Nhân vật loài vật trong truyện đồng thoạ

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 43)

2.3.1 Nhân vật loài vật sống cùng cuộc sống của con người

Dù là nhân vật loài vật, thế nhưng trong truyện đồng thoại, nhân vật cùng sống, cùng trò chuyện, tâm sự với con người và khuyên dạy cho con người

những triết lí đạo đức. Cây si già trong câu chuyện Cậu bé và cây si già như một người lớn, đầy tình bao dung, đã tha thứ cho những hành động vô ý thức của cậu bé là lấy con dao hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Dù rất đau nhưng cây vẫn cố lấy giọng vui vẻ hỏi cậu bé:

- Chào cậu bé, cậu tên gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao.

[15; tr 45]

Cậu bé khi được khen về cái tên thì cũng rất vui.

Việc cây si già trò chuyện với cậu bé làm cho câu chuyện thêm phần sinh động, điều này rất thu hút đối với thiếu nhi, và giáo dục các em cũng dễ dàng hơn. Tác giả mượn lời cây si già để khuyên răn các em với những hành động không tốt.

“- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không?- Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi.

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”

[15; tr 45]

Chính sự hợp lí trong dẫn dắt của cây si già, cuộc nói chuyện đã giúp cậu bé đặt mình vào vị trí của người khác, cảm nhận nó và nhận ra hành động của mình là sai. Câu chuyện là một bài học khuyên các em khi làm một điều gì đó cũng cần suy nghĩ và nhất là biết đặt mình vào vị trí của người khác thì mới có thể cảm nhận được cảm giác của họ để hành động đúng đắn.

Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, song song với cuộc sống của con người là cuộc sống của Dế Mèn cùng với một xã hội đông đúc trong đó. Có những cậu bé vẫn thường xuyên đi ra đồng bắt dế để chơi. Thế là Dế Mèn gặp những cậu

bé đó. “Bỗng đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con, tay cầm que, tay xách ống

bơ nước. Thấy bóng người tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang. Bỗng chốc, tôi nghe tiếng chân bước thình thịch loạn trên đầu Và ríu rít tiếng nói, tiếng gọi:

- á à. Này! - Cái gì?

- Chỗ này đích rồi. Ðất đùn mới tinh!

- Ờ ờ đúng. Gớm chửa, bao nhiêu đất mới đùn. Lại vết chân cu cậu mới vào còn nhẵn thín. Bé ơi! Ðưa dao đây để tớ khoét lỗ, đằng ấy đi xách nước đi. Nhanh lên”.

Đoạn văn thể hiện sự sinh động trong cách miêu tả của nhà văn, đó là

cách nhập tâm và nói lên suy nghĩ của Dế Mèn khi gặp hai cậu bé. Dường như con người và loài vật ở hai thế giới khác nhau nhưng khi nhìn nhận dưới con mắt của Dế Mèn thì thế giới ấy là một mà thôi. Dế Mèn hiểu được hai cậu bé đang làm gì, nói gì và sẽ làm gì.

“Lập tức tôi nghe tiếng thọc dao chuyển cả đất và thấy đất rơi lả tả xuống ngay đầu. Biết có biến lớn, tôi vội nhảy lên nấc cao trên ngách thượng. ...

Hai đứa trẻ ranh lắm. Chúng không chịu bỏ. Chúng huỳnh huỵch chạy quanh, xem xét các dấu vết. Nhất là cái cậu tên là Nhớn. Mấy lần Bé đổ nước không thấy dế bò ra đã toan đi nhưng Nhớn cứ khăng khăng:

- Tớ cam đoan với cậu thế nào cũng phải có. Mà lại là dế to hạng nhất cơ. Cái thứ dế cụ nó bạo nước lắm, ngập cả râu trong nước nó cũng vẫn đứng được, phải ngâm nước đến hàng giờ thì dế cụ mới chịu sặc mà chui ra. Bây giờ mình phải lấp hết các ngách xung quanh cho nước đọng lại trong hang, cu cậu tắc thở, thế nào cũng tuồi ra thôi.”

Dế Mèn cũng tưởng tượng ra cảnh bị bắt và những cảnh sau đó một cách chân thực và rất hiểu vấn đề. Có vẻ như mọi điều cậu đều biết trước và

có kiến thức xã hội cũng như một sự trải đời thật sự giống như sống trong cuộc sống của con người vì nếu không thì sẽ không thể biết được điều già đang diễn ra, hai cậu bé đó đang làm gì.

“Tôi lo quá, phen này phải bò ra mất. Ôi thôi, nếu bò ra bây giờ, đời tôi còn gì? Hai đứa trẻ kia sẽ bắt tôi đem về làm miếng mồi ngon cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỡ gà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. Mà cứ gan liền chôn chân ở đây thì cũng chết ngạt, chết đuối mất”

Cũng có những suy nghĩ, tư tưởng như con người nhưng ở chú Sẻ và bông hoa bằng lăng lại là những tình cảm tuyệt đẹp cho một tình bạn chân thành nhất. Vì biết Bé Thơ bị bệnh phải nằm trong bệnh viện và không thể ngắm được bông hoa bằng lăng cuối mùa, hoa đã cố gắng hết sức để kéo dài thời gian còn chim Sẻ thì hiểu được ý của hoa đã làm sà sành xuống cửa sổ cạnh giường bé Thơ. “Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé

Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

...

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ”. [15; tr 26 ]

Ở đây, chim Sẻ và hoa bằng lăng đều xem bé Thơ là người bạn thân thiết, bé Thơ cũng vậy. Cả bông hoa và chim Sẻ đều suy nghĩ cho người bạn của mình, mong muốn cho bé Thơ được nhìn thấy bông bằng lăng cuối cùng. Qua đây, ta thấy chúng có những suy nghĩ và hành động mà những con người sống xung quanh chúng không thể nào đoán biết được mà chỉ cho rằng đó là điều xảy ra một cách tự nhiên mặc dù hơi khác thường bởi không thể ngờ được loài vật lại có thể như vậy.

Với truyện Người đi săn và con nai, con người và loài vật sống cùng một thế giới, nói cùng một ngôn ngữ.

“Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi: - Đến chơi với tôi à?

- Không phải.

- Thế đi đâu ? Ở đây vắng quá ! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy.

- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát. - sao ?

- Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt không biết đường chạy. Cái súng này để bắn.

- Ác thế.

- Thịt nai ngon lắm ! Cây trám rưng rưng

- Thế thì cút đi. [20 ; tr 107]

Qua đoạn trích ta thấy, người đi săn nói chuyện với cây trám như những người bạn với nhau. Lúc gặp nhau cũng trò chuyện, hỏi han, quan tâm nhau. Khi biết chuyện người đi săn chờ đợi để bắn nai, cây tỏ thái độ căm ghét và đuổi người thợ săn đi.

Tác giả đã thổi vào các loài vật những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của con người làm chúng trở nên có hồn và hết sức sinh động. Hơn nữa, dưới con mắt của các nhà văn, loài vật sống chung với con người và hiểu được mọi điều đã và đang xảy ra.

2.3.2. Nhân vật loài vật trong truyện đồng thoại mang hình tượng trẻ em. Truyện đồng thoại dành cho lứa tuổi trẻ em, nhân vật trong đồng thoại đồng thời là hình tượng trẻ em. Đồng thoại miêu tả loài vật, nhưng thực chất là hướng vào trẻ em như một đối tượng phản ánh (tính cách của Dế Mèn, Bọ Ngựa chính là tính cách của trẻ con: hiếu động, hiếu thắng, thích khám

phá…). Các nhân vật rất có cá tính. Khi miêu tả, nhà văn đã hướng về tìm tòi các nét cá biệt của nhân vật, những dấu ấn trẻ con… khiến cho hình tượng thêm sinh động. Ở Dế Mèn phiêu lưu kí, Dế Mèn hiếu thắng, hay trêu ghẹo người khác mà không biết đến tai họa phía sau đó.

“Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chọc chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:

- Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

- Ðùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây, Hừ hừ.... - Ðùa chơi một tí.

Hừ hừ...cái gì thế? - Con mụ Cốc kia kìạ

Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi: - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? - Ừ

- Thôi thôi...hừ hừ...Em xin vái cả sáu taỵ Anh đừng trêu vào...Anh phải sợ...

Tôi quắc mắt:

- Sợ gì? mày bảo tao phải sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!

- Thưa anh, thế thì, hừ hừ...em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi. Tôi lại mắng Dế Choắt và bảo:

- Xem tao têu chọc con mụ Cốc đây này.

Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba cái cùng béo vặt lông cái nàỏ Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn”. [18; tr 15]

Cả Dế Mèn và Dế Choắt đều đang ở tuổi tuổi trẻ con, còn rất dại dột, Dế Mèn hiếu thắng, không lường trước được việc mình đang làm, không quan tâm đến

người mình trêu ghẹo là ai. Hậu quả là Chị Cốc hiểu nhầm và tất cả giận dữ đổ lên đầu Dế Choắt.

“Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu! Rồi Dế Choắt lùi vàọ

-Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu "Chối này! " chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ. Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng” [19; tr 15]

Chú sẻ và bông hoa bằng lăng cũng đều là những người bạn của Bé Thơ, biết quan tâm, lo lắng cho bạn mình. Một hành động rất đẹp đó là khi Bé Thơ bị ốm, bằng lăng nở hoa nhưng không cảm thấy vui, và đã cố giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bạn của mình. Việc làm ấy thể hiện sự quan tâm của những người bạn tốt dành cho nhau. Ở đây, hoa bằng lăng và Bé Thơ giống như những người bạn cùng trang lứa, cùng nhau vui chơi, quan tâm, lo lắng cho nhau. Còn chim Sẻ, cũng là một người bạn rất yêu quý bằng lăng và Bé Thơ. Sau khi biết được ý định của bằng lăng, Sẻ đã muốn giúp hoa. “Nó chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao đi, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.” Nhờ việc làm này của chim Sẻ mà bằng lăng thực hiện được ý muốn của mình, đồng thời Bé Thơ đã cảm thấy rất vui khi được ngắm hoa.

Trong Đôi cánh của ngựa trắng, Ngựa trắng là hình tượng của một đứa trẻ còn sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, được mẹ quan tâm, dặn dò hết mực. Cậu là ngựa, có đôi chân phi xa và nhanh nhất thế nhưng với tính cách tò mò, thích khám phá cái mới, cậu lại muốn có đôi cánh như của đại bàng.

“Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao được bay như Đại Bàng. - Anh Đại Bàng ơi ! Làm thế nào để có cánh như anh ?

Đại Bàng cười :

Phải đi tìm ! Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh !

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm …Chưa thấy “đôi cánh” đâu nhưng Ngựa ta đã gặp bao nhiêu là cảnh lạ”. [19; tr 106]

Trẻ con thường không quý những gì mình có mà lại thích cái của người khác vì nó mới lại, hấp dẫn và Ngựa trắng cũng vậy, cậu thích được bay lượn trên không trung, chao liệng cùng gió, được ngắm nhìn mọi vật.

Hầu hết trong truyện đồng thoại, nhân vật có mang hình tượng trẻ em bởi đây là truyện viết cho thiếu nhi. Các nhân vật là các loài vật ngộ nghĩnh, thân thuộc với các em. Câu chuyện thường là những gì đời thường và gắn liền với các em, qua đây các em thấy hình ảnh của mình trong đó.

2.3.3.Truyện đồng thoại mang hơi thở của cuộc sống, phản ánh hiện thực xã hội.

