Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 65 - 75)

Ở CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 3.1 Nhân hóa

3.3.Một số biện pháp khác

Mỗi nhân vật loài vật là một biểu tượng mà nhà văn sáng tạo nên. Từ đó, nhân vật loài vật có các đặc điểm, tính cách, tư tưởng, tình cảm như con người. Nhân vật loài vật mang tính biểu tượng, điều này được thể hiện qua cách các nhà văn xây dựng đặc điểm ngoại hình, tính cách, tư tưởng, tình cảm.

Trong giáo trình văn học của Lê Tiến Dũng, tác giả có viết: “Đọc tác phẩm văn học, người đọc có thể hình dung ra được các nhân vật như đang hoạt động, đang hiện diện. Đó là kết quả của quá trình xây dựng nhân vật hết sức đa dạng, phong phú. Mỗi phương pháp nghệ thuật, mỗi giai đoạn lịch sử cũng có những cách thức miêu tả nhân vật không giống nhau. Đối với mỗi loại hình nhân vật cũng có biện pháp miêu tả phù hợp. Do đó, ở đây chỉ có thể nêu biện pháp xây dựng nhân vật chung nhất mà nhà văn có thể sử dụng.” [2, tr 48]

3.3.1. Xây dựng nhân vật loài vật thông qua ngoại hình

Các nhân vật được xây dựng thông qua ngoại hình. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được các nhân vật bằng cách tưởng tượng, hình dung. Các nhà văn cho các loài vật mặc quần áo, đội mũ, mang giày dép, đeo kính... như một con người thật sự.

Trong Bác sĩ Sói, Sói được mặc áo choàng trắng, đội mũ, đeo kính,... đó là những trang phục của một vị bác sĩ.

“Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một cái áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.” [13; tr 31]

Việc đóng giả làm bác sĩ để lừa ngựa đã bộc lộ bản chất giả tạo, gian trá của Sói và đó cũng là một bước đệm cho hành động sau đó. Hình tượng mà tác giả xây dựng đã tạo ra một bác sĩ Sói mà người đọc có thể nhận ra bản chất ngay từ đầu câu chuyện. Sói cũng là một biểu tượng của con người giả tạo giống như một diễn viên thực thụ.

Cá sấu có đặc điểm là thường chảy nước mắt, do vậy nó được người đời gán cho sự giả tạo nước mắt cá sấu. Trong truyện Quả tim khỉ, Cá Sấu được miêu tả với các đặc điểm như: dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc.... Nó nhìn khỉ bằng cặp mắt ti hí, với hai hàng nước mắt chảy dài. Qua những hình ảnh đó cũng phần nào cho thấy bộ mặt thật sự của Cá Sấu. Sự giả tạo giấu ở đôi mắt ti hí với hai hàng nước mắt lăn dài, sự độc

ác giấu ở hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, đó là công cụ ăn thịt của Cá Sấu.

Nhân vật chị Nhà Trò trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu có không mặc quần áo như con người nhưng qua cách miêu tả của tác giả, người đọc có thể cảm nhận được một con người yếu ớt trong xã hội

“Chị Nhà Trò này đã bé nhỏ lại gầy guộc, yếu đuối quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cách cô nàng mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khoẻ cũng chẳng bay được xa”.[18;tr 4]

Biểu tượng mà nhà văn Tô Hoài xây dựng thông qua cách miêu tả ngoại hình thật sự của Nhà Trò đã cho thấy một nhân vật yếu ớt, không có một chút sức lực, một chút quyền lực trong xã hội đương thời và hơn nữa lại bị bắt nạt, ức hiếp bởi những kẻ khác.

Cũng như các con vật, các loài cây, loài hoa cũng là những biểu tượng mà nhà văn xây dựng về con người. Những bông hoa bằng lăng giống như người bạn thân thiết với con người, biết suy nghĩ, lo lắng, quan tâm cho những người bạn của mình. Bằng lăng biết Bé Thơ bị ốm nên đã giữ bông hoa cuối cùng để cô bé có thể ngắm được vì đã hết mùa bằng lăng nở. Khi được chim Sơn Ca níu cành xuống cho Bé Thơ Ngắm thì hoa nở càng đẹp và càng tươi. Đó như một hành động của một người hết lòng với bạn bè. Qua đó, ta thấy được một biểu tượng về tình bạn trong sáng rất đáng quý.

