1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

26 1,4K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 52,69 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp cơ sở thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998: "Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng các hoạt động kinh doanh khác có liên quan." Nói tóm lại, ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính thực hiện hai chức năng cơ bản nhất là huy động vốn cho vay vốn. NHTM sẽ thực hiện chức năng điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu lợi nhuận là cái mà ngân hàng nhận được từ sự chênh lệch lãi suất trong quá trình huy động vốn cho vay vốn. 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mạiNgân hàng được thành lập chủ yếu để kinh doanh tiền tệ cung ứng dịch vụ cho thị trường, nhằm tìm kiếm lợi nhuận.  Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn đi huy động được, dùng tiền nhàn rỗi của các nhân, tổ chức trong nền kinh tế để tài trợ vốn cho các tổ chức, nhân có nhu cầu.  Tiền tệ chính là nguyên liệu đầu vào nhưng cũng là sản phẩm đầu ra trong hoạt động của ngân hàng. Khách hàng vừa là người cung cấp nguyên liệu đầu vào cũng là người tiêu dùng sản phẩm.  Sự thống nhất của các ngân hàng là vô cùng quan trọng. Một ngân hàng muốn tồn tại phát triển thì phải gắn kết chặt chẽ với các ngân hàng khác cả hệ thống. 1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng Đây là chức năng cơ bản đặc trưng nhất của ngân hàng thương mại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư để hình thành nguồn vốn cho vay; mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. 1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều công cụ thanh toán cho nền kinh tế như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, ngân phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, nhờ đó tiết kiệm chi phí lưu thông, đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia thanh toán nâng cao khả năng tín dụng. 1.1.3.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngân quỹ, ngân hàng có điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thể thực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ giấy tờ, chứng khoán, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp… để được hưởng hoa hồng, lúc đó ngân hàng sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệu quả cao. 1.1.3.4. Chức năng "tạo ra tiền" Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với ngân hàng trung ương. Đó là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán qua nhiều ngân hàng. Như từ một lượng tiền gửi ban đầu của khách hàng, người được ngân hàng cho vay sẽ sử dụng khoản tiền vay để chi trả cho các dịch vụ hàng hóa. Khoản tiền này qua tay người thứ hai. Giả sử rằng người này gửi lại tiền vào ngân hàng để kiếm lãi. Quá trình này được tiếp tục (cho đến khi lượng tiền gửi ban đầu về không) đã tạo ra một lượng tiền lớn cho nền kinh tế. 1.1.4. Hoạt động của ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nằm bên phần Nguồn vốn trên bảng tổng kết tài sản của NHTM. Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:  Nhận tiền gửi của tổ chức, nhân các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn các loại tiền gửi khác.  Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, nhân trong nước ngoài nước.  Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam của các tổ chức tín dụng nước ngoài.  Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.  Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 1.1.4.2. Hoạt động cấp tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất. a. Cho vay Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, nhân vay vốn dưới các hình thức sau:  Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống.  Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. b. Bảo lãnh Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM. c. Chiết khấu Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, nhân có thể tái chiết khấu các thương phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. d. Cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Ngoài ra, NHTM còn có hoạt động bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, môi giới đầu tư chứng khoán… 1.1.4.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán ngân quỹ Hoạt động dịch vụ thanh toán ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau:  Cung cấp các phương tiện thanh toán  Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng  Thực hiện dịch vụ thu hộ chi hộ  Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN  Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép  Thực hiện dịch vụ thu phát tiền mặt cho khách hàng  Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước  Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. 1.1.4.4. Các hoạt động khác a. Góp vốn mua cổ phần NHTM được dùng vốn điều lệ quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổ phần liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. b. Tham gia thị trường tiền tệ NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của NHNN, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. c. Kinh doanh ngoại hối NHTM được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối vàng trên thị trường trong nước thị trường quốc tế. d. Ủy thác nhận ủy thác NHTM được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, nhân trong ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. e. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. g. Tư vấn tài chính NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. h. Bảo quản vật quý giá NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. 1.2. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Khái niệm cho vay Theo Điều 3, quyết định 1627/2001/QĐ của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lãi.” 1.2.1.2. Nguyên tắc cho vay Ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh tiền tệ thực hiện hoạt động “đi vay để cho vay”. Hơn thế nữa, các ngân hàng phải trả lãi cho các khoản vốn mà mình huy động. Bởi vậy, khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng các ngân hàng luôn phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định, đây cũng chính là đảm bảo cho sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Các nguyên tắc đó là: Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi khách hàng ngân hàng đi đến cam kết vay vốn - cho vay vốn tức hai bên đã có một sự đồng ý, sự nhất quán về mục đích sử dụng vốn được thể hiện trong hợp đồng. Về phía ngân hàng, quyết định cho vay được phê duyệt dựa trên sự thẩm định về chất lượng của dự án. Việc đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, sử dụng vốn đúng cam kết không những mang lại sự chắc chắn trong khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng mà còn có lợi cho khách hàng. Bởi việc sử dụng vốn đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ cho khách hàng. Hơn nữa, nó giúp khách hàng đảm bảo được uy tín xây dựng được mối quan hệ tốt với ngân hàng. Hoàn trả nợ gốc lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Xuất phát từ việc ngân hàng đi vay để cho vayvậy sau một thời hạn đã được quy định khách hàng vay tiền phải hoàn trả tiền cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả tiền cho người gửi. Tiền lãi thu được từ sự chênh lệch lãi suất sẽ giúp ngân hàng bù đắp, trang trải chi phí hoạt động. Trên thực tế khi khách hàng đi vay vốn, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng đảm bảo các yêu cầu sau: có năng lực hành vi dân sự, có mục đích vay vốn hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ hướng dẫn của NHNN Việt Nam. 1.2.1.3. Phân loại cho vay a. Theo thời hạn cho vayCho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt nhân.  Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.  Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b. Theo phương thức đảm bảo tiền vayCho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.  Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. c. Theo phương thức cho vayCho vay theo món: Mỗi lần vay vốn khách hàng ngân hàng thương mại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết ký kết hợp đồng tín dụng.  Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng thương mại khách hàng xác định thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. d. Theo phương thức hoàn trả nợ vayCho vay trả góp: tùy theo hợp đồng cho vaykhách hàng đã ký kết, số tiền lãi vay phải trả nợ gốc sẽ được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.  Cho vay phi trả góp: khách hàng trả nợ gốc một lần khi đáo hạn. e. Theo mục đích sử dụng vốn vayCho vay đầu tư vàng  Cho vay trả góp mua nhà  Cho vay cầm cố giấy tờ có giá  Cho vay thấu chi tài khoản nhânCho vay phục vụ sản xuất kinh doanhCho vay hỗ trợ tiêu dùng cho nhân viên công ty . 1.2.1.4. Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng nhân tại ngân hàng thương mạiCho vay sinh hoạt tiêu dùng  Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà  Cho vay hỗ trợ tiêu dùng  Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà  Cho vay sản xuất kinh doanhCho hỗ trợ du học  Một số sản phẩm khác: cho vay đầu tư vàng, chứng khoán . 1.2.1.5. Các hình thức bảo đảm tín dụng  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vay. Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố Là hình thức đảm bảo mà theo đó, người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ.  