Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
313,31 KB
Nội dung
1. GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI 1.1. Khái niệm Giao dịch hối đoái là giao dịch mua bán ngoại tệ Thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ. 1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối • Hoạt động liên tục suốt ngày đêm. • Thị trường ngoại hối mang tính chất quốc tế. • Tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở cung - cầu ngoại tệ. • Đồng Đô la Mỹ được coi là đồng tiền phương tiện. 1.3. Các chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối • Đáp ứng nhu cầu mua bán ,trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình chu chuyển, thanh toán trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại. • Công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu chính phủ. • Thị trường ngoại hối có chức năng tín dụng. • Cung cấp các công cụ cho các nhà kinh tế nghiên cứu để phòng ngừa rủi ro hối đoái trong trao đổi ngoại tệ. Đồng thời giúp các nhà đầu cơ nghiên cứu thu được lợi nhuận nếu họ dự đoán được tỷ giá hối đoái. 1.4. Thành phần tham gia thị trường ngoại hối • Các ngân hàng: o Các ngân hàng trung ương: hầu hết ở các nước ngân hàng trung ương đóng vai trò tổ chức ,kiểm soát,điều hành và ổn định thị trường ngoại hối. o Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư: tham gia với mục đích kinh doanh,cung cấp dịch vụ cho khác hàng như một nhà môi giới. • Các nhà môi giới : là chủ thể trung gian trong các giao dịch trên thị trường. Nhóm 2 Page 1 • Các doanh nghiệp : các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Họ vừa là chủ thể cầu ngoại tệ,vừa là chủ thể cung ngoại tệ. • Các cá nhân ,các nhà kinh doanh : bao gồm các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua và bán ngoại tệ. • Các tổ chức tài chính phi ngân hàng. • Các công ty đa quốc gia. 2. TRẠNG THÁI HỐI ĐOÁI RÒNG 2.1. Khái niệm Trạng thái hối đoái ròng (NEP) là sự chênh lệch giữa lượng tiền mua vào và lượng tiền bán ra của một đồng tiền hay đó chính là sự chênh lệch giữa phần tài sản và nguồn vốn được tính bằng đồng tiền đó. NEP = Tài sản – Nguồn vốn (được tính bằng 1 đồng tiền) Nếu NEP > 0 (tức là tài sản lớn hơn so với nguồn vốn), chúng ta có một trạng thái hối đoái ròng dương, hay chính là 1 trạng thái mà mua vượt quá mức. Nếu NEP < 0 (tức là tài sản ít hơn so với nguồn vốn) ,chúng ta có một trạng thái hối đoái ròng âm, hay chính là 1 trạng thái mà bán vượt quá mức. Nếu tài sản và nguồn vốn trên thị trường tiền tệ bằng nhau, chúng ta có trạng thái cân bằng. • Chú ý: tài sản và nguồn vốn được nói đến ở đây là trên một giá trị hiện tại cơ sở. Bất cứ khi nào mà thời gian của dòng tài sản chảy vào hoặc nguồn vốn chảy ra khác nhau, chúng ta phải tính đến tài khoản thực tế bởi giá trị của tiền sẽ thay đổi theo thời gian. 2.2. Trạng thái hối đoái ròng dương Giả định: sử dụng hai loại tiền tệ là USD và JPY Ở bảng 1, chúng ta có thể thấy rằng tài sản định danh bằng đôla Mỹ nhiều hơn nguồn vốn định danh bằng đôla Mỹ, xuất hiên trạng thái hối đoái ròng dương của Đôla. Tài sản Nguồn vốn USD + $ NEP USD Nhóm 2 Page 2 JPY JPY Bảng 1: Trạng thái hối đoái ròng dương của đôla Mỹ Trong trường hợp này, chúng ta đã mua vượt quá mức đối với đôla. Chúng ta có hiện tượng mua vượt quá mức trên thị trường tiền tệ khi tài sản vượt nguồn vốn. 2.3. Trạng thái hối đoái ròng âm Ngược lại trạng thái mua vượt quá mức là trạng thái bán vượt quá mức. Chúng ta có hiện tượng bán vượt quá mức trên thị trường tiền tệ khi tài sản ít hơn nguồn vốn. Ở bảng 2, chúng ta có thể nhìn thấy có nhiều