Với các đặc điểm được miêu tả, trong câu chuyện cây vú sữa là một biểu tượng về người mẹ thương con, tình mẫu tử thiêng liêng. Mọi bộ phận quả, thân, cành lá... đều tạo nên một sự thống nhất, tạo nên hình hài một người mẹ trong sự tưởng tượng mà ước muốn của cậu bé. “Kỳ lạ thay, cây

xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cây rung rinh cành lá, thì thào : “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon

Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”..

... lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ.

... Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về”

[14; tr 96]

Dù có chuyện gì đi nữa thì tình thương của người mẹ dành cho con mình cũng rất lớn lao và điều đó không bao giờ thay đổi.

Với cách miêu tả chân thực, rõ nét về đặc điểm ngoại hình, vẻ bề ngoài của các nhân vật, người đọc phần nào hiểu được cái phẩm chất bên trong của nhân vật đó. Với mỗi đặc điểm thì có một sự liên tưởng riêng về tính cách, qua đó có thể dự đoán được tình tiết và sau đó là ý nghĩa của câu chuyện.

3.3.2. Xây dựng nhân vật loài vật thông qua ngôn ngữ, hành động

Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không nhận thấy biên pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật loài vật thông qua ngôn ngữ, hành động. Các loài vật mang dáng vẻ của con người, có những suy nghĩ và thể hiện những suy nghĩ ấy thông qua ngôn ngữ, hành động. Từ những hành động, ngôn ngữ cụ thể mà người đọc có thể biết được nhân vật mà tác giả đang gửi gắm, có tính cách, tư tưởng như thế nào. Đó cũng là một dấu hiệu để biết được con người mà tác giả xây dựng dưới lốt loài vật.

Trong truyện Cuộc chạy đua trong rừng, hành động của Ngựa con là chăm chút ngoại hình để thật đẹp trong ngày đua mà lại bỏ qua những lời nói của cha mình là phải tới bác thợ rèn để xem lại bộ móng. “Chú sửa soạn mải

mê và cứ soi bóng mình với cái bờm được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch” [17; tr 82]. Với những hành động và lời nói ấy, ta thấy rằng, nhân vật

ngựa con được tác giả xây dựng nên mang dáng dấp của một người trẻ tuổi, quá tự tin vào bản thân, không chịu nghe lời khuyên của người khác và không biết tính toán, bỏ qua những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt.

Sự gian xảo của Cáo được thể hiện qua hành động đon đả cùng những lời nói ngọt ngào, dễ đi vào lòng người và rất đỗi chân thành với Gà Trống:

Cáo kia đon đả ngỏ lời:

“Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây Để nghe cho rõ tin này

Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân Lòng tôi sung sướng muôn phần Báo cho bạn hữu xa gần đều hay

Xin đừng e ngại, xuống đây Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[13; tr 31]

Toàn bộ lời nói của Cáo đều là giả dối, thể hiện tính cách, bản chất xấu xa, độc ác. Từ cách gọi Gà Trống là anh bạn quý cho đến thông báo tin ràng muôn loài từ nay kết thân rồi diễn tả cảm xúc sung sướng, vui mừng của bản thân và mong muốn Gà Trống xuống để được hôn bày tỏ tình thân. Tất cả là một trò lừa bịp, lời nói có lí có tình với ý đồ dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt. Tuy nhiên, trò đó chỉ lừa được ai nhẹ dạ cả tin còn với anh chàng Gà Trống khôn ngoan lõi đời này thì không thể.

Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn

Gà rằng: “Xin được ghi ơn trong lòng Hòa bình gà cáo sống chung Mừng này còn có tin mừng nào hơn

Kìa, tôi thấy cặp chó săn Từ xa chạy lại, chắc loan tin này.”

Cáo nghe, hồn lạc phách bay Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì.

Gà ta khoái chí cười phì:

“ Rõ phường gian dối, làm gì được ai.”

