1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc

115 1,5K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế

Trang 1

số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát Dịch bệnh (như cúm A/H1N1)cũng ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu Các biến động

đó đã tác động đến kinh tế Việt Nam, làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chất lượng

và sự mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàncầu Trước tình hình đó, hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng năm 2009 cũnggặp không ít khó khăn trở ngại Năm 2009, ngân hàng ngoại chính thức mở rộng ảnhhưởng trên địa bàn Việt Nam (HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và HongLeong) với lợi thế về đội ngũ nhân viên, tiềm lực tài chính và công nghệ hiện đại Cácnhân tố này vừa là thách thức nhưng cũng là nhân tố kích cầu để ngân hàng Việt Namliên tục đổi mới và hội nhập Từ đó, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngày càngđược nâng cao, đem lại lợi ích cho bản thân ngân hàng và cho toàn xã hội

Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổngtài sản và tạo nguồn thu chính đối với mỗi ngân hàng Xã hội càng phát triển, nhu cầu

về vốn càng trở nên đa dạng, đòi hỏi được đáp ứng đầy đủ và kịp thời, không chỉ riêngđối với các doanh nghiệp mà còn cấp thiết đối với cả khách hàng cá nhân Bên cạnhnhu cầu vốn cho tiêu dùng thì nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch

vụ cũng không hề nhỏ

Một sự kiện nổi bật trong giới ngân hàng không thể không được nhắc đến trongnăm 2009 là lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Á Châu nhận được danh hiệungân hàng tốt nhất Việt Nam của sáu tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới:Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker Tuychỉ mới hơn 16 năm thành lập nhưng ACB đã có những thành tựu nhất định trong hoạtđộng tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ luônchiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay của ngân hàng

Trang 2

Hoạt động tín dụng không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nóichung, với các doanh nghiệp nói riêng mà còn vô cùng quan trọng đối với bản thânmỗi ngân hàng Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng

là vô cùng cấp thiết và quan trọng Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong quá trình

thực tập tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế, tôi đã chọn đề tài " Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế" với mong muốn

được đóng góp một phần công sức của mình vào việc giải quyết những vấn đề tồn tại,những mặt chưa đạt được, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra và nâng cao hơn nữahiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh nhằm phát triển chi nhánh nói riêng và hệthống ngân hàng Á Châu nói chung

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm các mục đích sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa những lý luận về nghiệp vụ cho vay ngân hàng nói

chung và nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cánhân tại các ngân hàng thương mại nói riêng

Thứ hai: Phân tích, đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh

và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánhHuế qua ba năm 2007 - 2009

Thứ ba: Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho

vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Á Châu Chi nhánh Huế trong thời gian đến

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cánhân tại ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: tìm hiểu hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch

vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế

- Về thời gian: từ năm 2007 đến năm 2009

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đối với dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu thứ cấp bên trong và bên ngoài đơn vị.

Dữ liệu thứ cấp bên trong bao gồm các báo cáo tài chính, tài liệu khác của ngân hàng

Dữ liệu thứ cấp bên ngoài bao gồm giáo trình, sách, tạp chí, internet, các khóa luậnliên quan…

Đối với dữ liệu sơ cấp: sử dụng các phương pháp sau

- Phương pháp quan sát: Được tiến hành trong thời gian thựctập ở chi nhánh Quan sát thái độ của khách hàng khi đến vay tại ngân hàng TMCP ÁChâu - Chi nhánh Huế và cách thức làm việc của cán bộ tín dụng tại chi nhánh

- Phương pháp phỏng vấn: hỏi ý kiến trực tiếp của một số khách hàngđến giao dịch tại phòng Khách hàng cá nhân của ACB Huế và ý kiến một số cán bộ tíndụng tại chi nhánh

5.2 Phương pháp xử lí số liệu

Là việc tổng hợp và chọn lọc những thông tin, dữ liệu thu thập được nhằmphục vụ cho công việc nghiên cứu Cụ thể trong quá trình xử lý số liệu tôi đã sử dụngcác phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp lại những thông tin, dữ liệu

thu thập được nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu Sau khi có số liệu sử dụngphương pháp này để lập các bảng phân tích

- Phương pháp phân tích kinh doanh: Là phương pháp dựa trên những số liệu có

sẵn để phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động kinh doanh nhằm tìm ranhững nguyên nhân và giải pháp khắc phục

PHẦN II:

Trang 4

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị tríquan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước Có nhiều khái niệm khác nhau

về ngân hàng thương mại:

Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính

và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính

Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở thường xuyên nhận tiền của công

chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họvào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính

Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư Theo Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998:

"Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng

và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan."

Nói tóm lại, ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính thực hiện hai chức năng cơ bản nhất là huy động vốn và cho vay vốn NHTM sẽ thực hiện chức năng điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu và lợi nhuận là cái mà ngân hàng nhận được từ sự chênh lệch lãi suất trong quá trình huy động vốn và cho vay vốn.

1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại

 Ngân hàng được thành lập chủ yếu để kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụcho thị trường, nhằm tìm kiếm lợi nhuận

Trang 5

 Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn đi huy động được, dùng tiềnnhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế để tài trợ vốn cho các tổ chức, cánhân có nhu cầu.

 Tiền tệ chính là nguyên liệu đầu vào nhưng cũng là sản phẩm đầu ra tronghoạt động của ngân hàng Khách hàng vừa là người cung cấp nguyên liệu đầu vào vàcũng là người tiêu dùng sản phẩm

 Sự thống nhất của các ngân hàng là vô cùng quan trọng Một ngân hàngmuốn tồn tại và phát triển thì phải gắn kết chặt chẽ với các ngân hàng khác và cả hệthống

1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng

Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của ngân hàng thương mại và có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển Thựchiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhànrỗi trong các tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư để hình thànhnguồn vốn cho vay; mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sử dụngcho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế

1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán

Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM sẽ cung cấp cho khách hàngnhiều công cụ thanh toán cho nền kinh tế như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền,ngân phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, nhờ đó tiết kiệm chi phí lưu thông, đảm bảo

an toàn cho các chủ thể tham gia thanh toán và nâng cao khả năng tín dụng

1.1.3.3 Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có điềukiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thểthực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ giấy

tờ, chứng khoán, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp… để

Trang 6

được hưởng hoa hồng, lúc đó ngân hàng sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệuquả cao.

1.1.3.4 Chức năng " tạo ra tiền"

Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua hoạtđộng tín dụng và thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ vớingân hàng trung ương Đó là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại ngân hàng đầutiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp

vụ tín dụng, thanh toán qua nhiều ngân hàng Như từ một lượng tiền gửi ban đầu củakhách hàng, người được ngân hàng cho vay sẽ sử dụng khoản tiền vay để chi trả chocác dịch vụ hàng hóa Khoản tiền này qua tay người thứ hai Giả sử rằng người này gửilại tiền vào ngân hàng để kiếm lãi Quá trình này được tiếp tục (cho đến khi lượng tiềngửi ban đầu về không) đã tạo ra một lượng tiền lớn cho nền kinh tế

1.1.4 Hoạt động của ngân hàng thương mại

1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nằm bênphần Nguồn vốn trên bảng tổng kết tài sản của NHTM Ngân hàng thương mại đượchuy động vốn dưới các hình thức sau:

 Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hìnhthức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy độngvốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước

 Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổchức tín dụng nước ngoài

 Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước

 Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

1.1.4.2 Hoạt động cấp tín dụng

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hìnhthức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài

Trang 7

chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trongcác hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớnnhất.

c Chiết khấu

Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy

tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác

d Cho thuê tài chính

Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lậpcông ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty chothuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động củacông ty cho thuê tài chính

