Giọng điệu triết lí, suy tư

Một phần của tài liệu Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua Đám cưới không có giấy giá thú Ngược dòng nước lũ Một mình một ngựa (Trang 98)

6. Bố cục khoá luận

3.3.2 Giọng điệu triết lí, suy tư

Nhu cầu nhận thức lại hiện thực, đánh giá quá khứ và lịch sử bằng cái nhìn sòng phẳng, định giá và soát xét lại các giá trị, những vấn đề của xã hội, nhân sinh sẽ làm nảy sinh giọng điệu chiêm nghiệm suy tư trong văn học. Tác phẩm của các cây bút văn xuôi thời kì đổi mới, từ “người khởi đầu tinh anh” là Nguyễn Minh Châu, cho đến Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, và các nhà văn lớp sau đều mang chất giọng chiêm nghiệm như một hình thức thể hiện chiều sâu triết lí và cái nhìn suy tư cho các thông điệp nghệ thuật đều hăng hái thực hiện mục tiêu đó trong hàng loạt sáng tác. Tiểu thuyết có yếu tố tự thuật coi khai thác cái tôi là nhiệm vụ hàng đầu nên giọng điệu giàu chất suy tư, chiêm nghiệm là điều dễ hiểu.

Có thể lí giải về chất giọng chiêm nghiệm trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật từ bản chất của sáng tạo nghệ thuật: nhà văn bao giờ cũng muốn đi đến tận cùng để trả lời những câu hỏi “thiên nan vấn” về con người và cuộc sống. Trong văn học 1945 – 1975, dường như các nhà văn đều được “bao cấp” về câu trả lời, vì thế người đọc không cần đọc kỹ tác phẩm cũng đoán được ngay nhà văn định nói gì. Văn học sau 1975 hoàn toàn khác, nhà văn phải là người biết trổ được cái nhìn riêng của anh ta về đời sống. Văn học, trong sự hình của nhiều nhà văn thời kì đổi mới, không đơn thuần là kể, tả mà thực chất là ngẫm ngợi và đối thoại. Ý kiến của Lê Ngọc Trà nhấn mạnh đến sự nghiền ngẫm hiện thực, nó đã nói trúng nhu cầu của tiến trình đổi mới văn học từ 1986 đến nay. Ma Văn Kháng là cây bút nghiêng về giọng điệu phân tích, lí giải. Tác phẩm của Ma Văn Kháng thường xoay quanh xung đột thiện - ác, trong đó các nhân vật chính diện thường là những người gặp nhiều bi kịch. Vì thế, ông là người hay triết lí, phân tích về lẽ đời và lí giải nguyên nhân nào đã gây ra những bi kịch đó.

Xét về từ cấp độ cấu trúc, kiểu giọng điệu triết lí thường được thể hiện qua tính chất khẳng định hay phủ định để nhấn mạnh những vấn đề mà nhà văn cần thông điệp, triết luận với người đọc. Bên cạnh việc đưa ra giọng khẳng định hay phủ định về một vấn đề nào đó như: “đời là một vại dưa muối hỏng” [28, 8] hay “đời chưa hẳn là một vại dưa muối hỏng nhưng đã bốc mùi khai hẳn rồi. Quỷ nhe nanh múa vuốt diễu võ dương oai trước người hiền” [28,179], Ma Văn Kháng còn sử dụng giọng điệu triết lí với những từ ngữ mang tính chất biện giải, tranh luận khiến cho ý kiến được đưa ra trở nên thuyết phục như: “Ừ thì cứ cho đời là một vại dưa muối hỏng đi. Ừ thì ở cõi đời này còn đang nhung nhúc bọn bất lương chỉ nhăm nhe chiếm đoạt công sức, của cải, vinh quang sở hữu của người khác” [28, 179]. Ma Văn Kháng thường dùng những từ như “nào phải”, “đâu phải”, “ừ thì”, “hóa ra”, “hay là”,… Chính điều này tạo ra nét hấp dẫn riêng trong tiểu thuyết của ông.

Không bị bó buộc, hạn chế bởi dung lượng tác phẩm, thể loại, tiểu thuyết là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn thoải mái tung hoành, thể hiện

những suy ngẫm, triết lí về cuộc sống. Giọng điệu triết lí của Ma Văn Kháng đã đem đến cho tác phẩm của ông tính trí tuệ. Những vấn đề tác giả trăn trở trong tác phẩm thường là những vấn đề bức xúc của cuộc sống như: vấn đề truyền thống và hiện đại, vấn đề cá nhân với gia đình, vấn đề lí tưởng và hiện thực, vấn đề đạo đức, quan hệ đời sống…Nhà văn đã sử dụng khá nhiều phương tiện để thể hiện triết lí của mình như trữ tình ngoại đề, giấc mơ, hình thức những bức thư hay người kể chuyện, nhân vật. Bằng cách dẫn truyện tự nhiên này, độc giả không phải là người tiếp thu một cách thụ động, nhà văn không phải đối tượng chỉ giao giảng chân lí. Như vậy, mối quan hệ giữa nhà văn và độc giả trở nên gần gũi, bình đẳng hơn.

