Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
261,5 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Thế kỉ 21 được thế giới xem là thế kỉ của đại dương. Bước vào thế kỉ 21, giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang hướng mạnh ra biển để tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, hướng nền kinh tế phát triển “hướng ra biển”. Khai thác tài nguyên biển để phát triển kinh tế biển là cách làm đầy hứa hẹn, mang tình chiến lược và được đánh giá là có vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Để tăng thêm lượng thông tin về biển, đảo của tổ quốc, đặc biệt tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển, đảo cũng như những vấn đề đặt ra trong bối cảnh tác động của con người. Ngoài những nội dung được truyền tải trong chương trình Địa lí 12 thì rất cần thiết tổ chức các hoạt động ngoại khoá để qua đó cung cấp thêm những thông tin, kiến thức, giúp cho học sinh có một sân chơi lành mạnh và năng động hơn. Thực tế đó đòi hỏi cần bổ sung thêm thông tin và giáo dục cho học sinh những hiểu biết về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển, đảo, bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Thực trạng trên là nỗi chăn trở trong tôi, chính vì vậy nên tôi quyết định nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, tham khảo đồng nghiệpđể thực hiện đề tài này Trong quá trình nghiên cứu mặc dù có sự cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế, vì vậy cá nhân tôi rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là nước có vùng biển rộng, giàu tiềm năng đây là một trong những nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước ở hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên những kiến thức, hiểu biết về vùng biển nước ta nói chung, tài nguyên vùng biển nói riêng của một bộ phận học sinh còn khá mơ hồ, đôi khi các em còn chưa tập trung trong quá trình lĩnh hội kiến thức qua các bài dạy trên lớp trong chương trình Địa lí 12. Mặt khác các đơn vị kiến thức về tài nguyên biển đảo nước ta tích hợp trong nhiều bài học nên học sinh tiếp nhận được nguồn thông tin đầy đủ gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy để tăng thêm lượng thông tin về biển, đảo của tổ quốc, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển, đảo cũng như những vấn đề đặt ra trong bối cảnh tác động của con người, cũng như tạo cho học sinh những buổi hoạt động ngoại khoá, tăng thêm hứng thú trong học tập. Để từ đó các em có những hiểu biết, vốn kiến thức về tài nguyên biển, đảo đất nước, biết trân trọng và gìn giữ biển đảo tổ quốc Những chăn chở trên chính là lí do cấp thiết để cá nhân tôi chọn đề tài này. Đề tài: “Giáo dục tài nguyên biển đảo Việt Nam qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. 2. Mục đích cứu đề tài: Hiểu biết về biển đảo của tổ quốc, thấy được giá trị của tài nguyên biển đảo nước ta Nâng cao nhận thức của học sinh về tài nguyên biển, đảo, trách nhiệm trong bảo vệ biển đảo đất nước Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, lồng ghép, tích hợp các nội dung kiến thức về tài nguyên biển đảo, khai thác tài nguyên và bảo vệ tài nguyên biển đảo nước ta. 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu về tài nguyên biển đảo, sử dụng và khai thác tài nguyên biển đảo đất nước Xây dựng được kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khoá về hoạt động ngoài giờ lên lớp với các chủ đề về tài nguyên biển đảo Việt Nam 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thực nghiệm, phương pháp so sánh Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp 4. Giá trị của đề tài: SKKN này một phần có thể làm tài liệu tham khảo để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung về biển đảo Nâng cao nhận thức về sự phong phú và đa dạng của tài nguyên biển đảo đất nước, ý thức về bảo vệ biển đảo trước các diễn biến nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của đề tài: - Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh. - Các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; + Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch + Nguyên tắc về tính tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động + Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh + Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh - Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp + Tiết chào cờ đầu tuần; + Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, tiết hoạt động tập thể lớp cuối tuần; + Hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng. - Qui trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp + Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục cần phải đạt được + Chuẩn bị cho hoạt động + Tiến hành hoạt động + Đánh giá kết quả hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm - Các luận điểm của đề tài: + Các bộ phận của vùng biển Việt Nam + Tài nguyên thiên nhiên vùng biển, đảo Việt Nam + Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp * Sách giáo khoa Địa lí 12, ban cơ bản, NXB giáo dục năm 2006 2. Thực trạng đề tài nghiên cứu: 2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại giờ lên lớp; - Trong những năm qua BGH nhà trường thường xuyên quan tâm tổ chức hoạt động giáo dục ngoại giờ lên lớp, tuy nhiên tổ chức chưa được thường xuyên, một bộ phận học sinh còn chưa chú ý, tinh thần tập thể chưa cao, tính hiệu quả mang lại còn chưa khả thi - Các hình thức tổ chức nhìn chung còn khá đơn điệu, chưa cuốn hút được sự tham gia tích cực của học sinh - Thường tổ chức chủ yếu vào các buổi chào cờ đầu tuần thời gian ít nên đôi khi chưa được sinh động 2.2. Thực trạng tài nguyên biển đảo Việt Nam: 2.2.1. Tài nguyên hải sản: Nước ta có vùng biển rộng trên 1 triệu Km 2, đường bờ biển kéo dài trên 3260 km (28/63 tỉnh và thành phố giáp biển) . Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải 3 sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 - 2,0 triệu tấn. Về thành phần loài: Phong phú và đa dạng. Cá biển có hơn 2000 loài, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế. Các loài có sản lượng cao nhất thuộc nhóm cá nổi là cá nục, cá trích, cá cơm, cá nhám, cá căng, cá hồng, cá hố, cá đỏ môi, cá ngừ, cá thu, cá chuồn, cá chim, cá liệt Biển nước ta có khoảng 1647 loài giáp xác, trong đó tôm, cua là những loài có giá trị kinh tế cao. Tôm có khoảng 100 loài, nhiều loài có giá trị kinh tế (khoảng 50%) ngoài ra có khoảng 800 loài cua trong tổng số 2500 loài cua của vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương – tây Thái Bình Dương Về nhuyễn thể, với hơn 2500 loài. Trong đó: Mực có 37 loài thuộc 4 họ (mực nang, mực ống, mực xim, mực ommastrephidae), Trai ngọc: chủ yếu khai thác để lấy ngọc sản xuất các mặt hàng mĩ nghệ xuất khẩu. Chúng thường phân bố ở các rạn đá, rạn san hô của vùng đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nam Trung Bộ, Côn Đảo. Rong biển có trên 600 loài Ngoài ra vung biển nước ta có nhiều loài hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như: Bào ngư, Yến sào, Ngọc trai, Đồi mồi Nguồn tài nguyên hải sản là điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động khai thác hải sản ở nước ta. Đây là nhân tố quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế biển, đảo. 2.2.2. Tài nguyên khoáng sản: * Dầu khí Với lịch sử địa chất kiến tạo diễn ra lâu dài và phức tạp. Nước ta có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú với trữ lượng khoảng 4,5 – 5 tỉ tỉ tấn dầu và 250 – 300 tỉ m 3 khí. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã xác định ở vùng thềm lục địa nước ta có 8 bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã lai, Tư Chính – Vũng Mây, Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa, với diện tích gần 1 triệu km 2 . Trong số này, công tác tìm kiếm, thăm dò mới chỉ tập trung ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai, Sông Hồng. * Tài nguyên muối: Nước ta có đường bờ biển dài 3260km. Độ muối trong nước biển trung bình 32‰ - 33‰, gần bằng độ muối bình quân ở đại dương (34‰). Độ mặn của nước biển thay đổi tùy theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu. * Các loại khoáng sản khác - Titan Ở Việt Nam, quặng titan có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung (trữ lượng dự báo đạt 22 triệu tấn, trữ lượng đã thăm dò đánh giá là 16 triệu tấn 4 - Cát thủy tinh: Cát thủy tinh phân bố