Ngoài ra, NHTM còn có hoạt động bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu,thanh toán quốc tế, môi giới đầu tư chứng khoán…

1.1.4.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt độngsau:

Trang 8

 Cung cấp các phương tiện thanh toán

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

 Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN

 Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép

 Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

 Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liênngân hàng trong nước

 Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép

1.1.4.4 Các hoạt động khác

a Góp vốn và mua cổ phần

NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của cácdoanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật.Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nướcngoài để thành lập ngân hàng liên doanh

b Tham gia thị trường tiền tệ

NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của NHNN, thông quacác hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ

c Kinh doanh ngoại hối

NHTM được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc đểkinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế

d Ủy thác và nhận ủy thác

NHTM được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đếnhoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý

e Cung ứng dịch vụ bảo hiểm

NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộchoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật

Trang 9

g Tư vấn tài chính

NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dướihình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng

h Bảo quản vật quý giá

NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủkét, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật

1.2 Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch

vụ tại ngân hàng thương mại

1.2.1 Nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Khái niệm cho vay

Theo Điều 3, quyết định 1627/2001/QĐ của thống đốc ngân hàng Nhà nước

Việt Nam định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

1.2.1.2 Nguyên tắc cho vay

Ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh tiền tệ thực hiện hoạt động “đivay để cho vay” Hơn thế nữa, các ngân hàng phải trả lãi cho các khoản vốn mà mìnhhuy động Bởi vậy, khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng các ngân hàng luôn phải đảmbảo các nguyên tắc nhất định, đây cũng chính là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng Các nguyên tắc đó là:

Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Khi khách

hàng và ngân hàng đi đến cam kết vay vốn - cho vay vốn tức hai bên đã có một sựđồng ý, sự nhất quán về mục đích sử dụng vốn được thể hiện trong hợp đồng Về phíangân hàng, quyết định cho vay được phê duyệt dựa trên sự thẩm định về chất lượngcủa dự án Việc đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, sử dụng vốn đúng cam kết khôngnhững mang lại sự chắc chắn trong khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng mà còn có lợicho khách hàng Bởi việc sử dụng vốn đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử

Trang 10

dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ cho khách hàng Hơn nữa, nó giúp khách hàngđảm bảo được uy tín và xây dựng được mối quan hệ tốt với ngân hàng.

Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng Xuất phát

từ việc ngân hàng đi vay để cho vay vì vậy sau một thời hạn đã được quy định kháchhàng vay tiền phải hoàn trả tiền cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả tiền cho ngườigửi Tiền lãi thu được từ sự chênh lệch lãi suất sẽ giúp ngân hàng bù đắp, trang trải chiphí hoạt động

Trên thực tế khi khách hàng đi vay vốn, các ngân hàng thường yêu cầu kháchhàng đảm bảo các yêu cầu sau: có năng lực hành vi dân sự, có mục đích vay vốn hợppháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có phương án sảnxuất kinh doanh khả thi, thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định củachính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam

1.2.1.3 Phân loại cho vay

a Theo thời hạn cho vay

 Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm và thường được

sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầusinh hoạt cá nhân

 Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mục đích củaloại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới

kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

 Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Loại tín dụng nàyđược sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất cóquy mô lớn

b Theo phương thức đảm bảo tiền vay

 Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiềnvay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác

 Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vayvốn để quyết định cho vay

c Theo phương thức cho vay

Trang 11

 Cho vay theo món: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thương mạithực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

 Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng thương mại và khách hàng xácđịnh và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định

d Theo phương thức hoàn trả nợ vay

 Cho vay trả góp: tùy theo hợp đồng cho vay mà khách hàng đã ký kết, sốtiền lãi vay phải trả và nợ gốc sẽ được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thờihạn cho vay

 Cho vay phi trả góp: khách hàng trả nợ gốc một lần khi đáo hạn

e Theo mục đích sử dụng vốn vay

 Cho vay đầu tư vàng

 Cho vay trả góp mua nhà

 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

 Cho vay thấu chi tài khoản cá nhân

 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh

 Cho vay hỗ trợ tiêu dùng cho nhân viên công ty

1.2.1.4 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

 Cho vay sinh hoạt tiêu dùng

 Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà

 Cho vay hỗ trợ tiêu dùng

 Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà

 Cho vay sản xuất kinh doanh

Trang 12

bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đấthợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố

Là hình thức đảm bảo mà theo đó, người nhận tài trợ của ngân hàng phảichuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết.Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đốichắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạtđộng của người nhận tài trợ

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sảnđược tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng Bảo đảm tiềnvay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành

từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngânhàng

Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay

cho bên đi vay nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc khôngthể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ Bão lãnh có thể chia thành hai loại chính: bảo lãnhbằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp

1.2.1.6 Rủi ro trong nghiệp vụ cho vay

Theo Wikipedia: “Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt

động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán Luôn

là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng Bất

kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.”

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều 1 (giảng viên đại học kinh tế thành phố Hồ ChíMinh): Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ không còn khả năngchi trả Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khảnăng trả nợ một khoản vay nào đó

Trang 13

1.2.2 Nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng

cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Đặc điểm của khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và doanh nghiệp

tư nhân Hiện nay, khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng được tập trung khaithác theo các chính sách bán lẻ của NHTM

Trong thời kỳ bao cấp, cá nhân không được và ít có nhu cầu thực hiện các giaodịch với ngân hàng Hành vi này ảnh hưởng lâu dài khiến cho khi chuyển sang thời kỳđổi mới kinh tế NHTM phải mất thời gian khá dài để thay đổi hành vi và thu hút kháchhàng cá nhân thực hiện giao dịch qua ngân hàng Nhìn chung khách hàng cá nhân cónhững đặc điểm tâm lý giao dịch như sau2:

 Mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng

 Mang nặng tâm lý ngại phiền phức thủ tục khi giao dịch với ngân hàng

 Ngại giao dịch với ngân hàng sẽ lộ thông tin về thu thập đối với người có thunhập cao

 Mặc cảm, ngại giao dịch với ngân hàng đối với người có thu nhập khôngcao

Nắm bắt được những đặc điểm tâm lý trên đây của khách hàng sẽ giúp ngânhàng có chính sách thích hợp để thu hút khách hàng cá nhân đến giao dịch với ngânhàng

1.2.2.2 Nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ

a Khái niệm

Theo định nghĩa từ trang web của ngân hàng TMCP Á Châu: “Cho vay sản

xuất kinh doanh và làm dịch vụ là nhóm sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúpkhách hàng bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư phát triển mua máy móc, trangthiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng…”

b Đặc trưng của nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ

Trang 14

Theo khái niệm trên ta có thể thấy được một số đặc điểm của cho vay sản xuấtkinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân:

 Đối tượng vay là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân

 Mục đích vay là để bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc mua máy móc, trangthiết bị, phương tiện vận tải, mở rộng nhà xưởng…

 Khách hàng sử dụng số tiền vay vào các hoạt động sinh lời, nguồn trả nợ gắnliền với việc sử dụng số tiền vay

 Khách hàng rất nhạy cảm với lãi suất cho vay

c Phân loại cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ

Cũng như hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, cho vay sản xuất kinhdoanh và làm dịch vụ được phân chia theo các tiêu chí như:

 Căn cứ vào thời gian: bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

 Căn cứ vào mục đích vay: dựa vào mục đích vay của khách hàng thì cho vaysản xuất kinh doanh và làm dịch vụ được phân loại theo các mục đích chính sau:

 Cho vay bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinhdoanh và làm dịch vụ, thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu, hàng hóa và các chi phí cầnthiết…

 Cho vay đầu tư tài sản cố định: máy móc, trang thiết bị có giá trị lớn

d Vai trò của nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ

Đối với sự phát triển của nền kinh tế

Cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ là đòn bẩy quan trọng kích thích

sự phát triển của nền kinh tế Hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh và làm dịch vụđóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế như sau:

 Sự phát triển của nền sản xuất tạo nguồn thu cho ngân sách, từ đóChính phủ sẽ thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc ổn định trật tự xã hội, ansinh giáo dục, cũng như đầu tư vào các dự án trọng điểm của đất nước

Trang 15

 Tín dụng kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển, mở rộngthương mại, dịch vụ.

