1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu

109 573 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 752,09 KB

Nội dung

1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đòi hỏi phải sử dụng nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất diêm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản để xây dựng các hạ tầng công nghiệp và đô thị, làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp đáng kể. Điều này dẫn đến số lượng lao động bình quân trên một diện tích canh tác tăng lên. Hiện tượng đất chật, người đông đang là xu hướng chung của các vùng ở nước ta, đặc biệt là ở vùng đồng bằng và ở địa phương có tốc độ đô thị hóa cao. Như vậy, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm “dư thừa” một lượng lao động buộc phải chuyển sang các nghề khác tại nông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp. Mặt khác, để đảm bảo phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra cần áp dụng mạnh mẽ tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Điều này đòi hỏi người người dân vùng nông thôn phải trở thành những “chuyên gia” trong lĩnh vực sản xuất, phải trở thành những người năng động thích ứng nhanh với các điều kiện mới. Trong khi đó hiện tại, tỷ lệ lao động của người dân qua đào tạo nghề còn rất thấp, là trở ngại cho quá trình hiện đại hóa này. Những yếu tố và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên sẽ tạo ra sự chuyển dịch rất lớn đối với lao động, từ dịch chuyển kỹ năng đến dịch chuyển nghề nghiệp, dịch chuyển nơi sinh sống, với một số xu hướng chuyển dịch sau: - Chuyển dịch kỹ năng: từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hiện đại. - Chuyển dịch nghề nghiệp từ lao động nông, lâm, ngư nghiệp sang lao động dịch vụ du lịch, lao động công nghiệp tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp SXKD, dịch vụ ở nông thôn, . . . - Chuyển dịch nghề nghiệp và nơi sinh sống từ lao động nông, lâm, ngư trường chuyển thành lao động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị (mới và cũ). - Tạo ra một dòng di dân quốc tế mới, thông qua xuất khẩu lao động hoặc ra định cư ở nước ngoài với người thân. 2 - Tạo ra những nghề phụ tăng thu nhập ổn định cuộc sống, giải quyết được thời gian rãnh rỗi chờ công việc của người dân. Từ các xu hướng này cho thấy, nhu cầu về đào tạo và việc làm cho lao động của người dân vùng này là rất lớn. Chính vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước hiện nay về “Dạy nghề và việc làm cho người dân vùng nông thôn Bạc Liêu” cần được nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực hiện sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, các giải pháp phải được lựa chọn trên cơ sở khoa học nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả trong việc thực thi chính sách của Chính phủ, giải quyết được bài toán thực tiễn với nhu cầu cấp bách về việc làm, nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống người dân, tạo dựng lòng tin của dân đối với đảng, đối với nhà nước. Lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu, Nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu là nghiên cứu khảo sát thực trạng, đề xuất giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người dân, tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm trên các lĩnh vực khác ngay trên quê hương của họ. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của đề tài được thể hiện qua các nội dung sau: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng và hiệu quả dạy nghề, việc nâng cao chất lương và hiệu quả về lao động và việc làm trên cơ sở một số lý thuyết của các nhà khoa học và các phương pháp đào tạo hiện nay làm nền tảng. (2) Nghiên cứu thực trạng về chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề , truyền nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu thông qua việc làm và thu nhập của người dân nhằm ổn định cuộc sống lâu dài, bao gồm các nội dung như sau. Nghiên cứu thực trạng về chất lượng dạy nghề cho người dân: + Mạng lưới cơ sở dạy nghề của địa phương; 3 + Ngành nghề đào tạo; + Hệ đào tạo; + Quy mô đào tạo; + Công tác tuyển sinh học nghề; + Hình thức tổ chức giảng dạy; + Nội dung giảng dạy; + Phương pháp giảng dạy; + Công tác giảng dạy và điều kiện giảng dạy. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả đầu ra lao động và việc làm cho người dân: + Việc làm, thể hiện qua việc tìm kiếm việc làm là tự tạo việc làm của người dân sau khi học nghề; + Lao động và tay nghề của người học, thể hiện kỹ năng lao động thông qua chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong sản xuất và kinh doanh. (3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu. (4) Kiểm nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố về chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nghề, đặc điểm hoạt động dạy nghề của Bạc Liêu nói chung và khu vực vùng biển Bạc Liêu nói riêng. * Khách thể nghiên cứu Nghề cho người lao động tại địa phương, quá trình đào tạo nghề và truyền nghề cho lao động nông thôn, giải quyết vấn đề lao động và việc làm sau đào tạo. 4. Giả thuyết khoa học của đề tài “ Công tác dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu hiện nay chất lượng chưa tốt và hiệu quả không cao. Nếu áp dụng những giải pháp đề xuất của người 4 nghiên cứu thì chất lượng và hiệu quả dạy nghề sẽ được nâng cao, đáp ứng được các điều kiện về việc làm và tăng thu nhập cho người dân “. Đây chính là những luận điểm cần được chứng minh trong đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu công tác dạy nghề và học nghề cho người dân thông qua các chương trình, chính sách, đề án của Chính phủ, chủ yếu cho người dân vùng biển Bạc Liêu, thuộc địa bàn thành phố Bạc Liêu, huyện Hoà Bình và huyện Đông Hải. - Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn theo các chương trình chính sách và đề án của Chính phủ, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả lao động và việc làm của quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. 6. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sưu tầm, phân tích các quan điểm lý luận thể hiện trong các văn kiện của đảng, nghiên cứu sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài, bao gồm các báo cáo tổng kết, tài liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu các vấn đề có liên quan được ông bố trên tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học, . . . Sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu để nghiên cứu các tài liệu về nghiên cứu khoa học làm cơ sở lý luận cho đề tài. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Thu thập dữ liệu thực tế , tìm hiểu thực trạng vấn đề để xây dựng cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp điều tra – phỏng vấn Số liệu thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng trên cơ sở hệ thống câu hỏi soạn trước để phỏng vấn người dân chủ yếu tập trung hai huyện và các xã ven biển thuộc thành phố Bạc Liêu. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trao đổi ý kiến với giáo viên , các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm 5 đang làm nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn để lấy dữ liệu cho phân tích đánh giá. - Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề mà đề tài đã đề xuất nhằm xác định tính phù hợp, khả thi của giải pháp. * Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp thống mô tả như: So sánh, kiểm định thống kê, các phương pháp phân tích theo từng yêu cầu cụ thể của mục tiêu đề tài, để xử lý các số liệu, thông tin thu được. 7. Ý nghĩa khoa học của đề tài * Về lý luận Làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề sẽ mang lại hiệu quả thiết thực về lao động và việc làm cho người lao động . *Về thực tiễn Đề xuất các giải pháp có tính hiện thực và khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu, góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách, đề án của Chính phủ đối với dạy nghề cho lao động nông thôn. 6 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu  Nghiên cứu trong nước Lao động của người dân vùng biển được đánh giá là nguồn lao động dồi dào và tiềm năng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây và trong thời gian tới. Lực lượng lao động thuộc khu vực này trên cả nước chiếm tỉ lệ khá cao nhưng trên thực tế lại thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực có kỹ thuật, kỹ năng và trình độ cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, điều này đòi hỏi công tác đào tạo nghề cho lao động của người dân vùng biển là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Trong những năm gần đây, Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đề cập trong một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu sau: - Vũ Minh Hùng. “Tìm hiểu, so sánh và phát triển chương trình đào tạo nghề theo hướng linh hoạt tại Việt Nam”. (Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2002); - Huỳnh Thị Mỹ Linh. “Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm dạy nghề Nhà Bè”. (Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2004 – 2006); - Bùi Thị Hạnh. “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại trường Dung Quất nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế cho Khu công nghiệp Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi”. (Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2005 – 2007); 7 Nguyễn Thị Mai Trang. “Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh”. (Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2008 – 2010); - Hà Thị Thanh Nga. “Xây dựng trương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề nghề Trồng hoa và Cây cảnh cho lao động nông thôn tại tỉnh Đồng Nai”. (Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2008 – 2010); - Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX-05-10. “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa”. Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH Nguyễn Minh Đường; - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. “Nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Bảo Dương; - Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011). Sổ tay công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. NXB LĐ-XH; - Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011). Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất. NXB LĐ- XH; - Luận án tiến sĩ. “Quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận”; - Vũ Quốc Tuấn. Hội Thảo đào tạo nhân lực – Những thuận lợi và trở ngại; Bài tham luận Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; - Mạc Tiến Anh. Nghiên cứu một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; - Ban Chỉ đạo Trung ương. Báo cáo sơ kết việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 6 tháng đầu năm 2011. Các đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu, luận văn trên đã đề cập nhiều góc độ khác nhau về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở từng loại hình và từng điều kiện cụ thể khác nhau nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người dân vùng biển. 8 Đối với địa phương hiện nay đang triển khai thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bạc Liêu năm 2010-2020”; đang triển khai thực hiện “Chương trình phát triển bền vững của tỉnh giai đoạn 2008-2015 và định hướng năm 2020”. Đồng thời cũng đã tổ chức được nhiều hội thảo và đề xuất nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn, các mô hình sản xuất làng nghề, mô hình phát triển làng nghề kết hợp với du lịch, . . . Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể “ Đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu” chưa thấy có bài viết hoặc công trình nào triển khai ứng dụng cho địa phương.  Nghiên cứu ngoài nước Những công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới cho thấy phát triển đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được Chính phủ các nước quan tâm đặc biệt với vai trò là một thành tố chính trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Qua một số công trình nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới như các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Phương tây ( Mỹ, Đức…) về đào tạo nghề đã thể hiện qua các điểm sau: - Chính phủ các nước thường có các chính sách nhất quán và đồng bộ về phát triển đào tạo nghề lồng ghép trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, Chính phủ sẽ giao các cơ quan quản lý xác định và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn để quản lý thống nhất chất lượng đào tạo trên phạm vi cả nước tương ứng với hệ thống bằng cấp, chứng chỉ nghề. - Phân cấp rõ ràng việc quản lý đào tạo nghề theo ngành dọc và theo vùng địa lí để đảm bảo tính chủ động của các cơ quan quản lý đồng thời tạo sự linh hoạt cho hoạt động đào tạo nghề được phân bố tại các vùng địa phương theo quy hoạch tổng thể của cả nước. - Phát triển nguồn đào tạo nghề được nhất quán từ khâu đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo cân bằng cung cầu lao động trên thị trường theo các ngành kinh tế cũng như theo vùng địa lí. 9 - Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện song song theo hai hướng là đào tạo để chuyển dịch cơ cấu lao động (là chủ yếu, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa) và đào tạo nghề để nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấp PTCS để có định hướng học nghề ngay sau khi học hết PTTH. - Đào tạo nghề được phát triển đa dạng và vai trò của các đối tác xã hội được chú trọng; đồng thời phát huy tính chủ động của các cá nhân trong một xã hội học tập suốt đời. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động, gắn kết chặt chẽ giữa “học” và “hành”, đào tạo theo địa chỉ, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của nơi sử dụng lao động. 1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.2.1 Chất lượng (1) Chất lượng là gì ? Có nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau, các quan niệm về chất lượng có thể thấy được qua sáu khái niệm sau đây: + Chất lượng là “ tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật . . . làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác “ (Từ điển tiếng Việt phổ thông). + Chất lượng là “ cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” ( Từ điển tiếng Việt thông dụng - Nhà xuất bản 1998). + Chất lượng là “ mức hoàn thiện, là đặc trưng hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” ( Oxford Poket Dictationary). + Chất lượng là “ tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp - NFX 50-109). + Chất lượng là “ tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” ( TCVN - ISO 8402). (1) http://cnx.org/content/m26473/1.1/ trang 6 và 7 10 + Chất lượng là “ khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, một hệ thống hay một quá trình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan” ( theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO ) Theo tài liệu bồi dưỡng quản lý dạy nghề - Tổng cục Dạy nghề trang 248 cho rằng “ Chất lượng được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu” . Trước đây người ta hiểu chất lượng theo quan điểm tỉnh có nghĩa là “ chất lượng phụ thuộc vào mục tiêu”. Ngày nay hiểu chất lượng theo quan niệm “động” có nghĩa là “ chất lượng là một hành trình, không phải là điểm dừng cuối cùng mà là đi tới”. Chất lượng có thể được định nghĩa bằng ba cách khác nhau: Chất lượng là sự xuất sắc; Chất lượng là đáp ứng mục tiêu; Chất lượng là giá trị đầu tư. 1.2.2 Đảm bảo chất lượng (Theo tài liệu chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề, của Tổng cục Dạy nghề trang 254 ) Là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu hành động, công cụ, quy trình và thủ tục, mà thông qua việc sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu đang được thực hiện, các chuẩn mực đang được duy trì và nâng cao (SEAMEO,2002). Đảm bảo chất lượng là thuật ngữ chung, đề cập đến các biện pháp và cách tiếp cận được sử dụng để nâng cao chất lượng đào tạo (SEAMEO,2002). Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 “ Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng) “ 1.2.3 Các hình thức đảm bảo chất lượng (Theo tài liệu chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề, của Tổng cục Dạy nghề trang 256 ) + Đánh giá chất lượng (Quality Assessment) là đánh giá các hoạt động dạy - học và các sản phẩm đầu ra trên cơ sở xem xét chi tiết cấu trúc chương trình giảng dạy, hiệu quả đào tạo của nhà trường. Đánh giá chất lượng được sử dụng để xác định liệu nhà trường hay chương trình đào tạo có đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn chung hay không (CHEA, 2001) [...]... ngày càng tăng giữa các cơ sở dạy nghề, đòi hỏi mỗi cơ sở dạy nghề phải tạo được danh tiếng và thương hiệu 1.2.5 Nâng cao chất lượng dạy nghề Chất lượng dạy nghề phụ thuộc ở nhiều yếu tố ảnh hưởng Nâng cao chất lượng dạy nghề, chính là sự cải tiến các tác động vào các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình dạy nghề nhằm thu được hiệu quả dạy nghề cao nhất Nâng cao chất lượng dạy nghề là cải tiến liên tục ở... quốc gia, dân tộc Phát triển nghề và nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đối với Việt Nam cũng có công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp riêng cho địa phương đơn vị Riêng đối với tỉnh Bạc Liêu hiện chưa có công trình nghiên cứu, thực nghiệm nào nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân 2 Để hiểu rõ và đánh... định chất lượng là gì ? Quy trình kiểm định chất lượng ? 1.2.4 Chất lượng dạy nghề Khái niệm chất lượng “ đã trừu tượng và phức tạp thì khái niệm về chất lượng dạy nghề càng phức tạp hơn bởi liên quan đến sản phẩm là giá trị của con người, một sự vật, sự việc Chất lượng dạy nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm được và cảm nhận được Chất lượng dạy nghề phản ánh trạng thái dạy nghề. .. đối với người được dạy nghề Tất cả 6 yếu tố đó có tác động ở mức độ khác nhau đối với chất lượng dạy nghề Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy nghề ta phải tìm các giải pháp trong các yếu tố cơ bản nêu trên Để đo lường chất lượng dạy nghề chúng ta thường tập trung vào hai khối đối tượng đó là bản thân người công nhân và cơ sở đào tạo nghề Quá trình dạy nghề nhằm để hình thành năng lực nghề nghiệp giữ vai... đối với kết quả đào tạo Chất lượng dạy nghề được hiểu là tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động dạy nghề có tính liên tục từ khởi đầu quá trình dạy nghề đến kết thúc quá trình đó Khái niệm chất lượng dạy nghề liên quan chặt chẽ với khái niệm hiệu quả dạy nghề Nói đến hiệu quả dạy nghề là nói đến các mục tiêu đã đạt được ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ sở đào tạo và sự chi... : Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự án, một doanh nghiệp (một đối tượng) Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng khác Việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng loạt dự án khác Hiệu quả của dự án đang xem xét là hiệu quả trực tiếp còn hiệu quả của các dự án khác là hiệu quả gián tiếp + Hiệu quả trước mắt và hiệu. .. kinh tế Hiệu quả kinh tế quốc dân còn được gọi là hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Chủ thể của hiệu quả kinh tế - xã hội là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế - xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân 13 + Hiệu quả trực tiết và hiệu quả gián... liên quan đến người dạy, người học, người quản lý, người phục vụ 1.2.6 Hiệu quả (Tài liệu bài giảng của Trung tâm thống kê và dự báo giáo dục Viện chiến lược và Chương trình giáo dục ) Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả trong điều kiện nhất định Công thức tính hiệu quả: Hiệu quả tuyệt đối... lực lượng lao động có chất lượng thấp Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động nước ta đang là một đòi hỏi cấp thiết Chất lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thông qua quá trình giáo dục đào tạo, trong đó đào tạo nghề là một cấu thành quan trọng Yêu cầu này đòi hỏi công tác dạy nghề phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng + Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy. .. qua thực hành và luyện tập Đó chính là những yêu cầu, vị trí công tác, hoạt động nghề nghiệp của người công nhân Đối với các cơ sở dạy nghề thì chất lượng chính là thương hiệu, là lý do để tồn tại, để cạnh tranh và để phát triển trong môi trường đào tạo đầy biến động Vì vậy trong dạy nghề chất lượng đào tạo cũng phải được đánh giá và kiểm định Chất lượng dạy nghề chỉ có thể biết được khi người học tốt . tác dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu hiện nay chất lượng chưa tốt và hiệu quả không cao. Nếu áp dụng những giải pháp đề xuất của người 4 nghiên cứu thì chất lượng và hiệu quả dạy nghề. thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu, góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách, đề án của Chính phủ đối với dạy nghề cho lao động. trong sản xuất và kinh doanh. (3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu. (4) Kiểm nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất.

