Nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 36)

Ở ngụ ngôn, mỗi câu chuyện là một ẩn dụ, một sự tưởng tượng, những con vật được đưa vào là một nhân vật tạo ẩn dụ hình ảnh con người với những tính cách, hành xử, mối quan hệ trong cuộc sống. Thông qua đó giáo dục cho người đọc những bài học đầy ý nghĩa, giúp con người có thêm hiểu biết, luôn

hành động một cách thông minh. Hệ thống nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn ở chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học hết sức đa dạng và phong phú. Đó là những con vật thân thuộc với đời sống con người, cũng có thể là những con vật hoang dã sống trong rừng sâu. Thế giới ấy muôn màu muôn vẻ. Ở đó ta có thể bắt gặp Cáo, Sói, Sư Tử, Rùa, Chồn, Mèo, Chuột, Ngỗng Tép, Chim sẻ, Quạ, Khỉ, lừa, Ngựa, Sóc, Cừu... mỗi con vật ẩn chứa một thông điệp đầy ý nghĩa.

Khác với truyện cổ tích, các con vật đều được gắn liền với một đặc điểm hoặc một ý nghĩa nào đó, ví dụ nói về đặc điểm thì phải kể đến truyện Quạ và Công chứ không thể là loài vật khác nhưng ở truyện ngụ ngôn, các nhân vật có thể thay thế tuỳ ý, miễn là tác giả đạt được thành công về ngụ ý câu chuyện. Do vậy, các nhân vật cũng đa dạng, đa màu sắc về phẩm chất, tình cách. Ví dụ: con ngựa trong truyện Lừa và ngựa có tính cách ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân và không biết giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn. Thế nhưng trong truyện Bác sĩ sói, ngựa nằm trong tuyến nhân vật hướng thiện, thông minh, nhận ra âm mưu của sói độc ác và bình tĩnh nghĩ ra cách đối phó lại.

2.2.1. Truyện ngụ ngôn phê phán những tính xấu của con người

Là con người sinh ra không ai hoàn hảo mà mỗi người sẽ có tính cách khác nhau trong đó có cái tốt, cái chưa tốt. Điều quan trọng là cần phải phát huy cái tốt, khắc phục cái xấu để tự hoàn thiện bản thân. Việc phê phán những tính xấu của con người trong xã hội thông qua câu chuyện về các con vật cũng là cách mà tác giả muốn giáo dục con người. Khi đọc con người biết mình ở đâu, là ai trong câu chuyện ấy.

Truyện Con chuột huênh hoang, thể hiện thói huênh hoang kèm theo tính chủ quan, tự phụ, kiêu căng. Một lần, nó rơi bộp xuống giữa một đàn thỏ, bọn thỏ giật mình ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Chuột tưởng Thỏ sợ mình, nó lấy làm đắc chí lắm. Nó nghĩ so với thỏ thì mèo nhỏ hơn, chắc mèo phải sợ

nó. Một hôm Chuột đến gần bồ thóc, phía trên bồ thóc có một con mèo đang kêu ngoao ngoao. Chuột chẳng để ý gì đến mèo, định leo thẳng lên bồ thóc, bỗng huỵch một cái, Mèo nhảy phắt xuống ngoạm ngay lấy chuột. Vì chủ quan, nhận thức nhầm lẫn mà chuột đã phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Câu chuyện là bài học, là sự đả kích sấu cay dành cho những kẻ có tính huênh hoang, ta đây là nhất, không hề chú ý nhận thức gì đến thế giới rộng lướn bên ngoài. Đây cũng là câu chuyện giáo dục đầy ý nghĩa cho con người trong xã hội. Sống cần phải biết mình, biết ta, không nên cho mình là trung tâm của vũ trụ, mình là nhất mà không để ý gì tới xung quanh. Cần nhận thức một cách đúng đắn mọi sự việc, đánh giá người khác trực tiếp và khi thật sự hiểu rõ chứ không nên đánh giá gián tiếp qua một điều gì khác.