 Tín dụng sản xuất kinh doanh góp phần tận dụng, khai thác mọi tiềmnăng về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước Góp phần xây dựng kếtcấu hạ tầng, cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 Tín dụng sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ tạo điều kiện phát triểnngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người laođộng

 Tín dụng sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ góp phần ngăn chặn đàsuy giảm kinh tế, nhằm thúc đẩy sản xuất, kích cầu đầu tư

Đối với các ngân hàng thương mại

Cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ là một trong những nhóm sảnphẩm tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm tài trợ vốn cho các khách hàng cóphương án sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ hiệu quả Vai trò của nhóm sản phẩmnày đối với các NHTM được thể hiện ở các khía cạnh sau:

 Trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì nhu cầu vay vốn sản xuất kinhdoanh và làm dịch vụ là thường xuyên và phổ biến nhất Quy mô giải ngân các khoảnvay lớn, do đó nó mang lại cho các ngân hàng nguồn thu nhập lớn từ tiền lãi cho vay

 Các NHTM có thể liên kết bán chéo các sản phẩm khác nhau như: thẻthanh toán, chuyển tiền điện tử, các dịch vụ ngân hàng hiện đại…

 Cân đối nguồn vốn cho vay của NHTM nên phân tán được rủi ro

Đối với khách hàng

Đây là kênh tài trợ vốn cho các phương án sản xuất kinh doanh và làm

dịch vụ khả thi, khách hàng có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh khi vốn tự có chỉđáp ứng được một phần nhu cầu vốn kinh doanh

 Các tiện ích mà nhóm sản phẩm tín dụng này mang lại tạo điều kiệncho khách hàng vay vốn có thể cân đối tốt nguồn thu nhập để trả nợ

e Rủi ro trong nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ

Rủi ro đến từ phía ngân hàng

Trang 16

 Ngân hàng chưa đưa ra được chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp vớitừng đối tượng khách hàng Bên cạnh đó ở nước ta chưa có hệ thống kiểm soát thôngtin tín dụng hoàn chỉnh đối với các khách hàng cá nhân.

 Để nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng đã không ngừng nớilỏng các điều kiện cho vay, giảm thiểu trong các khâu kiểm tra thẩm định hồ sơ tíndụng để giải ngân nhanh làm cho tính rủi ro và nguy cơ mất vốn của ngân hàng tăng

 Năng lực của cán bộ tín dụng còn hạn chế, chưa có đủ kinh nghiệm đểxác minh năng lực tài chính cũng như những thông tin khách hàng cung cấp Ngoài ra,còn có hiện tượng các nhân viên tín dụng cố ý làm sai quy định để chuộc lợi

 Cán bộ tín dụng đã không giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn củakhách hàng sau khi giải ngân dẫn đến trường hợp không sử dụng vốn như đã thỏathuận gây tổn thất vốn và mất khả năng chi trả

 Khách hàng có đủ năng lực tài chính nhưng vẫn chây ì và không muốnthực hiện nghĩa vụ trả nợ

 Khách hàng không trung thực trong việc cung cấp thông tin cá nhâncho cán bộ tín dụng

1.3 Hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân

Trang 17

1.3.1.1 Hiệu quả trong kinh tế học

Trong kinh tế học, khi nhắc đến hiệu quả, người ta thường dùng khái niệm hiệuquả Pareto, mang tên nhà kinh tế xã hội học người Italia Vilfredo Pareto (1848 - 1923).Với một nhóm các cá nhân và nhiều cách phân bổ nguồn lực khác nhau cho mỗi cánhân trong nhóm đó, việc chuyển từ một phân bổ này sang phân bổ khác mà làm ítnhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhưng không làm cho bất cứ một cá nhân nào cóđiều kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện Pareto hay là sự tối đa hóa Pareto Khiđạt được một sự phân bổ mà không còn cách nào khác để đạt thêm sự cải thiện Pareto,cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Pareto hay tối ưu Pareto Từ đó, khái niệm hiệuquả Pareto thường được dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ đáng có của cáccách phân bổ nguồn lực khác nhau Một sự phân bổ nguồn lực chưa đạt hiệu quảPareto có nghĩa là vẫn còn sự “lãng phí”, theo nghĩa là còn có thể cải thiện lợi ích củamột người nào đó mà không làm giảm lợi ích của người khác

Tuy nhiên, để đơn giản chúng ta có thể hiểu hiệu quả có nghĩa là đưa ra đượcmột kết quả mong muốn sao cho chi phí hoặc công sức nổ lực bỏ ra là tối thiểu Haynói cách khác, hiệu quả là sự so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra Trong lĩnhvực kinh tế, lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu và hiệu quả là cái mà con ngườiluôn phải tính đến để thu được kết quả tốt nhất sao cho chi phí phải bỏ ra là tối thiểu

 Quan niệm hiệu quả trên phương diện ngân hàng3

Xem xét trên quan điểm của NHTM thì hiệu quả được hiểu là sự so sánh giữanhững lợi ích mà ngân hàng thu được với những chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra đểđạt được những kết quả đó Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chínhhoạt động kinh doanh tiền tệ, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của các NHTM làtối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu Vì vậy, hiệu quả luôn được các ngân hàng quan tâm.Mục đích chính trong hoạt động của ngân hàng là với một mức chi phí thấp nhất bỏ ra

có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất, khi đó hiệu quả đạt được là tối ưu Chính vìvậy mà các NHTM đang cố gắng giảm chi phí để tăng lợi nhuận thay vì tăng quy môhoạt động của ngân hàng để đạt được chi phí thấp nhất

3 Khóa luận Võ Thị Thùy Trang, K38 Tài Chính Ngân Hàng, Trường Đại học Kinh Tế Huế

Trang 18

Đối với các NHTM hoạt động chủ yếu và thường xuyên là hoạt động huy độngvốn và tín dụng Đó là việc ngân hàng huy động vốn và sử dụng nguồn tiền đó đemcho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, trong

đó nghiệp vụ chính của ngân hàng là cho vay vì nó mang lại cho ngân hàng phần lớnlợi nhuận Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển lâu dài các ngân hàng luôn phải tạo ramột mức chênh lệch dương giữa lãi suất đầu vào và đầu ra, tức là phải luôn tạo ra lợinhuận Đồng thời, các ngân hàng luôn phải không ngừng nâng cao hiệu quả để đạtđược một mức lợi nhuận cao nhất

1.3.1.2 Hiệu quả nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân

Hiệu quả nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân của NHTM là sự sosánh giữa kết quả thu được với toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong hoạtđộng cho vay đối với KHCN Ở đây, hiệu quả hoạt động cho vay được hiểu ở hai góc

độ khác nhau:

 Từ góc độ của ngân hàng thì hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả thu được từnghiệp vụ cho vay cá nhân và chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để đạt được kết quả đó

 Trên quan điểm của khách hàng thì hiệu quả cho vay được thể hiện qua việc

so sánh những kết quả do việc vay vốn từ NHTM mang lại như doanh thu, lợi nhuận,

từ hoạt động kinh doanh… và chi phí mà khách hàng phải trả cho những khoản vayđó

1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính

 Uy tín của ngân hàng

Cạnh tranh là quy luật tự nhiên, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển Cạnhtranh chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường Để tồn tại và phát triển các ngân hàngphải chấp nhận cạnh tranh như sự lựa chọn tất yếu Trong cùng một môi trường nhưnhau, các ngân hàng phải tận dụng được những ưu thế của mình để vượt lên trên đốithủ cạnh tranh, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế Nếu một ngân hàng có uy

Trang 19

làm ăn uy tín sẽ tăng Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay củangân hàng nói chung và cho vay SXKD&LDV đối với KHCN nói riêng.

