Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng (Trang 40)

5.2.1.1 Các luật lệ quy định

Các UBND tỉnh Sóc Trăng, UBND thành phố Sóc Trăng cần phải phối hợp với các cơ quan ban ngành thống nhất đề ra những quy định pháp chế để giải quyết các vấn rác thải :

- Quy định các khung xử phạt cụ thể đối với từng trường hợp vi phạm thải bỏ rác không đúng nơi quy định.

- Quy định cụ thể về phân loại tại nguồn và khung hình phạt cho cho công việc phân loại tại nguồn.

Cơ quan môi trường của thành phố phải có trách nhiệm tư vấn giám sát hỗ trợ cho công tác thu gom và xử lý rác.

Dụng cụ chứa rác phải an toàn hợp vệ sinh, bắt buộc phải có nắp đậy, tránh trường hợp người bới rác rơi bừa bãi gây ô nhiễm, lây lan mầm bệnh, mất mỹ quan.

Khuyến khích các cơ cở sản xuất theo công nghệ sạch ít gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm tiêu dùng ít chất thải

Không được thải chất thải rắn sinh hoạt vào hệ thống nước sông, kênh, rạch, ao, hồ và các khu vực xung quanh

Tất cả các hô dân, tổ chức , đơm vị đã ký hợp đồng với công ty Cong Trình Đô Thị phải có nghĩa vụ đóng phí vệ sinh đầy đủ theo quy định .

5.2.1.2 Các công cụ kinh tế

Đây là Một biện pháp không thể thiếu trong chương trình quản lý xử rác nó sẽ tác động đến ý thức tự giác của cá nhân và đơn vị thực hiện đúng quy định luật lệ đã đưa rác. Một số công cụ có thể áp dụng hiện nay:

Cần có nhửng chính sách khuyến khích trợ vốn cho, ưu đãi cho các công ty, tổ chức, cá nhân.

Buộc các hộ gia đình phải phân loại rác tại nhà. Nếu các cá nhân hay tập thể nào không chấp hành tốt sẽ bị thu phí gấp 3 – 4 lần so với những người thực hiện tốt. Phạt tiền đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất không có biện pháp quản lý và xử lý tốt chất thải đúng theo yêu cầu.

Có những chính sách cho vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi hoặc không lãi suất đối với những cá nhân hoặc tổ chức có những dự án để tái sử dụng và tái chế rác.

Tăng cường đầu tư vốn cho các cơ sở nghiên cứu quản lý và xử lý rác . nếu dự án khả thi sẽ được thành phố hỗ trợ.

5.2.1.3 Tuyên truyền giáo dục.

Cần đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường trong các trường học (đặc biệt là các trẻ nhỏ ) để cho các học sinh có thể ý thức được tác hại của rác thải đến môi trường.

Tuyên truyền thực hiện phân loại rác tại nguồn với nhiều hình thức và nội dung đơn giản, dễ nhớ cho cộng đồng, lôi cuốn sự tham gia của các ngành, các cấp như y tế, giáo dục, hội phụ nữ,… đặc biệt là ngành giáo dục học đường.

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, truyền thanh, truyền hình,… Sự hổ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn.

Treo các khẩu hiệu, phát các tài liệu hướng dẫn phân loại rác tại nguồn đến từng hộ dân, thành lập các nhóm tuyên truyền đến phát cho từng hộ dân, giúp họ phân biệt được những loại CTR nào cần được tách riêng.

Tổ chức tổng kết, đánh giá chương trình hoạt động của các đội vệ sinh, khen thưởng, trao danh hiệu cho đơn vị và cá nhân có thành tích tốt trong các hoạt động bảo vệ môi trường.

5.2.2 Đề xuất phương án phân loại, thu gom rác tại nguồn

5.2.2.1 Phân loại

Công việc phân loại rác hiện nay là một việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với thành phố hiện nay do nếu ta phân loại tốt công tác xử lý sẽ đạt được hiệu quả cao giảm được chi phí phân loại tại bãi rác đồng thời có thể tái chế các sản phẩm phế thải .

-Lợi ích của việc phân loại:

Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Có thể thu được lợi nhuận từ phân compost.Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho

việc chôn lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể, giảm được chi phí cho quá trình xử lý nước rỉ từ bãi rác.