nguồn vốn định giá bằng đồng Yên Nhật hơn tài sản, theo đó chúng ta có 1 trạng thái hối đoái âm của đồng yên. Tài sản Nguồn vốn USD – ¥ NEP USD JPY JPY Bảng 2: Trạng thái hối đoái ròng âm của đồng Yên Một trạng thái hối đoái ròng xuất hiện khi những tài sản của 1 đồng tiền này được cấp vốn thông qua những nguồn vốn của 1 đồng tiền khác. Ở bảng 2, tài sản định danh bằng USD được bù đắp bằng khoản nợ định danh bằng JPY. Từ đó tổng tài sản và nguồn vốn cân bằng, chúng ta không thể giữa trạng thái hoái đoái ròng dương của đồng tiền này nếu không giữa trạng thái ròng âm của đồng tiền khác, 3. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 3.1. Các hoạt động giao dịch hối đoái và phạm vi giao dịch Hoạt động giao dịch hối đoái của Ngân hàng bao gồm: - Mua, bán các loại ngoại tệ ở thị trường trong nước; Thu đổi và đặt bàn đổi ngoại tệ; - Nhận tiền gửi và tiết kiệm bằng ngoại tệ của khách hàng; - Cho vay các tổ chức trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ; - Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức trong nước và nước ngoài; Nhóm 2 Page 3 - Thực hiện các dịch vụ thanh toán ngân quỹ bằng ngoại tệ như mở tài khoản ở trong nước bằng ngoại tệ cho khách hàng, thanh toán trong nước bằng ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ thu phát ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng; - Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư bằng ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài; - Bảo lãnh cho các khoản vay trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ; - Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; - Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ; - Mua bán hoặc làm đại lý mua bán các loại chứng khoán bằng ngoại tệ; - Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối; - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế; - Mua bán các loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài; - Kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Phạm vi giao dịch : Bộ phận nguồn vốn được thực hiện toàn bộ các họat động giao dịch hối đoái. Chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực hiện họat động giao dịch hối đoái trong hạn mức trạng thái ngoại tệ của đơn vị mình và trong quy trình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh, phòng giao dịch. Các loại hình giao dịch: Các loại hình giao dịch hối đoái được phép tiến hành bao gồm - Giao dịch hối đoái giao ngay - Giao dịch hối đoái kỳ hạn - Giao dịch hối đoái hoán đổi Đồng tiền giao dịch : Các giao dịch hối đoái được phép tiến hành giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam hoặc giữa các loại ngoại tệ với nhau. Các loại ngoại tệ được phép giao dịch là các ngoại tệ được niêm yết trên Bảng tỉ giá công bố hàng ngày của Ngân hàng. Việc công bố loại ngoại tệ nào trên Bảng công bố tỉ giá hàng ngày do quy đinh của từng ngân hàng. Đặt cọc : Để đảm bảo cho các giao dịch giao ngay, hoán đổi và kỳ hạn, Ngân hàng có thể yêu cầu đối tác hoặc khách hàng đặt cọc cho Ngân hàng hoặc Ngân hàng có thể đặt cọc cho đối tác/ khách hàng. Quyền yêu cầu đặt cọc và thỏa thuận mức đặt cọc do quy đinh của từng ngân hàng. Số tiền đặt cọc và khoản lãi từ tiền cọc (nếu có) sẽ được hoàn trả lại cho đối tác hoặc khách hàng, hoặc Ngân hàng được nhận lại từ phía đối tác hoặc khách hàng khi các bên trong giao dịch đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Nhóm 2 Page 4 3.2. Thực hiện giao dịch với đối tác hoặc khách hàng Việc thực hiện giao dịch với đối tác /khách hàng do Dealer thực hiện. Các phương tiện được thực hiện trong