 Trình độ cán bộ của ngân hàng

Con người là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại trongmọi hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động tín dụng của NHTM cũng không nằmngoài sự tác động đó Đối với hoạt động ngân hàng, chất lượng nhân viên tín dụng thểhiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, khả năng xử lý công việc,hiểu biết về kinh tế - xã hội, ý thức trách nhiệm trong công việc, tư tưởng đạo đức Chất lượng công việc của cán bộ tín dụng được đánh giá dựa trên tính chính xác, phùhợp trong việc phân tích, kiểm tra, giám sát, thẩm định khách hàng Ngoài ra, nhữngđánh giá của khách hàng về thái độ, phong cách làm việc, tinh thần trách nhiệm trongcông việc của nhân viên tín dụng cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả côngviệc của một nhân viên tín dụng Và hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả của hoạt động tín dụng

 Cơ sở vật chất của ngân hàng

Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong các nghiệp vụ ngân hàng sẽ giúp ngânhàng và khách hàng tiết kiệm thời gian giao dịch và giảm được chi phí bình quân chocác nghiệp vụ Một ngân hàng có công nghệ hiện đại, được trang bị cơ sở vật chất đầy

đủ không những có khả năng thu hút được nhiều khách hàng, mà còn có khả năng thuthập và xử lý thông tin về khách hàng một cách đầy đủ và toàn diện Từ đó, tạo điềukiện cho việc ra quyết định trong quá trình cấp tín dụng và trích lập dự phòng chínhxác góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

 Quy trình cung cấp tín dụng

Quy trình cho vay là thứ tự các bước công việc mà nhân viên tín dụng và nhữngngười có liên quan cần thực hiện trong quá trình cho vay Quy trình cho vay bắt đầu từkhi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng đến khi ngân hàng ra quyết định chovay, giải ngân và thanh lý hợp đồng Một quy trình tín dụng được đánh giá là hợp lý,chất lượng khi nó giúp ngân hàng và khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, thủ

Trang 20

tục vay vốn đơn giản nhưng vẫn đảm bảo theo các bước trong quy trình nhằm giảmthiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả cho vay.

 Hệ thống kiểm soát nội bộ

Hoạt động của bộ phận này giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng có được cácthông tin kịp thời về tình hình kinh doanh, từ đó có thể duy trì có hiệu quả các hoạtđộng kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được cácmục tiêu đã định Hiệu quả nghiệp vụ cho vay phụ thuộc vào mức độ phát hiện kịpthời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản vay củacông tác kiểm soát nội bộ Để hệ thống kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả cao, ngân hàngcần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm soát phải giỏi về nghiệp vụ, trung thực và

có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh

Doanh số cho vay là chỉ tiêu mang tính thời kỳ, phản ánh khái quát nhất tìnhhình cho vay SXKD&LDV của ngân hàng Doanh số cho vay năm sau càng lớn, có xuhướng tăng so với năm trước cho thấy hoạt động cho vay SXKD&LDV của ngân hàngđang được mở rộng

 Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá

nhân

Dư nợ cho vay SXKD&LDV là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiệnđang cho vay tại một thời điểm cụ thể nào đó Dư nợ cho vay được tích lũy qua từngthời kỳ và là khoản ngân hàng cần thu về

Trang 21

Dư nợ cho

vay cuối kỳ =

Dư nợ cho vay đầu kỳ +

Doanh số cho vay trong kỳ -

Doanh số thu nợ trong kỳ

Trong đó: Doanh số thu nợ trong kỳ là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng phát sinh trong kỳ đó, trong một thời gian nhất định (ngày, tháng, quý, năm)

Dư nợ càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động cho vay của ngân hàng càng lớn,nhưng cũng cho thấy nguy cơ rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải cũng rất cao Thôngqua chỉ tiêu dư nợ chúng ta còn biết được xu thế cho vay của ngân hàng trong thờigian tới thông qua chỉ tiêu tương đối là tốc độ tăng trưởng cho vay Chỉ tiêu này càngcao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng càng có hiệu quả, quy mô hoạt độngcủa ngân hàng được mở rộng Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng của hoạt

Dư nợ cho vay kỳ này-Dư nợ cho vay kỳ trước

Dư nợ cho vay kỳ trước

Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác hiệu quả nghiệp vụ cho vaySXKD&LDV của ngân hàng, chúng ta phải kết hợp chỉ tiêu dư nợ với chỉ tiêu doanh

số cho vay SXKD&LDV

Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay và dư nợ cho vay, kết cấu dư nợ cũng

là một yếu tố cần được xem xét khi nghiên cứu nghiệp vụ cho vay của ngân hàng Kếtcấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phân tích kết cấu dư

nợ sẽ giúp ngân hàng biết cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào là có lợi nhất

b Nhóm chỉ tiêu an toàn

 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

 Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạnthanh toán theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng Khi một món nợ không trảđược vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ bị chuyển thành nợ quá

hạn Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về

việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín

Trang 22

dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì nợ quá hạn là các khoản nợthuộc nhóm 2,3,4,5.

 Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm tổng dư nợ quá hạn vàtổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng hay cuối năm

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =

Nợ quá hạn

x 100 Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ nghiệp vụ cho vay của ngân hàng khônghiệu quả và nguyên nhân có thể xuất phát từ việc thẩm định khách hàng vay, vì côngtác này có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến hiệu quả cho vay Ngân hàng cần cónhững biện pháp để đánh giá quy trình thủ tục cho vay, giám sát hoạt động của cán bộtín dụng, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do khoản nợ quá hạn gây ra

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của đơn vị tốt, hầuhết các khoản vay của ngân hàng đều sinh lãi và có khả năng thu hồi được Tuy nhiên,duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không gia tăng được thu nhập do hoạt động chovay mang lại thì cũng không có ý nghĩa Hiệu quả công tác cho vay chỉ thực sự có ýnghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng

Nợ quá hạn trong ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, quan trọng là ngânhàng phải biết giảm tỷ lệ đó xuống mức thấp nhất có thể

 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Không phải tất cả các khoản nợ quá hạn đều dẫn đến rủi ro, nên nợ quá hạnchưa hẳn đã là tổn thất của ngân hàng Do đó, bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ NQH, để đánh giá

chất lượng cho vay của tổ chức tín dụng thì theo Khoản 6 Điều 2 NĐ 493/QĐ-NHNN

còn đưa thêm chỉ tiêu nợ xấu Theo đó, nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5

Tỷ lệ nợ xấu (%) =

Nợ xấu

x 100 Tổng dư nợ

Trang 23

Tỷ lệ này cho ta biết trong 100 đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu Nợ xấu

có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó, khoản vay của ngân hànglúc này không còn là rủi ro nữa mà đã gây thiệt hại cho ngân hàng Một ngân hàng có

tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất thấp và lúc nàyngân hàng phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng nếu không sẽ không lườngtrước được hậu quả có thể xảy ra