Ngày đăng: 04/04/2015, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thủ tướng Chính phủ - Quyết định số 1956/QĐ-Ttg về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
2. Ban Chỉ đạo Trung ương – Báo cáo sơ kết việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 6 tháng đầu năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề:
14. Tạ Thị Kiều An – Ngô Thị Ánh – Nguyễn Hoàng Kiệt – Đinh Phượng Vương, Quản trị chất lượng, NXB giáo dục – Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chất lượng
Nhà XB: NXB giáo dục – Hà Nội 1998
16. Nguyễn Minh Khoa, “Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo ngành điện lạnh của Trường Đại học Dân lập Văn Lang” (Luận văn Thạc sĩ – trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2004 – 2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo ngành điện lạnh của Trường Đại học Dân lập Văn Lang”
17. Vũ Minh Hùng, “Tìm hiểu, so sánh và phát triển chương trình đào tạo nghề theo hướng linh hoạt tại Việt Nam”, (Luận văn Thạc sĩ – trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tìm hiểu, so sánh và phát triển chương trình đào tạo nghề theo hướng linh hoạt tại Việt Nam”
18. Nguyễn Tiến Dũng, Bài giảng Quản lý chất lượng, Đảm bảo Chất lượng và kiểm định chất lượng, (Trường ĐHSPKT TP.HCM năm 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lý chất lượng, Đảm bảo Chất lượng và kiểm định chất lượng
19. Trần Khánh Đức, Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, NXB Đại học Quốc gia – Hà Nội 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia – Hà Nội 2010
20. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM, NXB giáo dục – Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM
Nhà XB: NXB giáo dục – Hà Nội 2004
21. Trần Khánh Đức, Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo nhân lực trong nền giáo dục hiện đại, NXB Đại học Quốc gia – Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo nhân lực trong nền giáo dục hiện đại
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia – Hà Nội 2008
22. Nguyễn Minh Đường, “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa” (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa”
23. Phạm Bảo Dương, “Nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
24. Trần Thị Thanh Nga, “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”, (Luận văn Thạc sĩ – trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2009 – 2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”
26. Nguyễn Thị Mai Trang, “Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh”, (Luận văn Thạc sĩ – trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2008 – 2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh”
27. Huỳnh Thị Mỹ Linh, “Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm Dạy nghề Nhà Bè”, (Luận văn Thạc sĩ – trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2004 – 2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm Dạy nghề Nhà Bè”
32. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bạc Liêu Quy hoạch phát triển dạy nghề Bạc Liêu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.33 .Hiệu quả tài chính. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry-id=234958 Link
34. Một số vấn đề lý luận về quản lý đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo nghề. http://cnx.org/content/m26473/1.1/ Link
35. Khái niệm về đào tạo nghề. http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-niem-ve-dao-tao-nghe. html Link
36. Một số khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. http://sesanhpc.vn/index.php?option=com-content&view=article&id=711:mt-s-khai-ni Link
37. Một số khái niệm cơ bản về đào tạo nghề và sử dụng nguồn nhân lực. http://caobangedu.vn/mot-so-khai-niem-co-ban-ve-dao-tao-va-su-dung-nguon-nhan-luc Link
9. TS. Nguyễn Văn Tuấn, Bài giảng Lý luận dạy học , Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w