Tạo công ăn việc làm cho những người làm nghề nhặt rác, hầu như những người đi nhặt rác là những người dân nghèo không có thu nhập ổn định

Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống.

5.2.2.2. Hình thức thu gom

Để công việc phân loại tại nguồn tốt các hộ gia đình cần phải có các thùng rác với kích thước thích hợp để trử rác 1 lần/ngày. Còn đối với các khu chợ nên thu gom tần suất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hằng ngày.

- Đề xuất quy trình thu gom rác cho hộ gia đình: mỗi công nhân sẽ được trang bị 2 xe đẩy tay 660L các xe được thiết kế thành 2 ngăn, ngăn thứ nhất dùng để chứa rác thải có thể phân hủy sinh học, còn ngăn thừ hai dùng để chứa các loại rác không phân hủy sinh học và mang tính độc hại. Người công nhân trong khi thu gom sẽ đẩy xe thứ đi thu gom rác ở các hộ gia đình, cơ quan, trường học sau khi xe thứ nhất đầy người công nhân sẽ đẩy xe tới các điểm hẹn. Tại các điểm hẹn nên được bố trí sẵn xe trống để cho công nhân có thể đẩy xe thứ hai tiếp tục đi thu gom rác. Sử dụng biện pháp này sẽ tiết kiệm được thời gian sức lực rất nhiều cho công nhân và không gây ra tình trạng ứ động rác làm mất vẽ mỹ quan đô thị .

5.2.2.3. Hình thức lưu trữ

* Màu sắc túi và thùng chứa chất thải rắn:

- Chất thải rắn hữu cơ có thể phân hủy sinh học: gồm thức ăn, gỗ, lá cây… nên đựng trong túi và thùng nhựa màu xanh lá

- Các chất thải còn lại : gồm nhựa, vải, kim loại, cao su…nên đựng trong túi nylon màu đen và thùng màu nâu.

* Thể tích thùng chứa chất thải rắn: Theo số liệu thu thập được ta có:

Dung tích trung bình của thùng chứa phụ bởi số người trong gia đình, số lượng nhà, tầng suất thu gom rác. Dung tích được tính toán với múc thải 0,5 – 0,8 (kg/người/ngày) (nguồn: Trần Hiếu Nhuệ)

Khối lượng chất thải rắn phát sinh của một người trung bình trong một ngày đêm vào năm 2009 là 0,9 (kg/người.ngày), (theo báo cáo hiện trạng môi trường 2009 của tỉnh Sóc Trăng), số người trung bình trong một hộ gia đình là 05.

Khối lượng chất thải rắn phát sinh của một hộ trong một ngày như sau: 0,9 x 5 = 4,5 (kg/hộ.ngày)

Khối lượng riêng của chất thải rắn là (470 – 580 kg/ m3) Thể tích chất thải rắn phát sinh của một hộ trong một ngày

009 , 0 500 5 , 4  (m3/ hộ. ngày) = 9 (lít/hộ.ngày)

Vậy ta chọn thể tích trung bình thùng chưa tại các hộ gia đình là 10 lít. Thùng chứa rác phải có nắp đậy để giảm việc phất sinh mùi ra bên ngoài. Thùng rác sẽ được thiết kế từng màu khác nhau:

Hình 5.1 Hình ảnh thùng rác được sử dụng trong các hộ gia đình

- Đối với các văn phòng, công sở, trường học,… nên đặt thùng rác có thể tích 10-20 (lít) tại các phòng và các thùng chứa lớn có thể tích 240 (lít). Dung để tập trung rác.

- Còn đối với nơi các khu vực công cộng (như công viên, khu vui chơi,…) nên dùng thùng loại 20 L với khoảng cách giữa các thùng từ 50 - 100 m. Đặc biệt nên dùng những hình dạng thùng rác phong phú và đa dạng màu sắc có thể vẽ hình hoặc ghi chữ để tạo sự chú ý của mọi người

Hình 5.3 Hình ảnh thùng rác sử dụng trong công viên khu vui chơi, giải trí

-Thùng rác đặt ở các đường phố: Dung tích các thùng rác đặt ở đường phố nên dùng loại 100 L và số lượng thùng rác hiện nay phải lớn hơn con số hiện tại 200 thùng của Thành phố thùng để đảm bảo tính mỹ quan đô thị.

