1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giáo dục, định hướng cho HS THPT trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách

19 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 805 KB

Nội dung

Trong hơn 10 năm làm công tác chủ nhiệm tôi luôn cho rằng : giáo dục, định hướng giúp HS hoàn thiện và phát triển nhân cách là nhiệm vụ hàng đầu của người GVCN.. Mục đích và đối tượng củ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài :

Lựa chọn nghề giáo, đến giờ chỉ có thể nói : đó là định mệnh cuộc đời tôi Hơn 10 năm gắn bó với nghề, đã có biết bao trăn trở, buồn vui mà nghề mang lại Mười ba năm trong nghề là 13 năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ : từ khi chập chững vào nghề với nhiệt huyết thanh xuân đến khi trưởng thành với bản lĩnh nghề nghiệp Từng thế hệ học sinh trưởng thành

là những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm trong tôi dần được tích lũy theo năm tháng

GVCN là công việc kiêm nhiệm thú vị nhưng muôn vàn khó khăn Nếu như

GV bộ môn là người thầy giảng dạy, đứng lớp truyền lửa tri thức cho hs qua những bài học thì GVCN không chỉ là người thầy truyền lửa ấy mà còn là người bạn lớn, người anh/chị, người cha/mẹ … của HS Trong hơn 10 năm làm công tác chủ nhiệm tôi luôn cho rằng : giáo dục, định hướng giúp HS hoàn thiện và phát triển nhân cách là nhiệm vụ hàng đầu của người GVCN

Tôi luôn nung nấu mình sẽ viết một đề tài nghiên cứu về công tác chủ nhiệm Năm học 2012-2013 để tham gia hưởng ứng :

+ Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”

+ Hội thi “GVCN giỏi DGPT và GDTX” chu kì 2012-2016 (theo Thông tư 43/2013/TT- BGDĐT)

Tôi mạnh dạn viết SKKN tham dự hội thảo báo cáo khoa học cấp trường và gửi đi cấp tỉnh : Với đề tài “Con đường tôi luyện để trở thành GVCN giỏi” ( Hay

“Giáo dục, định hướng cho HS THPT trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách”) Tôi hi vọng đây sẽ là một “thành quả lao động đẹp đẽ” của

mình trong quá trình tự học và sáng tạo

Trang 2

2 Mục đích và đối tượng của đề tài:

- Mục đích của đề tài là tìm tòi, phát hiện ra những biện pháp giáo dục tối ưu cho hs trên con đường hình thành và phát triển nhân cách, phù hợp với yêu cầu và

xu hướng thời đại của thế hệ hs 9X ( những hs sinh năm 1990 đến 1999)

- Đối tượng nghiên cứu là HS trường THPT Như Thanh (đặc biệt là các khóa tôi được phân công là GVCN)

+ Lớp B10 (khóa 2006-2009)

+ Lớp C9 (khóa 2007-2010)

+ Lớp C10 (khóa 2010-2013)

3 Đóng góp mới của đề tài :

Từ việc nghiên cứu thực nghiệm và quá trình áp dụng những phương pháp giáo dục vào thực tiễn trong công tác chủ nhiệm, tôi hi vọng SKKN này sẽ khẳng định thêm một hướng tiếp cận cho GVCN Từ đấy, phục vụ công tác giáo dục định hướng hình thành và phát triển nhân cách cho HS Điểm mới nổi bật của đề tài là từ quá trình sử dụng mạng xã hội của GVCN đến việc giáo dục lòng nhân ái cho HS khi mà “sự thờ ơ vô cảm đang như một thứ axit ăn mòn xã hội”…

4 Phương pháp nghiên cứu :

Khi triển khai đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp sau:

+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

+ Phương pháp khảo sát, thống kê

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

+ Phương pháp giáo dục tích hợp

Trang 3

NỘI DUNG

I Cơ sở của đề tài:

1 Cơ sở lí luận:

1.1 GVCN giỏi:

GVCN giỏi : là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ( Theo “ Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT” điều 31 qui định về nhiệm vụ của GVCN) với tinh thần trách nhiệm cao, có tâm với nghề, yêu thương HS, nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, là người làm việc công tâm, khoa học và chặt chẽ…

GVCN giỏi là người có những sáng tạo trong công việc, trong quá trình định hướng cho HS phát triển nhân cách…

1.2 HS THPT và quá trình hình thành và phát triển nhân cách :

( Theo tâm lí học)

Nhân cách : là tổ hợp những đặc điểm của cá nhân, nó qui định hành vi xã hội và giá trị xã hội của con người Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình cải biến 1 cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người diễn ra theo qui luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa

cá thể người thành 1 chủ thể có ý thức trong xã hội

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách , điều đó thể hiện ở những mặt sau:

+ Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện hiệu quả các mục đích đã đề ra

+ Giáo dục có thể uốn nắm những phẩm chất tâm lí làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội

Thực tế giáo dục đã chứng minh rằng : sự phát triển nhân cách chỉ diễn ra tốt đẹp trong những điều kiện có giáo dục và định hướng…

Trang 4

HS THPT : là lứa tuổi 15-18, đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Là lứa tuổi có nhiều biến động

về tâm sinh lí, lứa tuổi mà các em không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn, lứa tuổi cái tôi cá nhân xuất hiện rõ nét với những khám phá và nhận thức về cuộc sống Giai đoạn này rất cần sự định hướng, bảo ban của gia đình và nhà trường, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm

* Và GVCN giỏi là người làm tốt điều này, là người có quá trình giáo dục, định hướng tốt cho HS trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách

2 Cơ sở thực tiễn :

2.1 Thực trang chung:

Seach google những cụm từ liên quan đến HS, sẽ cho ra những kết quả thực

sự đáng báo động, những con số làm cho những nhà giáo và những người làm công tác trong ngành giáo dục phải đau lòng:

+ HS THPT đánh nhau : 2.990.000 kết quả trong 0,30 giây

+ HS THPT nghiện game : 5.300.000 kết quả trong 0,16 giây

+ HS THPT đánh bài ăn tiền : 1.340.000 kết quả trong 0,17 giây

+ HS THPT nạo phá thai : 892.000 kết quả trong 0,13 giây

………

Bên cạnh bộ phận HS chăm ngoan, sống có lí tưởng, hoài bão…vẫn còn tồn tại bộ phận không nhỏ HS xuống cấp về nhân cách, lối sống đạo đức Vì vậy, giáo dục nhân cách cho HS THPT thực sự trở thành vấn đề cấp thiết hàng đầu

2.2 Thực trạng ở trương THPT Như Thanh :

Trường THPT Như Thanh : là một ngôi trường hiền hòa

+ Về GV : những GV được phân công công tác GVCN tuổi đời, tuổi nghề của còn khá trẻ, phần đa họ đều là những thầy cô tận tụy, nhiệt huyết với nghề Tuy nhiên, vẫn còn một số GVCN do điều kiện hoàn cảnh gia đình con nhỏ nên sự quan tâm

Trang 5

đến HS còn hạn chế, kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm còn non trẻ nên hiệu quả công việc chưa cao

+ Về HS : nhìn chung HS ngoan ngoãn, lễ phép Bên canh đấy là bộ phận không nhỏ HS cá biệt Năm học 2012-2013, hội đồng kỉ luật nhà trường đã xử lí 58 trường hợp

( trong đó có HS đánh nhau, HS vi phạm nội qui nhà trường nhiều lần, HS đánh bài

ăn tiền…)

Làm công tác chủ nhiệm, người GV phải xác định rõ : GD nhân cách cho HS

là nhiệm vụ quan trọng : Đối tượng HS chăm ngoan cần định hướng, HS cá biệt cần giáo dục trong qua trình hình thành và phát triển nhân cách

Trở thành GVCN giỏi luôn là mục tiêu lớn trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của những GV yêu nghề, yêu trò Đấy thực sự là 1 quá trình “tôi luyện” học hỏi không ngừng nghỉ Tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình tôi luyện của mình

II Những biện pháp thực hiện :

1 Sử dụng Facebook:

Như 1 cầu nối trong quá trình: lắng nghe - thấu hiểu - sẻ chia - định hướng cho HS trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách:

Facebook là 1 website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook.Inc điều hành và sở hữu tư nhân Facebook là 1 tiện ích xã hội liên kết mọi người với bạn bè, người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác Tất cả mọi người đều có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho nhau

Facebook được thành lập 28.10.2003 do Mark Zuckerberg và nhóm bạn SV

ĐH Harvard sáng lập nên Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt : năm 2010, số lượng người truy cập vào Facebook vượt xa lượng người truy cập và google…

Trang 6

Facebook – trang cá nhân, thực chất là 1 dạng nhật kí công khai sinh động, phong phú…Do tính chất đặc thù tự do ngôn luận và những kiện tung nên Facebook bị cấm sử dụng ở Việt Nam và 1 số nước khác Bắt đầu 2012, Facebook

đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam SV và HS THPT là đối tượng sử dụng nhiều nhất

HS trường THPT Như Thanh có số lượng lớn sử dụng mang xã hội này Theo số liệu điều tra của cá nhân tôi : cứ 1 lớp trung bình 50 HS thì có khoảng từ

15 – 20 HS sử dụng mạng xã hội này Tai các lớp chọn như C1, C2, C3…A1, A2, A3…số lượng HS sử dụng thường nhiều hơn Ngoài trang cá nhân HS trường THPT Như Thanh còn lập những trang cộng đồng công khai như : Như Thanh Confessions, C2- forever, C3 – maimaimottinhyeu, A6-sieuquay.confessions…

Con số này ở các trường THPT đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có

lẽ sẽ nhiều hơn rất nhiều Các em có thể lên Facebook qua máy tính, laptop, ipad hoặc điện thoại di động có kết nối mạng…

HS sử dụng Facebook như thế nào? Các em làm gì trên Facebook?