ở nhiều nơi như Vân Hải (Quảng Ninh), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nam Ô (Đà Nẵng), Quảng Ngãi, Cam Ranh với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có ý nghĩa kinh tế. - Các loại khoáng sản khác: Ngoài những khoáng sản trên, ở vùng Biển Đông Việt Nam còn có đồng, chì, kẽm, mangan, vàng…, phân bố ở đáy biển hoặc nằm trong lòng đất dưới đáy biển. 2.2.3.Tài nguyên du lịch biển, hải đảo: Nước ta có đường bờ biển dài, với nhiều bãi biển đẹp (nhiều bãi vẫn còn ở dạng hoang sơ, chưa bị ô nhiễm), độ dốc trung bình từ 1 0 – 3 0 và một hệ thống đảo ven bờ, trong đó một số đảo có giá trị về du lịch. Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển, bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình đủ điều kiện để khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Các bãi biển phân bố chạy suốt từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Phú Quốc, Với các hệ thống đảo và quần đảo, cảnh quan đẹp, nhiều kiểu sinh thái đặc trưng, hệ sinh thái rừng trên các núi đá vôi trên đảo Đây là điều kiện hình thành các điểm du lịch. 2.2.4. Phát triển giao thông vận tải biển: - Với một vùng biển rộng hơn 1 triệu km 2 và đường bờ biển chạy dài từ mũi Sa Vĩ (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) cùng hàng loạt vũng, vịnh kín gió và nhiều đảo, quần đảo, là điều kiện thích hợp để phát triển đường biển. Nằm trên đường hàng hải quốc tế, giao thông đường biển của nước ta phát triển rất sớm. Thời xa xưa, thuyền buôn của nhiều nước trên đường tới Trung Quốc hầu hết đều qua lại nước ta để trao đổi mua bán. Dưới thời phong kiến, nhiều chiến thắng lẫy lừng của cha ông ta chống ngoại xâm liên quan đến đường thủy (sông, biển). Vào thời Trần, nước ta đã đóng thuyền lớn đi biển, tốc độ khá nhanh, có thể tới các nước trong khu vực. Vì vậy, việc buôn bán rất phồn thịnh. Vân Đồn là thương cảng quan trọng bậc nhất thời đó trong việc giao lưu quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới. Vào thế kỉ XVII, Hội An (Quảng Nam) cũng là một trong những thương cảng sầm uất. 3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoại khoá: Chủ đề: Vấn đề khai thác tài nguyên biển, đảo Việt Nam: 3.1: Mục tiêu: 3.1.1. Về Kiến thức Trình bày được thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Biết được thực trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản và những tác động của chúng tới môi trường biển, đảo. 5 Trình bày được một số loại khoáng sản quan trọng ở vùng biển, đảo nước ta (dầu khí, muối, cát thủy tinh, ) và thực trạng khai thác một số loại tài nguyên đó. Trình bày được điều kiện, hiện trạng phát triển giao thông vận tải biển và tác động của chúng tới môi trường. Biết được vùng biển, đảo nước ta có nhiều giá trị về du lịch (các bãi biển ven bờ, các đảo có giá trị du lịch, rừng ngập mặn) và những tác động của phát triển du lịch biển đến môi trường. Biết được vùng biển, đảo nước ta còn có nhiều tiềm năng khác như: thủy triều, gió biển. Biết được một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lí các loại tài nguyên biển - đảo. 3.1.2. Về kĩ năng Tìm kiếm và xử lí thông tin trong tài liệu, báo chí, Internet, ngoài thực tế để bổ sung và làm giàu tri thức về biển - đảo. Có kĩ năng hợp tác: trong lớp cùng tham gia với các bạn trong nhóm để làm những công việc được giao; ngoài lớp, cùng tham gia tích cực với cộng đồng địa phương để bảo vệ môi trường, trước hết là nơi mình cư trú. Có kĩ năng thuyết trình trước đám đông: giới thiệu về sự phong phú và đa dạng của tài nguyên biển - đảo; có khả năng tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường và chủ quyền biển - đảo. 3.1.3. Về thái độ: Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo cũng như bảo vệ chủ quyền biển - đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đối xử với môi trường một cách thân thiện. Yêu quý và trân trọng những giá trị của biển. 3.2. Nội dung cơ bản: - Khai thác và nuôi trồng hải sản. + Những thuận lợi và khó khăn đối với việc khai thác và nuôi trồng hải sản. + Thực trạng khai thác và nuôi trồng hải sản với vấn đề phát triển bền vững. - Khai thác tài nguyên khoáng sản biển - đảo. + Vùng biển - đảo nước ta