Hiện tại thành phố Sóc Trăng đang sử dụng các loại xe kéo tay thu gom rác không có thiết kế thùng xe hai ngăn để chứa rác thải phân hủy và không phân hủy sinh học do đó xin được kiến nghị: cần thiết kế loại xe kéo tay có 2 ngăn khoảng 500L. ngăn đầu tiên dùng để chứa rác dễ phân hủy sinh học chiếm khoảng 70%. Ngăn thứ hai dùng chứa các loại rác khó phân hủy sinh học chiếm khoảng 30%. Giúp cho việc phân loại rác của công nhân thêm dễ dàng hơn tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Hình 5.5 Xe đẩy tay composit có hai ngăn dung tích 500 L

5.2.3. Đề xuất phương án thu hồi tái chế:

Việc thu hồi tái chế chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng chỉ mang tính tự phát và vì mục đích lợi nhuận kinh tế chứ không phải là vì mục đích môi trường, do đó xin kiến nghị các cấp các ngành, cơ quan quản lý môi trường cần chú trọng hơn trong công việc thu hồi và tái chế chất thải rắn để cho việc thu hồi và tái chế mag lại hiệu quả cao nhằm vừa mang lại kinh tế và vừa mang lại lợi ích môi trường. Theo tôi thì :

Ở các hộ gia đình thì nên phân loại và thu hồi các loại như: máy móc cũ, kim loại, chai lọ, giấy nhựa, các loại. Đây là một trong những nguồn thu hồi chủ yếu. Hình thức thu hồi này là rất cần thiết đã góp phần đáng kể cho việc giảm lượng rác thải ngay tại nguồn.

Ở các hộ kinh doanh, dịch vụ, khu thương mại thì nên thu hồi, tái chế lại giấy, kim loại, nhựa…

Ở tại các trường học nên thu hồi lại giấy., lon chai, nhựa tại một số trường dạy cho học sinh phân loại rác bằng cách đặt nhiều thùng rác có màu sắc khác nhau, trên thùng có hình ảnh minh họa và tên các loại rác bỏ vào. Đây là một việc làm rất tốt, giúp góp phần thu hồi rác tốt hơn, đồng thời có thể nâng cao ý thức của học sinh về vấn đề phân loại và thu hồi các vật liệu từ rác.

Ở các công trường xây dựngnguồn thải chủ yếu là xà bần, sắt vụn. Sắt vụn thì nên được thu gom lại bán cho các cơ sở phế liệu. Còn xà bần thì được chủ nhà đem bán hoặc cho các công trình xây dựng làm nền.

Một điều quan trọng trong thu hồi và tái chế ở đây là đầu vào thu mua các chất thải có thải này, Các cấp các ngành liên quan đến lĩnh vực môi trường nên có chính sách hỗ trợ vốn cho cơ sở sản xuất các sản phẩm tái chế.

Rác từ các hộ Gia đình Rác từ các trường học Rác từ kinh doanh,dịch vụ, khu thương mại

Rác từ Xây dựng Thu gom Trung chuyển Bãi Rác Thu hồi và tái chế Cơ sở thu mua phế liệu Thu hồi

5.2.4. Đề xuất phương án phương án ủ phân compost kết hợp với chôn lấp hợp vệ sinh vệ sinh

Theo kết quả quan trắc của Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Sóc Trăng thì lượng rác hữu cơ chiếm tới 77,8%, qua đó ta thấy được thành phần CTR hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao trong rác thải sinh hoạt. Nếu như đem lượng rác này đến bãi chôn lấp thì sẽ tốn diện tích rất lớn làm rút ngắn thời gian vận hành bãi chôn lấp. Ngược lại, ta đem lượng rác này đi ủ phân compost thì không những giảm được chi phí xử lý chúng, mà còn tạo ra phân hữu cơ bón cho cây trồng, phù hợp với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Bảng 5.2 Liệt kê các thành phần của chất thải rắn

STT Thành phần rác Tỷ lệ (%) 1 Bọc ni lông 2,96 2 Vãi, sợi 4,08 3 Cao su 1,41 4 Đất, đá, gạch 11,84 5 Thủy tinh 0,25 6 Tóc 0,04 7 Cây gỗ 0,98 8 Vỏ hộp giấy 0,39 9 Sắt, vỏ đồ hộp 0,17 10 Hộp xốp 0,08

11 Rác hữu cơ (rau, cây, cỏ, lá

cây mục) 77,8

Tổng cộng 100

Từ những kết quả ở trên và dựa vào thành phần và tính chất của rác thải, các điều kiện tự nhiên, kinh tế

