối tượng học sinh
- Ngôn ngữ trong lệnh ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu
- Thời gian và thời điểm sử dụng phù hợp với từng loại phiếu
- Trình bày phiếu khoa học
2.2 Qui trình thiết kế nội dung phiếu học tập.
2.2.1 Xác định ý tưởng.
Điều này thể hiện định hướng của giáo viên về phương pháp dạy học củabài học, về biện pháp sử dụng các tình huống và môi trường dạy học, về hìnhthức tổ chức dạy học và kết hợp các phương tiện dạy học Việc xác định ýtưởng tiến hành bài học phải bao quát những thao tác: Phân tích nội dung họctập, định hướng phương pháp, kĩ thuật, biện pháp và hình thức dạy học, nhậnthức môi trường và các điều kiện học tập, cách thức tổ chức các phiếu học tậpthành hệ thống như thế nào cho phù hợp Nó cũng phải cho thấy rõ vấn đề haynhiệm vụ học tập chủ yếu của bài học
2.2.2 Xác định cách trình bày nội dung học tập và hình thức thể hiện nó trong phiếu học tập.
Việc xác định vấn đề hay nhiệm vụ của bài học đã phải làm từ khi xâydựng ý tưởng Ở bước này cần cụ thể hoá và làm cho ý tưởng đó chính xáchơn trong nội dung các phiếu học tập Tương ứng với những yêu cầu cần giảiquyết vấn đề thì học sinh cần những tư liệu và sự kiện nào, cần tiến hành thínghiệm, thực nghiệm gì cần hoàn thành những bài tập lí thuyết và thực hành
Trang 8nào v.v Từ đó tổ chức bộ phiếu sao cho thích hợp nhất về mặt nội dung,logic, cấu trúc và kĩ thuật.
Việc phân bố những sự kiện và công việc trong phiếu học tập cần đượckết hợp nhuần nhuyễn với việc lựa chọn hình thức biểu hiện Có những dữliệu và sự kiện nên được trình bày bằng văn bản bình thường, có loại nên đưavào sơ đồ, biểu mẫu, hình ảnh
Hình thức biểu đạt công việc trong phiếu học tập cũng cần được lựachọn Đó có thể là bài tập thực hành, bài tập xử lý tình huống, yêu cầu giảiquyết vấn đề, có thể là viết báo cáo, viết tham luận, viết bảng tổng kết, làm đồdùng học tập, chế tạo sản phẩm, thực hiện bài kiểm tra (test), nhận xét hoặcđánh giá quá trình hay sự vật nhất định, tổng quan hoặc tập hợp dữ liệu, nêugiả thuyết hoặc tư tưởng, quan sát và ghi chép hiện tượng, v.v Tất cả nhữngviệc này đều phải phù hợp với đặc điểm của lớp và của bài học Nếu trong lớpghép hay lớp hoà nhập hoặc trong lớp có nhiều khác biệt cá nhân và khác biệtnhóm tương đối rõ rệt, thì phải tổ chức phiếu học tập thật chi tiết, theo cáchtiếp cận phân hoá và cá nhân hoá Trong trường hợp này phiếu học tập càngthể hiện rõ chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp của nó trên lớp
2.2.3 Tập hợp thông tin, dữ liệu và sự kiện.
Bước này được tiến hành theo những tính toán ở trên, Các nguồn thôngtin, dữ liệu và sự kiện có thể là sách hướng dẫn giảng dạy, sách hướng dẫnhọc tập, nhật báo, tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học - kĩ thuật,
Việc tập hợp dữ liệu cần trung thành với ý tưởng ban đầu và vừa đủ vềkhối lượng, không thừa, không thiếu, đặc biệt trong phương pháp thảo luận vànghiên cứu tìm tòi Để có phiếu học tập tốt giáo viên phải chịu khó tìm vàkhai thác những tài liệu ngoài chương trình giáo dục và sách giáo khoa, sáchgiáo viên một cách thường xuyên Thông tin và dữ liệu cần được chủ độngtích luỹ, chỉnh lí và cập nhật, được tổ chức thành những cơ sở dữ liệu dễ truycập hoặc theo bài học, hoặc theo chuyên đề, hoặc theo hệ thống khái niệm,
Trang 9hoặc theo những mô hình phương pháp dạy học đã dự kiến Khi cần đến dữliệu thì có thể tập hợp nhanh chóng để thiết kế hệ thống phiếu học tập kịp thời
và hệ thống này luôn có tính chất mới mẽ
2.2.4 Trình bày phiếu học tập
- Trình bày trên một mặt giấy với ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu đối vớihọc sinh lớp 5.Trên phiếu có thể được sử dụng cả kênh hình lẫn kênh chữ,hình thức rất đa dạng để tạo hứng thú học tập cho các em
- Cấu trúc của phiếu học tập gồm: tên bài học, câu hỏi và những khoảngtrống để học sinh tự trả lời
