SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nữ khối 11 thông qua hoạt động ngoại khóa sức khỏe sinh sản vị thành niên

26 2.5K 9
SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nữ khối 11 thông qua hoạt động ngoại khóa sức khỏe sinh sản vị thành niên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 11 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN" 1 A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống (KNS). Rèn luyện KNS cho học sinh (HS) là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Giáo dục (GD) rèn luỵện KNS cho HS thông qua hoat động ngoại khoá giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (GDSKSSVTN) là một hoạt động để HS được thực hành, vận dụng kiến thức môn sinh học, trải nghiệm một số KNS cơ bản và cần thiết mà không làm nặng nề quá tải nội dung môn học và ngược lại qua việc tham gia hoạt động ngoại khoá còn giúp HS học tập các môn học nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và hiệu quả hơn.` Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay: qua mạng Internet, các phương tiện truyền thông không chính thức với xu hướng đại diện cho những hình mẫu dập khuôn hay quá khích về tình dục và giới tính các em tiếp cận với nhiều thông tin mà có thể là những thông tin ngoài luồng. Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ham hiểu biết, thích tò mò và khám phá nhưng còn thiếu hiểu biết về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt là thế hệ trẻ luôn đặt mình trong hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, những áp lực tiêu cực và những yếu tố tích cực. Nếu không 2 được GD KNS, nếu thiếu kiến thức và kinh niệm sống các em sẽ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, thoái hoá đạo đức gây hậu quả đáng tiếc. Đa số HS nữ ở trường THPT Bắc Sơn là con em dân tộc thiểu số, với bản tính thật thà, trung thực, các em dễ bị lợi dụng trong các mối quan hệ khác giới từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến tâm, sinh lí của các em. Đặc biệt có trường hợp các em HS nữ có bạn trai rồi về sống trong gia đình bạn trai giống người con dâu nhưng chưa cưới hỏi và hai bên gia đình các em coi như là chuyện bình thường. Như vậy việc học của các em sẽ đi đến đâu và nếu các em không kết hôn thì tương lai của các em sẽ như thế nào? Do điều kiện sống ngày nay nên tuổi dậy thì của các em đã sớm hơn rất nhiều, nam khoảng 14,7 tuổi, nữ khoảng 13 tuổi không còn nữ thập tam nam thập lục. Trong khi tuổi kết hôn lại muộn hơn. Mặc dù chuẩn mực văn hoá truyền thống không cho phép quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân nhưng điều này đang ngày càng phổ biến. Ví dụ: Ở Mêhicô có em mới 10 tuổi dã sinh con hoặc có nhiều trường hợp 14 tuổi đã kết hôn hay ở trường THPT Bắc Sơn mỗi khoá học có khoảng 4-5 em nghỉ học để xây dựng gia đình. Theo nghiên cứu của viện khoa học dân số gia đình và trẻ em, ở Việt Nam: trung bình một phụ nữ nạo phá thai 2,5 lần, trên thế giới mỗi năm có 16.000.000 ca mang bầu từ tuổi 13-18, ở Việt Nam 300.000 ca mang bầu ở tuổi dưới 20. Gần 1/3 số ca nạo phá thai là phụ nữ chưa lập gia đình. khoảng 1/5 trẻ em được sinh ra ử những bà mẹ dưới 19 tưổi. Theo điều tra của viện nghiên cứu thanh niên những HS THPT có QHTD chỉ 1/3 biết sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT). Vậy GDSKSSVTN, hướng dẫn sử dụng BPTT là vô cùng cấp bách nhằm bảo vệ sức khoẻ , lợi ích cho tuổi VTN và cộng đồng. Như vậy, GD KNS cho HS là rất cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi, có trách nhiệm với bản thân, gia đình. HS