có nhiều tiềm năng khoáng sản. + Thực trạng khai thác khoáng sản biển (dầu khí, muối, cát ) với vấn đề phát triển bền vững. - Phát triển du lịch biển - đảo. + Vùng biển - đảo nước ta có nhiều tiềm năng du lịch. + Thực trạng phát triển du lịch với vấn đề phát triển bền vững - Phát triển giao thông vận tải biển. + Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển. + Thực trạng phát triển giao thông vận tải với vấn đề phát triển bền vững. - Khai thác các loại tài nguyên khác: Năng lượng từ thủy triều, gió biển. 3.3. Tiến trình hoạt động: 3.3.1. Công tác chuẩn bị: 6 - Máy chiếu, giấy A0, băng dính, kéo, bút màu, phiếu cho điểm - Thời gian thực hiện: 4 tiết - Đối tượng tham gia 02 lớp: 12C, 12D 3.3.2. Các bước tiến hành: Bước 1: Chia nhóm (4 nhóm/lớp) 2 lớp thành 8 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí. Thông qua nội dung, quy định của nhóm. (Mỗi nhóm tương ứng 01 tổ trong lớp học). Nhóm 1,2,3,4 tương ứng tổ 1,2,2,4 của lớp 12C; nhóm 5,6,7,8 tương ứng tổ 1,2,3,4 của lớp 12D Bước 2: Thành lập ban giám khảo, thư ký: (lưu ý giám khảo thuộc thành viên của nhóm sẽ không được tham gia cho điểm nhóm mình). Điểm của nhóm là tổng điểm của 7 thành viên trong ban giám khảo cộng lại. Bước 3: Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm Công việc Sản phẩm 1 5 Tìm hiểu: Vấn đề khai thác và nuôi trồng hải sản: - Tiềm năng phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ( Vùng biển, đường bờ biển, ngư trường, sinh vật biển…) - Hiện trạng phát triển phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ( sản lượng, sản phẩm chính, phân bố…) - Những vấn đề đặt ra phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản - Giải pháp khắc phục trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Báo cáo 2 6 Tìm hiểu: vấn đề khai thác khoáng sản: - Tiềm năng khai thác khoáng sản (dầu khí, vật liệu xây dựng ) - Hiện trạng khai thác khoáng sản ( sản lượng, phân bố…) - Những tác động của việc khai thác khoáng sản tới môi trường biển - đảo. - Gải pháp khai thác hiệu quả và hợp lý tài nguyên khoáng sản Báo cáo 3 7 Tìm hiểu: Tài nguyên du lịch biển - đảo: - Tiềm năng: các bãi biển, vịnh biển, các đảo ven bờ, hệ sinh thái rừng ngập mặn… - Hiện trạng phát triển: các trung tâm du lịch biển, phân bố… - Vấn đề đặt ra: tình trạng ô nhiễm môi trường biển, đảo - Giải pháp khắc phục Báo cáo 4 8 Tìm hiểu: Vấn đề giao thông vận tải biển: - Điều kiện phát triển: Đường bờ biển, vũng, vịnh, cửa sông, các đảo ven bờ… Báo cáo 7 - Hiện trạng phát triển: hệ thống các cảng biển - Những tác động của hoạt động giao thông vận tải biển tới môi trường. - Giải pháp khắc phục Bước 4: Các nhóm làm việc, thao luận, thu thập thông tin. (thời gian: 45 phút) Lưu ý: Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên thường xuyên đôn đốc và hỗ trợ các nhóm nếu thấy cần thiết. Các nhóm có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhiều phía: từ các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau, từ phía giáo viên hoặc với những người khác. Bước 5: Các nhóm trình bày kết quả làm việc: Hình thức trình bày văn bản viết hoặc máy chiếu Thời gian mỗi nhóm trình bày tối đa 10 phút. Bước 6: Tổng kết và đánh giá kết quả hoạt động: Ban giám khảo công bố điểm. Giáo viên khen ngợi những thành tích mà các nhóm đã đạt được. Giáo viên có những góp ý bổ sung. Động viên, trao phần thưởng cho những cá nhân và nhóm có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhom mình. 3.3.3. Thông tin phản hồi và thang điểm chấm: (tổng 10,0 điểm): - Phiếu cho điểm nhóm 1 và nhóm 5: STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm Giám khảo cho điểm 1 Nội dung trình bày (Đảm bảo tính hệ thông, chính xác, khoa học) 7,0 điểm * Tiềm năng phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản: - Thuận lợi: + Điều kiện tự nhiên: Nước ta có vùng biển rộng trên 1 triệu Km 2 , đường bờ biển kéo dài, có nhiều ngư trường, sinh vật biển phong phú và đa dạng (>2000 lòi cá, > 100 loài tôm, 1647 loài giáp xác, 2500 loài nhuyễn thể…), tổng trữ lượng hải sản lớn 3,9 – 4,0 triệu tấn, dọc đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, cửa sông, đảo ven bờ… + Điều kiện kinh tế xã