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.  Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bão lãnh có thể chia thành hai loại chính: bảo lãnh bằng tài sản bảo lãnh bằng tín chấp. 1.2.1.6. Rủi ro trong nghiệp vụ cho vay Theo Wikipedia: “Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.” Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều 1 (giảng viên đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh): Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. 1.2.2. Nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ đối với khách hàng nhân tại ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Đặc điểm của khách hàng nhân Khách hàng nhân bao gồm: nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, khách hàng nhânđối tượng khách hàng được tập trung khai thác theo các chính sách bán lẻ của NHTM. 1 Ts. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, 2006 Trong thời kỳ bao cấp, nhân không được ít có nhu cầu thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Hành vi này ảnh hưởng lâu dài khiến cho khi chuyển sang thời kỳ đổi mới kinh tế NHTM phải mất thời gian khá dài để thay đổi hành vi thu hút khách hàng nhân thực hiện giao dịch qua ngân hàng. Nhìn chung khách hàng nhân có những đặc điểm tâm lý giao dịch như sau 2 :  Mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng.  Mang nặng tâm lý ngại phiền phức thủ tục khi giao dịch với ngân hàng.  Ngại giao dịch với ngân hàng sẽ lộ thông tin về thu thập đối với người có thu nhập cao.  Mặc cảm, ngại giao dịch với ngân hàng đối với người có thu nhập không cao. Nắm bắt được những đặc điểm tâm lý trên đây của khách hàng sẽ giúp ngân hàng có chính sách thích hợp để thu hút khách hàng nhân đến giao dịch với ngân hàng. 1.2.2.2. Nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ a. Khái niệm Theo định nghĩa từ trang web của ngân hàng TMCP Á Châu: “Cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ là nhóm sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư phát triển mua máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng…” b. Đặc trưng của nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ Theo khái niệm trên ta có thể thấy được một số đặc điểm của cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ đối với khách hàng nhân:  Đối tượng vay là các nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân.  Mục đích vay là để bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc mua máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải, mở rộng nhà xưởng…  Khách hàng sử dụng số tiền vay vào các hoạt động sinh lời, nguồn trả nợ gắn liền với việc sử dụng số tiền vay.  Khách hàng rất nhạy cảm với lãi suất cho vay. c. Phân loại cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ 2 Ts. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, 2006 Cũng như hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ được phân chia theo các tiêu chí như:  Căn cứ vào thời gian: bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn  Căn cứ vào mục đích vay: dựa vào mục đích vay của khách hàng thì cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ được phân loại theo các mục đích chính sau:  Cho vay bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh làm dịch vụ, thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu, hàng hóa các chi phí cần thiết…  Cho vay đầu tư tài sản cố định: máy móc, trang thiết bị có giá trị lớn d. Vai trò của nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụĐối với sự phát triển của nền kinh tế Cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ là đòn bẩy quan trọng kích thích sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh làm dịch vụ đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế như sau:  Sự phát triển của nền sản xuất tạo nguồn thu cho ngân sách, từ đó Chính phủ sẽ thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc ổn định trật tự xã hội, an sinh giáo dục, cũng như đầu tư vào các dự án trọng điểm của đất nước.  Tín dụng kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển, mở rộng thương mại, dịch vụ.  Tín dụng sản xuất kinh doanh góp phần tận dụng, khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Tín dụng sản xuất kinh doanh làm dịch vụ tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.  Tín dụng sản xuất kinh doanh làm dịch vụ góp phần ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, nhằm thúc đẩy sản xuất, kích cầu đầu tư.  Đối với các ngân hàng thương mại Cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ là một trong những nhóm sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm tài trợ vốn cho các khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh làm dịch vụ hiệu quả. Vai trò của nhóm sản phẩm này đối với các NHTM được thể hiện ở các khía cạnh sau: [...]... vốn của chi nhánh cho hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ đối với khách hàng nhân Nếu nguồn vốn cao, doanh số cho vay cao nhưng tỷ lệ dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả, hoạt động thu nợ tốt, người vay vốn hoàn tất việc trả nợ đúng thời hạn d Vòng quay vốn cho vay sản xuất kinh doanhlàm dịch vụ đối với khách hàng nhân Doanh số thu nợ cho vay SXKD&LDV đv KHCN... với năm trước cho thấy hoạt động cho vay SXKD&LDV của ngân hàng đang được mở rộng  Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ đối với khách hàng nhân Dư nợ cho vay SXKD&LDV là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tại một thời điểm cụ thể nào đó Dư nợ cho vay được tích lũy qua từng thời kỳ là khoản ngân hàng cần thu về Dư nợ cho vay cuối kỳ = Dư nợ cho vay đầu kỳ + Doanh. .. năng lực tài chính nhưng vẫn chây ì không muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ  Khách hàng không trung thực trong việc cung cấp thông tin nhân cho cán bộ tín dụng 1.3 Hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanhlàm dịch vụ đối với khách hàng nhân 1.3.1 Quan niệm về hiệu quả nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng nhân 1.3.1.1 Hiệu quả trong kinh tế học Trong kinh tế học, khi nhắc đến hiệu quả,... hỏi ý kiến trực tiếp khách hàng vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ (khi họ đến giao dịch tại phòng Khách hàng nhân của ACB Huế) để có những đánh giá khách quan hơn về chất lượng nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanhlàm dịch vụ tại chi nhánh Qua việc kết hợp những kết luận sau khi đánh giá các chỉ tiêu định lượng, định tính những đánh giá của khách hàng, tôi đưa ra các giải pháp nhằm nâng... doanh làm dịch vụ đối với khách hàng nhân để thấy được tình hình kinh doanh của chi nhánh về hoạt động này Đối với nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động về mặt định lượng, tôi chỉ chọn những chỉ tiêu phù hợp với việc đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanhlàm dịch vụ đối với khách hàng nhân của chi nhánh Ngoài ra, tôi còn đánh giá nghiệp vụ này qua các chỉ tiêu định... SXKD&LDV đối với x vốn nội bộ Tổng dư nợ cho vay KHCN  Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay sản xuất kinh doanhlàm dịch vụ đối với khách hàng nhân Lợi nhuận từ cho vay SXKD&LDV đv KHCN Tỷ lệ thu nhập từ cho vay SXKD&LDV đv KHCN = Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay Tỷ lệ này cho biết trong một đồng thu nhập của ngân hàng có bao nhiêu đồng thu nhập là do hoạt động cho vay SXKD&LDV đối với KHCN mang... Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ đối với khách hàng nhân 1.3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan  Môi trường kinh tế  Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phục vụ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng có chất lượng cao, ngược lại khi nền kinh tế không ổn định thì các...  Đối với khách hàng  Đây là kênh tài trợ vốn cho các phương án sản xuất kinh doanh làm dịch vụ khả thi, khách hàng có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh khi vốn tự có chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn kinh doanh  Các tiện ích mà nhóm sản phẩm tín dụng này mang lại tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn có thể cân đối tốt nguồn thu nhập để trả nợ e Rủi ro trong nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh. .. động cho vay = SXKD&LDV đối với KHCN Chi phí trả lãi tiền gửi phân cho vay SXKD&LDV - bổ cho hoạt động cho vay SXKD&LDV đối với KHCN đối với KHCN Trong đó: Thu lãi cho vay SXKD&LDV đối Thu nhập từ hoạt = động cho vay với KHCN Dư nợ cho vay SXKD&LDV nhân x Tổng dư nợ cho vay Chi phí trả lãi tiền gửi phân bổ cho hoạt động cho vay Dư nợ cho vay SXKD&LDV nhân Trả lãi tiền = gửi/Chi phí mua SXKD&LDV đối. .. vốn cho vay thấp thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc cho vay thu hồi nợ e Nhóm chỉ tiêu sinh lời  Lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh làm dịch vụ đối với khách hàng nhân Mục đích kinh doanh của các NHTM là lợi nhuận Do vậy không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại thu nhập cho ngân hàng Hơn nữa thu nhập từ tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân . TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề chung về ngân hàng. nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân 1.3.1. Quan niệm về hiệu quả nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân

Ngày đăng: 19/10/2013, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w