1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải - Ngữ văn lớp 12

34 3,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 176 KB

Nội dung

Trên thực tế các trường trên địa bàn của thành phố Hà Nội đã đang giảng dạy giáodục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội vào trong các bộ môn như:chuyên đề giảng dạy thanh l

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thăng Long- Hà Nội Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội

đã đưa vào giảng dạy “ Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”vào các cấp học như: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thànhphố Hà Nội Nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền thống thanh lịch, giữ gìnnét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội, qua đó tạo sự chuyển biến từng bước về nhậnthức hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch,văn minh để xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh, giàu mạnh

Để giúp mỗi người hình thành và giữ nếp sống thanh lịch, văn minh phải là mộtquá trình liên tục Làm cho mọi người nâng cao nhận thức về giá trị của nếp sống thanhlịch, văn minh, ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa Thủ đô Ở nhà trường cầnxây dựng nếp sống thanh lịch , văn minh cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục

và những bài học cụ thể, từ định hướng đến chỉ dẫn hành vi, trong sinh hoạt trong học tập

và trong giao tiếp ứng xử góp phần hình thành nhân cách, phong cách của người Hà Nội

Trang 3

Trên thực tế các trường trên địa bàn của thành phố Hà Nội đã đang giảng dạy giáodục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội vào trong các bộ môn như:chuyên đề giảng dạy thanh lịch, văn minh vào tiết học trong tuần ở thời khóa biểu chínhkhóa của nhà trường mỗi tuần một tiết cho các lớp học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp

và một số bộ môn như Giáo dục công dân, Địa lí, Văn học… cũng đang sử dụng phươngpháp tích hợp để giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh với đặc thù riêngcủa bộ môn học sao cho các em hiểu và tiếp cận một cách nhanh nhất

Vì vậy trường THPT Ba Vì mà tôi đang công tác giảng dạy cũng đã và đang giáodục truyền thống văn hóa của Hà Nội, để nhằm giúp các em hiểu được thế nào là thanhlịch, văn minh của người Hà Nội Bản thân tôi là một giáo viên dạy văn được tiếp cận vớirất nhiều tác phẩm văn học đã thể hiện nét đẹp và truyền thống văn hóa của người Hà Nội

vì thế tôi cũng muốn cung cấp thêm cho các em nhữn kiến thức về nét đẹp thanh lịch, vănminh của người Hà Nội xưa và nay Nhằm giúp các em hiểu và xây dựng nếp sống thanhlịch, văn minh vừa là trách nhiệm vừa là niềm tự hào cũng là khát vọng của mỗi người

Hà Nội luôn hướng tới

Đây cũng chính là lí do để tôi thực hiện đề tài này của mình nhằm để giúp học sinhcủa trường hiểu và gìn giữ nét đẹp văn hóa Hà Nội mà mình đã và đang được thừahưởng

II CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1 Cơ sở lý luận:

Thanh lịch văn minh là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người dân Hànội tạo nên và lưu giữ Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong đời sống người

Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự hào và vinh dự của người dân Thủ

đô trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường

Trang 4

Nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội có những biểu hiện vô cùngphong phú và có giá trị văn hóa cao, đó là những nét đẹp văn hóa đặc trưng của người HàNội Văn minh trong sinh hoạt trong học tập làm việc và giao tiếp ứng xử trong gia đình,nhà trường, ở nơi công cộng với người nước ngoài và với thiên nhiên môi trường.

Thanh lịch là gì? Đó là “ thanh nhã và lịch thiệp” là một khuynh hướng thẩm mĩthiên về sự nhã nhặn và lịch thiệp đã trở thành nét đẹp trong nếp sống người Hà Nội Đó

là nét đẹp hài hòa của diện mạo của phong cách, hành vi, sự tu dưỡng trải nghiệm củacon người Và biểu hiện ở chiều sâu như một tính cách cơ bản, hồn cốt của con người, làlối sống có văn hóa phù hợp với thời đại

Văn minh là gì? Là “ nền văn hóa có đặc trưng riêng tiêu biểu cho một xã hội rộnglớn, một thời đại hay cả nhân loại” Văn minh biểu hiện ở trình độ phát triển cao của vănhóa về phương diện vật chất theo hướng xóa bỏ những lạc hậu, thấp kém để xây dựngmột xã hội tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn

Thanh lịch, văn minh là đặc trưng nổi bật trong nếp sống người Hà Nội đó là nếpsống có văn hóa tích cực tiến bộ phù hợp với các giá trị sống của cộng đồng Người thanhlịch văn minh là người có dáng vẻ hành vi trang nhã, giao tiếp ứng xử lịch sự, thể hiện sựtiến bộ hiểu biết phù hợp với thời đại với dân tộc

Lịch sử của Hà Nội với 1000 năm tuổi có điều kiện tự nhiên đất đai trù phú, địahình thuận lợi, khí hậu ôn hòa Sự ưu đãi của thiên nhiên đã làm cho Hà Nội là “ Chốnhội tụ của bốn phương đất nước" “ muôn vật phong phú tốt tươi” đã làm cho Hà Nội làmột đô thị lớn bậc nhất của nước ta “ Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến” là sự phồnthịnh về kinh tế, phát triển về văn hóa Đây cũng là nơi hội tụ của các tài năng tinh hoa vềtrí tuệ tiêu biểu của dân tộc Việt Nam để tạo nên những nét đẹp truyền thống mang màusắc riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến

Trang 5

Bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội thể hiện độc đáo của vùng văn hóa dân cư

Hà Nội Có thể hình dung chân dung văn hóa con người Hà Nội với những giá trị nổi bậtnhư sự lịch lãm, tinh tế, hào hoa trí tuệ, có nghĩa khí, giàu lòng yêu nước, tình nhân ái,yêu chuộng hòa bình; người Hà Nội trang nhã, nền nã, hướng nội sâu sắc, quan hệ rộng

mở, có bản lĩnh và tự trọng

Một trong những nét nổi bật trong bản sắc văn hóa riêng của người Hà Nội là thanhlịch, văn minh Đây là kết quả của sự hội tụ, kết tinh những giá trị trong và quốc tế trêntrục văn hóa Bắc- Nam, Đông- Tây Đồng thời, nhiều giá trị văn hóa của các vùng đấtkhác khi được “ Hà Nội hóa” đã mang giá trị mới- kết quả của quá trình lan tỏa nhữngtinh hoa văn hóa Thăng Long- Hà Nội

Vì thế chúng ta đã biết, nhà trường phổ thông có chức năng cơ bản là hình thành

và phát triển nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức công tác giảng dạy,học tập và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo mục tiêu,chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ,những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyềngiáo dục sau này Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về thanh lịch, văn minh của HàNội, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra trường, dù họ làm việc

gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm

vụ của mình là tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu thế nào là thanh lịch, vănminh của người Hà Nội Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức giáo dục ý thức vềnếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đến học sinh thuận lợi và hiệu quảnhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học Hiện nay, nội dung này

đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại

Trang 6

khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục côngdân

2 Cơ sở thực tiễn:

Môn Ngữ văn với những đặc trưng bộ môn- vừa có tính chất khoa học vừa có tínhchất nghệ thuật Chương trình Ngữ văn lớp 12 có một số bài học có liên quan đến nếpsống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội Do vậy, đây chính là điều kiện thuận lợi

để giáo viên có thể tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minhcủa người Hà Nội vào một số bài học Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạycòn chưa được một số giáo viên thực sự chú trọng đến nội dung này, nên chưa phù hợpvới yêu cầu xã hội Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục nếp sốngthanh lịch, văn minh của người Hà Nội vào môn học này vẫn chưa được thực hiện mộtcách triệt để

Nên giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đang là nhiệm vụcấp thiết đối với mỗi trường học trong sở giáo dục Hà Nội vì thế Trường THPT Ba Vìcũng không là ngoại lệ Nhằm để giúp học sinh hiểu rõ nếp sống thanh lịch, văn minh

của người Hà Nội vì người Hà Nội rất thanh lịch văn minh trong sinh hoạt, đời sống,

trong làm việc và vui chơi Bởi vậy ta có thể nhận thấy phong cách thanh lịch, văn minhtrong ẩm thực trong trang phục và trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội đã đi vàovăn chương Việt Nam một cách sâu đậm

Với môn ngữ văn trong trường THPT đã thể hiện được rất rõ nét đẹp văn hóa thanh

lịch, văn minh của người Hà Nội Hà Nội là thủ đô, nơi hội tụ, gạn lọc, kết tinh và lan

tỏa hoa ra cả nước Trong thời đại hội nhập, sự hội tụ lan tỏa của Hà Nội còn rộng ra với

cả thế giới Hà Nội là đầu mối giao lưu quốc tế, có đại sứ quán của các nước, có nhềungười nước ngoài sinh sống và làm việc, du lịch