Là nhà văn có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, tích lũy cho mình vốn tri thức phong phú, Ma Văn Kháng đã am hiểu tường tận mọi phương diện của cuộc sống, đây chính là những chất liệu đáng quý để nhà văn cấu thành nên những cuốn tiểu thuyết của mình.

Một trong những vấn đề đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu là những triết lí của tác giả về cuộc sống, xã hội. Cuộc sống là vậy, muôn đời đều có những khó khăn và phức tạp, nhất là trong quá trình kiến thiết, xây dựng đất nước với yếu cầu đặt lên hàng đầu: sự hòa hợp với cái tôi với cái ta, giữa cá nhân với tập thể. Đây là vấn đề nhức nhối mà Ma Văn Kháng đưa ra trong cuốn tiểu thuyết của mình. Bằng giọng điệu triết lí, suy ngẫm và lí giải sâu sắc, Ma Văn Kháng đã dựng nên một xã hội mà tất cả vì tập thể “thô sơ”, cái tôi bị “bóp nghẹt”, không còn sự sống, không thể đưa ra những định kiến cá nhân, và nguy hiểm hơn chính cái tôi đó trở nên vô cảm trước những khốn khó, đau khổ của quần chúng. “Con người (…) trước hết là một cá thể (…). Vấn đề của cách mạng là giải phóng sức sáng tạo của mỗi cá nhân” [31, 103]. Quan niệm về con người của tác giả rất rõ ràng. “Trước hết” là từ nhấn mạnh tính cá thể - cái đầu tiên, cái cần phải có của một con người. Cá thể với những nét tính cách không thể trộn lẫn, với tài năng và sức sáng tạo riêng biệt. Nhưng vấn đề tác giả đặt ra ở đây chính là sự sai lệch trong cách nhìn về mối

quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Có một thời cá nhân phải hi sinh quyền lợi riêng tư để phục vụ cho nhiệm vụ cao cả của cộng đồng: giải phóng đất nước. Nhưng khi mục đích dành lại tự do cho dân tộc ta đã đạt được thì lại xuất hiện một hiện trạng: con người hiểu nhầm khi thủ tiêu cá tính, tài năng của cá nhân để phục vụ số đông. Thế nhưng, “chỉ những kẻ ở trên tập thể, những người lãnh đạo mới có quyền có cái tôi. Thành ra, theo tôi nghĩ, đề cao chủ nghĩa tập thể thái quá, cũng sẽ là một trong những tiền đề làm nảy sinh sự thao túng, thói chuyên quyền, đặc quyền đặc lợi của cá nhân” [31, 174]. “Chỉ”, “thành ra, theo tôi nghĩ… cũng sẽ là” là lời biện giải đầy sắc sảo của tác giả khi đề cập tới hậu quả của việc đề cao thái quá chủ nghĩa tập thể. Từ những lời tranh biện này, ta có thể thấy thái độ mỉa mai, xót xa của tác giả trước sự thao túng, chuyên quyền một cách mù quáng của những người đứng đầu đại diện cho một tổ chức nào đó. Vấn đề này được tác giả khai thác triệt để trong Đám cưới không có giấy giá thú. Nổi bật là Cẩm, Dương, Lại với những suy nghĩ ngu xuẩn và ngờ nghệch, cứng nhắc trong Đám cưới không có giấy giá thú

hay Phô với sự ích kỉ, hẹp hòi trong Ngược dòng nước lũ.

Không chỉ vậy, Ma Văn Kháng còn đưa ra những cái nhìn sâu sắc khi khái quát về cuộc đời. Trong tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú, ông đã đưa ra triết lí đáng buồn với giọng điệu khẳng định: “đời là một vại dưa muối hỏng”, là “người mẹ ghẻ” cay nghiệt, vì nó bốc mùi khai khú, vì những cái xấu xa, bần tiện, bỉ ổi, dốt nát đã len lỏi vào khắp các ngõ ngách của cuộc sống. Cuộc đời “nhung nhúc những kẻ bất lương” lúc nào cũng nhăm nhe chiếm đoạt của cải, công sức của người khác. Nhà văn xót xa: “Thật là khổ hình! Còn đâu kỉ cương nề nếp, luân thường! Trộm cắp vào đến tận kho bạc nhà nước. Hung đồ phá phách đến cả luật lệ trường ốc, thi cử (…) thì là sắp hoàn thiện sự suy đốn rồi” [28, 176]. “Thật là”, “Còn đâu” như một tiếng thở dài nuối tiếc một thời kỉ cương nền nếp đã qua. Vậy là bệnh thành tích thao túng mọi thứ. Với một loạt những câu cảm thán ngắn, qua nhân vật Thuật – giáo viên toán, tác giả đã thốt lên một cách đau đớn về hệ quả của cuộc sống

đó: “Cái cuộc đời kì lạ này! Chẳng chết ngay một lúc. Sống dở chết dở! Thoi thóp! Ngắc ngoải vì nghi kị, trấn áp, đói rét…” [28,270]. Một loạt những câu cảm thán ngắn chủ yếu được cấu thành từ những động từ như “chết”, “sống dở chết dở”, “thoi thóp”…thấm đẫm sự đau xót, uất ức, bất lực. Giọng triết lí lại có lúc lạnh lùng, thản nhiên: “Cuộc sống là vậy; tất cả đều phải sống trong lòng nó, cái chết phẩm của tạo hóa ngay từ khi ra đời đã có sự hòa trộn hữu cơ giữa vẻ đẹp anh hùng cao cả lãng mạn phi thường và thói đời nhỏ nhặt, tầm thường; thậm chí xấu xa, nham nhở” [28, 357]. Một loạt những tranh luận, triết lí lại được tác giả tiếp tục sau đó: “Ừ thì cứ cho cuộc đời là một vại dưa muối hỏng đi. Ừ thì ở cõi đời này nhung nhúc bọn bất lương chỉ nhăm nhe chiếm đoạt công sức, của cải, vinh quang sở hữu của người khác (…). Ừ thì bây giờ bất cứ một đứa trẻ ranh nào (…) cũng có thể (…) hành hạ kẻ đáng là thầy nó (…). Ừ thì người có tài, có đức đang khốn khổ vì bị xúc phạm (…). Ừ thì cuộc sống còn bao nghịch lí (…). Ừ thì còn biết bao nỗi buồn phiền (…), chưa được giải trình, thanh toán”. [28, 178 – 179]. Lời nửa trực tiếp đã thể hiện rõ quan điểm của tác giả đối với cuộc đời. “Ừ thì” như một lời khẳng định, nhưng lại là những chiêm nghiệm đầy đau buồn, day dứt của tác giả về cuộc đời. Nhưng trong con mắt của Ma Văn Kháng, cuộc đời không phải lúc nào cũng đáng chán ngán, vì bên cạnh những mặt tiêu cực, tác giả vẫn nhận ra được mặt tích cực, cho dù là nhỏ nhoi. Đó là ý nghĩa của cuộc sống: “Cuộc sống thực sự là cuộc sống vì chẳng ngày nào là bỏ đi cả. Từng ngày một, như kẻ đọc sách, mở một trang mới, và với những kiệt tác ta may mắn có trong tay, thì mỗi trang là cả một vùng hiểu biết, giúp ta khốn lớn, trưởng thành” [28, 357].

Cuộc sống thì như thế, vậy con người trong cuộc sống đó ra sao? Tác giả định nghĩa con người: “Mỗi con người không phải là một cá nhân. Mà là một thành viên của cơ cấu (…). Tất cả, từ rất lâu rồi đều đã được dạy dỗ và tập rèn để có thói quen sống đồng nghĩa với phục tùng. Là tuyệt đối phục tùng (…). Chứ đừng nói là khước từ, chống lại”. Bằng việc sử dụng những từ ngữ

khẳng định “là”, phủ định “không phải”, biện lí, tranh luận “mà là”, “đồng nghĩa”, “tuyệt đối”, tác giả đã chỉ ra cho người đọc thấy được cái quan niệm sai lầm, cổ hủ của xã hội thời đó: nét đẹp của nhân cách, đạo đức chính là phục tùng. Phục tùng đồng nghĩa với tôn trọng lãnh đạo, tôn trọng tập thể, được mọi người kính trọng. Trái lại, “khước từ” việc phục tùng tập thể mà đại diện là mệnh lệnh của người lãnh đạo là thiếu tình hữu ái giai cấp, lập trường tư tưởng không vững vàng. Vì thế, cuộc đời của thầy giáo tài năng và tâm huyết Đặng Trần Tự là một cuốn sách đặt nhầm chỗ. Thầy bị đồng nghiệp, người đời hậm chí là vợ mình chê bai, nghi ngờ, buộc tội, khinh thường vì cái tâm vô cùng trong sáng, đẹp đẽ của mình. Đồng cảm, xót thương trước những số phận “tài hoa – bạc mệnh”, Ma Văn Kháng vẫn tin vào sức mạnh của tâm hồn, khẳng định rằng cái đẹp tuy không thể chiến đấu với cái xấu xa nhưng nó vẫn tìm được cho mình lối đi riêng: “Con người, có có giá trị tự thân của chính nó. Đang là lúc bán sách đi để trang trải, nhưng đã có và vẫn đang tồn tại một kiếp sống nhẫn nại, tích tụ hiểu biết và cảm nhận. Đã có một thời đăm say (…). Khác chăng là ngày càng sâu lắng, khúc chiết và vững tin hơn (…). Vẫn có thể tìm được lối đi tuy eo hẹp để vượt qua thói đời biển lận điệp trùng” [28,180].