 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Theo Khoản 5 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ trích lập dự

phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau:

Tỷ lệ trên có thể dùng để đánh giá sơ bộ tình hình sử dụng vốn của chi nhánhcho hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cánhân Nếu nguồn vốn cao, doanh số cho vay cao nhưng tỷ lệ dư nợ thấp chứng tỏ ngânhàng hoạt động có hiệu quả, hoạt động thu nợ tốt, người vay vốn hoàn tất việc trả nợđúng thời hạn

d Vòng quay vốn cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân

Vòng quay vốn cho vay = Doanh số thu nợ cho vay SXKD&LDV đv KHCN

Trang 24

Dư nợ cho vay SXKD&LDV đv KHCN bình quân

Trong đó:

Dư nợ bình quân trong kỳ = ( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ )/2

Vòng quay vốn cho vay SXKD&LDV đối với KHCN đo lường tốc độ luânchuyển vốn cho vay của ngân hàng, cho biết thời gian thu hồi nợ vay SXKD&LDVcủa ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn cho vay càng cao thì được coi là tốt

và việc đầu tư càng được an toàn Ngược lại, vòng quay vốn cho vay thấp thì ngânhàng sẽ gặp khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ

e Nhóm chỉ tiêu sinh lời

 Lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với

khách hàng cá nhân

Mục đích kinh doanh của các NHTM là lợi nhuận Do vậy không thể nói mộtkhoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại thu nhập cho ngân hàng Hơnnữa thu nhập từ tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợinhuận do cho vay mang lại chứng tỏ khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn

có lãi, đảm bảo được an toàn của đồng vốn vay

Công thức xác định thu nhập, chi phí từ hoạt động cho vay SXKD&LDV đối với KHCN (đề tài chỉ phân bổ thu nhập từ hoạt động cho vay và chi phí huy động vốn cho hoạt động cho vay SXKD&LDV đối với KHCN để xác định lợi nhuận)

Lợi nhuận từ hoạt động

-Chi phí trả lãi tiền gửi phân bổ cho hoạt động cho vay SXKD&LDV đối với

x

Dư nợ cho vay SXKD&LDV cá nhân

Tổng dư nợ cho vay

Trang 25

Chi phí trả lãi tiền

gửi phân bổ cho

hoạt động cho vay

SXKD&LDV đối với

KHCN

=

Trả lãi tiền gửi/

Chi phí mua vốn nội bộ

x

Dư nợ cho vay SXKD&LDV cá nhân

Tổng dư nợ cho vay

 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụđối với khách hàng cá nhân

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay

SXKD&LDV đv KHCN =

Lợi nhuận từ cho vay SXKD&LDV đv KHCN

Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay

Tỷ lệ này cho biết trong một đồng thu nhập của ngân hàng có bao nhiêuđồng thu nhập là do hoạt động cho vay SXKD&LDV đối với KHCN mang lại Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay SXKD&LDV của ngân hàng càng tốt

Từ đó cho thấy rằng nếu ngân hàng chỉ tập trung vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợquá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay thì một tỷ lệ nợ quáhạn thấp như thế cũng không có ý nghĩa bởi mục tiêu cuối cùng của các NHTM là lợinhuận

Mức sinh lời của vốn cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân

Mức sinh lời từ cho vay

SXKD&LDV đv KHCN =

Lợi nhuận từ cho vay SXKD&LDV đv KHCN

Dư nợ cho vay SXKD&LDV đv KHCN bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay sản xuất kinhdoanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân, nó cho biết một đồng vốn cho vaytạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ lệ này cao cho thấy việc sử dụng vốn có hiệu quảthể hiện ở việc thu nhập từ hoạt động cho vay tăng cao Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏhiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng là tốt và ngược lại

Trang 26

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của bất cứ ngân hàng nào nên mức sinh lời từhoạt động cho vay là chỉ tiêu mà các ngân hàng luôn hướng tới trong quá trình cho vayđối với KHCN và hoạt động cho vay nói chung của ngân hàng Tuy nhiên, không phảilúc nào mức sinh lời vốn cho vay cao cũng có thể làm cho ngân hàng hoàn toàn yêntâm về hoạt động của mình, đặc biệt là trong dài hạn bởi sự lựa chọn đối nghịch giữarủi ro và lợi nhuận kỳ vọng Đứng trước một quyết định đầu tư, các NHTM cần có sựlựa chọn giữa rủi ro và lợi nhuận, tùy vào từng thời điểm, tùy từng dự án đầu tư màngân hàng quyết định lựa chọn chỉ tiêu nào cho phù hợp Vì vậy chỉ tiêu mức sinh lờicho vay cần phải được phân tích kết hợp với các chỉ tiêu khác đặc biệt là các chỉ tiêu

đo lường về mức độ an toàn của hoạt động cho vay

1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân

1.3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

 Môi trường kinh tế

 Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phục vụ ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động cho vay Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cáckhoản tín dụng có chất lượng cao, ngược lại khi nền kinh tế không ổn định thì các yếu

tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay biếnđộng lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nợ cho vay của ngân hàng

 Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động chovay Trong thời kỳ đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động cho vay gặpnhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực Nhu cầu tín dụng giảm trong thời kỳ này vànếu vốn tín dụng đã được thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợđúng hạn cho ngân hàng Ngược lại, trong thời kỳ hưng thịnh nhu cầu vốn tín dụngtăng, rủi ro tín dụng có ít đi, nhưng cũng không loại trừ trường hợp do chạy đua trongsản xuất kinh doanh, xuất hiện nạn đầu cơ tích trữ, làm cho nhu cầu vốn tín dụng tănglên quá cao và có nhiều khoản tín dụng được thực hiện Những khoản vay này cũng cóthể khó được hoàn trả nếu sự phát triển sản xuất kinh doanh không có kế hoạch nói

Trang 27

 Lạm phátĐối với các ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăngcao sức mua đồng tiền giảm xuống đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn,

cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng Lạm phát tăng cao, NHNN phải

thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vayvốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thểđáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực

sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao,thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi môi trường đầu tư của ngân hàng,rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện

 Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị của một quốc gia cũng tác động mạnh đến hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp Quốc gia nào duy trì được một nền chính trị ổn định, thì

ở đó các cá nhân và doanh nghiệp có điều kiện để phát triển Họ yên tâm sản xuất kinhdoanh, không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất nhằm tìm kiếm lợi nhuận ngày càngtăng Nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tăng lên, các NHTM có cơ hội để mở rộngcho vay Với các khoản vay cũ thì khả năng thu hồi tăng lên, nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng

 Môi trường tự nhiên

Một môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ ảnh hưởng tốt tới tất cả các ngành, cácthành phần kinh tế và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của kháchhàng đặc biệt là trong các ngành liên quan đến nông nghiệp, thủy hải sản, khai thác.Như vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi, việc đầu tư vào những ngành chịuảnh hưởng lớn và trực tiếp từ thiên nhiên sẽ gặp khó khăn dẫn đến kết quả sản xuất củakhách hàng giảm xuống, từ đó tác động xấu tới khả năng trả nợ cho ngân hàng và điều

đó làm hiệu quả hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh bị giảm sút

 Môi trường quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế là tất yếukhách quan đối với tất cả các quốc gia trên thế giới Tháng 1/2007 Việt Nam chínhthức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO Mặt khác,

Trang 28

nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, chính vì vậy mà môitrường quốc tế cũng tác động tới kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng nói riêng trong đó có hiệu quả hoạt động tín dụng.