có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của 3 cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, mọi người. HS sống tích cực, chủ động an toàn và lành mạnh đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thế hệ mới. 2. Mục đích SKKN Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Từ đó HS hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. SKKN chỉ dành cho HS nữ trong trường nên các em có thể trao đổi cởi mở những điều các em chưa biết, chưa hiểu, tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Các em có nhận thức, thái độ và hành vi đúng đối với vấn đề dân số, có khả năng làm chủ bản thân tránh các tác nhân ảnh hưởng đến SKSS của mình và những người xung quanh, tránh mang thai ngoài ý muốn góp phần sinh đẻ có kế hoạch. 3. Phạm vi nghiên cứu SKKN được áp dụng đối vứi HS nữ khối 11 vì chương thình sinh học 11 là chương trình sinh học cơ thể, khi áp dụng SKKN vào các em dễ tiếp thu và có cái nhìn đúng hơn về vấn đề này. 4 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Công tác chuẩn bị I.1. Phương tiện - Loa đài, Micro - 6 bộ bàn ghế cho các đội chơi - Máy tính, Máy chiếu hoặc tranh ảnh về Hệ sinh dục nam và hệ simh dục nữ. - Bút, giấy, Các câu hỏi và tình huống về SKSSVTN. - Biển lớp, ghế của khán giả. I.2. Người dẫn chương trình (NDCT): Tôi chọn NDCT là em Phan Thị Thảo, HS lớp 11A1, có học lực giỏi, có khả năng thuyết trình tốt và tự tin trước toàn trường. I.3. Thời gian, địa điểm -Thời gian: Một buổi từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ, ngày 28/4/2012. -Địa điểm: Trường THPT Bắc Sơn I.4. Cách thức tổ chức Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của 6 lớp thuộc khối 11 vừa để các em có sự thể hiện kiến thức về SKSS vừa để các em giao lưu học hỏi lẫn nhau. Mỗi lớp tôi chọn 3 học sinh đai diện. Vậy 6 lớp sẽ có 18 HS tham gia. 18 HS tôi chia thành 3 đội chơi: Đội 1: Lớp 11A1 và Lớp 11A6 Đội 2 Lớp 11A2và Lớp 11A5 Đội 3 Lớp 11A3và Lớp 11A4 5 Mỗi đội gồm 6 người chơi, cử một đội trưởng có khả năng trình bày ý tưởng và trả lời các câu hỏi (CH). Các CH hoặc tình huống tôi đưa ra trong hoạt động ngoại khóa sẽ được cung cấp cho HS trước 7 ngày, không có đáp án và hướng dẫn cho HS nguồn tài liệu tham khảo:mạng Internet, tài liệu giáo dục dân số và SKSS.Từ các câu hỏi hoặc tình huống tôi rút ra kiến thức về SKSS và kĩ năng sống cho HS trong cuộc sống hàng ngày. Các giáo viên (GV) giảng dạy môn sinh học đến tham dự buổi ngoại khóa gồm có: Cô Hải, Cô Bốn, Cô Hằng với vai trò là “các chuyên gia” và cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa là: Hỏi- Đáp với chuyên gia. I.5. Nội dung buổi hoạt động ngoại khóa: Tôi tổ chức thành 3 phần: Phần một với nội dung là: Những vấn đề chung về SKSSVTN mà chủ yếu là hai vấn đề. Một là: Tuổi VTN với các biểu hiện đặc trưng nhất của nó. Hai là: VTN với SKSS và tình dục (TD). NDCT nêu ra các CH các đội suy nghĩ với thời gian 2 phút. Đội nào bốc thăm được trả lời trước sẽ trả lời, nếu đội khác thấy chưa đúng hoặc còn thiếu thì có thể bổ sung, cuối cùng là các chuyên gia giải đáp. Phần hai với nội dung là: các tình huống có vấn đề (THCVĐ), NDCT đưa ra các THCVĐ cùng với các CH cho đội chơi trả lời hoặc NDCT hỏi các chuyên gia trả lời. Các chuyên gia giải đáp thắc mắc của khán giả. Phần ba có nội dung là: Tìm hiểu các bệnh liên quan qua quan hệ tình dục (QHTD). GV cung cấp cho các em kiến thức về một số bệnh lây truyền qua QHTD và các biện pháp phòng tránh. Ở phần này NDCT đưa ra các CH các đội suy nghĩ, trả lời sau đó các đội khác bổ sung (nếu cần) và