Trong thế giới loài vật, thỏ được xem như là con vật nhanh nhẹn, lém lỉnh, rất nhát gan nhưng lại hay khoe khoang, khoác lác. Với truyện Thỏ và Sư Tử đã khắc hoạ lên một nhân vật Thỏ như thế. Một lần vô tình Thỏ ta gặp Sư Tử, trong bụng rất sợ sệt, không dám lại gần nhưng cũng chẳng dám chạy sợ làm kinh động...Thỏ dò xét thấy sao Sư Tử cứ im lìm bất động, Thỏ đâu ngờ rằng Sư Tử hôm nay vừa mới ăn xong nguyên con nai tơ bụng no căng cứng nên không thèm ăn thêm con Thỏ bé tẹo kia, Thỏ ta bạo gan lại nằm kế bên Sư Tử, thú rừng đi ngang qua thấy vậy rất thán phục, tỏ vẽ kinh ngạc. Vậy là với tính cách vốn có, mấy hôm sau Thỏ đi đâu cũng khoe là bạn của Sư Tử, từng ăn chung ngủ chung với chúa sơn lâm. Đây là một câu chuyện châm biếm, phê phán về tính khoe khoang, chưa hiểu rõ vấn đề mà tự suy luận theo ý mình của con người mà mượn nhân vật Thỏ để nói lên.

Nhân vật Ngựa trong truyện Lừa và Ngựa, bị phê phán bởi tính ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mà không hề biết giúp đỡ người khác. Do tất cả đồ đạc đều chất lên lưng Lừa nên sau một quãng đường, nó đã rất mệt vì thế nó cầu xin Ngựa: “ - Tôi nặng quá, tôi không đủ sức chở tất cả, chị mang đỡ tôi

những lời đó mà thản nhiên để Lừa còng lưng mang nặng đến kiệt sức. Ngựa là sự ẩn dụ của tác giả cho đối tượng lớp người sống ích ki trong xã hội. Rốt cuộc, Lừa kiệt sức và chết, Ngựa phải gánh toàn bộ đồ đạc, hàng hoá và thêm cả tấm da Lừa. Chi tiết tấm da lừa rất hay, vừa tinh tế, vừa sâu cay, đó là kết cục cho những kẻ sống chỉ biết mình. Xã hội luôn phê phán những con người như vậy.

Con chuột là một loài động vật gặm nhấm, khi tìm được nơi đặt thức ăn thì nó luôn tìm đủ mọi cách để đục, khoét để lấy cho bằng được và nó ăn rất nhiều. Chính vì vây, chuột được người đời gắn cho cái tính tham lam. Con chuột trong truyện con chuột tham lam là một nhân vật được xây dựng để phê phán, tạo sự châm biếm dành cho thói tham lam vô độ và kết cục là phải trả giá cho sự tham lam ấy.

Truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn, cũng là sự châm biếm, phê phán nhẹ nhành nhưng rất sâu cay cho những ai có tính khinh thường người khác, nhất là trong quan hệ bạn bè. Chồn và Gà chơi với nhau nhưng Chồn vẫn có chút xem thường bạn và đề cao bản thân.

“Một hôm, Chồn hỏi gà rừng: này Gà rừng, cậu có bao nhiêu trí khôn? Gà rừng trả lời: mình chỉ có một trí khôn thôi.

- Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm trí khôn.” [15; tr 31]

Tuy nhiên, lúc hoạn nạn mới biết được ai hơn ai. Khi đôi bạn đang dạo chơi trong rừng thì bác thợ săn đã nhìn thấy và đuổi theo, Chồn và Gà rừng trốn vào một cái hang nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Lúc này trăm trí khôn của Chồn chẳng giúp ích được gì cả mà một trí khôn của chồn lại cứu được đôi bạn thoát nạn. Sau sự việc đó, Chồn mới hết coi thường bạn và đôi bạn ngày càng thân thiết.

Ở truyện Con cáo và chùm nho, Cáo thấy một giàn nho với từng chùm căng tròn, mọng nước. Nó cố lấy hết khả năng để nhảy lên nhưng không thể nào với tới vì quá cao. “Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng

giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được” [19, tr 150]. Dù đã rất cố gắng nhưng Cáo không tài nào hái được nho để ăn, thế là nó tự an ủi mình bằng suy nghĩ:

“Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.”