1.3.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

 Từ phía khách hàng

 Năng lực của khách hàng: Bao gồm năng lực tài chính, năng lực thịtrường, năng lực sản xuất, năng lực quản lý của khách hàng… ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả hoạt động tín dụng Một khoản tín dụng có được hoàn trả đúng hạn haykhông phụ thuộc rất lớn vào năng lực và trình độ của khách hàng trong kinh doanh.Đây là nhân tố quyết định tới việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.Nếu năng lực của khách hàng có hạn, không dự đoán đúng những biến động của nhucầu thị trường, khả năng phân tích đánh giá và dự báo những biến động của môitrường kinh doanh thấp, trình độ chuyên môn không cao, sử dụng các nguồn lực khônghiệu quả, công nghệ kỹ thuật cũ kỹ, lạc hậu, trình độ quản lý thấp… thì hiệu quả sảnxuất kinh doanh chắc chắn không thể cao, khả năng cạnh tranh thấp, khả năng tạo racác nguồn thu để trả nợ ngân hàng bị hạn chế Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ của ngân hàng

 Tư cách đạo đức của khách hàng: Trong quan hệ tín dụng phẩm chấtđạo đức của khách hàng là yếu tố quyết định thiện chí trả nợ cũng như mức độ trungthực và điều này quyết định đến hoạt động trả nợ của khách hàng Do đó mà nó cũngtác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng

 Từ phía ngân hàng

 Chiến lược phát triển của ngân hàngChiến lược phát triển của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mụcđích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốtnhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của ngân hàng để đạt được các mục tiêu dài hạntrong thời gian ngắn nhất có thể Để xây dựng chiến lược phát triển, ngân hàng thường

sử dụng mô hình SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngânhàng mình Vậy thế nào là một chiến lược phát triển phù hợp? Một chiến lược phát

Trang 29

triển phù hợp là một chiến lược phát huy được tối đa các điểm mạnh, khai thác đượccác cơ hội đồng thời hạn chế tới mức tối thiểu các điểm yếu và vượt qua được cácthách thức Một chiến lược phát triển rõ ràng, đúng đắn và phù hợp sẽ định hướng hoạtđộng cho tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng Tùy theochiến lược phát triển của ngân hàng là tăng trưởng hay ổn định thị trường mục tiêu mànhóm mục tiêu của các ngân hàng sẽ khác nhau và điều này có thể ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

 Chính sách tín dụngChính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp liênquan đến việc khuếch trương hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã hoạch định củaNHTM đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.Chính sách tín dụng được xác định trên cơ sở chiến lược phát triển của ngân hàng kếthợp với các quy định quản lý ngành của các cơ quan quản lý nhà nước Nó phản ánhchủ trương cho vay của một ngân hàng, trở thành định hướng chung cho cán bộ tíndụng và nhân viên ngân hàng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằmhạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời Chính sách tín dụng cần xác định đượcquy mô, thời hạn, phương thức cho vay và lĩnh vực cho vay nào đang có xu hướngphát triển Một chính sách tín dụng thích hợp sẽ giúp ngân hàng xác định phươnghướng sử dụng các nguồn vốn hiện có, tạo ra một tài sản có chất lượng cao, ít rủi ro vàđạt được mục tiêu kinh doanh chung Như vậy, một chính sách tín dụng hợp lý sẽ là cơ

sở nâng cao hiệu quả nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng

 Quy trình tín dụngQuy trình tín dụng là hệ thống các bước đi cụ thể theo một trình tự nhấtđịnh kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tíndụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theomột trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau Một quytrình tín dụng theo lý thuyết bao gồm sáu giai đoạn:

 Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

 Phân tích tín dụng

Trang 30

 Quyết định tín dụng

 Giải ngân

 Giám sát và thu nợ

 Thanh lý hợp đồng tín dụng Các giai đoạn này có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cho nhau Kết quả củagiai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng côngviệc của giai đoạn sau Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng nhà quản trịngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũngnhư hướng đào tạo và phân công trong tương lai, từ đó kiểm soát được những rủi rokhi cấp tín dụng Điều đó cho thấy, một ngân hàng có quy trình tín dụng hợp lý thì gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và ngược lại

 Hoạt động huy động vốnVốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từcác tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp

vụ kinh doanh khác nhau và được dùng làm vốn để kinh doanh Hoạt động huy độngvốn của mỗi ngân hàng quyết định đến khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng

Rõ ràng, ngay cả khi ngân hàng có khả năng thu hút được những khách hàng có chấtlượng tốt nhưng nguồn vốn huy động lại không đủ thì hoạt động tín dụng của ngânhàng đó không thể có chất lượng cao Vì vậy, hoạt động huy động vốn hiệu quả là cơ

sở nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại các ngân hàng

 Công tác kiểm tra, giám sátCông tác này phải được thực hiện đồng thời giữa hệ thống kiểm soát nội

bộ và kiểm tra, giám sát khách hàng Trong thực tế, hoạt động kiểm tra đối với KHCNkhó có thể thực hiện thường xuyên vì đây là đối tượng khách hàng có địa bàn hoạtđộng lớn, việc kiểm tra thường mất nhiều thời gian và chi phí Thông qua công táckiểm tra giám sát, các nhà quản lý sẽ theo dõi được việc tuân thủ các quy định của cán

bộ tín dụng, phát hiện kịp thời những sai sót, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quảnlý; từ đó đôn đốc nhắc nhở CBTD khắc phục làm cho chất lượng tín dụng tăng lên,nâng cao vị thế của ngân hàng trong mắt của khách hàng

Trang 31

 Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụngNền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu áp dụng các công nghệ tiên tiếnvào trong các nghiệp vụ ngân hàng là cần thiết vì nó không những giảm khoản chi phíbình quân cho các nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian giao dịch mà còn giúp ngân hàng dễdàng nắm bắt cơ hội đầu tư mới… Một ngân hàng có công nghệ hiện đại không những

có khả năng thu hút được nhiều khách hàng, mà còn có khả năng thu thập và xử lýthông tin về khách hàng một cách đầy đủ và toàn diện Qua đó, tạo điều kiện cho việc

ra quyết định trong quá trình cấp tín dụng và trích lập dự phòng chính xác góp phầnnâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay

 Đội ngũ cán bộ tín dụng

Sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực, tráchnhiệm của cán bộ tín dụng - những người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ số vốn từkhi đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng CBTD cần phải phân tích kỹ tìnhhình tài chính của doanh nghiệp, phân tích dự án vay vốn của khách hàng, quản lýgiám sát tình hình sử dụng vốn vay Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượngCBTD ngày càng cao để có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khácnhau của hoạt động tín dụng Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt vàgiỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm cóthể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng

1.4 Tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực

Trang 32

- Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay sản xuất kinhdoanh tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế” của sinh viên Trần Việt Dũng -K39B Kế Toán Doanh Nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế.