Truyện đồng thoại tuy viết về thế giới loài vật nhưng nội dung lại mang hơi thở của cuộc sống con người. Ở Dế Mèn phiêu lưu ký, Dế Mèn chính là hình tượng lớp thanh niên thời bấy giờ say mê lý tưởng thế giới đại đồng, thích cuộc sống đổi thay. Sau những lỗi lầm của thời nông nổi, và nhất là khi cậu bị bọn trẻ bắt, Dế Mèn đã thực sự hối hận, biết nhận thức, biết suy nghĩ và trưởng thành hơn. Cậu muốn làm việc gì đó có ích cho cuộc sống này. Và muốn đi ra ngoài khám phá thế giới đó đây. “Dẫu sao, trong mấy ngày qua,

tôi cũng nảy ra một ý nghĩ rất đẹp là đã được thấy mặt đất này bao la, không phải chỉ có cái bờ ruộng, cái đầm nước của quê mình. Có phải trong cảnh trói buộc lại hay có những ao ước phóng khoáng chăng? Chỉ biết, lũ trẻ kia giam giữ mình, nhưng phong cảnh non nước thì bao giờ cũng chờ đón và thúc giục ta hãy vui chân lên, hãy cố đi cho khắp thế gian, đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đó đây thì cuộc sống sẽ nhạt nhẽo lắm”.[19; tr 15]

Tác phẩm đã tái hiện được những điều thường xuyên xảy ra và có thể coi như là cái nếp của xã hội. Đó chính là việc cậy lớn, có sức mạnh, có thế lực bắt nạt những kẻ yếu hơn mình. Hiện tượng này, xảy ra trong xã hội khi

con người bắt đầu có tư hữu về của vật chất. Để rồi những thành phần thấp cổ bé họng, yếu ớt không chút sức lực trong xã hội phải chịu bị bọn cường hào bắt nạt, không lối thoát.

“Anh ơi! Anh ơi! ... ... ....Hu.hu ... ... ...Anh cứu em ... ....hu ... ....hu - Ðứa nào? Đứa nào bắt nạt em?

- Thưa anh, bọn Nhện. Anh cứu ... ...Hu ...hu ... .... Tôi sốt ruột:

- Nhện nào? Sao cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm sao mà cứu được chứ!

Nhà Trò kể:

- Năm trước, phải khi trời làm kém đói, mẹ em phải vay lương ăn của Nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại lủi thủi một mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bưa ăn cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế nào, bao nhiêu năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, món nợ cũg chưa trả được. Nhện cứ nhất định bắt trả nợ, Mấy bận Nhện đã đánh em. Hôm nay bọn Nhện chăng tơ ngang đường để bắt em, vặt chân vặt cánh ăn thịt em.

Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Ðứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Ðời này không phải như thế.

Tôi dắt Nhà Trò đi.

Một quãng, tới chỗ mai phục của bọn Nhện.

Bọn nhện đã công phu chăng bên đường nọ sang bên đường kia, chằng chịt biết bao nhiêu tơ nhện, trùng trùng điệp điệp, đối giá một chú Muỗi Mắt nhỏ nhất loài muỗi cũng không chui lọt. Lại thêm, sừng sững giữa lối đi, một anh Nhện canh gác. Hễ thấy bóng Nhà Trò là làm hiệu cho lũ Nhện nấp hai bên đường kéo ra.

Khi tôi gần tới mạng lưới, nhìn vào các khe đá xung quanh đã thấy lủng củng những nhện là nhện: Nhện mẹ, Nhện con, Nhện già, Nhện trẻ, Nhện nước, Nhện tường, Nhện võng, Nhện cây, Nhện đá, Nhện ma ... ...đủ họ nhà Nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ”. [19; tr 15]

Và trên đường về nhà Dế Mèn đã thực hiện được một việc tốt đó là cứu

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w