1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa

83 3,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 532,5 KB

Nội dung

Trong vấn đề nhân vật, tác giả đã đề cao vai trò của nhân vật đối vớimột tác phẩm văn học: “Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là phươngtiện cơ bản để các nhà văn khái quát hiện thực

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đều biết, trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phámôi trường xung quanh, trong đó loài vật là một thế giới vô cùng phong phú,chứa đựng nhiều điều hấp dẫn đối với các em Từ đây, các em biết được nhiềuđiều kì thú, học thêm được nhiều kiến thức quan trọng trong cuộc sống Vàchắc hẳn trong chúng ta, tuổi thơ của ai cũng từng gắn liền với những trò chơinhư thả diều, chọi dế, cùng đám bạn bắt cá, bắt chim Ở các vùng miền cũngthường xuyên tổ chức các lễ hội như chọi trâu, chọi gà làm phong phú thêmđời sống tinh thần cho con người và các loài vật trở nên gần gũi hơn vớichúng ta Lứa tuổi học sinh tiểu học đang hết sức ngây thơ, trong sáng, các

em chỉ mới tiếp cận được với thế giới xung quanh thông qua những gì gầngũi, thân thuộc nhất như cây cối, các đồ vật, các con vật, Trong số đó, cóthể nói, các con vật là người bạn thân, các em dành tình cảm yêu thương và

có thể tâm tình, cùng nhau vui chơi, tinh nghịch, cũng có thể dùng các con vậtlàm đồ chơi Và thế giới đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà vănviết lên những tác phẩm để đời Những loài vật bình thường qua ngòi bút củangười nghệ sĩ đã trở nên ngộ nghĩnh, sinh động với tư tưởng, tình cảm vàcuộc sống như con người Nhân vật trong tác phẩm đại diện cho những tínhcách con người trong xã hội, vì vậy các em sẽ phần nào thấy được bản thânmình và những người xung quanh trong đó Qua đây, học sinh có thêm hiểubiết về thế giới loài vật, nhận thức được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cách

xử sự, hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội Từ đó, hìnhthành những nền tảng ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em có cái nhìn đúngđắn qua các mối quan hệ trong việc giao tiếp hàng ngày, có lí tưởng sống caođẹp, là công dân tốt, có ích cho xã hội, điều này thấy được thông qua thái độứng xử với ông bà, cha me, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo,bạn bè

Trang 2

Trong chương trình Tiểu học, mục tiêu của môn tiếng Việt không chỉnhằm hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng tiếng Việt như nghe, nói,đọc, viết, các thao tác tư duy để học tập và giao tiếp mà còn cung cấp cho các

em một lượng thông tin và kiến thức lớn về tự nhiên, xã hội, con người, vănhóa đồng thời bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và gìn giữ sự trong sáng củatiếng Việt Qua đó hình thành nhân cách con người Việt Nam thời đại mới.Việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh là một nhiệm vụhết sức quan trọng đối với giáo viên Tiểu học bởi đây là một cấp học quantrọng, làm nền cho các cấp học trên

Là một giáo viên tiểu học tương lai, chúng tôi muốn các em có nhữnghiểu biết về thế giới xung quanh, về các con vật trong đời sống, cảm nhậnđược những tư tưởng tình cảm của chúng để từ đó, các em có ý thức yêu quý,bảo vệ Mặt khác giúp các em làm giàu thêm vốn sống, cách ứng xử tronggiao tiếp với mọi người xung quanh mình thông qua những bài học Vì vậy

chúng tôi đã chọn đề tài: “Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn

học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học”.

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về nhân vật trong các tác phẩm văn học là vấn đề lí luậnđược rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Đến nay đã có nhiều công trình, bàiviết nghiên cứu về nhân vật văn học và nhân vật loài vật Sau đây, chúng tôiđiểm qua các ý kiến đáng chú ý liên quan trực tiếp đến đề tài trong phạm vi tưliệu bao quát được

Đầu tiên là công trình Lí luận văn học của Hà Minh Đức Ở công trình

này, tác giả đã nói đến lí luận chung về văn học trong nghệ thuật và đời sống,đồng thời đi sâu hơn vào các yếu tố tạo nên một tác phẩm văn học chỉnh thểthẩm mĩ Trong vấn đề nhân vật, tác giả đã đề cao vai trò của nhân vật đối vớimột tác phẩm văn học: “Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là phươngtiện cơ bản để các nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhânvật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sốngtrong một thời kì lịch sử nhất định” [1; tr 126] Cũng đề cao vai trò của nhân

Trang 3

vật trong tác phẩm văn học, ở giáo trình Lí luận văn học của Lê Tiến Dũng

cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảytrong sáng tác” Quả đúng như vậy nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng,chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tácphẩm Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào

việc xây dựng nhân vật” [2; tr 40] Ngoài ra, trong cuốn Văn học - Giáo trình

đào tạo giáo viên Tiểu học, Trần Đình Sử cho rằng: “Nhân vật văn học là hiệntượng thể hiện con người trong văn học có cấu trúc riêng với những yếu tốhợp thành nó cũng như ngôn ngữ nhân vật”, và “nhân vật là một hình tượngnghệ thuật do nhà văn xây dựng bằng tài nghệ của mình” [4; tr 85]

Chúng tôi nhận thấy, các công trình kể trên đã đề cập đến những vấn đề

lí luận về nhân vật một cách khái quát Đó là nguồn tài liệu tham khảo quan

trọng giúp chúng tôi có cơ sở lí luận chung cho việc nghiên cứu đề tài “Thế

giới loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học”.

Nhân vật loài vật thường xuất hiện trong các tác phẩm truyện cổ tích,

truyện ngụ ngôn và truyện đồng thoại Ở cuốn Góc nhìn về cấu trúc ca dao và truyện ngụ ngôn, tác giả Triều Nguyên đã nói tới các đặc điểm của nhân vật

loài vật trong truyện ngụ ngôn như: Nhân vật gắn với cốt truyện, thống nhấtvới cốt truyện; nhân vật theo chức năng, vai trò vạch sẵn để thực hiện mộtnhiệm vụ mà cấu trúc quy định; nhân vật có tính cách, đặc điểm ổn định, cốđịnh suốt truyện; tính cách ấy quyết định kết cục truyện; nhân vật chỉ có mộthành động hay một vài hành động cùng loại hay cùng mục đích theo đúngtính cách đã định; nhân vật hoạt động trong môi trường riêng biệt

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tham khảo khoá luận tốt nghiệp

của Đậu Thị Loan “Thế giới nhân vật trong các tác phẩm thơ ở Tiểu học”.

Khóa luận đề cập đến những lí luận chung về nhân vật và hệ thống nhân vậttrong các tác phẩm ở chương trình Tiểu học, trong đó có nhân vật loài vật Qua việc điểm xuyết các bài viết, các công trình nghiên cứu về nhân vật

và nhân vật loài vật, chúng tôi nhận thấy các tác giả đi trước đã phần nào giúp

Trang 4

chúng tôi hiểu được những đặc điểm về nhân vật trong tác phẩm văn học Tuynhiên các các bài viết, các công trình liên quan đến đề tài chúng tôi bao quátđược vẫn chưa nghiên cứu một cách hệ thống về nhân vật loài vật trong cáctác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học Chúng tôi xem đó là những nguồnthông tin hết sức quý giá để tham khảo, vận dụng cho đề tài của mình Vớikhóa luận này, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói của mình vào việcnghiên cứu hệ thống nhân vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểuhọc.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học

ở chương trình tiếng Việt Tiểu học

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát thế giới nhân vật loài vậttrong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5 NXB

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về nhân vật loài vật, từ đó thấy được

sự khác nhau giữa nhân vật loài vật và các kiểu nhân vật khác cũng như đặctrưng của nhân vật loài vật trong các thể loại truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích

và truyện đồng thoại

- Khảo sát các tác phẩm văn học trong chương trình Tiểu học, chỉ ranhững đặc điểm nhân vật loài vật

Trang 5

- Tìm hiểu thế giới nhân vật loài vật và trong các tác phẩm văn học, rút

ra ý nghĩa và bài học góp phần giáo dục học sinh Tiểu học

Tất cả những nhiệm vụ này đều định hướng nghiên cứu nhằm nâng caochất lượng giáo dục các em trong nhà trường Tiểu học

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kê các tác phẩm văn học ởchương trình tiếng Việt Tiểu học có nhân vật loài vật từ đó phân loại rõ cáckiểu nhân vật với từng đặc điểm cụ thể trong một số thể loại văn học

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các nhân vật loài vật trongtác phẩm văn học để thấy được đặc điểm của loài vật từ đó tổng hợp, kháiquát và đưa ra kết luận chung

- Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu thế giới nhân vật loài vật trong các tácphẩm văn học ở chương trình Tiểu học phải dựa trên hệ thống các đặc điểmphương diện nghệ thuật tác phẩm Phương pháp hệ thống giúp người viết hệthống hóa thế giới nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học ở chương trìnhTiểu học

- Phương pháp so sánh: So sánh để thấy được điểm khác biệt giữa nhânvật loài vật và các nhân vật khác cũng như đặc trưng của các nhân vật loài vậttrong các thể loại văn học khác nhau

Tất cả những phương pháp trên đều phục vụ cho việc nghiên cứu nhằmrút ra những ý cơ bản nhất liên quan đến đề tài Trên cơ sở những kiến thức

về tâm lí học, giáo dục học và những quan điểm, đường lối của Đảng, nhữngchuẩn mực, quy phạm đạo đức của xã hội Những tác phẩm văn học, lí luận

và văn học đại cương, lí luận liên quan đến đặc điểm ngoại hình, tính cách,ngôn ngữ của các nhân vật loài vật

6 Đóng góp của đề tài

- Về mặt lí luận, đề tài nghiên cứu thế giới nhân vật loài vật trong tácphẩm văn học ở chương trình Tiểu học, từ đó phân loại, làm rõ các vấn đề về

Trang 6

đặc điểm của nhân vật loài vật thuộc các thể loại truyện cổ tích, truyện ngụngôn và truyện đồng thoại Góp thêm tiếng nói mới vào vấn đề nghiên cứunhân vật văn học nói chung và nhân vật loài vật nói riêng Ngoài ra đề tàicũng làm nổi bật được vai trò của tác phẩm văn học trong giáo dục học sinh.