1.4.2 Đánh giá

Nội dung chính của hai đề tài trên là phân tích thực trạng hoạt động cho vay vàcho vay sản xuất kinh doanh tại ACB Huế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng,phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh Đặc biệt trong khóa luận “Nâng cao hiệuquả hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánhHuế”, sinh viên thực hiện đã đưa ra khá nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt độngcho vay sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Tuy nhiên, độ sâu phân tích giữa các chỉtiêu là không đồng đều, cụ thể những chỉ tiêu đầu được phân tích khá sâu, những chỉtiêu về sau lại khá sơ sài Bên cạnh đó, đề tài này cũng chỉ phân tích chủ yếu về các chỉtiêu định lượng

Với đề tài của mình, dựa trên các số liệu thu thập được tôi tiến hành phân tíchthực trạng nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng

cá nhân để thấy được tình hình kinh doanh của chi nhánh về hoạt động này Đối vớinhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động về mặt định lượng, tôi chỉ chọn những chỉtiêu phù hợp với việc đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làmdịch vụ đối với khách hàng cá nhân của chi nhánh Ngoài ra, tôi còn đánh giá nghiệp

vụ này qua các chỉ tiêu định tính Bên cạnh đó, tôi còn tiến hành hỏi ý kiến trực tiếpkhách hàng vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ (khi họ đến giao dịch tại phòngKhách hàng cá nhân của ACB Huế) để có những đánh giá khách quan hơn về chấtlượng nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ tại chi nhánh Qua việckết hợp những kết luận sau khi đánh giá các chỉ tiêu định lượng, định tính và nhữngđánh giá của khách hàng, tôi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh

CHƯƠNG 2:

ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH

Trang 33

VÀ LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH

GP do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP

-UB do Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993,ACB chính thức đi vào hoạt động Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầmnhìn là trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế

xã hội Việt Nam vào thời điểm đó, “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cánhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng ViệtNam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế được thành lập theo Quyết định số904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002, được cấp giấy phép kinh doanh ngày 24/06/2005 vàbắt đầu đi vào hoạt động chính thức vào ngày 22/07/2005

Sự ra đời của Chi nhánh là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu mộtbước phát triển mới không những cho Ngân hàng Á Châu mà còn đối với nền kinh tếHuế Ngân hàng ra đời trong bối cảnh ở Huế đã có 4 NHNN (CN Ngân hàng Đầu tư &Phát triển, CN Ngân hàng Ngoại Thương, CN Ngân hàng Công Thương và CN Ngânhàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) và một số ngân hàng TMCP khác như CNNgân hàng Sài Gòn Thương Tín, CN Ngân hàng ngoài quốc doanh…) hoạt động trênđịa bàn tỉnh Vì vậy, ACB Huế đã phải chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn trong thờigian mới bắt đầu đi vào hoạt động Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngân hàng đãkhông ngừng nỗ lực, phấn đấu hết mình và đến nay đã trở thành một trong nhữngthương hiệu mạnh, có uy tín ở Thừa Thiên Huế Ngày 30/09/2008, ACB đã đưa vàohoạt động phòng giao dịch Phú Hội tại địa chỉ 30 Hùng Vương - Huế và ngày11/08/2009 phòng giao dịch BigC của ACB được đưa vào hoạt động tại Siêu thị BigC,Tòa nhà Phong Phú Plaza (khu quy hoạch Bà Triệu - Hùng Vương, Phú Hội, Huế) Hai

Trang 34

phòng giao dịch này được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phònggiao dịch trong hệ thống Ngân hàng Á Châu Việc đưa vào hoạt động phòng giao dịchPhú Hội và phòng giao dịch BigC nằm trong mục tiêu tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạtđộng của ACB đến các tỉnh miền Trung, nhằm đưa đến tận tay người dân nơi đâynhững tiện ích thiết thực của ngân hàng.

 Nhiệm vụ của ACB - Chi nhánh Huế

 Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có

kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu và trung gian phát hành kỳ phiếu vàtrái phiếu ra công chúng

 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng đốivới các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi nhóm thành phần kinh tế

 Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ vàthanh toán quốc tế

 Kinh doanh dịch vụ: Chuyển tiền điện tử, thu chi hộ tiền, làm đại lýnhận lệnh đầu tư vàng…

 Điều chuyển vốn với các chi nhánh trong khu vực miền Trung

 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy địnhcủa ACB

 Thực hiện các nghĩa vụ khác do Hội sở ACB bàn giao: giới thiệu sảnphẩm, tổ chức sự kiện…

 Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý

2.1.2.1 Sơ đồ mô hình tổ chức

Bộ máy quản lý tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế được tổ chức khá gọnnhẹ theo mô hình trực tuyến chức năng, vừa đảm bảo linh hoạt trong quản lý vừa đảmbảo tiết kiệm chi phí

Trang 35

KIỂM TOÁN NỘI BỘBAN GIÁM ĐỐC

Trang 36

2.1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban

 Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc

Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chinhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các hoạt động của chinhánh

Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyềnhạn nhất định

 Phòng hành chính

 Quản lý nhân sự của chi nhánh

 Kết hợp với bộ phận kế toán quản lý xem xét những nhu cầu mua sắmcác trang thiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh

 Phòng kinh doanh (phòng tín dụng)

 Lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh

 Đánh giá khách hàng, tìm kiếm khách hàng cho chi nhánh

 Giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh

 Xử lý và thu thập các thông tin về khách hàng để tiến hành thẩm định

và quyết định cho vay phù hợp nhằm tránh rủi ro tín dụng

 Trực tiếp quảng bá sản phẩm dịch vụ và quảng cáo cho thương hiệucủa Ngân hàng cũng như của chi nhánh

 Ban tín dụng có chức năng đưa ra quyết định cuối cùng về việc chovay đối với các khoản vay và quyết định hạn mức tín dụng của khách hàng theo quyếtđịnh của Hội sở chính

 Phòng giao dịch - ngân quỹ

 Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thực hiện giao dịch với khách hàng

 Hướng dẫn làm thủ tục và sử dụng tài khoản

 Thực hiện quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài sản củakhách hàng

 Thực hiện thu, chi VNĐ, kim loại quý, ngoại tệ

Trang 37

 Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theoquy định của NHNN, Ngân hàng Á Châu - Hội sở chính

 Báo cáo Giám đốc về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao

 Bộ phận PFC

Đây là bộ phận mới thành lập với mục đích đảm nhận chuyên môn về kháchhàng cá nhân, với nhiệm vụ cụ thể là tìm kiếm và đánh giá khách hàng, thu thập cácthông tin ban đầu để phục vụ việc thẩm định, giới thiệu cho khách hàng các sản phẩmdịch vụ cũng như các chương trình khuyến mãi, ưu đãi… từ đó trực tiếp quảng bá sảnphẩm dịch vụ và quảng cáo cho thương hiệu của ngân hàng cũng như chi nhánh

 Kiểm toán nội bộ

Bộ phận này do Hội sở chính cử đến để thực hiện các công việc như giám sáthoạt động, kiểm tra nghiệp vụ, lập báo cáo…

2.1.3 Tình hình nguồn lực của ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế

2.1.3.1 Tình hình sử dụng lao động

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố mang tính quyết định đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự biếnchuyển của nền kinh tế, ACB cũng đã có những thay đổi tích cực đối với đội ngũ cán

Trang 38

BigC, ngân hàng không tuyển dụng nhân viên mới hoàn toàn mà có điều chuyển một

số cán bộ từ chi nhánh sang

Xét về giới tính: Qua bảng 2.1 ta thấy số lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn so

với lao động nam, đây cũng chính là đặc điểm chung của các ngân hàng trên địa bànhiện nay Năm 2009, lao động nữ ở ACB Huế là 32/45 nhân viên, chiếm 64% số lượnglao động tại đơn vị Đây cũng là một điều dễ hiểu do tính chất và đặc điểm của loạihình dịch vụ ngân hàng luôn cần một số lượng lớn các nhân viên nữ giao dịch vớikhách hàng Tuy nhiên, tỷ trọng lao động nữ của chi nhánh qua 3 năm có xu hướnggiảm (năm 2007: 67,50%, năm 2008: 66,67%, năm 2009: 64,00%), ta có thể thấy rằngACB Huế đang cố gắng cân đối tỷ lệ lao động tại chi nhánh, bởi đặc trưng của ngànhngân hàng là hoạt động huy động vốn phải song song với hoạt động cấp tín dụng, nên

tỷ lệ lao động nam lợi thế trong lĩnh vực tín dụng ngang bằng với tỷ lệ nữ lợi thế tronglĩnh vực huy động vốn là chính sách nhân sự hiệu quả mà chi nhánh hướng tới