Trong các sáng tác của mình, Ma Văn Kháng có khi sử dụng giọng điệu từ lời của người kể chuyện, có khi từ lời của chính nhân vật trong truyện, có khi lại có sự đan xen giữa giọng của người kể chuyện với giọng nhân vật. Điều này, khiến những triết lí, suy ngẫm mà tác giả đưa ra có phần tự nhiên hơn. Qua đó ta thấy được ý vị hấp dẫn và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.

Không những thế, tác giả đã đào sâu những trực cảm, dự báo những suy ngẫm về cuộc đời, số phận người trí thức Việt Nam. Với cách thể hiện đầy tâm huyết, trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn đã tạo ra cho độc giả sự cuốn hút bởi những chi tiết mới mẻ, sống động. Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết là thầy giáo giỏi Đặng Trần Tự. Hai mươi năm ròng thực hiện cuộc hành trình tâm hồn để đến ngày “thành hôn” với

những gì mà mình tôn thờ, thầy Tự đã trải qua bao gian truân vất vả. Nhà văn nhiều lần triết lí về vấn đề này: “Thi sĩ (…) suốt đời đuổi theo một lí tưởng đẹp (…). Thi sĩ chung thủy với sự chọn lựa của mình. Và cuộc hòa hợp của thi sĩ với đối tượng yêu dấu của mình là cuộc hôn phối tuyệt đẹp” [28,9]. “Thi sĩ” và cái “đẹp” trong lí tưởng được Tự nhắc đi nhắc lại nhiều lần với niềm say mê, sự mong ước. Nhưng cuộc kết hôn với cái đẹp của chủ nghĩa mà nhân vật tôn thờ không thành. “Vì sao Tự không gặp được lí tưởng, cuộc kết hôn của anh với cái đẹp của chủ nghĩa mà anh tôn thờ không thành? Một đám cưới không thành một hành trình trắc trở” [15, 331]. “Vì sao” là lời trăn trở đầy ám ảnh, day dứt của tác giả. Nó còn là lời cảm khái đối với nhân vật. Bởi vì đó chỉ là một màn ảo thuật, một trò đại lừa bịp. Trước số phận, bi kịch của mỗi nhân vật trí thức trong tác phẩm, nhà văn không tố khổ, không kêu cứu một chiều mà ông đã đối thoại, suy ngẫm với bạn đọc: “Trách ai bây giờ, phải ngồi lại với nhau để bàn bạc cho ra nhẽ. Vở bi kịch còn đang tiếp diễn không chỉ là cá biệt. Việc này có quan hệ với tất cả. Mỗi người trong tất cả, hãy cất tiếng nói của mình từ thực nghiệm của chính mình” [28, 367].

Bên cạnh những triết lí về cuộc sống, về con người nói chung, Ma Văn Kháng còn bộc lộ những suy tư về nghề văn và vai trò của người viết văn. Trong tác phẩm Ngược dòng nước lũ, tác giả đã dành riêng phần cả phần trữ tình ngoại đề ở đầu chương Cầm hòn đá ném đi để tạo ra mảnh đất màu mỡ, rộng lớn đưa ra cách nhìn nhận của mình về văn chương, quan niệm về nghề văn. Từ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự phân rã của đời sống văn chương dưới tác động của nền kinh tế thị trường, Ma Văn Kháng đã đề cao trách nhiệm, lương tâm của người nghệ sĩ: “Văn học đang phân rã. Một số lớn đang nhà báo hóa theo tốc độ phi mã, tự biện hộ bằng tuyên ngôn (…). Một số khác không còn đủ năng lực đâm chồi, quẩn quanh trong các chất liệu cũ rich, không phá vỡ nổi cái khung bó chật hẹp một thời (…). Một số nữa là những nhà văn đã có cả mấy chục cuốn sách nhưng không hiểu nổi những mệnh đề cơ bản của nghề nghiệp (…). Nhiều nhà văn có tài, đã từ bỏ chức

trách nghệ sĩ vinh quang, để đóng những vai xoàng xĩnh mà không hiểu rằng, nếu cứ thế mãi họ sẽ bị chính nghệ thuật trả thù” [29,158 - 159]. Sự phân rã trên được biểu hiện cụ thể ở đội ngũ sáng tác. Tác giả có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền văn học của nước nhà phát triển, nhưng ở đây ta chỉ

Một phần của tài liệu Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua Đám cưới không có giấy giá thú Ngược dòng nước lũ Một mình một ngựa (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)