[13; tr 31]

Sự cảnh giác cao độ, thông minh trong cách xử lí tình huống và lời đối đáp dành cho Cáo đã làm Cáo hoảng hốt, chạy mất hút vì sợ. Đó là để bảo vệ bản thân và cũng trừng trị những kẻ gian xảo, độc ác.

Ở một số tác phẩm, chúng ta thấy rằng, chỉ với những lời nói của các nhân vật với nhau, tác giả không chỉ kể câu chuyện, nói lên ý nghĩa và bài học rút ra mà còn xây dựng nhân vật một cách tự nhiên. Ở Một trí khôn hơn trăm

trí khôn, hai con vật nói chuyện với nhau theo kiểu đối đáp, ai nói cũng có

tình có lí, hết sức nhẹ nhàng nhưng ẩn sâu bên trong đó là những âm mưu, tính toán, ý đồ đen tối. Cuộc đối thoại giữa Chồn và Gà rừng cũng đã khắc họa nên tính cách, đặc điểm của từng nhân vật.

“Một hôm, Chồn hỏi gà rừng: này Gà rừng, cậu có bao nhiêu trí khôn? Gà rừng trả lời: mình chỉ có một trí khôn thôi.

- Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm trí khôn.” [15; tr 31]

Qua đoạn cuộc trò chuyện của Gà rừng và Chồn ta thấy, dù là bạn chơi với nhau nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn và đề cao bản thân mình, còn Gà Rừng lại rất chân thật khi trả lời bạn.

Khi vô tình Thỏ ta gặp Sư Tử, mặc dù trong bụng rất sợ sệt, không dám lại gần nhưng cũng chẳng dám chạy sợ làm kinh động... “Thỏ dò xét thấy sao

Sư Tử cứ im lìm bất động, Thỏ đâu ngờ rằng Sư Tử hôm nay vừa mới ăn xong nguyên con nai tơ bụng no căng cứng nên không thèm ăn thêm con Thỏ bé tẹo kia, Thỏ ta bạo gan lại nằm kế bên Sư Tử, thú rừng đi ngang qua thấy vậy rất thán phục, tỏ vẽ kinh ngạc. Mấy hôm sau Thỏ đi đâu cũng khoe là bạn của Sư Tử, từng ăn chung ngủ chung với chúa sơn lâm. [12; tr 45] Hành động và cách xử lí tình huống khi gặp Sư Tử được miêu tả: không dám lại gần nhưng cũng chẳng dám chạy sợ làm kinh động, Thỏ dò xét đều chứng tỏ đó là một con vật nhát gan nhưng lại thông minh và biết tính toán. Thỏ là giống nhát gan, rất lém lỉnh, nhưng với đồng loại thì hay khoác lác khoe khoang.

Sói và Ngựa đã bộc lộ từng tính cách của mình qua cuộc hội thoại. Một sự giả tạo hiện rõ trong câu chuyện, cả hai đều đang đóng kịch rất đạt. Một bên là Sói với vai bác sĩ lương thiện, khám và chữa bệnh giúp làm phúc chứ

không lấy tiền. Một bên là bệnh nhân Ngựa không có bệnh nhưng vẫn giả vờ đau ở chân và khẩn khoản nhờ cậy bác sĩ khám giúp.

“Sói đến gần Ngựa, giả giọng hiền lành bảo:

- Bên xóm mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh ta chữa giúp cho.

Ngựa cũng giả giọng lễ phép:

- Cảm ơn bác sỹ, cháu bị đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cho. Bao nhiêu tiền cháu cũng xin chịu.

Sói đáp: Chà! Chà!, Chữa làm phúc, tiền với nong gì. Đau thế nào? Lại đây ta xem.

- Đau ở chân sau ấy ạ. Phiền ông xem giúp.” [15; tr 41]

Từng câu nói đã bộc lộ rõ bản chất gian xảo, lừa lọc và mưu mô, độc ác của Sói. Về phía Ngựa thì thể hiện được đó là một chú Ngựa thông minh, biết đề phòng kẻ xấu trong mọi trường hợp đồng thời biết tương kế, tựu kế cho Sói một bài học đích đáng cho sự độc ác vốn có.

Ở Quả tim khỉ, Khỉ là con vật nổi bật bởi sự nhanh nhẹn, thông minh và cũng tốt bụng, biết quan tâm tới người khác. Khi nhìn thấy Cá Sấu với hai hành nước mắt chảy dài, Khỉ đã hỏi thăm ân cần với giọng lo lắng:

- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?

- Tôi là cá sấu. Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn Cá Sấu là loài gắn liền với sự độc ác, giả tạo. Cá Sấu muốn ăn thịt Khỉ nên đã bày ra chuyện vua bị ốm nặng.

- Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần

quả tim của bạn.

Tuy nhiên, may mắn là Khỉ đã kịp trấn tĩnh lại, và bảo Cá Sấu với giọng bình tĩnh, tự nhiên:

- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng báo trước. Quả tim tôi để ở nhà.

Khỉ đã rất thông minh khi nói như vậy vì lúc đó Khỉ đang ở trên lưng Cá Sấu và đã bơi rất xa bờ, nếu mất bình tĩnh và để lộ Cá Sấu biết rằng mình đã nhận ra âm mưu của nó thì Cá Sấu sẽ ăn thịt Khỉ ngay, thế nên mới nói quả tim để ở nhà. Lúc Cá Sấu đưa Khỉ vào bờ, Khỉ đã an toàn, không sợ bị ăn thịt nữa nên mới lật bài ngửa với Cá Sấu với giọng tức giận, phẫn nộ khi nhận ra sự độc ác, bội bạc của người từng xem là bạn bè thân thiết.

“Con vật bội bạc kia. Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như

mi đâu.” [15; tr 51]

Có thể thể thấy rằng, lời nói và hành động chính là một trong những yếu tố thể hiện nên tính cách, phẩm chất của từng nhân vật, có vai trò quan trọng trong việc khắc họa, xây dựng nên nhân vật.

Dù được xây dựng bằng cách nào và như thế nào đi nữa thì các nhân vật đều hiện hữu một cách rất sinh động trước mắt người đọc và nhất là với bạn đọc nhỏ tuổi. Đây có lẽ là một xã hội thu nhỏ cho các em tìm hiểu, khám phá với biết bao điều kì thú, nơi ấy có tình bạn đẹp, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con, sự quan tâm của những thành viên trong gia đình giành cho nhau. Phải kể đến sự tài tình của các tác giả khi lột tả thật đúng tính cách, phẩm chất của các nhân vật chỉ thông qua vẻ bề ngoài, qua hành động lời nói với sự liên hệ vào thế giới con người. Biện pháp sử dụng chủ yếu và có thể nói là chủ đạo trong việc xây dựng các nhân vật trong truyện có thể nói là nhân hóa. Loài vật muốn được như con người thì phải nhờ tới biện pháp nghệ thuật này. Nhờ đó, loài vật cũng biết nói chuyện, suy nghĩ, hành động, có tình cảm yêu ghét, biết đề phòng và trừng trị kẻ xấu như người vậy.

KẾT LUẬN

Văn học thiếu nhi là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, mang đến cho các em những cảm xúc dịu ngọt thời thơ ấu. Với những giá trị mà nó mang lại, văn học thiếu nhi từng ngày qua đã làm giàu có thêm tâm hồn những độc giả nhỏ tuổi. Một nhà văn nào đó đã nói rằng văn học với trẻ em cần thiết như cơm ăn, nước uống và không khí để thở hàng ngày. Trẻ em cần phải được tiếp xúc với tinh hoa văn học từ bé và sớm hình thành thói quen đọc sách cùng với việc biết viết những nét chữ đầu tiên, biết đọc những trang sách đầu tiên. Văn học cho thiếu nhi cũng có đủ thang bậc giá trị như văn học cho tất cả mọi người mà không thể có thang bậc nào được phép hạ thấp đi. Trong đó có thể nói các tác phẩm văn học có nhân vật loài vật thu hút tất cả các em bởi sự hồn nhiên, trong sáng, ngộ nghĩnh, đã đưa các em vào một thế giới mới. Các loài vật có tính cách, ngôn ngữ, những suy nghĩ, hành động thể hiện bản chất đại diện cho một lớp người trong xã hội. Thông qua nhân vật, và những

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa (Trang 65 - 75)