6. Bố cục khoá luận
3.1 Điểm nhìn và ngôi kể
Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX tuy đã xuất hiện một số tiểu thuyết tự thuật nhưng cái gọi là tiểu thuyết thời ấy chưa mang nội hàm như lý luận văn học ngày nay quan niệm là “văn bản về tiểu sử, lý lịch của nhà văn” mà thường là những tiểu thuyết trong đó nhân vật tự thuật lại câu chuyện đời mình. Trong các tiểu thuyết tự thuật thời kỳ này, vì nhân vật chính – người kể chuyện đồng nhất, nhân vật xưng tôi để kể chuyện với cảm quan trần tình và tự thú khá rõ nét, bởi vậy một số tác giả thường ghi kèm dưới tên tác phẩm là tự thuật tiểu thuyết, Truyện thầy Lazaro Phiền là một kiểu tiểu thuyết tự thuật khá đặc biệt do tính chất truyện lồng truyện, với hai nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”: một người kể chuyện là tác giả, trên một chuyến tàu, gặp gỡ và được nghe nhân vật Lazaro Phiền thuật lại chuyện đời anh. Nhưng điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt giữa chúng là mức độ, khả năng hư cấu và phạm vi khai thác chất liệu. So với tự truyện, tiểu thuyết có yếu tố tự thuật, mức độ hư cấu cao hơn, phạm vi khai thác tư liệu uyển chuyển hơn. Ở tự truyện, người
kể chủ yếu đi sâu vào tái hiện quá trình hình thành nhân cách, kinh nghiệm của cá nhân; còn tiểu thuyết, sự kết hợp giữa tính xác thực của sự kiện và năng lực hư cấu khiến cho câu chuyện về đời tư là những câu chuyện về tâm hồn, lẽ sống, những tâm sự về nhân sinh… Điều này sẽ được chúng tôi làm rõ qua tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng.