THẾ GIỚI NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC QUA MỘT SỐ THỂ LOẠ

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 29 - 36)

Ở CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC QUA MỘT SỐ THỂ LOẠI 2.1. Nhân vật loài vật trong truyện cổ tích

Trong thế giới cổ tích, nhân vật loài vật hết sức phong phú và đa dạng. Bước vào thế giới nhân vật này, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều con vật gần gũi xung quanh cuộc sống. Đó là một số con vật nuôi trong nhà như trâu trong truyện Trí khôn, Ngỗng trong truyện Anh chàng ngốc và con ngỗng

vàng. Cũng có thể gặp các con vật sống hoang dã ngoài thiên nhiên như

Công, Quạ, chim Sẻ, Rùa, Thỏ, Khỉ, Cò, Vạc, Cóc,... hay một số loài cây, hoa, quả như: cây vú sữa, cây khế...

Nhìn chung, truyện cổ tích loài vật phản ánh nhận thức, hiểu biết của con người về thế giới các con vật. Một bộ phận truyện cổ tích loài vật có nhân vật là con người tham gia, một bộ phận khác nhân vật trong truyện hoàn toàn là các con vật. Mỗi câu chuyện là một sự lí giải về đặc điểm, nguồn gốc của các loài vật. Vì sao công có bộ lông sặc sỡ, tuyệt đẹp mà quạ lại mang trên mình bộ lông đen sì xấu xí, vì sao trâu không có hàm răng trên và vì sao trên mình hổ lại có những vết vằn đen, vì sao có quả dưa hấu... vì sao và vì sao... Tất cả những câu hỏi ấy đều được lí giải thông qua truyện cổ tích.

2.1.1 Truyện cổ tích lí giải đặc điểm, nguồn gốc các con vật.

Theo tác giả dân gian thì thực chất trước đây trâu vẫn có hàm răng trên, hổ có bộ lông vàng chứ không phải những vằn đen như bây giờ. Hổ rất kiêu ngạo tỏ ra oai vệ, ta đây là to lớn, có sức mạnh làm muôn loài phải khiếp sợ nhưng khi nhìn thấy con trâu to lớn bị bác nông dân đánh đập, quát tháo thì Hổ rất tò mò muốn biết. Sau khi hỏi Trâu, Hổ biết được con người có trí khôn và càng tò mò hơn và rất muốn xem cái trí khôn ấy như thế nào mà có thể điều khiển được mọi vật. Vì quá tò mò, Hổ bị bác nông dân lừa buộc vào gốc cây để Hổ không ăn thịt trâu trong lúc về nhà lấy trí khôn. Sau khi trói Hổ, bác nông dân chất rơm xung quanh và châm lửa đốt Hổ, dây thừng cháy hổ mới thoát thân chạy vào rừng sâu, những vết vằn đen trên lưng hổ cũng có từ đó.

Riêng về phần trâu, khi thấy bác nông dân trừng trị Hổ thì cười rất hả hê, và bị va vào tảng đá nên mất hàm răng trên. Câu chuyện là lời giải thích thẹ nhàng, thú vị cho đặc điểm của Trâu và Hổ đồng thời ca ngợi trí thông minh của con người lao động, ước muốn làm chủ và chế ngự thiện nhiên. Con người tuy nhỏ bé nhưng sở hữu trí khôn mà không loài động vật nào khác có.

Thế giới loài chim muôn màu muôn vẻ với đầy đủ màu sắc, Công là loài được xem như là chúa tể bởi sỡ hữu một bộ lông tuyệt đẹp. Còn Quạ lại là con vật được con người xem là đen đủi, đem lại điều xấu mỗi khi nó xuất hiện vì nó sống ở những nơi thiếu bóng con người và khoác trên mình bộ lông đen tuyền. Tất cả đã được người xưa lí giải một cách sinh động thông qua câu chuyện Quạ và Công. Quạ được xem như là con vật khéo tay, tỉ mỉ vì vậy với tài nghệ của mình, Quạ đã tô màu cho người bạn của mình là Công trở thành loài sở hữu bộ lông đẹp và rất sặc sỡ trong muôn loài còn Công thì không khéo tay như Quạ và lúc vẽ cho quạ thì đã không còn thời gian vì vậy Quạ lấy lọ màu đen đổ lên khắp người. Tuy là bạn nhưng giờ đây Công là loài vật có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim, được mọi người chiêm ngưỡng còn Quạ thì bị xem như là con vật đen đủi, mang lại vận xui. Quạ trốn vào tận rừng sâu để không ai thấy mình nữa.