hội: Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong cả nuôi trồng và khai thác hải sản, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế biển của Nhà nước, tàu thuyền, ngư cụ đánh bắt được hiệ đại, nguồn vốn đầu tư, thị trường nhu cầu ngày cáng lớn 2,0 điểm 8 STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm Giám khảo cho điểm - Kho khăn: + Điều kiện tự nhiên: Thiên tai thường xãy ra nhiều: bão, gió mùa đông bắc… + Điều kiện kinh tế- xã hội: trình độ ngư dân, cơ sở hạ tầng, chất lượng tầu thuyền, thiếu vốn, thị trường biến động… * Thực trạng khai thác và nuôi trồng hải sản - Khai thác hải sản: Sản lượng tăng nhanh từ 1791,1 nghìn tấn (năm 2005) lên 2226,6 nghìn tấn (năm 2010), trong đó: + Sản lượng cá chiếm ưu thế tuyệt đối: năm 2005 đạt 1367,5 nghìn tấn đén năm 2010 đạt tới 1648,2 nghìn tấn. Sản lượng đánh bắt cá biển nhiều nhất ở vùng biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm gần 42,3%), Duyên hải Nam Trung Bộ (chiếm hơn 29%) và Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 12%). Riêng ba vùng này chiếm tới 83,3% sản lượng cá biển được khai thác của cả nước. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau. - Khai tác rong biển: về sản lượng khai thác: rong câu có sản lượng khai thác khoảng 7000 tấn, trong đó rong câu chỉ vàng chiếm tuyệt đại đa số (trên 90%). Sản lượng rong mơ khai thác chỉ được khoảng 2000 tấn. - Các loài khác: ráp xác (cua, ghẹ ) nhuyễn thể (ốc, sò, tu hài, vẹm ), chim biển (chim yến) cũng được khai thác ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của người dân, nhất là khách du lịch. Một số loài bò sát biển có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị săn bắt ráo riết để làm thực phẩm, làm đồ mỹ nghệ 2.0 điểm - Nuôi trồng hải sản + Hiện nay, nhiều loại hải sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, trong đó cá, tôm được nuôi trồng phổ biến hơn cả. + Nuôi trồng hải sản liên quan chặt chẽ đến diện 1,5 điểm 9 STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm Giám khảo cho điểm tích mặt nước và thị trường tiêu thụ. + Nghề nuôi trồng nhuyễn thể bao gồm ngao, sò lông, trai ngọc, hàu, tu hài bắt đầu được phát triển ở nhiều nơi. Đáng chú ý hơn cả là việc nuôi trai ngọc nhỏ bằng công nghệ của Nhật Bản ở Quảng Ninh và nuôi trai ngọc lớn của Ôx-trây-li-a ở Khánh Hòa. Hàu được nuôi nhiều ở Hải Phòng, Hà Tiên (Kiên Giang) + Việc nuôi rong biển phát triển ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung. Nhờ đẩy mạnh nuôi trồng hải sản, cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng ven biển có những chuyển biến tích cực. Cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tài nguyên biển được tận dụng và sử dụng hợp lí hơn. * Những vấn đề đặt ra phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản: - Phương tiện đánh bắt lạc hậu, nên việc đánh bắt ven bờ vẫn diễn ra phổ biến làm cho nguồn lợi hải sản ven bờ bị suy giảm nhanh chóng. -Việc sử dụng ánh sáng quá mức, sử dụng chất độc hoặc nổ mìn không những tận diệt loại hải sản đang khai thác mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các loài sinh vật khác. - Việc sử dụng mắt lưới quá nhỏ khiến các loài bị khai thác triệt để, không còn con giống để phát triển cho mùa sau. 1.0 điểm * Giải pháp khắc phục trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: - Đầu tư vốn hiện đại hoá phương tiện tàu thuyền để đánh bắt ngoài khơi xa, ngư cụ đánh bắt. - Nâng cấp và xây dựng mới các cảng cá - Nâng cấp và xây dựng cơ sở chế biến 0,5 điểm 2 Hình ảnh minh họa sinh động: Các loài sinh vật biển: cá, tôm, mực, cua , các vịnh biển, đầm, phá 1,0 điểm 3 Trình bày diễn cảm, ấn tượng 1,0 điểm 10 [...]