2.2.5 Chuẩn bị những lập luận câu hỏi và nhận xét để chỉ đạo và điều chỉnh quá trình học tập.
Đây là sự kết hợp sử dụng phiếu học tập với những kĩ thuật quản lí lớp,
kĩ thuật sử dụng lời nói và câu hỏi trên lớp Trong phiếu học tập có thể cónhững sự kiện, tình huống và vấn đề mang tính chất phân kì, có bản chất song
đề hay nan giải, hoặc tính chất sâu xa cả về mặt nhận thức lí trí cũng như vềtình cảm Nếu thiếu những lập luận và kiến giải sắc xảo của giáo viên trongnhững trường hợp này thì quá trình học tập có thể rơi vào tình trạng bế tắchoặc chệch hướng, hoặc ít nhất cũng lãng phí thời gian, giảm sút hiệu quả.Việc chuẩn bị định hướng và điều chỉnh là một thủ tục bắt buộc, không thểchủ quan coi thường
Giáo viên là người phải biết xử lí tất cả những tình huống đột ngột và bấtngờ Tuy vậy, việc xử lí hoàn toàn không có nghĩa là giải đáp đúng mọivướng mắc của học sinh, biết làm mọi việc mà học sinh không làm nổi, đưa rađược những kết luận hoàn toàn chuẩn xác, phát biểu những đánh giá hoàntoàn thuyết phục Ý nghĩa chủ yếu của việc xử lí là thúc đẩy học tập, hỗ trợquá trình học tập tiến triển theo hướng tích cực, phá vỡ thế bế tắc hoặc tâmtrạng chùng giãn trong lớp, và quan trọng nhất là khuyến khích học sinh mạnhdạn suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, biết phê phán sâu sắc hơn
Trang 10Nếu việc chuẩn bị định hướng chu đáo và thông minh, thì nó có tác dụnghết sức mạnh mẽ đến hiệu quả học tập Học sinh có thể được động viên khámphá những giá trị vượt lên trên những tri thức sách vở, tích luỹ thêm nhiều sựkiện không có trong bài học, bổ sung cho mình rất nhiều điều trong phongcách tư duy và phong cách học tập.
Biện pháp 3: Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong các dạng bài học Lịch sử lớp 5
3.1 Nguyên tắc sử dụng
- Ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý
- Phiếu phải đến được từng học sinh
- Chú ý đến hoạt động cá nhân
- Tránh áp đặt về câu trả lời, khuyến khích học sinh diễn đạt các ý tưởng
- Không được lạm dụng phiếu học tập
3.2 Phương pháp sử dụng.
3.2.1 Giao phiếu học tập theo cách tổ chức học tập.
Tùy cách tổ chức học tập, thí dụ học nhóm thực hành hay thảo luận, giáoviên giao phiếu cho học sinh cùng với yêu cầu hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể.Các phiếu cá nhân hay dành cho cả nhóm dùng chung có thể khác nhau về sựkiện, chủ đề, yêu cầu hay tình huống Có thể dùng chính phiếu học tập để tổchức học tập, làm công cụ để ghép nhóm học sinh
3.2.2 Quan sát và hướng dẫn quá trình học tập và hoạt động với phiếu của học sinh.
Mục đích quan sát là phát hiện những biểu hiên thiếu tập trung nghiêncứu dữ liệu, sự kiện, hoặc đọc và phân tích dữ liệu một cách tản mạn, tuỳ tiệncủa học sinh để kịp thời khuyến khích và hướng dẫn Điều đặc biệt quan trọng
là quan sát hoạt động cá nhân của mỗi học sinh, kể cả khi học nhóm Không
để em nào dựa dẫm và thụ động chờ các bạn khác làm việc
3.2.3 Giám sát những kết quả hoạt động của học sinh.
Trang 11Giáo viên có thể luân phiên tham gia công việc của từng nhóm, hoặccộng tác với một nhóm hay một học sinh cụ thể khi làm việc với phiếu, qua
đó kiểm soát được nhịp độ làm việc của học sinh và điều hành lớp một cáchchính xác Việc giám sát như vậy giúp cho công việc của các nhóm tiến triểnđòng đều và xoay quanh trọng tâm của bài học, tạo thuận lợi hơn cho học sinhkhi họ thảo luận, báo cáo nhóm hoặc cá nhân, nhận xét và xử lý tương tácnhóm sau khi kết thúc thảo luận Cần khuyến khích học sinh làm việc thànhcông, đạt được kết quả cụ thể
3.2.4 Tổ chức thảo luận, báo cáo nhóm hoặc cá nhân để xử lý dữ liệu, tình huống, giải quyết nhiệm vụ hoặc vấn đề công khai trước nhóm hoặc lớp.
Đây là hoạt động phát triển các kĩ năng học tập hợp tác, giúp học sinhthực hiện nhiệm vụ trong quan hệ chia sẻ và tương tác Từ đó nảy sinh nhiều
ý tưởng hơn, nhiều giải pháp hơn và tất nhiên việc học đạt hiệu quả cao hơn
so với những khâu trước Lúc này phải lựa chọn kĩ thuật thảo luận sao chocông việc hoàn thành nhanh nhất
3.2.5 Giao phiếu học tập có nội dung đánh giá, kiểm tra hoặc hệ thống hóa bài học.
Loại phiếu học tập này vẫn có hai chức năng cơ bản, nhưng nó nhấnmạnh khía cạnh và tác dụng luyện tập Học sinh làm việc với phiếu theo mộtqui trình như trước, song với những yêu cầu mới mẻ về nội dung, nhịp độ vàphong cách Việc luyện tập không hẳn là lặp lại những gì đã làm, mà chủ yếu
là nâng cao những nội dung đã lĩnh hội, nhất là về kĩ năng học tập
3.2.6 Tổng kết công việc.
Nói chung qui trình sử dụng phiếu học tập diễn ra từng bước khớp vớilogic của mô hình thảo luận và những kĩ thuật học hợp tác khác ( thí dụ họctập dựa vào vấn đề, nghiên cứu tình huống) Vì vậy, trong bước này khôngnhất thiết giáo viên phải đích thân nhận xét, tổng kết bài, mà tốt hơn làkhuyến khích học sinh tổng kết Thông qua việc tổng kết, học sinh tự đánh
Trang 12giá, đánh giá công việc của nhau, xử lí các quan hệ xã hội trong nhóm và lớp,rút ra những kinh nghiệm cần thiết từ lập trường của chính họ,chứ không phải
từ lập trường của giáo viên Lúc này giáo viên có thể khéo léo đưa ra nhữnglập luận định hướng và chỉ đạo nếu nhận thấy học sinh bối rối Nếu học sinh
tự thực việc tổng kết thành công, thì giáo viên không cần can thiệp vào
3.3 Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong các dạng bài học
3.3.1 Dạy học bài mới: ( Hình thức dạy học theo nhóm)
Bước 1: Giới thiệu bài
Bước 2: Cho học sinh chia nhóm và phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.Bước 3: Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận trong thời gian qui định vàtrình bày kết quả
Bước 4: Cho các nhóm khác nhận xét và bổ sung
Bước 5: Củng cố, đánh giá
3.3.2 Củng cố bài học: ( Dạy học theo hình thức cá nhân)
Bước 1: Phát phiếu cho mỗi em
Bước 2: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong thời gian qui định.Bước 3: Sửa bài cả lớp
Bước 4: Củng cố lại nội dung bài học
3.4 Một số mẫu phiếu học tập trong dạy học môn Lịch sử lớp 5
Trang 13PHIẾU HỌC TẬP
**********
bài 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
1 Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng:
Trương Định sinh năm 1920 tại:
… Gò Công ( Tiền Giang)
… Tân An ( Gia Định)
… Bình Sơn ( Quảng Ngãi)
… An Giang
2 Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng:
Trước khi là thủ lĩnh của phong trào chống Pháp ở Nam Kì, Trương Địnhlà:
… Lãnh tụ của phong trào Duy Tân
… Lãnh đạo của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng … Phó lãnh binh tỉnh Gia Định, sau được phong chức lãnh binhtỉnh An Giang
… Một người dân Việt Nam bình thường yêu nước
3 Sau khi nhận được lệnh vua ban xuống phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông để đi An Giang nhận chức lãnh binh thì Trương Định đã làm gì?
- -
-4 Việc từ chối nhận chức lãnh binh An Giang để đứng về phía nhân dân chống Pháp của Trương Định thể hiện điều gì?