Đọc truyện cổ tích ta có thể biết được đặc điểm của các con vật như: thỏ chạy nhanh, rùa thì chậm chạp để khi nhắc đến mỗi đặc điểm thì có gắn liền với mỗi con vật. Ta thường có câu: Chậm như rùa, nhanh thư thỏ.

Trong câu chuyện Rùa và Thỏ vì ỷ thế mình chạy nhanh nên Thỏ đã nhởn nhơ, thong thả hái hoa, bắt bướm rồi ngủ bên đường còn Rùa biết mình chậm chạp nhưng đã cố gắng hết sức để về tới đích. Kết quả là Thỏ tỉnh dậy đã thấy Rùa gần tới đích, khi đó Thỏ vắt chân lên cổ chạy cũng không kịp nữa. Câu chuyện nêu lên đặc điểm của hai loài vật Thỏ và Rùa, Thỏ nhanh nhẹn nhưng quá tự tin, khinh địch, coi thường và luôn chế diễu Rùa, xem ta đây là nhất nhưng đã thua thảm hại trong cuộc thi chạy với Rùa, còn Rùa biết mình chậm chạm nên đã kiên trì, cố gắng nỗ lực để về tới đích, dạy cho Thỏ bài học về

tính tự cao, khinh thường người khác. Qua đây, tác giả dân gian cũng muốn giáo dục con người phải biết khiêm tốn trước những lợi thế mà mình có, không được khinh thường, chế diễu yếu điểm của người khác, biết cố gắng, kiên trì và khắc phục khuyết điểm của mình.

Cóc là con vật không hề xa lạ với cuộc sống của người dân Việt Nam ta, Cóc có nhiều ở vùng nông thôn, mỗi khi Cóc nghiến răng tức là trời sắp mưa. Đó là kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình sinh hoạt và lao động của nhân dân mà có được. Tác giả dân gian có điều lí giải hết sức thú vị cho đặc điểm đó của con Cóc thông qua một câu chuyện ý nghĩa, mang tính cộng đồng. Ở đó là một thế giới các loài vật như thế giới loài người. Cóc tuy nhỏ bé nhưng đã tập hợp, điều kiển được các con vật khác khiến Ngọc Hoàng cũng phải chịu thua.

“Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh: - Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.

Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống trờ đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động”

(Tiếng Việt 3, tập 2)

Những con vật to lớn đầy sức mạnh như Cọp, Gấu, tinh ranh, gian xảo như Cáo, đến trước cổng trời đều run sợ chỉ có Cóc là dám lên tiếng, chỉ huy mọi người để nói lên nguyện vọng của mình với Ngọc Hoàng. Cóc tuy nhỏ bé thôi nhưng hết sức gan dạ, dám làm những điều mà những người khác không dám. Đặc điểm này gắn liền cho Cóc và bởi thế dân gian có câu: “Gan như cóc

tía” để chỉ những người có đức tính gan lì, không sợ sệt và dũng cảm. Ngoài

muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền” nên sau này cứ hễ Cóc nghiến răng là trời sắp mưa, đây là một kinh nghiệm quý báu cho người nông dân Việt Nam trong trồng trọt, canh tác khi mà tất cả đều phụ thuộc vào trời đất. Với Cóc, con vật nhỏ bé nhưng gan lì đã dám đứng ra kiện Ngọc Hoàng vì sao ba năm rồi không cho mưa xuống khiến mọi vật khô héo và cách bày binh bố trận của Cóc đã đối phó lại khi Ngọc Hoàng tức giận khiến Ngọc Hoàng cũng phải nể phục và sợ Cóc lên quấy phá nhà Trời nên dân gian mới có câu:

Con Cóc là cậu ông trời, Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho

Cũng giống với thế giới động vật, thế giới thực vật cũng hết sức đa dạng, phong phú, mỗi loài cây, hoa, quả đều có một đặc điểm riêng. Để giải thích cho những đặc điểm ấy, tác giả dân gian cũng có những câu chuyện hay và khá ý nghĩa. Hoa Cúc là loài hoa đặc trưng cho mùa thu ở Việt Nam, đó là một loài hoa có nhiều cánh nhỏ, có nhiều màu như trắng, vàng, tím, đỏ,... mỗi khi hoa Cúc nở rộ cũng chính là lúc mùa thu đến. Câu chuyện bông hoa cúc trắng kể về một cô bé hiếu thảo đã không quản ngoài trời lạnh giá, cô khoác một chiếc áo mỏng manh ra đường tìm thầy thuốc về khám bệnh cho mẹ đang bị ốm ở nhà. Rất may, cô bé đã gặp được ông Tiên và chỉ cho cô bé đi hái bông hoa ở gốc đa đầu rừng. Tuy nhiên số cánh hoa chính là số ngày còn sống của mẹ cô bé.

“Cô bé cuối xuống nhìn bông hoa và đếm: Một, hai, ba, bốn... hai mươi. Trời ơi! Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư?

Suy nghĩ một lát, cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Mỗi sợi nhỏ biến thành một cánh hoa dài và mượt. Bông hoa hai mươi cánh biến thành một bông hoa vô vàn cánh hoa”

(Tiếng Việt 1, tập 2)

Và như vậy mẹ cô bé được cứu sống, hai mẹ con lại được sống vui vẻ bên nhau. Loài hoa ấy người ta gọi là hoa cúc trắng. Một câu chuyện thật cảm động về tình cảm gia đình, của người con giành cho mẹ của mình, ý nghĩa

giáo dục rất lớn, con cái phải biết yêu thương cha mẹ, biết quan tâm chăm sóc lúc người thân đau ốm, dành tất cả tình thương của mình cho cha mẹ mới đúng với phận là con. Câu chuyện cũng là lời lí giải của tác giả dân gian về đặc điểm của bông hoa cúc trắng, các em viết được vì sao các loài hoa khác ít cánh và cánh lớn mà hoa cúc lại nhiều cánh, mỗi cánh lại nhỏ, dài.

Cây vú sữa là loài cây quen thuộc ở nước ta, quả của nó tròn, khi ăn bóp nhẹ xung quanh sẽ có đường nứt và một dòng sữa trắng lóng lánh như sữa mẹ trào ra. Có lẽ vì lí do đó, cây có tên là cây vú sữa. Từ xưa nhân dân ta đã sáng tạo nên một câu chuyện đầy cảm động để giải thích cho đặc điểm này, và về tên gọi vú sữa. Người con do quá được nuông chiều mà sinh hư nên khi bị mẹ mắng đã bỏ nhà đi không biết đường về. Mẹ cậu đau buồn mong chờ con đêm ngày mà kiệt sức gục xuống. Cậu đi mãi và “không biết cậu đã đi

bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi” (Tiếng Việt 3, tập 1)

Người con hiểu ra là chỉ có mẹ nuôi dạy, thương yêu cậu và cậu đã sai khi bỏ nhà đi, cậu quyết định tìm đường về nhà với mẹ. Thế nhưng, về tới nhà, khung cảnh mọi vật vẫn y nguyên, khóc lóc gọi mẹ mà không thấy mẹ đâu, cậu gục xuống ôm cây xanh trong vườn. Cây xanh ấy chính là người mẹ hoá thành khi quá đau buồn mòn mỏi chờ đợi con trong vô vọng. Tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ, cây rung rinh như bàn tay mẹ âu yếm vỗ về, quả ngọt ngào thơm mát như dòng sữa mẹ. Chính vì vậy, sau này người ta gọi cây ấy là cây vú sữa. Câu chuyện giải thích về đặc điểm, nguồn gốc của cái tên nhưng cũng thật cảm động, đó là bài học cho những ai chưa thật sự hiếu thảo, nghe lời cha mẹ mình. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con là vô bời bến, làm tất cả cũng để tốt cho con mà thôi. Câu chuyện mang tính

giáo dục cao cho tứa tuổi thiếu nhi, là lời khuyên nhẹ nhàng để các em nghe lời cha me, biết nghe lời và thương yêu, không làm cho ba mẹ phải buồn.

Những cách giải thích về đặc điểm của con vật hay cây cỏ, hoa lá đều rất ngộ nghĩnh, nhẹ nhành, rất hợp lí trong thời kì xa xưa khi khoa học chưa phát triển và cũng ý nghĩa, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí các em nhỏ, mang tính giáo dục cao.

2.1.2 Mối quan hệ giữa các con vật

Ngoài việc giải thích đặc điểm, tên gọi, truyện cổ tích về loài vật còn nói về mối quan hệ giữa chúng. Loài vật cũng có mối quan hệ gia đình, bạn bè, thù địch, ....Về mảng này, tác giả dân gian đã biến những loài vật bình thường trở nên sinh động, mượn thế giới loài vật ấy để nói lên cuộc sống, những điều gặp phải trong xã hội, và muốn thông qua đây răn dạy con người những điều hay, lẽ phải.

Quan hệ bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện được mối quan hệ tương trợ, Thế giới loài vật đa dạng, phong phú. Chúng sống với nhau và có mối quan hệ tương quan, với câu chuyện cóc kiện trời, những nhân vật đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống và mối quan hệ của chúng. Với các đại từ xưng hô tôi, bác, chú, anh, chị,... cho ta thấy một điều, dưới con mắt của người xưa, các con vật sống với nhau hòa thuận, tình cảm và rất đoàn kết. Thể hiện ở chỗ, khi nhân gian bị hạn hán, các loài vật cùng nhau lên trời để hỏi Ngọc Hoàng vì sao không cho mưa xuống. Lên tới thiên đình “Cóc bảo Cáo,

Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi... Ngọc Hoàng giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc. Bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bộ rậm xong ra vồ Gà.... Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa lên mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không còn sót người nào” [13; tr 122]. Từ

những chi tiết trên cho thấy, các con vật đã đoàn kết, hợp sức lại, bảo vệ lẫn nhau để Ngọc Hoàng cho mưa xuống, đem lại cuộc sống cho mọi vật dưới trần gian.

Ở truyện Quạ và Công, Quạ và Công đều có bộ lông xấu xí và sống thân thiết với nhau trong rừng. Quạ vốn khéo tay nên đã nhiệt tình giúp bạn mình tô vẽ lên thành một bộ lông đầy đủ sắc màu để Công được mệnh danh là loài chim có bộ lông đẹp như ngày nay. “Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho Công

trước: cái đuôi Công trở nên lóng lánh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác rất nhiều”. Là bạn bè với nhau, các con vật luôn

muốn giúp đỡ bạn mình để trở nên tốt hơn, đẹp hơn. Đó mới là tình bạn chân chính thật sự. Tuy là những loài vật nhưng qua trí tưởng tượng và óc sáng tạo của tác giả dân gian chúng lại trở nên sinh động, có tình cảm, có cuộc sống và các mối quan hệ với đồng loại như của con người.

Ngoài ra còn có mối quan hệ anh em, tình cảm gia đình. Cò và Vạc là một ví dụ. Đây là những con vật gắn liền với đời sống lao động của người dân Việt Nam ta trên đồng thẳng cánh cò bay. Nhận thấy sự giống nhau của Cò và Vạc nên tác giả dân gian đã kết chúng thành anh em. Tuy nhiên, dưới con mắt của họ, hai anh em này tính cách lại rất khác nhau. “Cò ngoan ngoãn, chăm

chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ”. Là anh, Cò luôn khuyên răn

em học hành nhưng Vạc vẫn không chịu nghe lời. Kết quả là Cò học giỏi nhất lớp còn Vạc chịu dốt. Như vậy ta thấy rằng, tình anh em trong tâm thức của

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w