Sự khám phá cái tôi trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật

Một phần của tài liệu Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua Đám cưới không có giấy giá thú Ngược dòng nước lũ Một mình một ngựa (Trang 49)

6. Bố cục khoá luận

2.2.2Sự khám phá cái tôi trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật

2.2.2.1 Cái tôi trong mối quan hệ với con người và cuộc đời của Ma Văn Kháng

Nếu coi hồi kí Năm tháng nhọc nhăn, năm tháng nhớ thương là một tấm thảm thêu cần mẫn ngày này qua ngày khác về cuộc đời và sự nghiệp

trong suốt hơn năm mươi năm của nhà văn Ma Văn Kháng, là một tấm gương lớn hồi chiếu lại từng chi tiết trong cuộc đời của ông thì tiểu thuyết Một mình một ngựa chính là một góc của tấm thảm thêu, một chi tiết trong tấm gương lớn đó. Tuy không hoàn toàn mang “bóng vân ánh sáng” giống như các kiểu loại tự thuật khác nhưng đọc tác phẩm ta vẫn thấy bóng dáng của Ma Văn Kháng, con người “thể xác”, con người “tinh thần” của ông hiện hữu qua các chi tiết, biến cố và sự kiện của tác phẩm. Nhà văn André Gide đã từng khẳng định: Văn học là sự dung hoà của ba ý nghĩa: ý nghĩa cá nhân - ý nghĩa dân tộc - ý nghĩa phổ quát “chẳng có tác phẩm nghệ thuật nào không có ý nghĩa phổ quát lại không có trước tiên ý nghĩa dân tộc, cũng không có tác phẩm nào có ý nghĩa dân tộc trước hết lại không có ý nghĩa cá nhân”. Mặt khác, chính nhà văn Ma Văn Kháng cũng đã từng nói rằng: “mỗi cuốn tiểu thuyết là ứng với một đoạn đời tôi, phần vui cũng như nỗi đau mà tôi đã trải nghiệm”. Và

Một mình một ngựa ra đời là quá trình lục tìm nơi kí ức về một quãng thời gian ông bỏ sót khi ông đang làm Hiệu trưởng trường cấp 3 ở Lào Cai thì được điều sang làm thư kí cho Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai.

Trước khi đi sâu khảo sát về sự thể hiện con người và cuộc đời nhà văn Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Một mình một ngựa, chúng tôi muốn mượn lời của nhà văn để có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề này: “Thật tình tôi đã định thôi viết tiểu thuyết. Nhưng trong những ngày nghỉ ngơi, ngẫm lại đời mình, tôi bỗng nhận ra còn một đoạn đời có chút ý nghĩa của mình bị chính mình lãng quên. Ấy là mấy năm trời tôi sang làm thư kí cho Bí thư Tỉnh uỷ (...). Và thế là tôi quyết định phải kể nốt những chuyện mình đã biết ở đoạn đời này”. Hơn nữa theo ý kiến của Thomas Wolf thì “mọi tác phẩm nghiêm túc suy đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một người nếu muốn sáng tạo một cái gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của mình”. Và dường như Ma Văn Kháng cũng có vẻ thích cuốn tiểu thuyết này vì theo ông nó gần với sự thật - nó là một phần của cuộc đời ông. Quả thật, mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải

phóng tư tưởng, bộc lộ cái tôi cá nhân, bởi vậy có thể tìm thấy ở mỗi trang viết những trải nghiệm, suy ngẫm và cái tôi rất riêng của ông ta. Và với riêng Ma Văn Kháng khi ở vào lúc xế chiều thì nhu cầu giãi bày tâm sự với mọi người lại càng cao và sâu sắc hơn bao giờ hết.

Không phải là một tiểu thuyết tự thuật như Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân,... nhưng đọc Một mình một ngựa ta vẫn thấy tính tự thuật đậm nét và đa dạng của Ma Văn Kháng, vẫn nhận ra con người, một quãng đời của ông thấp thoáng mà hữu hình, dù rời rạc không tập trung nhưng đậm đặc trong nhiều chi tiết, sự kiện nhỏ trong tác phẩm. Một mình một ngựa là cuốn tiểu thuyết mà tự thuật ở đây chỉ tồn tại như những yếu tố. Nhân vật Toàn trong tác phẩm chính là hiện thân của nhà giáo Đinh Trọng Đoàn (tên thật của nhà văn Ma Văn Kháng) khi đang là giáo viên cấp 3 thì được điều sang làm thư kí cho Bí thư Tỉnh uỷ - một công việc trái với sở thích và nghề nghiệp của anh nhưng anh vẫn nghiêm chỉnh chấp hành. Nhân vật Toàn giống như cái loa phát ngôn của chính nhà văn, thay ông dựng nên một bức chân dung không tỉ mỉ nhưng đủ khái quát về một đoạn đời của nhà văn. Trên cơ sở lập bảng so sánh giữa con người - cuộc đời Ma Văn Kháng (mà ở đây chúng tôi dùng khái niệm “Người mẫu” được lấy ra từ cuốn hồi kí Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương của nhà văn) với hình bóng con người và một quãng đời nhà văn được thể hiện trong tác phẩm (Bức chân dung), chúng tôi sẽ từng bước làm rõ những yếu tố tự thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyêt Một mình một ngựa.

Bảng 2.1: SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI VÀ CUỘC ĐỜI CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT MỘT MÌNH MỘT NGỰA

(Những luận điểm so sánh chủ yếu) Cơ sở đối

chiếu Người mẫu Bức chân dung Tiểu sử - “Kim Liên, nay là phố Kim

Hoa, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội xưa vốn là một làng ngoại ô thủ đô, là quê nội, quê ngoại của tôi. Tôi không có mấy kỉ niệm tuổi thơ ở nơi này. Vì, ba mẹ tôi sớm rời làng đi lập nghiệp ở nơi khác và tôi không sinh ra ở đây”. [27, 17] (...). Từ Cửa Nam đi, sắp hết phố Nguyễn Khuyến thì thấy ở bên trái có một cái ngõ nhỏ có chữ số 221 viết bằng hắc ín nguệch ngoạc trên bức tường vôi long lở. (...), thì đến căn buồng kiệt cùng, đó là nơi ở của chúng tôi. [27, 228]

- Vợ là Hoàng Thu Phòng, sinh viên Khoá 13, Khoa Hoá Máy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. “Phòng sinh cháu gái đầu lòng Đinh Thị Hoàng Ngân ngày 6.1.1965 tại nhà hộ

- “Dạ, tôi có một căn buồng nho nhỏ ở ngõ 221, phố Sinh Từ. Nguyên quê tôi là làng Kim Liên, thuộc quận Đống Đa”. [31, 241].

- “Toàn sẽ về Hà Nội và lúc ấy Phòng đã tốt nghiệp kĩ sư Hoá Máy Bách khoa”... [31; 249].

- “Phong mới từ Thất Khê, Lạng Sơn về đây ở một hôm

sinh Cốc Lếu” [27; 110], “nhà tôi đã sinh cháu thứ hai, cháu trai Đinh Trọng Thuỷ tại nhà hộ sinh B “Cây đa nhà bò” ở phố Lò Đúc” [27, 216]

và ra đi hôm qua. Quanh quẩn đâu đây bóng hình, hương thơm từ mái tóc, làn da Phong. Cùng là thư để sẵn trên cái gối bông với nét bút quen thuộc của Phong: “Em về mua ít dầu nấu và mấy cân mì sợi. Bé Ngân và bé Thuỷ ngoan, cứng cáp nhiều...” [31; 250]. .Quá trình làm Thư kí cho Bí thư Tỉnh uỷ

- Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai Trường Minh, tên khai sinh là Hoàng Khải Luận, rất cần có một thư kí giúp việc. Lo việc tìm người thay thế là ban Tổ chức tỉnh uỷ mà ở ban này “có mấy chuyên viên nguyên là thầy giáo quen biết, nên tôi được đề cử ngay lập tức” [27; 113]. Mặc cho ông Trưởng ty Giáo dục đã có khiếu nại với tỉnh: “Rằng anh Kháng là cán bộ chủ lực của Ty giáo dục, là cánh tay phải của chúng tôi,...” [27, 113].

- Đã hơn một năm kể từ ngày đầu nhân vật Toàn đến nhận việc ở Văn phòng Tỉnh uỷ. “Lúc ấy, mấy anh học viên học lớp Bổ túc văn hoá Toàn dạy ở ban Tổ chức Tỉnh uỷ, qua trò chuyện riêng đã thầm báo cho anh biết, rằng họ đã đánh tiếng về Ty giáo dục và dọn đường cho dư luận rôì. Rằng Bí thư Tỉnh uỷ Quyết Định đang rất cần một thư kí giúp việc”. Và cuối cùng thì ông Trưởng Ty Giáo dục sau một hồi giải thích với cấp trên không được cũng đành tặc lưỡi vỗ vai Toàn và bảo : “Thôi, có khi là một cơ hội

- Tâm trạng của nhà văn Ma Văn Kháng lúc đó là nửa thích thú, nửa lo ngại và vương một chút buồn uỷ mị.

- “Nhiệm vụ của tôi trong cương vị thư kí cho ông cũng đơn giản. Hàng ngày tôi sinh hoạt ở văn phòng, cùng nhóm với mấy anh cán bộ tham mưu các lĩnh vực cho Thường vụ. Khi có họp chấp hành, Thường vụ thì tôi dự, ghi chép. Bí thư đi đâu tôi theo đấy.(...). Có khi tôi làm cả việc báo cơm, thanh toán tem gạo, tiền ăn, tiền công tác phí cho ông. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu, một nhiệm vụ quan trọng nữa mà vì nhiệm vụ này mà tôi , một người được coi là thạo việc viết lách phải có mặt bên ông; đó là thảo các bài nói, bài viết cho ông đọc, ông nói, ông đăng báo” [27; 119-120]. - Trong thời gian làm thư kí cho Bí thư, nhà văn sống

tốt đẹp với cậu cũng nên, Toàn à!” [31; 11].

- Toàn đã nấn ná rất nhiều ngày rồi. “Phản đối thì Toàn không dám. Nhưng rõ ràng là Toàn ngậm ngùi buồn. Buồn và ngại ngùng”.

- “Nhận nhiệm vụ làm thư kí cho ông, việc của Toàn theo ông nói sẽ phải là ghi chép, soạn thảo tài liệu, diễn văn cho ông, tháp tùng ông mỗi khi ông về họp ở trung ương hay đi cơ sở chỉ đạo. (...), Toàn có thể thì sẽ còn lo giúp ông cả những việc lặt vặt trong sinh hoạt hàng ngày như thanh toán tem gạo, lĩnh lương, đóng đảng phí, công đoàn phí cho ông” [31, 50- 51].

- Tuy nhiên, Toàn luôn cảm thấy cô đơn, chán nản và đầy

không được thoải mái. “Tôi sống, làm việc trong bộ máy này, nhưng hồn vía không ăn nhập với nó” [27;146].

- Ngày 4.3.1967, Ma Văn Kháng nhận được quyết định số 13 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai, điều tôi về văn phòng Tỉnh uỷ làm thư kí riêng cho Bí thư Trường Minh. (...) Sau hơn một năm (Tháng 6 năm 1968) và xảy ra một số chuyện “Tỉnh uỷ bằng lòng cho tôi thôi làm ở Văn phòng tỉnh uỷ và cho phép tôi chọn một cơ quan khác và tôi đã chọn báo Lào Cai để chuyển về”. [27; 147-148]

tâm sự. Anh nói rằng: “tôi không thích hợp với cuộc sống ở đây. Cuộc sống ở đây không xấu xa, không thấp kém hơn nơi khác, nhưng với tôi nó có cái gì đó như là...sự vô nghĩa... [31, 201]

- Sau hơn một năm, sau hàng loạt sự kiện xảy ra ở Văn phòng nơi anh công tác, anh đã xin nghỉ phép nhưng thực chất là Toàn đang thực hiện một cuộc chia tay...” [31; 372].

Yourcenar, tác giả của cuốn tiểu thuyết tự thuật Mê lộ cuộc đời đã cho rằng: Kí ức bản thân giống như một cái bóng “trên bức ảnh màu hung” mà “những bức ảnh màu hung đều dễ phai màu” [18; 6]...Cũng có thể nhận xét như vậy về những yếu tố tự thuật của con người và một quãng đời của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Một mình một ngựa. Giống như những kí ức (luôn mờ nhạt), con người và cuộc sống của Ma Văn Kháng trong Một mình một ngựa chỉ là những hình ảnh phác thảo tựa như những nét vẽ ban đầu của

một bức tranh truyền thần, như nhà văn đã có lần tâm sự: “Cái nhân vật mang tên Toàn ấy mang dấu ấn của tôi, chứ không phải hoàn toàn là tôi” [nld.com.vn]. Tuy nhiên cũng giống như kí ức (mờ nhạt nhưng không dễ phai, lại dễ ám ảnh), chúng ta vẫn nhận ra: đó là bóng dáng văn nhân, là con người không dễ lẫn của chính tác giả. Hình ảnh của bản thân mà nhà văn tự thuật trong tiểu thuyết đã trở thành những “kí ức nguyên sơ nhất” về bản thể một con người, một bản thể mà dù có chỉ là “cái bóng mong manh tới mức có thể bị gió cuốn bay lời”, thì nó vẫn có ý nghĩa, vẫn mang sức hấp dẫn...Bởi từ Toàn, hiện thân của nhà giáo Đinh Trọng Đoàn (tên thật của nhà văn) tất cả những con người, những tính cách, số phận, những công việc diễn ra ở một cơ quan lãnh đạo cao nhất trong một tỉnh miền núi sẽ lần lượt được kể lại, được soi rọi qua nhãn quan của chính anh. Hơn nữa, đó cũng là minh chứng cho sự tồn tại mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của người sáng tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2 Cái tôi trong mối quan hệ với cộng đồng

Cảm hứng nhận thức lại và tự vấn trong văn học sau đổi mới được nảy sinh trên cơ sở ý thức tự nhận thức về bản thân, nhận thức bi kịch của con người. Sau nhiều năm hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, phải tạm quên đi cái tôi của mình, khi quay trở về cuộc sống bình thường, từ những trải nghiệm của bản thân, hơn ai hết, nhà văn là người cảm thấy thấm thía và có nhu cầu viết về cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết chính là một trong nhiều cách đưa nhà văn trực diện với những vấn đề của con người và số phận cá nhân. Từ mỗi cuốn tiểu thuyết như

Thời xa vắng, Đám cưới không có giấy giá thú, Chuyện kể năm 2000, Thượng đế thì cười, Gia đình bé mọn,…đều chạm đến chiều sâu nhân bản nhất. Thời xa vắng không chỉ là câu chuyện của một thời đã qua mà là bi kịch của một người “nửa đời trước thì yêu cái người khác yêu, nửa đời sau lại yêu cái mình không có”. Sự ý thức về cái tôi cá nhân quá bé nhỏ của nhân vật so với ý chí đoàn thể. Khi còn nhỏ, Sài chịu áp lực của tập tục phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nên mới 10 tuổi đã trở thành chú rể với những ấm ức của trẻ

con. Lớn hơn một chút, mặc dù Sài cố vùng vẫy phản kháng bằng thái độ lánh xa, bất hợp tác, bằng hành động đuổi vợ về nhưng cái vòng kim cô càng thít chặt hơn, “cái bóng” quyền lực càng đe dọa, đó là danh tiếng của gia đình, uy tín của chú, anh,…Tất cả mọi người đều thương anh, mong anh tiến bộ nhưng do hạn chế của một thời kì, người ta tưởng rằng như thế mới là đúng. Đó cũng chính là những suy ngẫm chắt lọc từ trải nghiệm cá nhân của nhà văn. Cũng giống như Thời xa vắng nhưng từ một góc nhìn khác về hiện thực cuộc sống Ma Văn Kháng thể hiện thành công qua hình tượng nhân vật Tự trong

Đám cưới không có giấy giá thú, nhân vật mang bóng dáng của chính tác giả. Trong thời kì đổi mới, nhà văn đã có độ lùi xa về khoảng cách thời gian để nhìn lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn những sự kiện, biến cố dồn dập của quá khứ. Chính trong thời diểm đầy biến động này của hiện thực cuộc sống đã giúp nhà văn nhìn rõ những nét bản chất của hiện thực quá khứ và từ đó soi sáng những cái tưởng như mịt mùng, hỗn mang của đời sống xã hội hiện tại. Nếu như trước đây, nhà văn chỉ kịp thời phản ánh được một vài khía cạnh của hiện thực, bộc lộ được một vài cảm xúc hoặc ca ngợi, hoặc phê phán thì giờ đây, bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, bằng sự nghiên cứu nghiêm túc đối tượng phản ánh, tác giả đã có thể dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đan xen của cái cao cả và cái thấp hèn, cái thiện và cái ác,… Nói cách khác, hiện thực cuộc sống với những chiều dài lịch sử khác nhau đã được phản ánh một cách đa dạng, nhiều chiều mà trung tâm của nó là con người thời đại với những số phận cụ thể gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đất nước.Và đặc biệt hơn, cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư không có sự tách biệt mà gặp nhau trong cảm hứng sự thật. Với định hướng tư duy sáng tạo như vậy, những tác phẩm viết theo xu hướng này đã đáp ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, đã giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực trong bối cảnh cuộc sống trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân tách, khó nhận biết. Điều đáng nói là, ở trong tác phẩm, chất lí tưởng, vẻ đẹp rực rỡ của

tính cách nhân vật không hề bị tác giả hạ thấp mà càng cháy lên trong biết bao cái dữ dội, khốc liệt của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác!...

Tại Trường học số 5 trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú,

Một phần của tài liệu Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua Đám cưới không có giấy giá thú Ngược dòng nước lũ Một mình một ngựa (Trang 49)