Trang 7

Người Hà Nội vừa tự hào về truyền thống thanh lịch của đất đô thành, vừa đại diệncho nhân dân cả nước tự hào giới thiệu về văn hóa Việt Nam, đất nước con người ViệtNam Người Hà Nội cần hiểu sâu về lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam và nét đẹp đặctrưng của văn hóa Hà Nội là thanh lịch; có khả năng giới thiệu với bạn bè bốn phương vềvăn hóa ẩm thực Hà Nội, đặc biệt là về phở Hà Nội, về cách ăn bằng bát đũa; về cái áodài duyên dáng, về phố cổ, về Hồ Gươm, về hát chèo, về ca trù và rối nước…Thể hiện sựhào hoa, người Hà Nội sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng về văn hóa của bạn bè,rộng rãi, phóng khoáng trong giao tiếp.

Xuất phát từ những lý do trên đã tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “GIÁO DỤC

NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12.

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu nội dung: “GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN

MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI- NGỮ VĂN LỚP 12 và qua một số bài học trong môn Ngữ văn lớp 12- THPT để góp phần giáo

dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 8

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liênquan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác

- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ bảnthân

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I NHỮNG BIỂU HIỆN NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

“ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng là người Tràng An”

Đã có biết bao nhà văn nhà thơ thể hiện tình yêu của mình với mảnh đất văn hiến

ấy Mỗi người đều thể hiện tình yêu của mình với Hà Nội với các góc độ khác nhau nhưnhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Đình Thi, Thạch Lam, VũBằng…sự cảm nhận tinh tế về Hà Nội đã đi vào văn thơ của họ một cách thơ mộng vàlãng mạn, đã gây ấn tượng với người đọc nhất là những người yêu và gắn bó với mảnhđất văn hiến ấy Bởi người Hà Nội có những nét biểu hiện tinh tế về vẻ đẹp văn hóa củamình

1 Người Hà Nội họ rất tinh tế thanh cảnh trong ẩm thực:

Thể hiện sự thành thạo trong việc lựa chọn, chế biến trình bày thưởng thức các món

ăn nhiều màu sắc Vì người Hà Nội luôn quan niệm ăn không chỉ bằng miệng mà bằngmắt bằng tai…là đặc trưng ẩm thực mà người Hà Nội nâng lên thành nét đẹp văn hóa.Tạo nên những món ăn nổi tiếng trở thành đặc sản Hà Thành như: Phở, bún thang, chả cá

Lã Vọng, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây…đã được nhà vănNguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm “ Phở” hay “ Hà Nội 36 phố phường”- Thạch Lam

Trang 9

Người Hà Nội ăn uống thanh đạm, thanh cảnh, coi trọng chất lượng hơn coi trọngviệc thưởng thức chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất Ngay cả khi xơi bát cơmcũng không được xơi đầy, khi ăn phải từ tốn thưởng thức hương vị của từng món, vừa ănvừa trò chuyện, nhai nuốt thong thả Họ luôn coi trọng phép lịch sự trong ăn uống nên vớingười Hà Nội thì “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” họ rất coi trọng nề nếp

2 Người Hà Nội luôn chỉnh tề, nền nã trong trang phục:

Họ luôn thể hện sự am hiểu của mình trong trang phục hằng ngày Cách ăn mặc đẹpphù hợp, lịch sự thể hiện thái độ vừa tự trọng vừa tôn trọng người khác trở thành nét đặctrưng của người Hà Nội

Trang phục của nam nữ của người già và trẻ em…luôn giữ được vẻ đẹp trang nhã,hài hòa giản dị Mỗi người đều ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mìnhphù hợp với điều kiện làm việc và hoàn cảnh giao tiếp Người Hà Nội bao giờ cũng cẩntrọng trong lựa chọn trang phục sao cho quần áo phù hợp với điều kiện thời tiết lại vừa cótính thẩm mĩ cao Đặc điểm khí hậu bốn mùa đã góp phần giúp Hà Nội trở thành kinh đôthời trang Việt