Câu chuyện lấy nhân vật Cáo để nói tới một số người khi không có được thứ gì đó liền nói thứ đó không ra gì cả. Thực tế thì chỉ là vì khả năng của mình có giới hạn không thể có được nhưng đành lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh. Điều này rất đáng phê phán, vì vậy trong cuộc sống cần nhìn nhận và đánh giá đúng thực chất khả năng của mình

2.2.2 Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Dưới sự quan sát tỉ mỉ và khả năng sáng tạo, tưởng tượng đặc biệt của mình, các nhân vật loài vật trở nên sinh động và có trí thông minh như con người. Quạ có thể uống được nước trong lọ vì nó đã nghĩ ra cách là dùng mỏ gắp những hòn sỏi vào trong lọ để nước trong lọ dâng lên cao, như vậy mới có thể uống được nước và nó thoát khỏi cơn khát. Hay như chú gà trống đã

dùng mưu trí của mình để lừa được bác thợ săn và giải cứu cho chồn và chính mình khi giả vờ chết với thân hình cững đờ. Mỗi nhân vật là một hình tượng khác nhau về con người cùng trí thông minh của họ. Qua câu chuyện bác sĩ sói, ta thấy được chú ngựa thật thông minh khi bình tĩnh, tương kế tựu kế, đã lừa được con sói gian ác và thoát chết. Sói bị ngựa trừng trị bằng một cú trời giáng.

“Ngựa lễ phép: - Cảm ơn bác sĩ, cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa

giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu.”

Lúc sói mừng thầm, “mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào đùi

ngựa” thì “ngựa nhón chân sau, vờ rên rỉ, thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm, nó tung vó đã một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra...” [15; tr 41]. Cách mà ngựa xử lí tình huống hết sức

thông minh, ngựa đã lừa lại được Sói bằng cách giả vờ tin Sói, nói giọng rên rỉ, thảm thiết như là đau thật. Ngựa cũng biết lựa đúng thời cơ, chọn đúng thời điểm để đá Sói một cú trời giáng. Đó là sự đáp trả cho kẻ gian dối, lừa bịp, độc ác. Câu chuyện ca ngợi trí thông minh của con người, là bài học về cách đối nhân xử thế trong xã hội. Cần biết ai là bạn tốt, ai là kẻ xấu, không nên vì những lời dụ dỗ ngon ngọt mà nhẹ dạ tin tưởng. Đối với những kẻ xấu xa, cần có cách trừng trị xứng đáng để chúng nhớ đời.

Cũng tương tự như thế, câu chuyện mưu chú sẻ, quả tim khỉ cũng thấy được trí thông minh của chú sẻ và chú khỉ. Khi bị cá sấu có ý định ăn thịt khỉ, khỉ đã bình tĩnh, nghĩ ra cách để đối phó lại con vật xấu xa, độc ác. Qua đây, câu chuyện giáo dục ta bài học đáng nhớ là phải biết nhận âm mưu của những kẻ giả dối, bình tĩnh trước mọi tình huống và xử lí một cách thông minh để bảo vệ bản thân và trừng trị kẻ ác.

2.2.3. Những bài học kinh nghiệm cuộc sống

Truyện ngụ ngôn nhằm biểu đạt một triết lí, một điều giáo huấn một cách bóng gió, do vậy nhân vật thường là một nhân vật loài vật nào đó. Một bài đáng nhớ cho cho Ngựa con vì đã quá chủ quan, tự tin rằng mình có bộ móng

chắc khoẻ, trước ngày thi chỉ chăm chút cho ngoại hình “Chú sửa soạn mải

mê và cứ soi bóng mình với cái bờm được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch” [17; tr 82]

Bỏ qua lời khuyên của người cha là nên đi đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Lời khuyên của cha rất hữu ích vì cuộc thi chạy sắp tới, với Ngựa con thì bộ móng có chắc khoẻ mới có thể chiến thắng được. Kết quả là “Vòng thứ

nhất và vòng thứ hai, Ngựa con cứ dẫn đầu với những bước sải dài khoẻ khoắn. Bỗng dưng cậu cảm thấy có thứ gì đâm đâm vào chân, cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Ngựa con đau điếng, dừng lại, nhìn thấy bạn bè lướt qua mặt”. Bài học mà Ngựa con rút ra cũng chính là lời khuyên dạy của tác giả

dành cho người đọc là: “Không được chủ quan dù là việc nhỏ nhất”

Truyện ngụ ngôn có nội dung ca ngợi cuộc sống của người dân lao động. Từ khi đó, con người có ý thức dùng các con vật để nói về mình, mượn con vật để nói lên những tâm tư, tình cảm, những ước muốn của bản thân và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong truyện cũng phản ánh những thực tế về đời sống khi mà con người lo toan với miếng cơm, manh áo thì luôn có những suy nghĩ đổi đời, ước mơ về một cuộc sống nhàn hạ, sung túc nhanh chóng. Chuột nhà và chuột đồng là một ví dụ điển hình.

Chuột nhà nhân chuyến về thăm quê chuột đồng... lúc nào cũng phải lo lắng, đề phòng, sợ lắm!

Chú chuột đồng trong truyện ban đầu vẫn quen với môi trường sống khó nhọc với lao động chân tay nhưng sau khi nghe lời dụ dỗ của chuột nhà đã lên thành phố. Sau hai lần làm ăn thất bại, nó đã quyết định về quê cũ cho dù phải lao động khó khăn, cực nhọc. Câu chuyện rất nhẹ nhàng đã cho ta biết phần nào về đời sống thực tại, khuyên răn con người chớ có ham mê, mơ tưởng về những thứ vật chất có được một cách dễ dàng mà phải biết cái gì cũng cần lao động thì mới có thành quả thu được.

Trong thế giới loài vật, Sư Tử được mệnh danh là chúa sơn lâm, kẻ to lớn có sức mạnh khiến muôn loài đều khiếp sợ. Một lần Sư Tử đang ngủ thì Chuột nhắt đi qua, không may là Sư tử tỉnh giấc. Sư tử rất tức giận nhưng trước những lời cầu xin, hứa sẽ đền đáp công ơn của con vật nhỏ bé, Sư Tử đã thả cho Chuột Nhắt đi. Vào một ngày, Sư Tử bị trúng bẫy của thợ săn, không tài nào thoát ra được chỉ có ngày chờ chết thì không thể ngờ được rằng lại có thể thoát chết và bất ngờ hơn, người cứu Sư Tử chính là chuột nhắt. Chuột Nhắt huy động bạn bè của mình tới, dùng răng cắn đứt dây thừng và cứu thoát Sư Tử khỏi bẫy của người thợ săn. Từ đó, Sư Tử và Chuột Nhắt trở thành bạn tốt của nhau. Qua câu chuyện này ta thấy rằng, trong cuộc sống không ai biết được điều gì, dù là người có quyền uy và sức mạnh nhất thì cũng có lúc gặp nguy hiểm và cần sự giúp đỡ. Người nhỏ bé, không có sức mạnh nhưng cũng có thể làm nên những việc lớn. Vì vậy, không nên khinh thường, đánh giá thấp người khác. Biết giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn và là người bề trên thì nên tha thứ, bỏ qua, không bắt bẻ những lỗi nhỏ của kẻ bề dưới.

Truyện ngụ ngôn cũng dùng loài vật để dạy người đời có cái nhìn khách quan, tổng quát chứ không được nhìn và đánh giá người khác một cách phiến diện. Một quy luật trong cuộc sống là nếu bạn khác với những người khác thì bạn sẽ bị họ cho là lạc loài, xấu xí cho dù tế ngược lại. Con vịt xấu xí là một câu chuyện như thế. Vì yếu Thiên Nga con qua yếu ớt nên Thiên Nga mẹ đành phải gửi con mình ở lại cho gia đình nhà Vịt. Qua thời gian, Thiên Nga con lớn dần cùng đàn vịt nhưng đàn vịt con luôn coi Thiên Nga là đứa xấu xí

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w