- Về mặt thực tiễn, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập,

nghiên cứu, giúp cho các giáo viên Tiểu học vận dụng vào giảng dạy, phântích nhân vật loài vật

Trang 7

NỘI DUNGChương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÂN VẬT VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC

1.1 Nhân vật văn học

1.1.1 Giới thuyết về nhân vật văn học

“Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về conngười, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuậtngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, cácloài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống vớicon người

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, khôngđồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật vớinhững nét rất gần với nguyên mẫu có thật, có những dấu hiệu để nhận biết:tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sựphát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu

đó Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báotrước về số phận của mỗi người sau này Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đếntính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học Nhân vật văn học khônghoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưngnghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn họcthông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vìthế mà chúng kém phần chân thật Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếunhân vật văn học

Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn vềcon người; nó chỉ có thể được xây dựng dựa trên quan niệm ấy Ý nghĩa củanhân vật văn học chủ yếu có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể

Nhân vật văn học là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sángtác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách

Trang 8

Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiệntượng văn học như văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX),văn học về “thế hệ vứt đi”(ở Mĩ thế kỉ XX)…

Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm vănhọc Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng Khái niệmnhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một conngười cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.Chẳng hạn có thể nói nhân dân là nhân vật chính trong "Đất nước đứng lên"của Nguyên Ngọc

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng, nhân vật trong tácphẩm văn học chính là con người hoặc con vật, các loài cây, các sinh thểhoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người Nhân vật ấy

là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quanniệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người

Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu

tả đời sống một cách hình tượng Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiếtvới đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vaitrò tấm gương phản chiếu cuộc sống Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệthuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộcđời Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệthống nhỏ hơn Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một

hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉbằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nộidung nghệ thuật của nhà văn

Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân,Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ), có thể là những người không có tên (nhưthằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia ) hay có thể là một đại từ nhân xưng

nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện

đại, như mình - ta trong ca dao ) Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhânvật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đótrong tác phẩm Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một

Trang 9

nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L Tônxtôi, chiếc quan

tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Nhà

văn Tô Hoài đã nhận xét: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật"

1.1.2 Phân loại nhân vật văn học

Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Những nhân vậtđược xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độcđáo, không lặp lại Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chấtlượng miêu tả , có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loạinhân vật khác nhau Để hiểu được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, cóthể tiến hành phân loại ở nhiều góc độ khác nhau

Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật, có thể nói đến

nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêucực)

Xét từ góc độ kết cấu, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vậtchính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ

Xét từ góc độ thể loại, có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữtình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch

Xét từ góc độ chất lượng miêu tả, có thể phân thành các loại nhân vật:nhân vật tính cách, nhân vật điển hình

Có nhiều quan niệm khác nhau về phân loại nhân vật văn học Ở đây,chúng tôi tập trung vào nhân vật con người, nhân vật loài vật và nhân vật đồvật

1.1.2.1 Nhân vật con người

"Văn học là nhân học" (M Gorki)

Ðối tượng của văn học là con người Những sự kiện kinh tế, chínhtrị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận đều góp phầntạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng

Trang 10

tác phẩm văn học chính là nhân vật Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắcnhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tưcủa những con người được nhà văn thể hiện Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi chorằng: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trongmột sáng tác"

Ngày nay đối với văn học không chỉ có vấn đề tốt xấu hay đúng sai màcòn có vấn đề chiều sâu của nhận thức Nghệ thuật phải làm cho con ngườilương thiện và thân ái hơn, nhưng nó cũng phải làm cho con người đa dạng,phong phú, từng trải và hiểu biết hơn Chính vì vậy chúng ta thấy trong nghệthuật bên cạnh các phạm trù truyền thống như cái cao cả, cái đẹp, cái anhhùng, cái bi, cái hài dần dần đã xuất hiện thêm các phạm trù khác như cái lãngmạn, trữ tình, cái xấu, cái phàm tục, sự xung đột, cái phi lý v.v

Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) thể hiện tấn bikịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá Những thế lựctàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khát vọng

và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh Và khilương tâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mìnhkhông còn con đường trở về với cuộc sống lương thiện

Thường đa số các nhà văn tập trung khắc họa những nét điển hình xãhội, bước thăng trầm trong cuộc sống hay đường đời của nhân vật chứ chưadựng lên được những số phận tinh thần, chưa diễn tả đời sống của bản thân ýthức, của những khát vọng, tìm kiếm bên trong của con người Đây khôngphải là vấn đề miêu tả tâm lý nhân vật mà cơ bản là vấn đề chủ nghĩa nhânvăn, là quan niệm về con người Từ đây dễ hiểu vì sao trong nhiều tác phẩmchúng ta thường bắt gặp chuyện tình yêu trắc trở, hạnh phúc hay nỗi đaunghèo khó, vật chất, những cảnh ngộ thương tâm, những rủi ro bất hạnh trênđường đời dễ làm rơi nước mắt nhiều hơn chứ ít khi nhận thấy niềm vui haynỗi đau tinh thần, con đường khổ ải của tài năng, của ý thức con người trong

cuộc hành hương đi tìm tự do, chân lý và lẽ phải Đọc Tắt Đèn, chúng ta thấy

Trang 11

chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang Chị cần cù làm ăn hết năm này sangnăm khác, cùng chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào mà vẫn cơmkhông đủ ăn, áo không đủ mặc Ở chị tỏa ra nét đẹp tâm hồn, phẩm chất Chị

là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái

“đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sốngtrong lòng người đọc Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị Xót xacho cuộc đời chị, chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dậpchị

Con người trong văn học cũng thể hiện sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo lớnlao, sự trái ngược giữa ách thống trị với con người có vẻ đẹp tâm hồn và tìnhyêu, không chịu bị áp bức mà đứng dậy đấu tranh và một lòng theo cách

mạng, giành lấy sự tự do Vợ chồng A Phủ đã để lại trong lòng người đọc vẻ

đẹp của lòng nhân đạo, tình yêu thương đồng cảm sâu sắc với những kiếpngười nghèo khổ Qua nhân vật Mị nhà văn đã làm hiện lên vẻ đẹp của mộtsức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ nữ miền núi nói riêng và ngườiphụ nữ Việt Nam nói chung Sức sống tiềm tàng ấy giúp nhà văn khẳng địnhđược sức mạnh của tâm hồn con người Việt Nam và chân lí muôn đời: ở đâu

có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùnglên một cách tự phát như Mị Đây chính là cuộc đấu tranh đi lên từ tự phátđến tự giác theo ánh sáng của cách mạng Đó là giá trị nhân văn ngời sáng củatác phẩm

1.1.2.2 Nhân vật loài vật

Loài vật xuất hiện trong các tác phẩm văn học luôn tạo ấn tượng đẹpvới người đọc Loài vật làm nhân vật chính đôi khi mang đến giá trị biểu đạt

nội dung to lớn Tác phẩm Ngàn dặm xa của tác giả Nguyễn Đình Chính là

câu chuyện dễ thương về cuộc phiêu lưu của nhân vật kiến nâu, được khaithác với nhiều chi tiết mang chất huyền thoại cùng với trí tưởng tượng phong

phú và thông minh của người viết Dế mèn phiêu lưu ký – tác phẩm xây dựng

hình ảnh dế mèn tuyệt vời của nhà văn Tô Hoài đã chinh phục bao thế hệ độc

Trang 12

giả Tuổi thơ có trí tưởng tượng vô bờ bến, vì thế những tác phẩm sáng táccho các em đều phải mang những yếu tố giúp phát triển những khả năng đó.Nhà văn Tô Hoài với Dế Mèn, với Chim Gáy, đã biến những con vật tưởngchừng như vô tri hiện hữu trước mắt người đọc một cách sinh động, chúng

cũng có cuộc sống, xã hội như con người Có thể nói Dế Mèn phiêu lưu ký là

một tác phẩm “đi cùng năm tháng” với các độc giả nhỏ tuổi và cả người lớn.Thế giới loài vật cũng rất phong phú với những câu chuyện về cây cỏ, chim

muông, hoa lá Có thể kể đến Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ; Bảy bông lúa lép, Con mèo mắt ngọc của Nam Cao; Hạt Ngọc của Thạch Lam; Vợ Cóc, Cái ấm đất, Con rắn, Cóc tía, Bông hoa thài lài của Khái Hưng; Hang thuồng luồng, Chúa ba, Úm ba la, Mã đầu vương, Con rắn trắng của Ngọc Giao hay với tác phẩm xúc động Chó Bi, đời lưu lạc của nhà văn Ma Văn

Kháng Gần đây, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu làm sống lại nhân vật

loài vật trong tác phẩm văn học bằng Tôi là Bêtô; trước đó là Xin lỗi mày, Tai

To – 1 tập trong bộ truyện Kính vạn hoa Nhà văn Lý Lan cũng thử sức với tác phẩm Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen, khai thác nhân vật là những vật

dụng trong nhà hay những loài vật gần gũi Nhà văn Lưu Thị Lương cũng khẽ

chạm vào thế giới loài vật với nhân vật con cá trong tác phẩm Con cá mày ở trong nhà hay nhà văn Trần Quốc Toàn với 12 con giáp một loạt các con vật

được đưa vào tác phẩm văn học và chúng đã chiếm trọn tình yêu của bạn đọc

nhỏ tuổi, đó là Cái tết của Mèo con, Con Nai đen của Nguyễn Đình Thi, Con chó xấu xí của Kim Lân, Con hùm, Con bồ côi của Nguyên Hồng.

Văn học nước ngoài đã tập trung vào thế giới loài vật và rất thành côngvới nhiều tác phẩm nổi tiếng Không khó để tìm các tác phẩm viết về loài vật

ở văn học nước ngoài Những nhân vật đặc biệt này được các nhà văn thế giớikhai thác ở nhiều góc độ với những cuộc phiêu lưu đầy kì thú, lạ lẫm và hấp

dẫn Sự xuất hiện mới đây của tác phẩm Kiến (Bernard Werber, vừa được

Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành) đã mang đến nhiều bất ngờ cho độc giả

Tác giả khai thác thế giới loài kiến khá chi tiết và sống động Kiến vừa là tiểu

thuyết giả tưởng vừa giống như một công trình nghiên cứu khoa học Tác

Trang 13

phẩm đủ sức khơi dậy sự tò mò muốn tìm hiểu của độc giả và được dẫn dắtmột cách thu hút bằng các câu chuyện song song về thế giới loài người Đợt

ra mắt sách dịp hè của Nhã Nam còn có thêm nhiều tác phẩm về loài vật như

Cá sấu Ghena và các bạn của nhà văn Nga Eduard Uspenski, Chuyện con mèo dạy hải âu bay của nhà văn Luis Sepúlveda Ngoài ra có thể kể đến các tác phẩm nổi tiếng như: Cuộc chiến đấu gian khổ của chú Hành, Cuộc phiêu lưu của Mũi tên xanh của G Rodari; Con chim sẻ nhỏ của M Gorki; Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và Biết Tuốt của N Nốtsốp; Ba con gấu của L.

lại những ấn tượng thật sâu trong lòng người đọc Bởi không chỉ là nhữngmiêu tả về thế giới của loài vật trung thành này, mà tác phẩm nào cũng lồngghép vào đó số phận bi thương và những cung bậc cảm xúc mang chất ngườicho các nhân vật đặc biệt Còn tác giả người Mỹ Stuart Avery Gold lại chọnhình ảnh con ếch để làm bật lên khát vọng mãnh liệt muốn vươn ra ngoài biểnlớn Ước vọng tưởng chừng như xa vời này của chú ếch Ping (trong tác phẩm

Ping - Vượt khỏi ao tù và Ping – Hành trình ra biển lớn) đã làm thổn thức

hàng triệu trái tim độc giả khắp thế giới Hay như chú ong Buzz với hành

trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống trong Tồn tại hay không tồn tại (Jonh Penberthy) cũng hàm chứa nhiều bài học sâu xa Riêng Đồi thỏ của nhà văn

Anh Richard Adams lại được so sánh như một thiên sử thi hào hùng về hànhtrình di cư vĩ đại của loài thỏ cùng cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt với thiên

nhiên và cả con người Đồi thỏ đã vinh dự được bầu chọn là một trong những

tác phẩm văn học hay nhất mọi thời đại

Thế giới loài vật trong các phẩm ở chương trình Tiểu học cũng vô cùngphong phú, đa dạng với những con vật thân thuộc trong cuộc sống con người

Trang 14

Đó có thể là chú chuồn chuồn nước rất đẹp với cái lưng màu vàng lấp lánh,bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mắt long lanh nhưthủy tinh Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu Chúchuồn chuồn hiện lên trước mắt người đọc với một vẻ đẹp nhẹ nhàng, lunglinh Hay ta cũng có thể bắt gặp những chú vịt, chú thiên nga đang tung tăngbơi lội dưới làn nước hồ trong xanh hay những chú ếch, cóc nói chuyện rôm

rả Thế giới trên cạn cũng vô cùng phong phú với các loài cây, hoa đua mìnhkhoe sắc dưới ánh nắng mặt trời Hoa gạo đỏ rực tô điểm giữa màu xanhmướt của cánh đồng, cây bàng buồn bã thay lá và chỉ còn những cành khẳngkhiu nhưng tới mùa xuân cây đâm chồi nảy lộc thì xanh non Hoa phượng nởcũng báo hiệu mùa hè tới và đó là giờ phút chia ly bịn rịn của những cô cậuhọc trò khi phải xa bạn bè, thầy cô, mái trường Tất cả tạo nên một cuốn phimtrong đó hiện hữu lên những khung cảnh tuyệt đẹp và cả những khúc nhạctuyệt hay của thiên nhiên

1.1.2.3 Nhân vật đồ vật

Đồ vật cũng là nhân vật văn học Đồ vật xuất hiện trong thế giới nghệthuật từ thời cổ xưa trong vai trò “nhân vật văn học”, ngay thời đó và suốtthời trung đại, đồ vật đã có ngôi vị, được nhìn theo phương châm “lấy cảnhngụ tình” (dùng vật/cảnh để nói tâm trạng, tâm lí người) Bức thư pháp đangtreo trên tường (tri giác được bằng xúc giác), cũng như bức thư pháp chụp lạibằng máy ảnh hay ta thấy trong phim, tivi (tri giác được bằng thị giác) đều là

những dạng thức cụ thể, dạng thức thật của vật, chúng chưa phải là hình

tượng văn học, bởi hình ảnh trong văn học - loại nghệ thuật diễn đạt bằngngôn từ - phải là hình ảnh ảo, loại hình ảnh không chạm tay vào được, cũngkhông mục thị thông thường bằng mắt được, mà chỉ có thể hình dung bằng trí

tưởng tượng, sự liên tưởng, thông qua khái niệm về nó vốn có trong ngôn

ngữ Trong những ý nghĩa trên, hình ảnh bức thư pháp của Huấn Cao để lại

cho viên quản ngục (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) mới là dạng thức của

hình tượng văn học Nếu hiểu như thế, hình tượng “cây đàn guitar của Lorca”trong bài thơ của Thanh Thảo không còn thuần tuý là một khái niệm nhạc cụ,

Trang 15

mà là một biểu tượng về sự nghiệp của nghệ sĩ - chiến sĩ Lorca, gắn với lời di

chúc nổi tiếng của ông “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn guitar”.

Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân và Tô Hoài là những nghệ sĩ có

sở trường viết về đồ vật Tràn ngập trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là đồvật, sự vật: từ chiếc ấm đất, cái lư đồng cây đàn đáy, đến món ăn hay consông… Tâm hồn nghệ sĩ và ngòi bút tài hoa đã phổ vào những vật vô tri vô

giác ấy hơi thở và tiếng nói con người, qua nhân vật đồ vật để nói về triết lí và

thân phận người

Liên quan hữu cơ với chức năng của đồ vật trong việc khắc họa tínhcách là chức năng kết cấu - cốt truyện Để lấy ví dụ về vai trò này, người ta

thường hay dẫn vở bi kịch Othello của Shakespeare với chi tiết “chiếc khăn

tay của Desdemona” Nhiều nhà văn đặt nhan đề tác phẩm bằng tên đồ vật,

nhấn mạnh vai trò cốt truyện, leitmotif mà đồ vật đảm nhiệm: Con đầm pích (Pushkin), Chiếc áo khoác (Gogol), Vườn anh đào (Chekhov), Miếng da lừa (Balzac), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Bức tranh (Nguyễn Minh

Châu)… “Con đầm pích” vừa là nhan đề tác phẩm, vừa là tên con bài chủchốt quyết định thắng bại, vừa mang tính chất quyền uy và khuôn mặt bí ẩn

của bá tước phu nhân Đọc truyện Chiếc áo khoác, trước hết, “chiếc áo

khoác” là động cơ, thúc đẩy sự tiến triển câu chuyện, là một đam mê, lớn hơn

cả sự sống và cái chết Về tính cốt truyện, ‘chiếc áo khoác” liên hệ hữu cơ vớihình ảnh “con người bé nhỏ” Nó tượng trưng cho sự nghèo khổ, tình trạngthảm hại, vị trí xã hội của Akaki, cách thức ông tồn tại – tồn tại với bổn phậncông chức quèn với sự đam mê trong tuyệt vọng, một đồ vật xoàng xĩnh vớimột thế giới không tình đồng loại Những đồ vật thường ngày nhất có thểđánh mất tình trạng “đồ vật” của mình, trở thành phương tiện thể hiện chiều

hướng tâm linh, sự chiêm nghiệm về cuộc sống Hình tượng ngọn nến trong tác phẩm Bác sĩ Zhivago được lặp nhiều lần, tạo nên một tập hợp tổ chức cốt

truyện: gặp gỡ - li tán, chết - sống, số phận - bất tử…

Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ, nhân vật chính diện hay nhânvật phản diện, nhân vật con người hay nhân vật loài vật thì đó vẫn là đứa con

Trang 16

tinh thần của nhà văn, là nơi chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đềcủa tác phẩm Vì thế nhân vật dựng lên không phải là con người thật nênkhông thể phán xét nó ở ngoài đời mà phải đặt trong mối quan hệ tình huốngtruyện của nhà văn để biết được giá trị hiện thực, nhân đạo cũng như lí tưởngthẩm mỹ của nhà văn.

1.1.3 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật văn học là chủ thể phản ánh của tác phẩm văn học Nhân vậtvăn học được xem là linh hồn của tác giả gửi gắm trong đó những ý tưởng đểtruyền đạt bức thông điệp vui, buồn, mãn nguyện, bất lực, giả tạo để nói lênlăng kính của tác giả với đời thường Nhân vật văn học có vai trò quan trọngtrong đời sống xã hội và là chủ thể nhận thức của tác giả đưa đến cho ngườiđọc những cảm nhận nhận thức lý tính và mang tính hình tượng cao Trongbất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đi với nó ít nhất một nhân vật để tácgiả phản ánh đời sống, gửi gắm bức thông điệp mang tính xã hội vào trongcuộc sống để mỗi người có những điều chỉnh về nhận thức của mỗi cá thể

trong cộng đồng Nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí là một ví dụ,

nó một đại diện cho lớp thanh niên đầy sức sống, có lí tưởng cao đẹp, luônhướng đến một cuộc sống phóng khoáng, công bằng, luôn đấu tranh bảo vệ kẻyếu và bài trừ cái xấu

Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực Chức năng của nhân vật làkhái quát quy luật cuộc sống con người, những suy nghĩ, ước ao, kì vọng củacon người cho nên nhà văn xây dựng nhân vật là thể hiện những cá nhân nhấtđịnh và quan niệm đánh giá về cá nhân đó Nhân vật là phương tiện khái quáttính cách số phận con người (tính cách nhân vật là một hiện tượng xã hội lịch

sử xuất hiện trong một hiện thực khách quan (trong câu chuyện thần thoại)qua đó nhân vật dẫn dắt ta đến với đời sống xã hội

Nhân vật là quan niệm, tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện Nhân vậtkhông phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đời mà phải

đặt trong mối quan hệ tình huống truyện và ý đồ của nhà văn Khi xây dựng

nhân vật, nhà văn luôn gắn liền nó với những vấn đề muốn đề cập đến trong

Trang 17

tác phẩm Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác địnhnhững nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quanniệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện Chẳng hạn, khi nhắc đến mộtnhân vật, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó Gắnliền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ Gắnliền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc Gắnliền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manhhóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến Đằngsau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác,tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người

Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộcsống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình

mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho làcần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống Chính

vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời.Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết đểhiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộcđời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất ) nhưngcũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độcđáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đềcủa hiện thực cuộc sống Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩmnghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống

mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tácgiả"

Nói tóm lại, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm vănhọc Tất cả tinh thần, tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn gửi gắm đều đượcthể hiện qua hệ thống nhân vật Đây là yếu tố quan trọng, không thể thiếu vàlàm nên thành công của tác phẩm

Trang 18

1.2 Nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học

1.2.1 Nhân vật con vật

Nhân vật con vật có trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếngViệt Tiểu học hết sức đa dạng, phong phú Ở thế giới ấy ta có thể bắt gặpnhững con vật quen thuộc, rất gần gũi như chuột, chó, mèo, ngỗng, vịt, trâu,bò

Trong tác phẩm chú bò tìm bạn, chúng ta bắt gặp hình ảnh một chú bòngộ nghĩnh, ngây thơ khi đi tìm hình ảnh của chính mình và xem đó là mộtngười bạn

Bò chào "kìa Anh bạn"

Lại gặp anh ở đây Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò cười toét miệng Bóng bò chợt tan biến

Bò tưởng bạn đi đâu

Cứ ngoái trước nhìn sau

Ập ò tìm gọi mãi (Tiếng Việt 1, tập 1)

Hoặc chúng ta cũng có thể thấy hình ảnh một chú mèo lười, luôn lấy lí

do để không đến trường Và cũng rất dễ thương khi bị cừu dọa cắt đuôi làkhỏi bệnh đi học được ngay

Mèo con buồn bực Mai phải đến trường Bèn kiếm cớ luôn:

- Cái đuôi tôi ốm

Cừu mới be toáng.

Trang 19

Một loạt con vật nuôi trong nhà rất gần gũi với chúng ta cũng lần lượt

được xuất hiện trong tác phẩm Kể cho bé nghe

Hay nói ầm ĩ

Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu

Là con chó vện Hay chăng dây điện

Là con trâu sắt Rồng phun nước bạc

Là chiếc máy bơm Dùng miệng nấu cơm

Mở mắt Tròn xoe

Gọi ông trời Nhô lên Rửa mặt (Tiếng Việt 1, tập 2)

Trang 20

Trâu là con vật gắn liền với việc đồng áng của người nông dân Việt

Nam Người xưa có câu: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” cũng để chỉ sự

gắn bó ấy Trước đây, khi chưa có các máy móc hiện đại thì trâu là con vậtkhông thể thiếu Nó đã giúp ích rất nhiều cho người nông dân Con trâu lúccòn nhỏ thì gọi là con nghé Trong văn học, nghé con cũng được miêu tả một

cách rất dễ thương, ngộ nghĩnh trong bài thơ Thi Nghé.

Nghé hôm nay đi thi Cũng dậy từ gà gáy Người dắt trâu mẹ đi Nghé vừa đi vừa nhảy

Thi nghé gầy nghé béo Toàn hợp tác xã nhà Nghé xem chừng cũng hiểu Chạy tung tăng tung ta

Vui sao đàn nghé con Miệng chúng cười mủm mỉm Mắt chúng ngơ ngác tròn Nhìn tay người giơ đếm

Cả một đàn nghé béo Con nào hơn con nào Chờ lâu nghé khó chịu Chạy vụt lên đồi cao.

Trang 21

Các con vật sống trong tự nhiên luôn tìm mọi cách sinh tồn, tồn tại Nódùng mọi cách, di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm được thức ăn, nướcuống, duy trì sự sống Ví như con Quạ đã dùng trí thông minh của mình để

uống được nước trong lọ và thoát khỏi cơn khát: “Nhìn chung quanh, quạ thấy những viên sỏi nhỏ nằm lay lắt ở gần đấy Lập tức, nó dùng mỏ gắp một viên sỏi thả vào bình Cứ như vậy, nó gắp những viên sỏi khác và tiếp tục thả vào bình Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình Giờ thì nó có thể thò mỏ vào để uống Quạ rất vui sướng khi nhìn thấy công sức của mình đã

có kết quả Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt rồi bay lên cây nghỉ ngơi” Hay để tránh cái rét ở phương bắc, thiên nga bay vào phương

nam Trên đường đi vì thiên nga con quá yếu nên nó đành gửi con ở nhà vịt.Thế nên mới có chuyện đàn vịt thấy thiên nga con khác biệt và xem là con vịtxấu xí mà không biệt rằng thiên nga là con vật tượng trưng cho vẻ đẹp thanh

cao, quyền quý Nhờ sự lém lỉnh, nhanh nhảu và thông minh của mình, Sẻ đã thoát chết Khi bị Mèo chộp được “sẻ hoảng lắm nhưng nó nén sợ, lễ phép nói:

- Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt?

Nghe vậy, mèo bèn đặt sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt râu, xoa mép Thế là sẻ vụt bay đi.” [13; tr 70]

Trong suy nghĩ mọi người Thỏ là con vật thông minh, nhanh nhẹn Thế

nhưng cũng có lúc Thỏ nhát gan, lại có tính hay khoe khoang, khoác lác “một hôm vô tình Thỏ ta gặp Sư Tử, trong bụng rất sợ sệt, không dám lại gần nhưng cũng chẳng dám chạy sợ làm kinh động Thỏ dò xét thấy sao Sư Tử

cứ im lìm bất động, Thỏ đâu ngờ rằng Sư Tử hôm nay vừa mới ăn xong nguyên con nai tơ bụng no căng cứng nên không thèm ăn thêm con Thỏ bé tẹo kia, Thỏ ta bạo gan lại nằm kế bên Sư Tử, thú rừng đi ngang qua thấy vậy rất thán phục,tỏ vẽ kinh ngạc Mấy hôm sau Thỏ đi đâu cũng khoe là bạn của

Sư Tử, từng ăn chung ngủ chung với chúa sơn lâm” [12; tr 45]

Trang 22

Ở hệ thống nhân vật con vật, chúng ta bắt gặp vô số hình ảnh, tính cáchkhác nhau Chú mèo lười biếng, ngộ nghĩnh, chú ngựa hiền lành, thông minh,thỏ nhút nhát nhưng có tính khoe khoang, sói và cáo thì độc ác, tinh ranh, cásấu thì luôn lừa bịp, giả tạo Mỗi nhân vật đều mang một tính cách riêngkhông lẫn vào đâu được, chính điều đó tạo nên sự đa dạng, phong phú cho thếgiới loài vật và thôi thúc các em tìm hiểu, khám phá.

1.2.2 Nhân vật cỏ cây, hoa lá

Có thể nói, cây tre là loài cây gắn bó với người dân Việt Nam ta từ lâuđời, cây còn là sự biểu tượng cho sự đoàn kết, đùm bọc, che chở lẫn nhau, trecũng chịu khó, vượt gian khổ sống dậy Tre mang đầy đủ những phẩm chất tốtđẹp của người Việt Nam Vì thế, đã có không ít bài thơ viết về tre

Tre xanh Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu?

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Trang 23

Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc, có gì lạ đâu

Mai sau Mai sau Mai sau…

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh (Nguyễn Duy)

Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Có mộtchốn bình yên để chúng ta tìm về khi tóc đã ngả hai màu sương khói, khi bênkia bia đá thời gian đã gõ nhịp không đều Đó là quê hương với lũy tre làngtừng vươn những cánh tay dài vẫy chào người ra đi và đón chào người trở lại.Đằng sau đó có bao nhiêu nước mắt những mẹ già tiễn con ra trận Có ánhmắt người vợ trẻ đăm đắm đợi bình minh khi biết chồng mình đã hy sinh vì

Tổ quốc Và trên những ngã đường quê, người dân vẫn thảnh thơi đi cày bừa cấy - gặt Những vụ mùa bội thu được tính bằng mồ hôi, nước mắt, trongnhững bát cơm gạo tám thơm lừng có cả giá rét mùa đông hối thức Chuyện

Trang 24

-với làng quê vừa thân thương vừa gần gũi Ai xa quê mà chẳng rằng quêhương là nơi bình yên và lắng đọng mỗi lúc tìm về

Mỗi sớm mai thức dậy Lũy tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao Những trưa đồng đầy nắng Trâu nằm nhai bóng râm Tre bần thần nhớ gió Chợt về đầy tiếng chim (Nguyễn Công Dương)

Dẫu đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng đất nước và tới ngàynay nông thôn ta đang từng bước đi lên trên con đường hiện đại, văn minh, thìhình bóng một cây đa làng vẫn luôn gợi cho chúng ta những xúc cảm rất đỗithân thương về quê hương xứ sở Cây đa gần gũi, bình dị mãi là biểu trưnggắn bó của những làng quê Việt, đặc biệt là nông thôn Bắc bộ Xù xì, rậm rạpnhưng lừng lững, uy nghiêm và vô cùng thân thuộc là những tính từ mà ngườidân làng tôi vẫn tự hào khi nói về cây đa đã có hàng trăm năm tuổi này Tuổitrẻ đầy ắp những kỷ niệm khó phai gắn với gốc đa làng Đó là những trưa hè

oi ả cùng nhau tung tăng vui đùa dưới gốc đa với những trò chơi của thời thơ

ấu Đám trẻ lành hiền thì trèo cây hái quả, bẻ lá làm trâu

Bóng mát của cây đa vô hình chung đã trở thành một trong những tụđiểm văn hoá của làng Đó là nơi tụ họp của bà con không chỉ mỗi khi làngvào đám mà cả những ngày mùa hối hả Người làng về đây nghỉ ngơi, mờinhau bát nước chè xanh, miếng trầu cánh phượng, vừa hưởng chút gió hiu hiu

từ cánh đồng thổi lại, vừa trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, làmquên đi nỗi vất vả và cái nóng như thiêu của buổi chiều hè Đây còn là loàicây tượng trưng cho sự thanh bình, yên ả của làng quê Việt

