Giới thiệu khái quát các tác phẩm văn học có nhân vật loài vật ở chương trình Tiểu học

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 27)

chương trình Tiểu học

Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn… Các em vốn rất yêu cái cái đẹp, cái tốt, cái thực. Những hình tượng nghệ thuật, giàu giá trị nhân văn kết hợp vần điệu, nhạc điệu do các nhà văn dày công sáng tạo trong tác phẩm sẽ gây được những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ, tác động nhẹ nhàng đến nhận thức, tư tưởng tình cảm ở trẻ.

Các loài vật trong tác phẩm văn học như những người bạn được tác giả xây dựng mang đến cho thiếu nhi một sự mới mẻ, là nguồn tri thức vô tận về thế giới xung quanh. Trong chương trình tiếng Việt Tiểu học, các tác phẩm có nhân vật là loài vật hết sức đa dạng, phong phú. Đó là những tác phẩm của Việt Nam, của nước ngoài, đó có thể là những tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện đồng thoại hay là những tác phẩm thơ... chúng được phân bố từ lớp 1 đến lớp 5. Ở lớp 1 là những vần thơ đơn giản với tiếng gáy ò ó o của chú gà trống mỗi buổi sáng giúp các em học vần. Ngoài ra còn biết thêm kiến thức bổ ích về chú gà trống. Loài vật ở lớp 2 lại muôn hình muôn vẻ với những con vật trong rừng. Các loài chim đua nhau hót ríu rít, hoa cúc tỏa hương ngào ngạt, Chim rừng Tây Nguyên như mở hội, chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn.. bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội... họ nhà chim đủ các loại, đủ màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây ven hồ, tiếng hót rộn vang cả mặt nước. Cũng nhộn nhịp không kém gì các loài chim, cuộc sống diễn ra trong khu rừng vô cùng hấp dẫn. Đó là Bác sĩ Sói với Sói và Ngựa trong vai những diễn viên chuyên nghiệp, một loạt con thú

rừng cũng xuất hiện trong Sư tử xuất quân với những vai trò khác nhau. Hay một câu chuyện về sự giả dối trong tình bạn của Khỉ và Cá sấu trong Quả tim khỉ. Trong truyện voi nhà, voi là con vật to lớn nhưng không hề hung dữ mà rất hiền lành, nó đã giúp đỡ con người trong lúc chiếc xe bị vục xuống vũng lầy. Song song với các tác phẩm có nhân vật loài vật là các phẩm có nhân vật cỏ cây, hoa lá. Ta sẽ bắt gặp hình ảnh cây dừa với làm gió mát dịu làm xua tan cái nóng mùa hè oi ả hay là hoa phượng gắn với sự chia ly, xa mái trường, thầy cô, bạn bè... Lớp 3 cũng không kém phần với sự ý nghĩa, tình cảm trong câu chuyện Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng, hay bài học đáng nhớ cho những kẻ chỉ sống ích kỷ và nghĩ đến bản thân mình thông qua câu chuyện Lừa và Ngựa. Sự ngộ nghĩnh, dễ thương và những đức tính tốt đáng để học tập của Đom Đóm được Võ Quảng thể hiện thành công trong Anh Đom Đóm. Ở lớp 4, sự đa dạng lại tập trung nhiều hơn ở nhân vật cỏ cây hoa lá. Nào là cây gạo, cây sầu riêng, cây bàng, cây ngô, cây sồi, cây tre, cây trám... thi nhau kể chuyện. Về phần lớp 5, tác phẩm có nhân vật loài vật có giảm lại, ít hơn so với các lớp trước, tuy nhiên vẫn giữ được sự phong phú với các tác phẩm người đi săn và con nai, con chuột tham lam,... Tất cả đều làm nên một thế giới loài vật đa dạng, hấp dẫn trong mắt các em.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu về nhân vật loài vật, các đặc điểm về tên gọi, ngoại hình, hành động và tính cách, phẩm chất, tư tưởng của một số nhân vật loài vật và cách xây dựng chúng qua một số biện pháp nghệ thuật trong các tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện đồng thoại. Nhìn chung, các tác phẩm văn học có nhân vật loài vật được phân bố vào hầu hết tất cả các lớp nhưng theo số lượng khác nhau. Truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn có số lượng lớn hơn hẳn truyện đồng thoại và tập trung nhiều ở lớp 1, lớp 2. Càng lên lớp trên, số lượng truyện càng giảm lại.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w