... nghiên cứu đề tài này, cũng như đưa áp dụng và thực tiễn, cá nhân tôi mạnh dạn có một số kiến nghị sau: - Sở Giáo dục & Đào tạo có những chuyên đề tập huấn cụ thể hơn cho giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Cần biên soàn tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về chủ đề tài nguyên biển đảo cụ thể hơn - Có kế hoạch để xây dựng các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp trong... Việt Nam là nước có vùng biển rộng, giàu có nguồn tài nguyên đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, giãm sức ép cho đất liền Qua hoạt động ngoại khoá giúp học sinh hiểu về tài nguyên biển đảo, ý thức trong việc bảo vệ biển đảo của tổ quốc Qua tổ chức hoạt động ngoại khóa trên tôi thấy các em học sinh tích cực làm việc, khai thác thông tin, tích cực hoạt động nhóm, rèn luyện kĩ... tình huống linh hoạt trước tập thể, các em đã biết và hiểu kể cả việc vận dụng được các đơn vị kiến thức Kết quả so sánh trước và sau tổ chức hoạt động ngoại khoá đã phản ánh vấn đề Ngoài ra thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cho các em có một sân chơi lành mạnh, thể hiện được khả năng của bản thân, giúp các em có những kĩ năng trình bày, thuyết trình trước đám đông Từ hoạt động này tạo... dựng các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học - Giáo viên cần tích cự tìm hiểu và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các chủ đề nói chung, tài nguyên biển đảo nói riêng./ Tôi xin trân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA Thanh Hoá, ngày 23 tháng 05 năm 2013 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Lương Bá Hùng... Quốc… - Các trung tâm du lịch biển nổi tiếng ở nước ta: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… - Số lượt khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch biển đảo tăng đáng kể Du lịch biển đang chiếm tới 80% lượt khách đến Việt Nam hiện nay 2 3 * Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường biển: - Cùng với số lượng du khách đang tăng nhanh hàng năm, môi trường du lịch ở Việt Nam trong vài năm trở lại... quá trình hoạt động - Tại các cảng biển, nguồn rác thải phát sinh cũng rất đa dạng từ các tàu vào cập bến làm hàng đến công nhân bốc xếp trên bờ cùng hàng trăm loại hình hoạt động dịch vụ khác - Ô nhiễm môi trường biển từ các sự cố tràn dầu, từ các phương tiện giao thông vận tải biển, cảng biển có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên... được khai thác dọc các tỉnh ven biển ở nước ta * Những tác động của việc khai thác khoáng sản tới môi trường biển - đảo, giải pháp khai thác hiệu quả và hợp lý tài nguyên khoáng sản: - Tác động đến môi trường tự nhiên: dầu loang, sinh vật biển suy giãm, môi trường biển đảo ô nhiễm, khai thác vật liệu xây dựng còn bất hợp lý, lãng phí tài nguyên ô nhiễm mỗi trường ven biển - Gải pháp: Khai thác có quy... Tìm hiểu: Tài nguyên du lịch biển - đảo 66,7 33,3 Tìm hiểu: Vấn đề giao thông vận tải biển 61,9 38,1 Đánh giá chung 60,7 39,3 4.2 Kết quả sau khi tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khoá: - Lớp 12 C: (Số học sinh 41): (Đơn vị: %) Nội dung Đạt Chưa đạt Tìm hiểu: Vấn đề khai thác và nuôi trồng hải 85,4 14,6 sản Tìm hiểu: vấn đề khai thác khoáng sản: 80,5 19,5 Tìm hiểu: Tài nguyên du lịch biển - đảo 87,8... du lịch biển - đảo: - Nước ta có đường bờ biển dài, với nhiều bãi 1 biển đẹp (nhiều bãi vẫn còn ở dạng hoang sơ, chưa bị ô nhiễm), độ dốc trung bình từ 1 0 – 30 và một hệ thống đảo ven bờ, trong đó một số đảo có giá trị về du lịch - Đường bờ biển kéo dài, dọc đường bờ biển có 2,0 nhiều vịnh biển đẹp ( vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vân Phong ), cả nước có 125 bãi điểm biển - Dọc đường bờ biển có... Có nhiều đảo ven bờ cảnh quan đẹp, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi - Có nhiều kiểu địa hình đặc trưng, thu hút du khách: Các dãy núi đam ngang ra biển, đường bờ biển mài mòn, bồi tụ * Hiện trạng phát triển: - Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển, bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình đủ điều kiện để 3,5 khai thác phục vụ hoạt động du lịch Các bãi biển phân bố chạy suốt từ Bắc vào Nam Từ Móng . ngoài giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động. thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp + Tiết chào cờ đầu tuần; + Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, tiết hoạt động tập thể lớp cuối tuần; + Hoạt động giáo dục theo chủ điểm. Sở Giáo dục & Đào tạo có những chuyên đề tập huấn cụ thể hơn cho giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Cần biên soàn tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về chủ đề tài nguyên