Sau quá trình thường xuyên sử dụng Facebook, tôi đã vào thăm và đọc trang cá nhân của các em …Tôi tạm chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1 (nhóm tích cực)

Nhóm 2 (nhóm tiêu cực)

Facebook là nơi các em thể hiện ước mơ, khát

vọng :

“Tôi sẽ đỗ đại học”

Facebook là nơi các em thể hiện tình yêu gia đình

: “Mẹ là người tuyệt vời nhất, cám ơn mẹ đã sinh

ra con”

Facebook là nơi các em thể hiện tình cảm bạn bè :

- Dẫn đường link đến những trang web đen

- Chia sẻ những hình ảnh mang tính chất dung tục, phản cảm

- Thể hiện tâm trạng chán

Trang 7

“Tôi lớn lên trong tình yêu mến của các bạn ”

Facebook là nơi các em thể hiện tình yêu với bạn

khác giới: "Hôm nay em thế nào, em thân yêu!"

Facebook là nơi các em thể hiện niềm tự hào, tự

tôn dân tộc, là nơi các em khẳng định chủ quyền

lãnh thổ : “Trường sa, Hoàng sa là của Việt Nam”

Facebook là cầu nối truyền thông tin: “Bạn…

đang nhập viện, các bạn đến thăm”

Facebook là nơi các em chia sẻ những hình ảnh

đẹp, tin tức cảm động : …

chường, bi quan, bi lụy…

- Nói xấu thầy cô, bạn bè…

- Thể hiện tình yêu nam

nữ thiếu văn minh

- Sử dụng ngôn từ thô tục, thiếu văn hóa…

Trên Facebook khi GV kết ban với HS thì tất cả những hoạt động của HS sẽ xuất hiện trên bảng tin của GV Trên Facebook GV có thể biết được tất cả những vấn đề HS đang quan tâm, biết tất cả những điều mà các em đang suy nghĩ : về tình bạn, tình yêu, về gia đình, thầy cô và về những vấn đề đang là hiện tượng xã hội nóng bỏng…

* Lắng nghe :

Facebook là cầu nối ngắn nhất để GVCN nắm bắt suy nghĩ của HS, biết HS đang nghĩ gì Khi đọc những status của HS, GVCN phải học cách biết lắng nghe… lắng nghe xem các em viết gì, nghĩ gì, làm gì, ứng xử như thế nào? GV nên đặt mình vào vị trí 1 người bạn ( đúng như cách “kết bạn” trên Facebook ) để hiểu tâm

tư tình cảm HS mình

* Thấu hiểu :

Trong cuộc sống đời thường, sẽ thực khó khăn để tất cả hs mở lòng, giãi bày tâm tư tình cảm của mình với GVCN Trên Facebook lại khác, khi được GV quan tâm hỏi han, HS dễ mở lòng hơn

Trang 8

Để hiểu được HS, GVCN cần phải vượt qua sự cách biệt giữa các thế hệ, phải trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết phong phú…về tâm lí lứa tuổi, về những vấn đề HS quan tâm

* Sẻ chia- định hướng :

Nếu vấn đề HS đăng trên Facebook là những tình cảm, suy nghĩ hay hình ảnh…mang tính tích cực, GV nhấn nút like và bình luận ngợi khen

Nếu vấn đề HS đăng trên Facebook là những tình cảm bi quan, chán nản… thì GV động viên, chia sẻ kinh nghiệm

Nếu vấn đề HS đăng trên Facebook là những hình ảnh phản cảm, dung tục hoặc nói xấu bạn bè, thầy cô…thì GV răn dạy, giáo dục…

Facebook là thế giới ảo nhưng là nơi thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân GVCN chuyển tải đến HS thông điệp : Cần cân nhắc trước khi viết status thể hiện tâm trạng, cần bấm like và comment một cách văn hóa

Trên Facebook, vai trò của GVCN phải đa dạng :

+ Khi lắng nghe – GV là bạn bè…

+ Khi thấu hiểu – GV là người anh, người chị…

+ Khi sẻ chia – GV là người cha, người mẹ…

+ Khi định hướng – GV là người thầy, người chuyên gia …

Facebook chính là cầu nối tình cảm giữa GV và HS Bởi 1 lời động viên đúng lúc của người thầy sẽ giúp HS vững vàng hơn, một lời sẻ chia chân thành của người thầy sẻ giúp HS tin yêu cuộc sống hơn, một lời khuyên hữu ích của người thầy sẽ giúp HS sống có lí tưởng hơn…Và quan trọng là trên Facebook GV động viên, khuyên bảo một HS thông điệp sẽ được gửi tới rất nhiều HS khác trên nhóm bạn bè của cả 2

Facebook là nơi giúp HS giải tỏa tâm lí, là trào lưu, xu hướng phát triển tất yếu của xã hội GVCN không thể cấm HS vào Facebook và viết những gì, Chỉ có cách : GVCN tham gia Facebook để làm người bạn lớn của HS là điều

Trang 9

tốt nhất trong việc giúp các em dần trưởng thành trên con đường hình thành

và phát triển nhân cách.

Kết quả thu được từ phương pháp này thật đáng khích lệ : Trước khi GV kết bạn với HS trên Facebook số lượng nhóm 2 cao, nhưng sau khi GV kết bạn với HS trên Facebook số lượng nhóm 2 dần ít đi và chuyển sang nhóm 1 Các em HS kết bạn với GV ý thức hơn với những hình ảnh và bình luận của mình, và điều đáng mừng là tuyệt đối không còn hiện tượng HS nói xấu GV và like những trang web đen, hình ảnh bẩn

2 Giáo dục lòng nhân ái cho HS qua những câu chuyện và việc làm cụ thể: 2.1 Câu chuyện :

+ Nguồn truyện :

Truyện cổ tích…

“Quà tặng cuộc sống”…

“Hạt giống tâm hồn”…

Những câu chuyện cảm động trong cuộc sống thường ngày…

+ Thời gian sử dụng truyện :

10 phút đầu giờ

Tiết sinh hoạt lớp

Hoạt động ngoại khóa

Giáo dục lồng ghép qua các bài học bộ môn Ngữ văn, GDCD…

+ Hình thức sử dụng :

Kể

Thảo luận : hỏi- đáp, trao đổi – bàn luận

Ví dụ :

Trong tiết sinh hoạt tuần chẵn : sau khi tổng kết tuần n, triển khai kế hoạch tuần n +1, GVCN dành 1 quĩ thời gian 5-10 phút để kể cho HS nghe những câu

Trang 10

chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống, những câu chuyện về lòng nhân ái, sự bao dung và về những điều tốt đẹp, kì diệu của cuộc sống…

Theo cách “mưa dầm thấm lâu” mỗi tuần GVCN kể 1 câu chuyện mà mình sưu tầm, nắm vững Những câu chuyện từ trong sách vở đến thực tế cuộc sống, đặc biệt là những câu chuyện cảm động bình dị đời thường ngay xung quanh các em

Câu chuyện về Nick Vujicic (người không tay, không chân) – nghị lực phi thường của 1 người có cơ thể khiếm khuyết

2.2 Việc làm cụ thể :

+ Tổ chức thăm hỏi, động viên những HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong

trường trong lớp :

Thực tế ở trường THPT Như Thanh hàng năm cứ mỗi dịp tết nguyên đán cổ truyền… BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên, GVCN và nhóm HS lớp đều tổ chức đoàn đi thăm hỏi động viên, chúc tết gia đình các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Đây là 1 hoạt động mang đậm tính nhân văn, có ý nghĩa giáo dục rất lớn về tinh thần tương thân tương ái đối với CBGV và HS trong toàn trường Bản thân tôi, với tư cách là GVCN đã từng nhiều năm có mặt trong đoàn thăm hỏi, tôi và nhóm

HS trong đoàn thực sự xúc động, cảm thương và khâm phục nghị lực vượt khó trước những hoàn cảnh của HS mình : mồ côi, khuyết tật, đói nghèo…

Ví dụ như trường hợp em Trương Công Bốn B10 (khoá học 2006-2009) ở Xuân Du- Như Thanh mồ côi cha năm 7 tuổi, mồ côi mẹ năm 17 tuổi Năm lớp 11 chỉ còn mình em sống trong căn nhà tranh dột nát nhưng bằng ý chí, nghị lực của mình em đã vượt qua những nỗi buồn đau và hoàn thành khoá học Tôi và HS trong lớp B10 vô cùng khâm phục nghị lực của em Hay như trường hợp em Trần Đại Nghĩa C6 (khoá học 2010-2013) ở Hải Tiến- Hải Long- Như Thanh mặc dù mất bàn chân, phải đi chân giả nhưng em vẫn ngày ngày cần mẫn đến trường… Các em thực sự đã trở thành biểu tượng về nghị lực, tinh thần vượt khó của HS toàn trường

Ngày đăng: 21/04/2015, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w