Người thanh lịch Hà Nội biết ăn diện đổi mốt mà vẫn coi trọng sự tinh tế, kín đáo,

tế nhị, không quá cầu kì, không để “cái đẹp” phủ nhận lấn lướt “ cái nết” mà vẫn toát lên

vẻ đẹp tiêu biểu thanh lịch của mình

3 Người Hà Nội lịch thiệp tế nhị trong giao tiếp ứng xử:

Họ luôn coi trọng giao tiếp ứng xử trước hết trong lời ăn tiếng nói Qua tiếng nóingười ta nhận ra tiếng nói “ Hồ Gươm” Cái thanh lịch của tiếng nói người Hà Nội là ở

Trang 10

chỗ phát âm hay, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt hấp dẫn, dễ nghe Người Hà Nội khi nói họchọn lời hay ý đẹp, tránh thô lỗ tục tằn.

Người Hà Nội xưa nay ứng xử tại nhà, trọng lễ nghĩa, cử chỉ từ tốn khiêm nhường, thái

độ cởi mở, ân cần biết tự trọng và tôn trọng, không khúm núm, nịnh bợ Có cái nhìn thânthiện, tình cảm bao dung khi giao tiếp với mọi người

4 Người Hà Nội thể hiện nét thanh lịch, văn minh trong thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí, sắp xếp nơi ăn chốn ở tôn giáo và tín ngưỡng

Người Hà Nội biết giữ gìn sự tôn nghiêm ở lễ hội, nơi chùa chiền, đình miếu.Không chen lấn ồn ào, cười đùa ở nơi thờ tự, tôn trọng đời sống tâm linh nhưng không

mê tín dị đoan Biết ngả mũ nhường đường khi gặp đám tang trên đường Không mặc cầu

kì diêm dúa khi đi đến đám tang Đi lại nhẹ nhàng ở nơi công cộng nhất là bệnh viện

5 Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh ở nơi cộng cộng:

Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hoạt động chính trị- xã hội, văn hóa thể thao, những sựkiện trong nước và quốc tế, có sự tham gia của hàng trăm nghìn người Người Hà Nộiluôn nghiêm cẩn chân thành, tận tình cởi mở, thân thiện hào hoa góp phần làm nên thànhcông trong các hội nghị quốc tế

Khi tham gia hoạt động tập thể, sinh hoạt văn hóa, trong rạp hát, trong hội nghị,trong thư viện ,trong bảo tàng không nói chuyện riêng, đi lại nhẹ nhàng, xin lỗi khi đi quamặt người khác

Trang 11

Khi tham gia hoạt động vui chơi, thể dục thể thao như: đá cầu, đá bóng, chơi cầulông… họ luôn chơi hết mình, với tinh thần cao thượng, cổ vũ vô tư trong sáng, tôn trọng

kỷ luật không làm phiền người khác

6 Người Hà Nội ứng xử văn minh với thiên nhiên và môi trường:

Họ luôn yêu và gắn bó với thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trương sống sạch- đẹp Người Hà Nội luôn có kiến thức và ý thức tô điểm cho thiên nhiên thêm màuxanh của cây lá và rực rỡ sắc hoa suốt bốn mùa, tạo nên dáng vẻ một thành phố trầm mặc

xanh-cổ kính và thơ mộng nên thơ

Những hàng cây trồng trên hè phố trong công viên, ven hồ, trên đường đi… xòebóng mát giữa những trưa hè oi ả Lúc nào Hà Nội cũng như một rừng hoa với những sắcmàu rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp riêng mà không có một thành phố nào trên thế giới cónhững nét giống

II NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GV TRONG VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC HIỂU VỀ NÉT ĐẸP THANH LỊCH, VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN

Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh là dựa trên những tri thức về những nétđẹp, truyền thống văn hóa nghìn năm của Hà Nội mà hình thành thái độ, ý thức, tráchnhiệm và kĩ năng sống cho HS, nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền thốngthanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội Qua đó tạo sự chuyển biến từngbước về nhận thức, hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người HàNội thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh giàu mạnh Đây làmột vấn đề hết sức cần thiết là một quá trình lâu dài, không phải chỉ ở HS THPT mà ởmọi lứa tuổi, là người dân Thủ đô Hà Nội thì đều phải hiểu để xây dựng thói quen giao

Trang 12

tiếp thanh lịch, văn minh là cho Hà Nội thực sự trở thành một không gian văn hóa xứngđáng với truyền thống văn hiến, anh hùng

Là một GV giảng dạy môn Ngữ văn, thông qua một số bài học liên quan đến nếpsống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, tôi đã cung cấp, gửi gắm các thông điệpphong phú về giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội Nhằm giúp HS lĩnh hộikiến thức nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội cụ thể : HS hiểuđược nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và đối với đời sống của cácthế hệ người dân Hà Nội nay như thế nào, thấy được những nét đẹp ấy đã và đang bị maimột như thế nào để có ý thức gìn giữ và phát huy những nét đẹp đó Bên cạnh đó tôi còngiáo dục cho HS thái độ thân thiện với mọi người, có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa của

Hà Nội , ủng hộ những việc làm bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội và lên án, tố cáonhững hành vi làm mất đi những nét đẹp văn hóa nghìn năm tuổi của Hà Nội Đồng thờihình thành cho HS kĩ năng phát hiện vấn đề thể hiện nếp sống văn hóa thanh lịch, vănminh của người Hà Nội và ứng xử tích cực với các vấn đề về văn hóa của Hà Nội cótrách nhiệm và hành động thiết thực để xây dựng thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh,hiện đại, xứng đáng là “ Thành phố vì hòa bình”

III NGUYÊN TẮC, MỨC ĐỘ, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO

VỆ NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG DẠY MÔN NGỮ VĂN

1 Nguyên tắc

Giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội không phải làmột bộ môn riêng biệt mà chỉ là cách tiếp cận bộ môn Do vậy, khi tích hợp, lồng ghépnội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội tôi luôn tuân thủnhững nguyên tắc sau:

Trang 13

- Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến nếp sống thanhlịch, văn minh của người Hà Nội Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính chính xác

- Phải đảm bảo đặc trưng của môn học, không biến giờ học Ngữ văn thành giờ họcgiáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh Điều này có nghĩa là giờ Văn trước hết phải làgiờ Văn, giờ Tiếng Việt trước hết phải là giờ Tiếng Việt, giờ Làm văn trước hết phải làgiờ Làm văn

- Phải đảm bảo kiến thức cơ bản, tính lôgic của nội dung bài học, không làm quátải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học Các ví dụ, nội dung giáo dục nếp sốngthanh lịch, văn minh giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ýcủa HS

- Phải gây được sự hứng thú ở HS khi tích hợp nếp sống thanh lịch, văn minh củangười Hà Nội

2 Mức độ

Việc tích hợp nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người

Hà Nội thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ

- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn vớimục tiêu và nội dung của giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người HàNội

- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục nếpsống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội

- Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic, trực tiếp như đi tham quan

lễ hội hoặc viện bảo tàng dân tộc học

3 Phương pháp

Trang 14

Trong quá trình lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, vănminh của người Hà Nội, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Khi tìm hiểu về vănhóa của Hà Nội xưa và nay trên thực tế ở các phố cổ Hà Nội và trong các ngày lễ hộidiễn ra những nét văn hóa đặc trưng

- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng : cung cấp những thông tin về văn hóacủa người Hà Nội và văn hóa ở địa phương nơi các em đang sinh sống và học tập, tổchức cho HS tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở địa phương để góp phần bảo vệ nếpsống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội

- Phương pháp nêu gương: Muốn nét đẹp văn hóa thanh lịch, văn minh của người

Hà Nội được tồn tại mãi mãi giúp học sinh hiểu và gìn giữ thì bản thân GV phải gươngmẫu

- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống gìn giữ nếp sống thanh lịch, văn minh

IV MỘT SỐ BÀI HỌC TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

1 Hệ thống những bài học có nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

Như trên đã nói, kiến thức giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người HàNội trong môn Ngữ văn lớp 12 không được trình bày cụ thể trong từng bài rõ ràng màđược mà phải tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng Khảo sát toàn bộ nội dung

Trang 15

chương trình Ngữ văn lớp 12, tôi thấy có 2 bài học có thể tích hợp được nội dung này đó

là các bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng

2 Vận dụng

2.1 Bài: Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng.

Mục đích của tôi khi dạy bài này là muốn HS vận dụng những kĩ năng, nhữnghiểu biết của mình nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội để hiểu nội dung củabài Tôi áp dụng đúng nguyên tắc dạy học bộ môn để đảm bảo đây là giờ đọc hiểu tácphẩm văn học Đồng thời, tôi đã vận dụng mức độ tích hợp toàn phần và liên hệ, vậndụng phương pháp tiếp cận kĩ năng giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người

Hà Nội và các cách thức trên để giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người HàNội cho các em

Trong tác phẩm này ngoài cung cấp cho các em về kiến thức của bài để các em hiểu

về nội dung, tôi còn lồng ghép giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh đểcác em hiểu rõ hơn về ngày tết cổ truyền của dân tộc nói chung của người Hà Nội nóiriêng

Với những nét độc đáo trong việc sắm mâm ngũ quả ngày tết, làm bữa cơm tất niên

để cúng tổ tiên Và thấy được nét đẹp đó của người Hà Nội xưa và nay đã và đang thayđổi theo nền kinh tế thị trường như thế nào, nhằm giúp các em ý thức hơn trong việc gìngiữ nét đẹp văn hóa đó

2.2 Bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải.

Trong quá trình tích hợp, tôi vận dụng phương thức tích hợp bộ phận và liên hệ,vận dụng phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục và sử dụng cách thức:

Trang 16

Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến nếp sốngthanh lịch, văn minh của người Hà Nội thông qua nhân vật cô Hiền Cho các em họcsinh xem các hình ảnh, clip liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh, văn hóa của

người Hà Nội khi tích hợp nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người

Hà Nội

Theo phân phối chương trình và sự thống nhất của tổ chuyên môn, bài học nàyđược dạy trong 1 tiết Tôi hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp và phẩm chất của nhân vật côHiền và cách nhìn nhận của cô về góc độ văn hoá của Hà Nội trong thời kì kháng chiếnchống Mỹ và đất nước thời kì hòa bình Trong lời vào bài tôi cho HS xem một đoạn clip

về văn hóa, phong tục nếp sống của người Hà Nội để tạo sự hấp dẫn, để các em trực tiếpcảm nhận được vẻ đẹp của Thăng Long- Hà Nội bằng thị giác trước khi cảm nhận bằng

hệ thống ngôn từ trong văn bản Trong quá trình tìm hiểu vẻ đẹp của Hà Nội ở góc độthiên nhiên, tôi cho HS xem một số hình ảnh về phố cổ Hà Nội để HS cảm nhận được vẻđẹp cổ kính, thơ mộng của Hà Nội xưa và nay Khi tìm hiểu vẻ đẹp của cô Hiền và phẩmchất của người Hà Nội tôi cho HS xem clip cách ứng xử văn hóa, các lễ hội của người HàNội để HS thấy được vai trò của nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong

sự bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế của Hà Nội Đồng thời tôi còn cung cấp cho HSmột số thông tin mang tính thời sự về những nét đẹp văn hóa của Hà Nội đã và đang bịmai một do nếp sống xô bồ của thị trường…

Qua nội dung tiết học tôi đã chỉ cho các em thấy nét đẹp thanh lịch, văn minh củangười Hà Nội để các em thấy thêm yêu và tự hào vì mình là người Hà Nội Đồng thời tôicũng đã cung cấp cho các em một lượng kiến thức ngoài văn bản để giáo dục cho các emthấy được vai trò quan trọng của nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội và ý thứctrách nhiệm của mình trong việc xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh, giàu mạnh

Trang 17

Như vậy, thông qua hai bài học trên tôi đã giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minhcủa người Hà Nội cho HS ở 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy Khi dạy những bài này tôi đã sửdụng giáo án điện tử, việc sử dụng giáo án điện tử sẽ rất thuận lợi khi cung cấp hình ảnh,clip về hiện trạng nếp sống thanh lịch,văn minh của người Hà Nội hiện nay Được tiếpxúc với những hình ảnh trực quan trong giáo án điện tử, các em thật sự hứng thú tronggiờ học và các em được tận mắt nhìn thấy thực trạng nếp sống thanh lịch, văn minh củangười Hà Nội xưa và nay giúp các em có những kiến thức, kĩ năng về nếp sống thanh lịch,văn minh để từ đó hình thành ở các em ý thức kế thừa và gìn giữ nét văn hóa đặc trưngcủa Hà Nội.

- Hiểu được nét đẹp văn hoá “kinh kì” qua cách sống của cô Hiền, một phụ nữ tiêu

biểu cho “Người Hà Nội”.

- Hình thành nếp sống văn minh, thanh lịch.

- Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọngđiệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật

II PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

GV kết hợp các phương pháp: Phát vấn, gợi mở, giảng bình, thảo luận nhóm…

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w