cuối cùng là giải đáp của các chuyên gia. 6 Đối với CH có nhiều ý kiến trái ngược nhau như hình huống “Lỗi tại ai” hoặc CH “Trong lớp 11A1 có hai bạn cùng giới là Nga và Hải chơi thân với nhau. Có một lần Nga vô tình xúc phạm đến Hải. Nga biết mình sai và xin lỗi Hải. Vậy hải có nên tha thứ cho Nga hay không, Bạn hãy giải thích vì sao?. Tuổi VTN có nên yêu hay không hoặc em có đồng tình với quan điểm đã yêu là phải yêu hết mình phải cho nhau tất cả hay không? Với mỗi phần chơi, NDCT có thể giới thiệu một số tiết mục văn nghệ để buổi hoạt động ngoại khóa thêm sôi động và đạt kết quả cao. Trước khi bước vào buổi hoạt động ngoại khóa, NDCT giới thiệu các chuyên gia và cá đội chơi về đúng vị trí. Sau đó mời Cô Hằng lên giới thiệu về buổi ngoại khóa. Tôi giới thiệu lí do của buổi hoạt động ngoại khóa, nội dung buổi hoạt động ngoại khóa và chúc cho buổi ngoại khóa thành công. NDCT giới thiệu: SKSSVTN là giáo dục VTN về TD và SKSS giúp các em nâng cao kiến thức về quá trình sinh sản của loài người và những ảnh hưởng của quá trình này lên cuộc sống. GD SKSSVTN là một vấn đề rất được quan tâm bởi các bạn trẻ và các bậc phụ huynh không chỉ nó mang tính thời sự mà còn vì tầm quan trọng của nó đối với các bạn đang ở tuổi VTN. VTN cần được cung cấp thông tin chính xác và đúng đắn giúp các em hiểu quá trình phát triển bản thân, nguy cơ cho sức khỏe, điều kiện để khỏe mạnh càng sớm càng tốt. II. NỘI DUNG II.1. Phần một: Những vấn đề chung về sức khỏe sinh sản vị thành niên. II.1.1. Tuổi vị thành niên và các biểu hiện đặc trưng nhất của nó. NDCT đưa ra các lá thăm cho đội trưởng của 3 đội bốc thăm. Nếu đội nào có số 1(2,3) thì đội đó sẽ được trả lời thứ 1(2,3) 7 Câu hỏi 1: Vị thành niên là gì? Trả lời: VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành từ 10-19 tuổi. Ở Việt Nam, tuổi VTN được chia thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn tiền dậy thì:Nữ từ 10- 13 tuổi. Nam 13-15 tuổi + Giai đoạn dậy thì hoàn toàn: Nữ 13-19 tuổi, Nam 15-19 tuổi Câu hỏi 2: Em hiểu như thế nào về tuổi dậy thì? Vì sao trong GDSKSS lại chú ý đến các đối tượng VTN, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì? Trả lời: Tuổi dậy thì là giai đoạn đầu của tuổi VTN Ở tuổi dậy thì, VTN đã có khả năng sinh con, có nhu cầu TD thể hiện ở sự phát triển của cơ quan sinh dục và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. +Ở Nữ được đánh dấu bằng kì kinh nguyệt đầu tiên báo hiệu trứng đã rụng, tử cung dày lên, vú phát triển, xương hông rộng ra. +Ở Nam được đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên. Câu hỏi 3: Em hãy nhắc lại một số biến đổi về vóc dáng, tâm sinh lí- xã hội mà em đã trải qua khi em10-17 tuổi. Các em có những phản ứng gì trước những biến đổi đó? Em có chia sẻ sự lo lắng đó với cha mẹ hay bạn bè không? Vì sao? Trả lời: - Những biểu hiện ở nữ giới về vóc dáng và về thay đổi cơ thể là: +Lớn nhanh, mặt nổi trứng cá. + Tuyến vú phát triển. 8 + Tử cung, Buồng trứng to ra, xương hông nở rộng. + Có kinh lần đầu và bắt đầu rụng trứng: là hai dấu hiệu cơ bản nhất. - Những biểu hiện ở nữ giới về Tâm sinh lí – xã hội: +Các em quan tâm và lo lắng trước những thay đổi của cơ thể. + Tình bạn khác giới phát triển. +Các em thích độc lập, muốn gần gũi bạn bè hơn cha mẹ. +Các em thích tò mò, tự khám phá thế giới xung quanh Những thay đổi về cơ thể, đặc biệt là tuyến vú phát triển và Có kinh lần đầu Các em chưa hiểu và rất lo lắng. Các em nữ ở trường THPT Bắc Sơn lại rụt rè, e ngại, ngượng ngùng, xấu hổ không chia sẻ với ai kể cả cha mẹ do vậy các em không biết cách vệ sinh cơ thể trong chu kì kinh nguyệt và không hiểu cơ chế của chu kì kinh nguyệt.  