Hình 5.4 Sơ đồ quy trình quản lý và xử lý rác

Rác thải sinh hoạt

Thu gom Vận chuyển, trung chuyển Tập trung tại bãi rác Phân loại Thành phần hữu cơ (77,8%) Thành phần khó phân hủy Thành phần có thể tái chế Nghiền nhỏ Ủ hiếu khí 21 ngày Ủ chín 28 ngày Sàng phân loại Sản phẩm phân compost Chôn lấp hợp vệ sinh Xử lý nước thải Xử lý khí thải Tái chế, tái sử dụng Bán phế liệu

Thuyết minh quy trình:

Rác thải sau khi được thu gom sẽ được phân loại các thành phần không phân hủy như: nhựa, thủy tinh, kim loại, xà bần, rác độc hại… các thành phần này được những người trong bãi rác phân loại lần nửa để thu hồi các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng hoặc đem bán phần không thể tái chế hoặc gây độc sẽ đem đi chôn lấp , còn các thành phần hữu cơ sau khi phân loại ( khoảng 77,8%) sẽ được đưa qua hệ thống máy nghiền rác thải sẽ được nghiền nhỏ để thuận lợi trong quá trình ủ compost. Sau khi đa nghiền nhỏ các thành phần hữu cơ sẽ đưa vào hệ thống ủ, thời gian ủ được thiết kế là ủ 2 giai đoạn, giai đoạn đầu rác sẽ ủ trong 21 ngày cho mỗi mẽ ủ trong quá trình ủ không khí sẽ được cung cấp liên tục đảm bảo cho quá phân hủy diễn ra tốt nhất. sau khi ủ giai đoạn đầu kết thúc chúng ta chuẩn bị tiếp cho rác ủ giai đoạn ủ chín (42 ngày), để cho quá trình kháng hóa tiếp tục diễn ra. Sau khi ủ 28 ngày xong ta dùng sàng để loại bỏ những thành phần không phân hủy, những thành phần không phân hủy này sẽ được đưa đến bãi chôn lấp .

- Ưu điểm của phương án này:

+ Tiết kiệm đất cho quá trình chôn lấp . + Vốn đầu tư ban đầu thấp

+ Sản xuất ra phân compost phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp + Xử lý triệt tiêu các thành phần hữu cơ có trong chất thải.

- Nhược điểm :

+ Phát sinh mùi hôi trong quá trình ủ phân compost

+ Nếu mà phân loại không tốt dẫn đến chất lượng phân compost cũng không được cao.

+ Bãi chôn lấp nếu không có kỹ thuật xử lý nước rỉ và khí sinh ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường

5.2.3.1 Tính toán sơ bộ cho hệ thống ủ phân phân compost kết hợp chon lấp hợp vệ sinh tại thành phố Sóc Trăng. lấp hợp vệ sinh tại thành phố Sóc Trăng.

a) Hình thức ủ: ủ theo hệ thống hầm ủ

Chất thải sinh hoạt sau khi được phân loại, chất thải dễ phân hủy được đưa vào cắt nghiền thành phần hữu cơ có kích thước lớn do đó phải nghiền nhỏ các thành phần này. Kích thước các nguyên liệu sau khi nghiền từ 3 - 5 (cm) là đạt yêu cầu.

Phần trộn: Nguyên liệu đã được cắt nhỏ lại để các nguyên liệu đem ủ đồng nhất.

Giai đoạn ủ hiếu khí (ủ thô): Nguyên liệu ủ sau khi đựợc nghiền nhỏ và trộn đều được đem đi ủ trong các bể ủ. Thời gian ủ thô từ 21 ngày.

Giai đoạn ủ chín: Sau khi ủ thô 21 ngày, chất thải rắn hữu cơ được đưa qua ủ chín, thời gian ủ chín là 42 ngày. Khi mẻ ủ đạt yêu cầu thành phẩm thô thì phân được đem đi sàng.

Giai đoạn sàng: Sau khi chất thải hữu cơ đã được ủ đạt yêu cầu thành phẩm thô sẽ qua giai đoạn sàng. Sau khi qua giai đoạn sàng thì chúng ta được phân thuần thục và cho thêm N, P, K chúng ta sẽ có phân bón sinh học.

Một phần của tài liệu Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)