Xét về tính chất công việc: Phần lớn đội ngũ cán bộ công nhân viên tại ACB

-Huế đều là lao động trực tiếp, chiếm 75,00% tương đương 30 người trong năm 2007,chiếm 75,56% tương đương với 34 người trong năm 2008 và chiếm 76,00% tươngđương với 38 người năm 2009 Trong khi đó lao động gián tiếp vào khoảng 10 đến 12người, tức 25% tổng số lao động Tuy lao động gián tiếp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và tỷ lệtăng thêm không đáng kể nhưng những nhân viên trong bộ phận lao động gián tiếp đều

là những thành viên không thể thiếu của chi nhánh, đó là các nhân viên giữ nhữngchức vụ quan trọng như: nhân viên Thẩm định bất động sản, nhân viên Tư vấn tàichính cá nhân (PFC) Do tính chất phức tạp về nghiệp vụ chuyên môn nên các chức vụnày thường là nhân viên của Hội sở hoặc chi nhánh ACB - Đà Nẵng ủy quyền hỗ trợcho chi nhánh Huế

Xét về trình độ học vấn: ACB xem trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu

quan trọng trong việc tuyển dụng của mình và luôn được đánh giá là một trong nhữngngân hàng có chế độ tuyển dụng gay gắt Hầu hết nhân viên của ACB Huế đều có trình

độ Đại học và trên Đại học, chiếm trên 82% tổng số lao động của chi nhánh Đặc biệt,100% cán bộ tín dụng ACB Huế có trình độ từ Đại học trở lên, đây là một điều rất

Trang 39

độ khác thì mức biến động không đáng kể Điển hình năm 2007 tỷ trọng nhân viên cótrình độ cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông trong tổng số lao động tại chi nhánh

là 17,50%, trong khi đó con số này ở năm 2008 là 17,78% và 2008 là 18,00% Trongquá trình làm việc, các nhân viên ACB thường xuyên được đào tạo chuyên mônnghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB Chính sách đào tạo của ACB có mụctiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, có đạo đứctrong kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụkhách hàng Điều này chứng tỏ rằng ACB luôn quan tâm, thực hiện tốt chiến lượcnguồn lực của mình, và điều đó không ngoài mục đích nào khác nhằm hoàn thiện mụctiêu “Luôn vươn đến sự hoàn hảo” mà ACB đã đặt ra ngay từ ngày đầu hoạt động

Nhìn chung, qua việc phân tích bảng tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009, ta thấy số lượng lao động của chi nhánh qua 3 năm đã tăng lên cả

về mặt số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trang 40

Bảng 2.1: Tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế (Trang 35)
Bảng 2.1: Tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2007- 2009 - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.1 Tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2007- 2009 (Trang 40)
Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của ACB Huế giai đoạn 2007- 2009 - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của ACB Huế giai đoạn 2007- 2009 (Trang 44)
Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 (Trang 44)
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của ACB Huế giai đoạn 2007- 2009 - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của ACB Huế giai đoạn 2007- 2009 (Trang 47)
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 (Trang 47)
2.1.4.2. Tình hình cho vay của Chi nhánh - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
2.1.4.2. Tình hình cho vay của Chi nhánh (Trang 48)
Bảng 2.4: Tình hình cho vay của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.4 Tình hình cho vay của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 (Trang 48)
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của ACB Huế giai đoạn 2007- 2009 - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của ACB Huế giai đoạn 2007- 2009 (Trang 51)
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 (Trang 51)
 Tài khoản vay đã thanh lý nhưng chưa xuất ngoại bảng - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
i khoản vay đã thanh lý nhưng chưa xuất ngoại bảng (Trang 66)
Sơ đồ 4: Quy trình kiểm soát tín dụng tại ACB - CN Huế - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Sơ đồ 4 Quy trình kiểm soát tín dụng tại ACB - CN Huế (Trang 68)
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ (Trang 70)
Qua bảng 2.6, ta có một số nhận xét sau: - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
ua bảng 2.6, ta có một số nhận xét sau: (Trang 71)
Bảng 2.6: Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhâ nở ACB Huế theo kỳ hạn  - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.6 Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhâ nở ACB Huế theo kỳ hạn (Trang 73)
Bảng 2.6: Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân ở ACB Huế - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.6 Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân ở ACB Huế (Trang 73)
Bảng 2.7: Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhâ nở ACB Huế theo mục đích sử dụng vốn - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.7 Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhâ nở ACB Huế theo mục đích sử dụng vốn (Trang 76)
Bảng 2.7: Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân ở ACB Huế - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.7 Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân ở ACB Huế (Trang 76)
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn - nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế (2007 - 2009) - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn - nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế (2007 - 2009) (Trang 77)
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn - nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh và  làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế (2007 - 2009) - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn - nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế (2007 - 2009) (Trang 77)
Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ  đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế giai đoạn 2007 – 2009 - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
i ểu đồ 2.3: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế giai đoạn 2007 – 2009 (Trang 79)
Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn vào cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB – Huế (2007 - 2009) - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.9 Hiệu suất sử dụng vốn vào cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB – Huế (2007 - 2009) (Trang 80)
Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn vào cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.9 Hiệu suất sử dụng vốn vào cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ (Trang 80)
Qua phân tích bảng số liệu 2.10, ta thấy vòng quay vốn cho vay SXKD&LDV đối với KHCN của ngân hàng Á Châu Huế biến động như sau: từ 4,12 vòng/năm (2007)  lên 13,52 vòng/năm (2008) và đến năm 2009 giảm mạnh còn 5,10 vòng/năm - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
ua phân tích bảng số liệu 2.10, ta thấy vòng quay vốn cho vay SXKD&LDV đối với KHCN của ngân hàng Á Châu Huế biến động như sau: từ 4,12 vòng/năm (2007) lên 13,52 vòng/năm (2008) và đến năm 2009 giảm mạnh còn 5,10 vòng/năm (Trang 82)
Bảng 2.11: Thu nhập từ hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế (2007 - 2009) - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.11 Thu nhập từ hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế (2007 - 2009) (Trang 83)
Điều đáng lư uý nhất khi nhìn vào bảng 2.11 là tỷ trọng lợi nhuận cho vay SXKD&LDV đối với KHCN trong tổng lợi nhuận hoạt động cho vay năm 2008 và 2009  giảm so với năm 2007, cụ thể tỷ trọng lợi nhuận cho vay SXKD&LDV đối với KHCN  năm 2007 là 44, - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
i ều đáng lư uý nhất khi nhìn vào bảng 2.11 là tỷ trọng lợi nhuận cho vay SXKD&LDV đối với KHCN trong tổng lợi nhuận hoạt động cho vay năm 2008 và 2009 giảm so với năm 2007, cụ thể tỷ trọng lợi nhuận cho vay SXKD&LDV đối với KHCN năm 2007 là 44, (Trang 83)
Bảng 2.11: Thu nhập từ hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.11 Thu nhập từ hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ (Trang 83)
Qua bảng 2.12 ta thấy mức sinh lời trên vốn cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân qua 3 năm giảm sút - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
ua bảng 2.12 ta thấy mức sinh lời trên vốn cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân qua 3 năm giảm sút (Trang 84)
Bảng 2.12: Tình hình mức sinh lời từ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế (2007 - 2009) - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.12 Tình hình mức sinh lời từ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế (2007 - 2009) (Trang 85)
Bảng 2.12: Tình hình mức sinh lời từ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ - Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc
Bảng 2.12 Tình hình mức sinh lời từ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ (Trang 85)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w