giao dịch là: điện thoại, fax. Cần lưu ý rằng tất cả các giao dịch qua điện thoại được coi là hợp lệ khi giao dịch được thực hiện thông qua của Ngân hàng 3.3. Tạo dữ liệu giao dịch Sau khi hoàn tất việc thực hiện giao dịch với đối tác/khách hàng. Dealer phải nhập nội dung của giao dịch vào hệ thống quản lý giao dịch (trading system) và in ra “Phiếu giao dịch” ngay lập tức để chuyển sang cho Bộ phận kiểm soát rủi ro. 3.4. Kiểm soát giao dịch: Ngay sau khi nhận được giao dịch từ hệ thống quản lý giao dịch hoặc “Phiếu giao dịch cho Dealer chuyển sang, Bộ phận kiểm soát rủi ro phải thực hiện các bước sau: - Kiểm tra tỷ giá giao dịch có phải là tỷ giá công bố hoặc tỷ giá giao dịch của thị trường hay không. - Kiểm tra hạn mức của đối tác hoặc khách hàng; - Kiểm tra tiền cọc (nếu có); - Kiểm tra hạn mức giao dịch của Dealer. Trong trường hợp giao dịch không đảm bảo một trong các yêu cầu trên thì nhân viên kiểm soát rủi ro được quyền không duyệt, và phải tiến hành lập ngay biên bản vi phạm giao dịch, đồng thời báo cáo kịp thời cho cấp quản lý trực tiếp của bộ phận kiểm soát rủi ro để xử lý. Khi giao dịch đảm bảo các điều kiện nêu trên thì nhân viên kiểm soát rủi ro tiến hành duyệt giao dịch trên hệ thống giao dịch hoặc ký tên trên “phiếu giao dịch” và chuyển sang cho bộ phận hỗ trợ giao dịch (back office). 3.5. Xác nhận giao dịch: Việc thực hiện xác nhận do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện: Đối với giao dịch hối đoái giao ngay (spot) chỉ cần xác nhận lại với đối tác hoặc khách hàng bằng fax, văn bản hoặc điện xác nhận (swift) Đối với giao dịch hối đoái kỳ hạn (forward), hoán đổi và quyền chọn thì ngân hàng và đối tác hoặc khách hàng phải ký kết hợp đồng chi tiết bằng văn bản hoặc điện xác nhận. Nhóm 2 Page 5 Đối với các giao dịch được xác nhận bằng hợp đồng: ngân hàng và đối tác/khách hàng phải ký hợp đồng ngay khi thực hiện giao dịch và hợp đồng phải được gửi đi trong ngày giao dịch (căn cứ vào dấu của bưu điện). Với các giao dịch được xác nhận bằng fax: hợp đồng phải gửi đi ngay sau khi Dealer tạo dữ liệu giao dịch hoặc sau khi nhận được hợp đồng do đối tác/khách hàng gửi đến. Tất cả giao dịch trong ngày phải được xác nhận hoàn tất trong ngày. Còn đối với các giao dịch được xác nhận bằng điện xác nhận: Xác nhận giao dịch phải gửi đi trong phiên kết nối vào hệ thống swift gần nhất. Tất cả các giao dịch trong ngày phải được xác nhận hoàn tất trong ngày. 3.6. Thanh toán giao dịch: Việc thực hiện thanh toán giao dịch do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện. Giao dịch giao ngay: Việc thanh toán theo thỏa thuận cụ thể về thời điểm chuyển tiền đối với đối tác/khách hàng nhưng phải thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán; Giao dịch kỳ hạn: Ngày thanh toán là ngày làm việc cuối cùng của kỳ hạn giao dịch và được ghi rõ trong hợp đồng đã đuợc ký kết. Ngân hàng chỉ được phép chuyển tiền khi đến hạn thanh toán; Giao dịch hoán đổi: Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm hai giao dịch giao ngay thì việc thanh toán dựa trên ngưyên tắc đã quy định đối với giao dịch giao ngay. Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn thì việc thanh toán dựa trên nguyên tắc đã quy định đối với giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm hai giao dịch kỳ hạn thì việc thanh toán dựa trên nguyên tắc đã quy định đối với giao dịch kỳ hạn. 3.7. Thanh toán bù trừ Thanh toán bù trừ là việc chỉ thanh toán phần chênh lệch giũa các giao dịch mua và các giao dịch bán có cùng cặp tiền tệ hoặc của một lọai tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau, cùng ngày giá trị thanh toán giữa ngân hàng với đối tác/khách hàng. Để thực hiện thanh toán bù trừ, ngân hàng và đối tác khách hàng giao dịch phải có thỏa thuận thanh toán bù trừ bằng văn bản riêng. Nhóm 2 Page 6 3.8. Theo dõi thanh toán đi và thanh toán đến Việc theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đi và thanh toán đến do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện. Theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đến: bao gồm theo dõi tất cả các khoản tiền thanh toán đến trong ngày căn cứ vào các hợp đồng giao dịch đã thực hiện với đối tác hoặc khách hàng; đối chiếu nội dung nhận tiền, số tiền thực nhận với nội dung, số tiền trên hợp đồng giao dịch. Theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đi: bao gồm theo dõi tất cả các khoản tiền phải thanh toán đi trong ngày căn cứ vào các hợp đồng giao dịch đã được thực hiện với đối tác/khách hàng; đối chiếu nội dung chuyển tiền, số tiền thực chuyển trên chứng từ thanh toán đi với nội dung, số tiền trên hợp đồng giao dịch. 4. QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG NGÂN HÀNG Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Bất cứ hoạt động nào mà dòng tiền thu phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi dòng tiền chi phát sinh là một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. 4.1. Sự thay đổi giá trị đồng tiền Tỷ giá hối đoái, tức tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cao hay thấp đựơc quyết định bởi các lực lượng thị trường, cung và cầu. Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với các hàng hoá thông thường. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. Ở trạng thái cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, ta có trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi.Chúng ta có thể thấy, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn thay đổi. Có rất nhiều nhân tố tác động gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái với những mức độ và cơ chế khác nhau. Mặt khác, ta đều biết rằng, tỷ giá tăng cũng đồng nghĩa với việc đồng nội tệ giảm giá tương đối so với đồng ngoại tệ và đồng ngoại tệ tăng giá tương đối so với đồng nội tệ. Nhóm 2 Page 7 Trong trường hợp ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá tương đối so với đồng ngoại tệ và đồng ngoại tệ lại giảm giá tương đối so với đồng nội tệ. Các ngân hàng, trung gian tài chính của nền kinh tế, là những đơn vị phải đối mặt hàng ngày hàng giờ với rủi ro tỷ giá. Nhưng tóm lại, giá trị của đồng tiền trong trường hợp này được thể hiện rõ nét thông qua tỷ giá hối đoái với các loại ngoại tệ khác.Có rất nhiều nhân tố tác động gây ra sự biến động tỷ giá hối đoái với những mức độ và cơ chế tác động khác nhau. Những nhân tố đó có thể là: - Cán cân thương mại: Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ để lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường lúc này cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. - Đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài liên quan đến việc các cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp như xây dựng nhà máy, thành lập các doanh nghiệp…Hay đầu tư gián tiếp như mua cổ phiếu, trái phiếu…Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn ngoại tệ chảy ra Nhóm 2 Page 8 và luồng vốn ngoại tệ chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài,tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm, nội tệ lên giá so với ngoại tệ. - Lạm phát: Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, người tiêu dùng trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, khi đó cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng, nội tệ mất giá. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. - Tâm lý số đông: Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng. Nhóm 2 Page 9 - Nhân tố cuối cùng là những tác động của Chính phủ: Điều cần thiết là chính phủ cần tham gia vào thị trường ngoại hối và việc điều chỉnh tỷ giá cũng nên được xem là một công cụ chính sách của chính phủ. Một đồng nội tệ yếu có thể kích thích nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm của nước mình, giảm thất nghiệp nhưng có thể đưa đến lạm phát. Và ngược lại, một đồng nội tệ mạnh có thể khuyến khích người tiêu dùng và các công ty của nước đó mua hàng hóa từ các nước khác, lạm phát chung của cả nước đó sẽ giảm xuống nhưng hậu quả lại làm gia tăng thất nghiệp do không bán được hàng hóa trong nước, sản xuất bị đình trệ. Như vậy, lựa chọn mục tiêu lạm phát hay thất nghiệp là những mục tiêu theo đuổi khác nhau của các chính phủ và giá trị lý tưởng của một đồng tiền tùy thuộc vào quan điểm của nước đó và của các quan chức có liên quan đến những quyết định này. Trong thực tế, tỷ giá hối đoái (phản ánh giá trị của đồng tiền) bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên với mức độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tùy vào thời gian và hoàn cảnh nhất định. Việc tách rời và lượng hoá ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể. Các nhân tố trên không tách rời mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay át chế lẫn nhau, đến tỷ giá hối đoái làm cho tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng. 4.2. Thực trạng về sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam Sự biến động tỷ giá gây ra rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng thương mại nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhìn chung, tỷ giá biến động theo chiều hướng tăng tức là giá trị đồng tiền ngày càng bị mất giá tương đối so với các ngoại tệ đó và sự biến động tỷ giá là khá lớn đồng nghĩa với mức độ rủi ro tỷ giá cao. Hơn nữa, Ở các NHTM Việt Nam tỷ số FCD/M2: tỷ lệ nắm giữ ngoại tệ so với tổng khối lượng tiền mở rộng M2 dao động trong khoảng 17% - 23% đo đó sự biến động tỷ giá tạo ra mức độ rủi ro tỷ giá khá lớn cho các NHTM VN. Biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến đầu năm 2011 Nhóm 2 Page 10 [...]... dịch Ngân hàng X: - Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng góp phần nâng cao uy tín và - gia tăng giá trị thương hiệu của mình Ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch từ giá mua và giá bán kỳ hạn (21.087 -20.982)*500.000 = 52.500.000 VND Nhóm 2 Page 33 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM 2 Đề tài nghiên cứu: Rủi ro hối đoái và quản lý rủi ro tỷ giá trong NHTM 1 Danh sách nhóm và các nhiệm... khoản cho ngân hàng trong mọi tình huống Trong khối Ngân quỹ, bộ phận kinh doanh vàng và ngoại tệ đóng một vai trò quan trọng, góp phần vào việc gia tăng lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng Trong tất cả các hoạt động của mình, ngân hàng có thể tham gia vào thị trường với tư cách là một nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm rủi ro ngoạihối Trong ngân hàng, hoạt... ro tỷ giá, và mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá Bộ phận kinh doanh vàng trong ngân hàng bao gồm các công việc kinh doanh như mua bán vàng miếng, vàng bột, huy động và cho vay bằng vàng, kinh doanh chênh lệch giá giữa thị trường vàng trong nước và quốc tế bằng công cụ kinh doanh vàng trên tài khoản Tại sàn giao dịch vàng, các khách hàng được sử dụng... nhận vào hệ thống c) Thực hiện báo cáo với NHNN về tình hình giao dịch hoán đổi tiền tệ tại ngân hàng 4 Phòng Kế toán -Khối Quản lý Tài chính: Xây dựng hướng dẫn hạch toán kế toán cho nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo 5 Khối quản lý rủi ro: a) Giám sát việc tuân thủ các hạn mức rủi ro; b) Rà soát quy định quản lý rủi ro áp dụng cho nghiệp vụ này 5.4 Báo cáo của ngân hàng: Báo cáo trông nội bộ ngân. .. nhập siêu hàng hoá 12.4 tỷ USD; nhập siêu dịch vụ 0.86 tỷ USD; vốn FDI giải ngân ròng khoảng 8 tỷ USD; vốn FPI (không tính 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ phát hành quốc tế) đổ vào khoảng 1 tỷ USD; lượng kiều hối khoảng 8 tỷ USD và khoảng 3 tỷ USD vốn ODA giải ngân Sự biến động tỷ giá hối đoái trong năm 2012 Tình hình kinh tế thế giới Khủng hoảng nợ công và bất ổn chính trị còn tiếp diễn ở EU và Mỹ cộng... lại tăng giá 3.57% so với EUR do đồng tiền này mất giá 9.4% so với USD Từ kết quả ở bảng biến động tỷ giá một số đồng tiền so với VND đầu năm 2010 đến 05/01/2011ta khẳng định rằng VND nhìn chung là bị mất giá Nếu trạng thái hối đoái ròng của các ngân hàng là dương thì sẽ có lợi và ngược lại đối với các ngân hàng có trạng thái hối đoái ròng âm Nguyên nhân chính của việc tỷ giá biến động mạnh trong thời... ngoại tệ và vàng Bởi vì tỷ giá, các giao dịch kinh doanh ngoại tệ và vàng trên thị trường ngân hàng toàn cầu nói chung và thị trường ngân hàng Việt Nam nói riêng luôn biến động không ngừng và thay đổi trạng thái đến từng giây phút Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và vàng thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ nhanh nhạy và chính xác của hệ thống thông tin Hệ thống công nghệ ngân hàng, các... Page 12 Nhóm 2 Page 13 Nhìn chung, VND giảm giá so với hầu hết các ngoại tệ, tăng giá 3.57% so với EUR Kể từ sau đợt nâng tỷ giá liên ngân hàng từ 18,544 lên 19,532 VND/USD vào ngày 17/08/2010 đến nay, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do luôn vượt tỷ giá niêm yết chính thức Vào đầu tháng 12/2010, tỷ giá có lúc đã tiến sát mốc 22,000 VND/USD Trong tháng 2, tỷ giá trên thị trường tự do được giao dịch... đắc lực cho kinh doanh của ngân hàng trên các thị trường và trọng trách này thuộc về Bộ phận IT trong ngân hàng Hiện nay, có rất nhiều công nghệ phần mềm được thiết kế để phục vụ tốt hơn cho nghiệp vụ kinh doanh của các Trader như: +TiHaGold:phần mềm quản lý kinh doanh vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ TiHaGold TiHaGold là phần mềm chuyên dụng trong quản lý kinh doanh vàng, bạc và đá quý Sử dụng phần mềm... tại và USD trong tương lai công ty A đã thỏa với Ngân hàng X một giao dịch hoán đổi tiền tệ Vào ngày hiệu lực ngân hàng X có thông tin tỷ giá VND/USD: 20.800 – 20.810 và lãi Nhóm 2 Page 32 suất USD: 2% – 3,5%; VND: 14% - 18% Hai bên thực hiện giao dịch hoán đổi với thời hạn 1 tháng và trị giá 500.000 USD như sau: Vào ngày hiệu lực: - Ngân hàng mua giao ngay 500.000USD của công ty A theo tỷ giá mua VND/USD . trên hợp đồng giao dịch. 4. QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG NGÂN HÀNG Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Bất cứ hoạt. tỷ giá hối đoái làm cho tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng. 4.2. Thực trạng về sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam Sự biến động tỷ giá gây ra rủi ro tỷ giá cho các ngân. tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. - Đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài liên quan đến việc các cư dân trong nước