GV nhấn mạnh: Đây là những hiện tượng sinh lí bình thường, hết sức tự nhiên, không phải là điều đáng ngượng, bí mật mà chỉ là vấn đề mang tính riêng tư. Câu hỏi 4: Vì sao phải chăm sóc SKSSVTN? Trả lời: Phải chăm sóc SKSS VTN vì: -Là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có nhiều thay đổi trong tâm sinh lí. - Là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách để làm chủ bản thân về những hành vi TD, kiến thức chăm sóc sức khỏe sau này. - VTN có điều kiện để tiếp cận thông tin, kiến thức mới nhưng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm về kiến thức như: + Chưa có KNS và kinh nghiệm sống. 9 + Dễ bị kích động dùng thử thuốc, thử QHTD và có khả năng sinh con. + Không biết các BPTT và bệnh lây truyền qua đường TD khi có QHTD. + Chương trình GD giới tính, TD trong gia đình, nhà trường và xã hội còn hạn chế. + Các em còn e ngại khi tìm hiểu những kiến thức về SKSSVTN. Câu hỏi 5: Trong tuổi VTN, Các em thích giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, có nhiều bạn thân, dễ dàng bộc bạch tâm sự với bạn thân. Theo em một tình bạn tốt cần có những đặc điểm gì? Trả lời: Những đặc điểm của một tình bạn tốt là: - Có sự phù hợp về xu hướng. - Có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau (tôn trọng sự khác biệt, không thấy khó chịu về những khác biệt mang cá tính của mỗi người). - Có sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau. - Có sự đồng cảm (thông cảm sâu sắc với nhau) chia vui, sẻ buồn với nhau. - Mỗi người có thể đồng thời kết bạn với nhiều người, quan hệ bạn bè rộng rãi không làm giảm đi mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân. Câu hỏi 6: Có ý kiến cho rằng: “Làm bạn với người khác giới là điều không thể hoặc không đúng”. Em có đồng ý không, tại sao? Trả lời: - Ý kiến trên là không đúng vì: Em có càng nhiều bạn càng tốt, tất cả tùy thuộc vào sự hiểu biết giữ gìn tình bạn của em mà thôi. -Tình bạn khác giới ngoài những đặc điểm của tình bạn cùng giới còn có những ưu điểm là: 10 [...]... chương trình sinh học 11 các em đã được học cơ chế điều hòa sinh sản, sinh đẻ có kế hoạch ở người Nên chương trình ngoại khóa hôm nay, các cô giáo chỉ nói về những phần mà sách giáo khoa không đề cập đến Tôi sử dụng máy chiếu (hoặc tranh,ảnh) để giới thiệu cấu tạo của hệ sinh dục nam, nữ để HS hiểu rõ cấu tạo và chức năng của từng cơ quan sinh dục Từ đó tôi giới thiệu khái niệm tình dục 11 Câu hỏi 8:... LUẬN I.1 Kết quả của buổi hoạt động ngoại khóa Các em đến tham dự buổi ngoại khóa đầy đủ với tinh thần ham học hỏi, tích cực, và hứng thú Qua buổi hoạt động ngoại khóa, các em HS được trang bị kiến thức về chăm sóc SKSSVTN, có được KNS, biết vượt qua những thử thách đầu đời hướng tới xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh Đây là một sân chơi bổ ích để các em giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong... phụ nữ uống viên thuốc tránh thai có thể tránh được thai? Trả lời: HS tự trả lời GV nhấn mạnh: Luật hôn nhân và gia đình qui định tuổi của nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên mới kết hôn mục tiêu của sinh đẻ có kế hoạch là: “ Sinh đẻ ít, sinh đẻ thưa, nam nữ đã kết hôn thì vận động chậm sinh con đầu lòng Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên đẻ 2 con và đẻ thưa cách nhau từ 3 – 5 năm: người phụ nữ chỉ nên sinh. .. đang trong hoạt động ngoại khóa hôm nay mà mang thai thì sẽ có những hậu quả gì? Trả lời: Những Tác hại của việc mang thai