Còn rất nhiều loài cây cỏ, hoa lá được đưa vào các tác phẩm văn học và

hình tượng của nó cũng hết sức ý nghĩa Điển hình là truyện Sự tích cây vú

Trang 25

sữa trong đó, cây vú sữa là hình tượng của người mẹ ngày đêm mong ngóng, chờ đợi con về, quá đau buồn mà kiệt sức hoá thành “Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chín Một quả rơi vào lòng cậu bé, cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt như dòng sữa mẹ Cậu bé nhìn lên tán lá và òa khóc Cây xòa cành ôm lấy như tay mẹ âu yếm vỗ về Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu ai cũng thích, họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.” [14; tr 96]

Kể đến tình bạn thì có bông hoa cúc trắng Với mong muốn tự do, hoàmình với thiên nhiên, chim sơn ca và bông cúc trắng không chịu được cảnh bịnhốt trong lồng Rồi một ngày hoa cũng héo lả đi vì xót thương chim Đó quả

là một tình bạn tuyệt vời

Cũng là hoa nhưng bông hoa bằng lăng lại có những suy nghĩ, ý thứcđược những việc làm ý nghĩa dành cho Bé Thơ, mong muốn Bé Thơ sẽ nhìnthấy được bông hoa bằng lăng cuối cùng

Ta nhận thấy một điều rằng, các nhân vật loài vật đều ngộ nghĩnh, cónhững nhân vật hết sức ngây thơ, cũng có những nhân vật chững chạc, ngườilớn và rất thông minh Các nhà văn xây dựng lên những nhân vật loài vật dựatrên cơ sở là những con người trong xã hội Văn học có vai trò quan trọngtrong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, như một nguời bạn đồng hành cùng trẻthơ, cung cấp cho trẻ thơ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữnghệ thuật Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm, vốn từ ngữ củacác em phong phú và sống động hơn Các em tự hình thành cho mình khảnăng diễn đạt một vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi

đã được học cách diễn đạt sinh động ấy trong tác phẩm Đối với trẻ tiểu học,

sự phát triển ngôn ngữ ấy qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của cácnhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm Chính quá trình trẻ đượcnghe, được kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếp tham gia vào hoạt độngđọc và kể lại sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm nhiều từ mới Điều nàygiúp giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảmtrong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ

Trang 26

Khi đọc các tác phẩm có nhân vật loài vật, trẻ em được hòa mình vàomột thế giới kì thú, với vô vàn điều mới mẻ mà các em tha hồ khám phá, tìmhiểu Những câu chuyện ấy là nguồn tri thức phong phú, hấp dẫn dưới cáchnhìn nhận không khoa học nhưng ngộ nghĩnh và dễ hiểu Các em biết vì saocây lại có tên là vú sữa, vì sao quạ có màu đen, vì sao công có bộ lông rất đẹp,

vì sao khi cóc nghiến răng là trời sắp mưa, Ở thế giới ấy, các con vật nóichuyện có ngôn ngữ như con người Đặc biệt, câu chuyện của các loài vật đã

để lại những điều đáng ghi nhớ, góp phần quan trọng trong việc giáo dục các

em Ta thấy, các con vật rất lịch sự khi nói chuyện với người lớn tuổi, anh embiết khuyên bảo nhau để cùng tốt hơn Đó là Cò luôn khuyên bảo em mình làVạc phải chăm chỉ học hành, không được ham chơi Nhận biết được ai là bạn,

ai là kẻ xấu, biết đề phòng, đối phó lại những kẻ ác muốn làm hại mình Ngựa

là con vật hiền lành và thông minh, nó biết tâm địa và những âm mưu của Sói

và đã tự bảo vệ bản thân, ngoài ra còn cho Sói một bài học nhớ đời Biết cảmthông, chia sẻ khó khăn, mệt nhọc với bạn bè, người thân và những ngườixung quanh mình Học được cách sống cộng đồng, có ý thức tập thể, khôngmang tính cá nhân Qua câu chuyện Lừa và Ngựa, các em học được bài học làphải giúp đỡ nhau những lúc khó khăn Nhận thức được đâu là tốt, đâu là xấu

và cứng rắn, kiên quyết bảo vệ kẻ yếu, phê phán, bài trừ cái xấu để hướng tớimột xã hội tốt đẹp Ta bắt gặp hình ảnh chú Dế Mèn sau những lần vấp ngãđầu đời thì đã trưởng thành, có lý tưởng sống cao đẹp và tâm hồn hướngthiện, tiêu biểu cho lớp thanh niên thời bấy giờ Dế Mèn đã bênh vực cho chịNhà Trò trước lũ nhện hung ác Những điều đó khắc sâu vào tâm trí lứa tuổithiếu nhi và thôi thúc các em học tập, làm theo và dần dần hoàn thiện bảnthân

Nhân vật loài vật như một bức tranh đủ màu sắc hiện lên trước mắt các

em, đó là vườn thú với đầy đủ các loài vật cho đến chim muông, cây cỏ, hoa

lá đua mình khoe sắc Ở thế giới đó, các con vật có cuộc sống như con người,

có xã hội, có tình yêu thương, có sự rắn rỏi trong chịu đựng trước khó khăn,

có sự ngộ nghĩnh, tinh nghịch của những đứa trẻ, chứa đựng biết bao điều kì

Trang 27

thú đem đến cho các em sự mới mẻ, các em có thể bắt gặp hình ảnh của mình

ở đâu đó trong những câu chuyện ấy Nhân vật loài vật cũng dạy các em nhiềuđiều, đó là nguồn tri thức phong phú, hấp dẫn đáng để các em tìm tòi, khámphá

1.3 Giới thiệu khái quát các tác phẩm văn học có nhân vật loài vật ở chương trình Tiểu học

Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặpnhững yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ởtrẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp,tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn… Các em vốn rất yêu cái cái đẹp, cái tốt, cáithực Những hình tượng nghệ thuật, giàu giá trị nhân văn kết hợp vần điệu,nhạc điệu do các nhà văn dày công sáng tạo trong tác phẩm sẽ gây đượcnhững ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ, tác động nhẹ nhàng đến nhậnthức, tư tưởng tình cảm ở trẻ

Các loài vật trong tác phẩm văn học như những người bạn được tác giảxây dựng mang đến cho thiếu nhi một sự mới mẻ, là nguồn tri thức vô tận vềthế giới xung quanh Trong chương trình tiếng Việt Tiểu học, các tác phẩm cónhân vật là loài vật hết sức đa dạng, phong phú Đó là những tác phẩm củaViệt Nam, của nước ngoài, đó có thể là những tác phẩm thuộc thể loại truyện

cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện đồng thoại hay là những tác phẩm thơ chúng được phân bố từ lớp 1 đến lớp 5 Ở lớp 1 là những vần thơ đơn giản vớitiếng gáy ò ó o của chú gà trống mỗi buổi sáng giúp các em học vần Ngoài racòn biết thêm kiến thức bổ ích về chú gà trống Loài vật ở lớp 2 lại muôn hìnhmuôn vẻ với những con vật trong rừng Các loài chim đua nhau hót ríu rít,hoa cúc tỏa hương ngào ngạt, Chim rừng Tây Nguyên như mở hội, chim đạibàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn bầy thiên nga trắng muốt đang bơilội họ nhà chim đủ các loại, đủ màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi câyven hồ, tiếng hót rộn vang cả mặt nước Cũng nhộn nhịp không kém gì cácloài chim, cuộc sống diễn ra trong khu rừng vô cùng hấp dẫn Đó là Bác sĩ Sóivới Sói và Ngựa trong vai những diễn viên chuyên nghiệp, một loạt con thú

Trang 28

rừng cũng xuất hiện trong Sư tử xuất quân với những vai trò khác nhau Haymột câu chuyện về sự giả dối trong tình bạn của Khỉ và Cá sấu trong Quả timkhỉ Trong truyện voi nhà, voi là con vật to lớn nhưng không hề hung dữ màrất hiền lành, nó đã giúp đỡ con người trong lúc chiếc xe bị vục xuống vũnglầy Song song với các tác phẩm có nhân vật loài vật là các phẩm có nhân vật

cỏ cây, hoa lá Ta sẽ bắt gặp hình ảnh cây dừa với làm gió mát dịu làm xuatan cái nóng mùa hè oi ả hay là hoa phượng gắn với sự chia ly, xa mái trường,thầy cô, bạn bè Lớp 3 cũng không kém phần với sự ý nghĩa, tình cảm trongcâu chuyện Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng, hay bài học đáng nhớ cho những

kẻ chỉ sống ích kỷ và nghĩ đến bản thân mình thông qua câu chuyện Lừa vàNgựa Sự ngộ nghĩnh, dễ thương và những đức tính tốt đáng để học tập củaĐom Đóm được Võ Quảng thể hiện thành công trong Anh Đom Đóm Ở lớp

4, sự đa dạng lại tập trung nhiều hơn ở nhân vật cỏ cây hoa lá Nào là cây gạo,cây sầu riêng, cây bàng, cây ngô, cây sồi, cây tre, cây trám thi nhau kểchuyện Về phần lớp 5, tác phẩm có nhân vật loài vật có giảm lại, ít hơn sovới các lớp trước, tuy nhiên vẫn giữ được sự phong phú với các tác phẩmngười đi săn và con nai, con chuột tham lam, Tất cả đều làm nên một thếgiới loài vật đa dạng, hấp dẫn trong mắt các em

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu vềnhân vật loài vật, các đặc điểm về tên gọi, ngoại hình, hành động và tính cách,phẩm chất, tư tưởng của một số nhân vật loài vật và cách xây dựng chúng quamột số biện pháp nghệ thuật trong các tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích,truyện ngụ ngôn và truyện đồng thoại Nhìn chung, các tác phẩm văn học cónhân vật loài vật được phân bố vào hầu hết tất cả các lớp nhưng theo số lượngkhác nhau Truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn có số lượng lớn hơn hẳn truyệnđồng thoại và tập trung nhiều ở lớp 1, lớp 2 Càng lên lớp trên, số lượngtruyện càng giảm lại

Trang 29

Chương 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC QUA MỘT SỐ THỂ LOẠI

2.1 Nhân vật loài vật trong truyện cổ tích

Trong thế giới cổ tích, nhân vật loài vật hết sức phong phú và đa dạng.Bước vào thế giới nhân vật này, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều con vật gầngũi xung quanh cuộc sống Đó là một số con vật nuôi trong nhà như trâu trong

truyện Trí khôn, Ngỗng trong truyện Anh chàng ngốc và con ngỗng

vàng Cũng có thể gặp các con vật sống hoang dã ngoài thiên nhiên như

Công, Quạ, chim Sẻ, Rùa, Thỏ, Khỉ, Cò, Vạc, Cóc, hay một số loài cây,hoa, quả như: cây vú sữa, cây khế

Nhìn chung, truyện cổ tích loài vật phản ánh nhận thức, hiểu biết của conngười về thế giới các con vật Một bộ phận truyện cổ tích loài vật có nhân vật

là con người tham gia, một bộ phận khác nhân vật trong truyện hoàn toàn làcác con vật Mỗi câu chuyện là một sự lí giải về đặc điểm, nguồn gốc của cácloài vật Vì sao công có bộ lông sặc sỡ, tuyệt đẹp mà quạ lại mang trên mình

bộ lông đen sì xấu xí, vì sao trâu không có hàm răng trên và vì sao trên mình

hổ lại có những vết vằn đen, vì sao có quả dưa hấu vì sao và vì sao Tất cảnhững câu hỏi ấy đều được lí giải thông qua truyện cổ tích

2.1.1 Truyện cổ tích lí giải đặc điểm, nguồn gốc các con vật

Theo tác giả dân gian thì thực chất trước đây trâu vẫn có hàm răng trên,

hổ có bộ lông vàng chứ không phải những vằn đen như bây giờ Hổ rất kiêungạo tỏ ra oai vệ, ta đây là to lớn, có sức mạnh làm muôn loài phải khiếp sợnhưng khi nhìn thấy con trâu to lớn bị bác nông dân đánh đập, quát tháo thì

Hổ rất tò mò muốn biết Sau khi hỏi Trâu, Hổ biết được con người có trí khôn

và càng tò mò hơn và rất muốn xem cái trí khôn ấy như thế nào mà có thể điềukhiển được mọi vật Vì quá tò mò, Hổ bị bác nông dân lừa buộc vào gốc cây

để Hổ không ăn thịt trâu trong lúc về nhà lấy trí khôn Sau khi trói Hổ, bácnông dân chất rơm xung quanh và châm lửa đốt Hổ, dây thừng cháy hổ mớithoát thân chạy vào rừng sâu, những vết vằn đen trên lưng hổ cũng có từ đó

Trang 30

Riêng về phần trâu, khi thấy bác nông dân trừng trị Hổ thì cười rất hả hê, và bị

va vào tảng đá nên mất hàm răng trên Câu chuyện là lời giải thích thẹ nhàng,thú vị cho đặc điểm của Trâu và Hổ đồng thời ca ngợi trí thông minh của conngười lao động, ước muốn làm chủ và chế ngự thiện nhiên Con người tuy nhỏ

bé nhưng sở hữu trí khôn mà không loài động vật nào khác có

Thế giới loài chim muôn màu muôn vẻ với đầy đủ màu sắc, Công là loàiđược xem như là chúa tể bởi sỡ hữu một bộ lông tuyệt đẹp Còn Quạ lại làcon vật được con người xem là đen đủi, đem lại điều xấu mỗi khi nó xuất hiện

vì nó sống ở những nơi thiếu bóng con người và khoác trên mình bộ lông đentuyền Tất cả đã được người xưa lí giải một cách sinh động thông qua câuchuyện Quạ và Công Quạ được xem như là con vật khéo tay, tỉ mỉ vì vậy vớitài nghệ của mình, Quạ đã tô màu cho người bạn của mình là Công trở thànhloài sở hữu bộ lông đẹp và rất sặc sỡ trong muôn loài còn Công thì khôngkhéo tay như Quạ và lúc vẽ cho quạ thì đã không còn thời gian vì vậy Quạ lấy

lọ màu đen đổ lên khắp người Tuy là bạn nhưng giờ đây Công là loài vật có

bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim, được mọi người chiêm ngưỡngcòn Quạ thì bị xem như là con vật đen đủi, mang lại vận xui Quạ trốn vào tậnrừng sâu để không ai thấy mình nữa

Đọc truyện cổ tích ta có thể biết được đặc điểm của các con vật như: thỏchạy nhanh, rùa thì chậm chạp để khi nhắc đến mỗi đặc điểm thì có gắn liền

với mỗi con vật Ta thường có câu: Chậm như rùa, nhanh thư thỏ.

Trong câu chuyện Rùa và Thỏ vì ỷ thế mình chạy nhanh nên Thỏ đã nhởnnhơ, thong thả hái hoa, bắt bướm rồi ngủ bên đường còn Rùa biết mình chậmchạp nhưng đã cố gắng hết sức để về tới đích Kết quả là Thỏ tỉnh dậy đã thấyRùa gần tới đích, khi đó Thỏ vắt chân lên cổ chạy cũng không kịp nữa Câuchuyện nêu lên đặc điểm của hai loài vật Thỏ và Rùa, Thỏ nhanh nhẹn nhưngquá tự tin, khinh địch, coi thường và luôn chế diễu Rùa, xem ta đây là nhấtnhưng đã thua thảm hại trong cuộc thi chạy với Rùa, còn Rùa biết mình chậmchạm nên đã kiên trì, cố gắng nỗ lực để về tới đích, dạy cho Thỏ bài học về

Trang 31

tính tự cao, khinh thường người khác Qua đây, tác giả dân gian cũng muốngiáo dục con người phải biết khiêm tốn trước những lợi thế mà mình có,không được khinh thường, chế diễu yếu điểm của người khác, biết cố gắng,kiên trì và khắc phục khuyết điểm của mình.

Cóc là con vật không hề xa lạ với cuộc sống của người dân Việt Nam

ta, Cóc có nhiều ở vùng nông thôn, mỗi khi Cóc nghiến răng tức là trời sắpmưa Đó là kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình sinh hoạt và lao độngcủa nhân dân mà có được Tác giả dân gian có điều lí giải hết sức thú vị chođặc điểm đó của con Cóc thông qua một câu chuyện ý nghĩa, mang tính cộngđồng Ở đó là một thế giới các loài vật như thế giới loài người Cóc tuy nhỏ

bé nhưng đã tập hợp, điều kiển được các con vật khác khiến Ngọc Hoàngcũng phải chịu thua

“Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:

- Bây giờ các anh phải nghe lời tôi Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.

Tất cả đều nghe lệnh của Cóc Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống trờ đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động”

(Tiếng Việt 3, tập 2)

Những con vật to lớn đầy sức mạnh như Cọp, Gấu, tinh ranh, gian xảo nhưCáo, đến trước cổng trời đều run sợ chỉ có Cóc là dám lên tiếng, chỉ huy mọingười để nói lên nguyện vọng của mình với Ngọc Hoàng Cóc tuy nhỏ bé thôinhưng hết sức gan dạ, dám làm những điều mà những người khác không dám

Đặc điểm này gắn liền cho Cóc và bởi thế dân gian có câu: “Gan như cóc

tía” để chỉ những người có đức tính gan lì, không sợ sệt và dũng cảm Ngoài

ra, sau khi cho mưa xuống, Ngọc Hoàng còn dặn “Khi nào có hạn hán cậu

Trang 32

muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy

liền” nên sau này cứ hễ Cóc nghiến răng là trời sắp mưa, đây là một kinh

nghiệm quý báu cho người nông dân Việt Nam trong trồng trọt, canh tác khi

mà tất cả đều phụ thuộc vào trời đất Với Cóc, con vật nhỏ bé nhưng gan lì đãdám đứng ra kiện Ngọc Hoàng vì sao ba năm rồi không cho mưa xuống khiếnmọi vật khô héo và cách bày binh bố trận của Cóc đã đối phó lại khi NgọcHoàng tức giận khiến Ngọc Hoàng cũng phải nể phục và sợ Cóc lên quấy phánhà Trời nên dân gian mới có câu:

Con Cóc là cậu ông trời,

Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho

Cũng giống với thế giới động vật, thế giới thực vật cũng hết sức đadạng, phong phú, mỗi loài cây, hoa, quả đều có một đặc điểm riêng Để giảithích cho những đặc điểm ấy, tác giả dân gian cũng có những câu chuyện hay

và khá ý nghĩa Hoa Cúc là loài hoa đặc trưng cho mùa thu ở Việt Nam, đó làmột loài hoa có nhiều cánh nhỏ, có nhiều màu như trắng, vàng, tím, đỏ, mỗikhi hoa Cúc nở rộ cũng chính là lúc mùa thu đến Câu chuyện bông hoa cúctrắng kể về một cô bé hiếu thảo đã không quản ngoài trời lạnh giá, cô khoácmột chiếc áo mỏng manh ra đường tìm thầy thuốc về khám bệnh cho mẹ đang

bị ốm ở nhà Rất may, cô bé đã gặp được ông Tiên và chỉ cho cô bé đi háibông hoa ở gốc đa đầu rừng Tuy nhiên số cánh hoa chính là số ngày còn sốngcủa mẹ cô bé

“Cô bé cuối xuống nhìn bông hoa và đếm: Một, hai, ba, bốn hai mươi Trời ơi! Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư?

Suy nghĩ một lát, cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ Mỗi sợi nhỏ biến thành một cánh hoa dài và mượt Bông hoa hai mươi cánh biến thành một bông hoa vô vàn cánh hoa”

(Tiếng Việt 1, tập 2)

Và như vậy mẹ cô bé được cứu sống, hai mẹ con lại được sống vui vẻ bênnhau Loài hoa ấy người ta gọi là hoa cúc trắng Một câu chuyện thật cảmđộng về tình cảm gia đình, của người con giành cho mẹ của mình, ý nghĩa

Trang 33

giáo dục rất lớn, con cái phải biết yêu thương cha mẹ, biết quan tâm chăm sóclúc người thân đau ốm, dành tất cả tình thương của mình cho cha mẹ mớiđúng với phận là con Câu chuyện cũng là lời lí giải của tác giả dân gian vềđặc điểm của bông hoa cúc trắng, các em viết được vì sao các loài hoa khác ítcánh và cánh lớn mà hoa cúc lại nhiều cánh, mỗi cánh lại nhỏ, dài.

Cây vú sữa là loài cây quen thuộc ở nước ta, quả của nó tròn, khi ănbóp nhẹ xung quanh sẽ có đường nứt và một dòng sữa trắng lóng lánh nhưsữa mẹ trào ra Có lẽ vì lí do đó, cây có tên là cây vú sữa Từ xưa nhân dân ta

đã sáng tạo nên một câu chuyện đầy cảm động để giải thích cho đặc điểm này,

và về tên gọi vú sữa Người con do quá được nuông chiều mà sinh hư nên khi

bị mẹ mắng đã bỏ nhà đi không biết đường về Mẹ cậu đau buồn mong chờ

con đêm ngày mà kiệt sức gục xuống Cậu đi mãi và “không biết cậu đã đi bao lâu Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi” (Tiếng Việt 3, tập 1)

Người con hiểu ra là chỉ có mẹ nuôi dạy, thương yêu cậu và cậu đã sai khi bỏnhà đi, cậu quyết định tìm đường về nhà với mẹ Thế nhưng, về tới nhà,khung cảnh mọi vật vẫn y nguyên, khóc lóc gọi mẹ mà không thấy mẹ đâu,cậu gục xuống ôm cây xanh trong vườn Cây xanh ấy chính là người mẹ hoáthành khi quá đau buồn mòn mỏi chờ đợi con trong vô vọng Tán lá, lá mộtmặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, thân cây xù xì, thôráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ, cây rung rinh như bàn tay mẹ âu yếm vỗ

về, quả ngọt ngào thơm mát như dòng sữa mẹ Chính vì vậy, sau này người tagọi cây ấy là cây vú sữa Câu chuyện giải thích về đặc điểm, nguồn gốc củacái tên nhưng cũng thật cảm động, đó là bài học cho những ai chưa thật sựhiếu thảo, nghe lời cha mẹ mình Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con là

vô bời bến, làm tất cả cũng để tốt cho con mà thôi Câu chuyện mang tính

Trang 34

giáo dục cao cho tứa tuổi thiếu nhi, là lời khuyên nhẹ nhàng để các em nghelời cha me, biết nghe lời và thương yêu, không làm cho ba mẹ phải buồn.Những cách giải thích về đặc điểm của con vật hay cây cỏ, hoa lá đều rấtngộ nghĩnh, nhẹ nhành, rất hợp lí trong thời kì xa xưa khi khoa học chưa pháttriển và cũng ý nghĩa, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí các em nhỏ, mangtính giáo dục cao.

2.1.2 Mối quan hệ giữa các con vật

Ngoài việc giải thích đặc điểm, tên gọi, truyện cổ tích về loài vật còn nói

về mối quan hệ giữa chúng Loài vật cũng có mối quan hệ gia đình, bạn bè,thù địch, Về mảng này, tác giả dân gian đã biến những loài vật bình thườngtrở nên sinh động, mượn thế giới loài vật ấy để nói lên cuộc sống, những điềugặp phải trong xã hội, và muốn thông qua đây răn dạy con người những điềuhay, lẽ phải

Quan hệ bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện được mối quan hệ tương trợ, Thế giới loài vật đa dạng, phong phú Chúng sống với nhau và có mối quan

hệ tương quan, với câu chuyện cóc kiện trời, những nhân vật đã tạo nên mộtbức tranh toàn cảnh về cuộc sống và mối quan hệ của chúng Với các đại từxưng hô tôi, bác, chú, anh, chị, cho ta thấy một điều, dưới con mắt củangười xưa, các con vật sống với nhau hòa thuận, tình cảm và rất đoàn kết Thểhiện ở chỗ, khi nhân gian bị hạn hán, các loài vật cùng nhau lên trời để hỏi

Ngọc Hoàng vì sao không cho mưa xuống Lên tới thiên đình “Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi Ngọc Hoàng giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc Bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bộ rậm xong ra vồ Gà Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo Chó chạy ra chỉ kịp sủa lên mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không còn sót người nào” [13; tr 122] Từ

những chi tiết trên cho thấy, các con vật đã đoàn kết, hợp sức lại, bảo vệ lẫnnhau để Ngọc Hoàng cho mưa xuống, đem lại cuộc sống cho mọi vật dướitrần gian

Trang 35

Ở truyện Quạ và Công, Quạ và Công đều có bộ lông xấu xí và sống

thân thiết với nhau trong rừng Quạ vốn khéo tay nên đã nhiệt tình giúp bạnmình tô vẽ lên thành một bộ lông đầy đủ sắc màu để Công được mệnh danh là

loài chim có bộ lông đẹp như ngày nay “Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho Công trước: cái đuôi Công trở nên lóng lánh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác rất nhiều” Là bạn bè với nhau, các con vật luôn

muốn giúp đỡ bạn mình để trở nên tốt hơn, đẹp hơn Đó mới là tình bạn chân

chính thật sự Tuy là những loài vật nhưng qua trí tưởng tượng và óc sáng tạo

của tác giả dân gian chúng lại trở nên sinh động, có tình cảm, có cuộc sống vàcác mối quan hệ với đồng loại như của con người

Ngoài ra còn có mối quan hệ anh em, tình cảm gia đình Cò và Vạc làmột ví dụ Đây là những con vật gắn liền với đời sống lao động của người dânViệt Nam ta trên đồng thẳng cánh cò bay Nhận thấy sự giống nhau của Cò vàVạc nên tác giả dân gian đã kết chúng thành anh em Tuy nhiên, dưới con mắt

của họ, hai anh em này tính cách lại rất khác nhau “Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến Còn vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ” Là anh, Cò luôn khuyên răn

em học hành nhưng Vạc vẫn không chịu nghe lời Kết quả là Cò học giỏi nhấtlớp còn Vạc chịu dốt Như vậy ta thấy rằng, tình anh em trong tâm thức củangười Việt Nam xưa thì người anh cả vẫn giỏi dang, biết lo lắng, quan tâmcho em út của mình còn người em luôn ỷ lại, không biết cố gắng phấn đấuvươn lên Mặt khác, ở đây ta thấy rằng truyện cổ tích có sự yêu, ghét rõ ràng,điều này thể hiện ở việc Cò được bạn bè, thầy cô yêu mến còn Vạc thì vì sợchúng bạn chê cười nên chỉ dám kiếm ăn vào ban đêm Đây cũng là lời giảithích của tác giả dân gian về thời gian kiếm ăn của Cò và Vạc cũng như dúmlông màu vàng nhạt dưới cánh của Cò, người ta bảo đó là quyển sách, vì Còchăm học nên lúc nào cũng mang theo bên mình Câu chuyện muôn nhắn nhủtới mỗi người rằng cần siêng năng, chăm chỉ học tập thì sẽ dành được kết quảcao và được mọi người quý mến

Trang 36

Đó còn là mẫu tử thiêng liêng của người mẹ dành cho con mình thông

qua câu chuyện Dê con nghe lời mẹ Trước khi rời khỏi nhà đi kiếm cỏ cho đàn dê con, dê mẹ dặn dò kĩ lưỡng “Các con ơi, mẹ đi vắng, các con phải đóng cửa cho cẩn thận Không phải mẹ về, nếu có ai gọi cửa, các con không được mở cửa nhé!” thông qua đây thể hiện sự quan tâm, lo lắng của Dê mẹ

dành cho đàn dê con Hay trong sự tích cây vú sữa, khi mòn mõi chờ đợi màkhông thấy con quay trở về, người mẹ hóa thành cây trước cửa nhà và khi con

trở về vẫn thể hiện tình yêu ấy “Cây xanh bỗng run rẩy Một quả rơi vào lòng cậu Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con Cậu bé òa khóc Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về” Những hành động của cây cũng là những hành động của người mẹ thể

hiện tình yêu thương dành cho con mình

Truyện cổ tích là sáng tạo của nhân dân, đó là trí tưởng tượng của conngười để giải thích cho sự hình thành, nguồn gốc và đặc điểm của các loài vậtmột cách đơn giản, tuy nhiên cũng có những câu chuyện thật sự cảm động và

ý nghĩa Truyện cổ tích cũng thể hiện mối quan hệ của các loài vật như củacon người với mong ước một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc trong đó có tìnhyêu thương của những người trong gia đình, sự quan tâm của bạn bè dành chonhau và những người xung quanh giúp đỡ nhau lúc khó khăn Đây thật sự lànhững câu chuyện mang tính giáo dục cao, cung cấp cho các em nhiều kiếnthức bổ ích và nhiều điều đáng để các em học tập, làm theo hình thành nhữngquan hệ tốt với những người xung quanh

2.2 Nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn

Ở ngụ ngôn, mỗi câu chuyện là một ẩn dụ, một sự tưởng tượng, nhữngcon vật được đưa vào là một nhân vật tạo ẩn dụ hình ảnh con người với nhữngtính cách, hành xử, mối quan hệ trong cuộc sống Thông qua đó giáo dục chongười đọc những bài học đầy ý nghĩa, giúp con người có thêm hiểu biết, luôn

Trang 37

hành động một cách thông minh Hệ thống nhân vật loài vật trong truyện ngụngôn ở chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học hết sức đa dạng và phong phú Đó

là những con vật thân thuộc với đời sống con người, cũng có thể là những convật hoang dã sống trong rừng sâu Thế giới ấy muôn màu muôn vẻ Ở đó ta cóthể bắt gặp Cáo, Sói, Sư Tử, Rùa, Chồn, Mèo, Chuột, Ngỗng Tép, Chim sẻ,Quạ, Khỉ, lừa, Ngựa, Sóc, Cừu mỗi con vật ẩn chứa một thông điệp đầy ýnghĩa

Khác với truyện cổ tích, các con vật đều được gắn liền với một đặc điểmhoặc một ý nghĩa nào đó, ví dụ nói về đặc điểm thì phải kể đến truyện Quạ vàCông chứ không thể là loài vật khác nhưng ở truyện ngụ ngôn, các nhân vật

có thể thay thế tuỳ ý, miễn là tác giả đạt được thành công về ngụ ý câuchuyện Do vậy, các nhân vật cũng đa dạng, đa màu sắc về phẩm chất, tình

cách Ví dụ: con ngựa trong truyện Lừa và ngựa có tính cách ích kỉ, chỉ nghĩ

cho bản thân và không biết giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn Thế

nhưng trong truyện Bác sĩ sói, ngựa nằm trong tuyến nhân vật hướng thiện,

thông minh, nhận ra âm mưu của sói độc ác và bình tĩnh nghĩ ra cách đối phólại

2.2.1 Truyện ngụ ngôn phê phán những tính xấu của con người

Là con người sinh ra không ai hoàn hảo mà mỗi người sẽ có tính cáchkhác nhau trong đó có cái tốt, cái chưa tốt Điều quan trọng là cần phải pháthuy cái tốt, khắc phục cái xấu để tự hoàn thiện bản thân Việc phê phán nhữngtính xấu của con người trong xã hội thông qua câu chuyện về các con vậtcũng là cách mà tác giả muốn giáo dục con người Khi đọc con người biếtmình ở đâu, là ai trong câu chuyện ấy

Truyện Con chuột huênh hoang, thể hiện thói huênh hoang kèm theo

tính chủ quan, tự phụ, kiêu căng Một lần, nó rơi bộp xuống giữa một đàn thỏ,bọn thỏ giật mình ba chân bốn cẳng bỏ chạy Chuột tưởng Thỏ sợ mình, nólấy làm đắc chí lắm Nó nghĩ so với thỏ thì mèo nhỏ hơn, chắc mèo phải sợ

Trang 38

nó Một hôm Chuột đến gần bồ thóc, phía trên bồ thóc có một con mèo đangkêu ngoao ngoao Chuột chẳng để ý gì đến mèo, định leo thẳng lên bồ thóc,bỗng huỵch một cái, Mèo nhảy phắt xuống ngoạm ngay lấy chuột Vì chủquan, nhận thức nhầm lẫn mà chuột đã phải trả giá bằng cả mạng sống củamình Câu chuyện là bài học, là sự đả kích sấu cay dành cho những kẻ có tínhhuênh hoang, ta đây là nhất, không hề chú ý nhận thức gì đến thế giới rộnglướn bên ngoài Đây cũng là câu chuyện giáo dục đầy ý nghĩa cho con ngườitrong xã hội Sống cần phải biết mình, biết ta, không nên cho mình là trungtâm của vũ trụ, mình là nhất mà không để ý gì tới xung quanh Cần nhận thứcmột cách đúng đắn mọi sự việc, đánh giá người khác trực tiếp và khi thật sựhiểu rõ chứ không nên đánh giá gián tiếp qua một điều gì khác.

Trong thế giới loài vật, thỏ được xem như là con vật nhanh nhẹn, lémlỉnh, rất nhát gan nhưng lại hay khoe khoang, khoác lác Với truyện Thỏ và

Sư Tử đã khắc hoạ lên một nhân vật Thỏ như thế Một lần vô tình Thỏ ta gặp

Sư Tử, trong bụng rất sợ sệt, không dám lại gần nhưng cũng chẳng dám chạy

sợ làm kinh động Thỏ dò xét thấy sao Sư Tử cứ im lìm bất động, Thỏ đâungờ rằng Sư Tử hôm nay vừa mới ăn xong nguyên con nai tơ bụng no căngcứng nên không thèm ăn thêm con Thỏ bé tẹo kia, Thỏ ta bạo gan lại nằm kếbên Sư Tử, thú rừng đi ngang qua thấy vậy rất thán phục, tỏ vẽ kinh ngạc.Vậy là với tính cách vốn có, mấy hôm sau Thỏ đi đâu cũng khoe là bạn của

Sư Tử, từng ăn chung ngủ chung với chúa sơn lâm Đây là một câu chuyệnchâm biếm, phê phán về tính khoe khoang, chưa hiểu rõ vấn đề mà tự suyluận theo ý mình của con người mà mượn nhân vật Thỏ để nói lên

Nhân vật Ngựa trong truyện Lừa và Ngựa, bị phê phán bởi tính ích kỉ,chỉ biết lo cho bản thân mà không hề biết giúp đỡ người khác Do tất cả đồđạc đều chất lên lưng Lừa nên sau một quãng đường, nó đã rất mệt vì thế nó

cầu xin Ngựa: “ - Tôi nặng quá, tôi không đủ sức chở tất cả, chị mang đỡ tôi

dù chỉ chút ít thôi.” [16; tr 57] Thế nhưng, Ngựa không hề lay động trước

Trang 39

những lời đó mà thản nhiên để Lừa còng lưng mang nặng đến kiệt sức Ngựa

là sự ẩn dụ của tác giả cho đối tượng lớp người sống ích ki trong xã hội Rốtcuộc, Lừa kiệt sức và chết, Ngựa phải gánh toàn bộ đồ đạc, hàng hoá và thêm

cả tấm da Lừa Chi tiết tấm da lừa rất hay, vừa tinh tế, vừa sâu cay, đó là kếtcục cho những kẻ sống chỉ biết mình Xã hội luôn phê phán những con ngườinhư vậy

Con chuột là một loài động vật gặm nhấm, khi tìm được nơi đặt thức ănthì nó luôn tìm đủ mọi cách để đục, khoét để lấy cho bằng được và nó ăn rấtnhiều Chính vì vây, chuột được người đời gắn cho cái tính tham lam Conchuột trong truyện con chuột tham lam là một nhân vật được xây dựng để phêphán, tạo sự châm biếm dành cho thói tham lam vô độ và kết cục là phải trảgiá cho sự tham lam ấy

Truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn, cũng là sự châm biếm, phê phán

nhẹ nhành nhưng rất sâu cay cho những ai có tính khinh thường người khác,nhất là trong quan hệ bạn bè Chồn và Gà chơi với nhau nhưng Chồn vẫn cóchút xem thường bạn và đề cao bản thân

“Một hôm, Chồn hỏi gà rừng: này Gà rừng, cậu có bao nhiêu trí khôn?

Gà rừng trả lời: mình chỉ có một trí khôn thôi.

- Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm trí khôn.” [15; tr 31]

Tuy nhiên, lúc hoạn nạn mới biết được ai hơn ai Khi đôi bạn đang dạochơi trong rừng thì bác thợ săn đã nhìn thấy và đuổi theo, Chồn và Gà rừngtrốn vào một cái hang nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng Lúcnày trăm trí khôn của Chồn chẳng giúp ích được gì cả mà một trí khôn củachồn lại cứu được đôi bạn thoát nạn Sau sự việc đó, Chồn mới hết coi thườngbạn và đôi bạn ngày càng thân thiết

Ở truyện Con cáo và chùm nho, Cáo thấy một giàn nho với từng chùm

căng tròn, mọng nước Nó cố lấy hết khả năng để nhảy lên nhưng không thể

nào với tới vì quá cao “Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho Nhưng

Trang 40

giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên,nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được” [19, tr 150] Dù đã rất cố gắng nhưngCáo không tài nào hái được nho để ăn, thế là nó tự an ủi mình bằng suy nghĩ:

“Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.”

Câu chuyện lấy nhân vật Cáo để nói tới một số người khi không có đượcthứ gì đó liền nói thứ đó không ra gì cả Thực tế thì chỉ là vì khả năng củamình có giới hạn không thể có được nhưng đành lấy cớ, tự dối lòng mình để

tự biện minh Điều này rất đáng phê phán, vì vậy trong cuộc sống cần nhìnnhận và đánh giá đúng thực chất khả năng của mình

2.2.2 Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người

Dưới sự quan sát tỉ mỉ và khả năng sáng tạo, tưởng tượng đặc biệt củamình, các nhân vật loài vật trở nên sinh động và có trí thông minh như conngười Quạ có thể uống được nước trong lọ vì nó đã nghĩ ra cách là dùng mỏgắp những hòn sỏi vào trong lọ để nước trong lọ dâng lên cao, như vậy mới

có thể uống được nước và nó thoát khỏi cơn khát Hay như chú gà trống đã

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Hà Minh Đức (chủ biên), (2003), Lí luận văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
2- Lê Tiến Dũng, (1996), Giáo trình Lí luận văn học phần tác phẩm văn học, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lí luận văn học phần tác phẩm văn học
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Năm: 1996
3- Triều Nguyên, Góc nhìn cấu trúc về ca dao và truyện ngụ ngôn, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góc nhìn cấu trúc về ca dao và truyện ngụ ngôn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
5- Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB GD Hà Nội
Năm: 2006
6- Vân Thanh – Nguyên An, (2002), Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt Nam
Tác giả: Vân Thanh – Nguyên An
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2002
7- Đinh Trọng Lạc, (1998), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
8- Hoàng Tiến Lựu, (1998), Văn học dân gian Việt Nam (giáo trình đào tạo THCS hệ CĐSP), NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam (giáo trình đào tạo THCS hệ CĐSP)
Tác giả: Hoàng Tiến Lựu
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
12- Đỗ Minh Thuyết (chủ biên), (2010), Tiếng Việt 1, tập 1 NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 1, tập 1
Tác giả: Đỗ Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2010
15- Đỗ Minh Thuyết (chủ biên), (2010), Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 2, tập 2
Tác giả: Đỗ Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2010
16- Đỗ Minh Thuyết, (chủ biên), (2010), Tiếng Việt 3, tập 1 NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 3
Tác giả: Đỗ Minh Thuyết, (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2010
17- Đỗ Minh Thuyết, (chủ biên), (2010), Tiếng Việt 3, tập 2 NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 3
Tác giả: Đỗ Minh Thuyết, (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2010
18- Đỗ Minh Thuyết, (chủ biên), (2010), Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 4
Tác giả: Đỗ Minh Thuyết, (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2010
19- Đỗ Minh Thuyết, (chủ biên), (2010), Tiếng Việt 4, tập 2, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 4
Tác giả: Đỗ Minh Thuyết, (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2010
4- Trần Đình Sử, Văn học – Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học Khác
9- Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), (2001), Văn học Việt Nam, Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, NXB GD Khác
10- Phan Thị Trang (2012, Thế giới nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam ở chương trình Tiểu học nhìn từ phương diện thể loại Khác
11- Đậu Thị Loan, (2012), Thế giới nhân vật trong các tác phẩm thơ ở Tiểu học Khác
13-Đỗ Minh Thuyết (chủ biên), (2010), Tiếng Việt 1, tập 2 NXB Giáo Dục, Hà Nội Khác
14- Đỗ Minh Thuyết (chủ biên), (2010), Tiếng Việt 2, tập 1 NXB Giáo Dục, Hà Nội Khác
20- Đỗ Minh Thuyết (chủ biên), (2010), Tiếng Việt 5, tập 1 NXB Giáo Dục, Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w