ở tuổi VTN là: -Tâm lí xã hội: +Đánh mất những cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp + Không đảm bảo kinh tế cho việc nuôi con, nên không hạnh phúc + Cô gái bị cộng đồng và gia đình lên án > Ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và trong tương lai - Sức khỏe: + Mang thai và sinh nở sớm... sớm là điều quá nặng nề cho cơ thể chưa trưởng thành đầy đủ ở tuổi VTN + Bị lây bệnh qua QHTD, viêm nhiễm phụ khoa + Tai biến do nạo, hút thai, con nhẹ cân, sinh khó có thể vô sinh - Đối với trẻ sơ sinh: + Đứa trẻ bị coi là không hợp pháp (con hoang) + Con sinh ra thường nhẹ cân hơn và nguy cơ tử vong cao hơn trong những năm tuổi đầu tiên so với con của những bà mẹ trưởng thành Câu hỏi 23: Em đã nghe... SKSS và TD Các bạn đã có những hiểu biết cơ bản về TD và quá trình sinh sản Từ đó các bạn có thái độ và hành vi đúng về TD và sinh sản II.2 GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG 14 NDCT giới thiệu với các chuyên gia và các em HS tình huôngs “Lỗi tại ai” do các HS lớp 11A3 trình bày Nội dung của tiểu phẩm là: Lan và Điệp là HS trung học phổ thông Lan yêu Điệp Điệp thường ép Lan QHTD với lí lẽ: “đây là cử chỉ... đổi của cô và hướng dẫn cho cô khi cô đang ở giai đoạn quan trọng này Từ những phân tích trên có thể nói vấn đề GDSKSSVTN không phải của riêng gia đình, thầy cô giáo mà của toàn xã hội Thà rằng “vẽ đường cho Hươu chạy đúng còn hơn để cho Hươu lạc đường” 16 Câu hỏi 18:Ý kiến của em Nhung lớp 11A1 là: “Các bạn nghĩ gì khi Điệp ép Lan QHTD? Các bạn có đồng ý với lí lẽ của Điệp khi cho rằng chỉ có thể bày... Các bạn phải quyết định xem mình có sắn sàng và vui lòng chấp nhận những hậu quả do hoạt động TD mang lại hay không Thực tế cho thấy nhiều bạn trẻ hành động theo quan niệm này mà gặp nhiều khó khăn trắc trở trong cuộc sống khi có thai ngoài ý muốn mà mối tình đó không dẫn tới hôn nhân Câu hỏi 19: Ý kiến của em Thảo lớp 11A3: Lan có thể cưỡng lại sự ép buộc của Điệp hay không? Lan làm như thế nào và điều... lành tiếp xúc trực tiếp với nhau qua tinh dịch, chất nhầy âm đạo và máu người bệnh xâm nhập vào cơ thể người lành qua QHTD nếu sử dụng Bao cao su đúng cách là điều kiện thuận lợi cho sự lây bệnh * Mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi khi mang thai và sinh nở Câu hỏi 26: Em hãy cho biết hậu quả của BLTQQHTD? Trả lời: 23 - Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con khi mẹ mang thai và sinh nở, sẩy thai, thai ngoài... tế cho việc nuôi con, nên không hạnh phúc - Sức khỏe: + Có thai do không sử dụng BPTT + Bị lây bệnh qua QHTD, viêm nhiễm phụ khoa + Tai biến do nạo, hút thai, con nhẹ cân, sinh khó có thể vô sinh NDCT giới thiệu tiểu phẩm 2 với các chuyên gia và các em HS với chủ đề “Chinh phục tình yêu” do HS lớp 11A4 trình bày Nội dung của tiểu phẩm là: Huệ là hoa khôi khối 12 của trường THPT Bắc Sơn, nhiều bạn trai . NGHIỆM ĐỀ TÀI: "GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 11 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN" 1 A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) Để nâng. định. Giáo dục (GD) rèn luỵện KNS cho HS thông qua hoat động ngoại khoá giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (GDSKSSVTN) là một hoạt động để HS được thực hành, vận dụng kiến thức môn sinh học, . nội dung buổi hoạt động ngoại khóa và chúc cho buổi ngoại khóa thành công. NDCT giới thiệu: SKSSVTN là giáo dục VTN về TD và SKSS giúp các em nâng cao kiến thức về quá trình sinh sản của loài

Ngày đăng: 08/04/2015, 15:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan