0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tính toán sơ bộ cho hệ thống ủ phân phân compost kết hợp chon lấp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 49 -49 )

lấp hợp vệ sinh tại thành phố Sóc Trăng.

a) Hình thức ủ: ủ theo hệ thống hầm ủ

Chất thải sinh hoạt sau khi được phân loại, chất thải dễ phân hủy được đưa vào cắt nghiền thành phần hữu cơ có kích thước lớn do đó phải nghiền nhỏ các thành phần này. Kích thước các nguyên liệu sau khi nghiền từ 3 - 5 (cm) là đạt yêu cầu.

Phần trộn: Nguyên liệu đã được cắt nhỏ lại để các nguyên liệu đem ủ đồng nhất.

Giai đoạn ủ hiếu khí (ủ thô): Nguyên liệu ủ sau khi đựợc nghiền nhỏ và trộn đều được đem đi ủ trong các bể ủ. Thời gian ủ thô từ 21 ngày.

Giai đoạn ủ chín: Sau khi ủ thô 21 ngày, chất thải rắn hữu cơ được đưa qua ủ chín, thời gian ủ chín là 42 ngày. Khi mẻ ủ đạt yêu cầu thành phẩm thô thì phân được đem đi sàng.

Giai đoạn sàng: Sau khi chất thải hữu cơ đã được ủ đạt yêu cầu thành phẩm thô sẽ qua giai đoạn sàng. Sau khi qua giai đoạn sàng thì chúng ta được phân thuần thục và cho thêm N, P, K chúng ta sẽ có phân bón sinh học.

b) Tính toán sơ bộ:

- Tính toán khu vực tiếp nhận rác

Khối lượng chất thải rắn hữu cơ có thể phân hủy sinh học thu gom được trong một ngày là 100,81 (tấn/ngày).

Ta thiết kế bãi đỗ tập trung rác có thể chứa rác trong 2 ngày. Vậy lượng rác được chứa trong bãi là :

Q = 100,81 (tấn/ngày) x 2 = 201,62 (tấn/ngày).

Khối lượng riêng của chất thải rắn hữu cơ đưa đến là 0,48 (kg/m3). Thể tích bãi chứa rác cần:

Vb = 201,62 / 0,48 = 420,04 m3 Chọn chiều cao chứa trong bãi là 2 m Vậy diện tích cần cho bãi đỗ tập trung là:

Stn = 420,04 / 2 = 210,02 m2

Khu tiếp nhận nên được thiết kế xây dựng có mái che, có tường bao xung quanh có hệ thu và dẫn nước rĩ rác, có biện pháp khử mùi bằng thuốc phum chế phẩm sinh học.

- Tính toán thiết kế hệ thống hầm ủ

Khối lượng chất thải rắn phát sinh của thành phố Sóc Trăng đến năm 2013 là 129.57 (tấn/ngày).

Thành phần hữu cơ chiếm 77,8% trong rác thải sinh hoạt. Vì vậy khối lượng rác có thể đem ủ phân là 100,81 (tấn/ngày).

Khối lượng riêng của chất thải rắn hữu cơ đưa đến là 0,48 (kg/m3) (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ).

Thể tích chất thải rắn hữu cơ mỗi ngày là: 100,81 /0,48 = 210 m3/ngày Chọn số hầm ủ mỗi ngày là 4 hầm ủ

Thề tích chứa mỗi hầm ủ : Vhầm = 210 (m3) / 4 = 52 (m3) Chọn: chiều cao thiết kế hầm ủ: h = 2,5 m

Chiều dài hầm ủ : L = 8 m Chiều rộng bể ủ: b = 3 m

Khối lượng cung cấp nguyên liệu cung cấp cho hầm ủ mỗi ngày Mhầm = 100,81 (tấn/ngày) / 4 = 25,2 (tấn/ngày)

Ta cần thiết kế cho tổng cộng 49 ngày ủ ( 21 ngày ủ hiếu khí và 28 ngày ủ chín). Tổng số hầm ủ cần thiết cho nhà máy hoạt động liên tục: 49 x 4 = 196 (hầm). trong đó số hầm ủ hiếu khí là 84 hầm và số hầm ủ chín 112 hầm.

Ta thiết kế các hầm ủ thành 5 dãy ( 2 dãy hầm ủ hiếu khí và 3 dãy hầm ủ chín). Mỗi dãy có 40 hầm, ta thiết kế khoảng cách giữa các dãy là 3 m . Trong một dãy cứ 2 hầm ủ thì bố trí một lối đi có bề rộng 3 m. Hầm được thiết kế xây dựng bằng bê tông cốt thép có mái che, dưới đáy mỗi hầm đều có hệ thống thu nước rỉ và hệ thống cấp khí

Diện tích cần thiết cho hệ thống hầm ủ phân compost:

Chiều dài khu vực ủ phân: 40 x 3 (m) + 22 x 3 = 186 m2 Chiều rộng khu vực ủ phân: 5 x 8 (m) + 10 x 3 = 70 m2 Vậy diện tích khu vực ủ phân: 186 x 70 =13020 m2

Diện tích trồng cây xanh để hạn chế phát tán mùi hôi:

Bảng 5.3 Các công trình trong nhà máy ủ phân compost STT Các hạng mục Diện tích (m2) 1 Nhà bào vệ 50 2 Nhà điều hành 100 3 Nhà xe 200 4 Nhà sinh hoạt 150

5 Nhà nghỉ cho công nhân 200

6 Trạm cân 50 7 Kho chứa rác thành phẩm 200 8 Nhà kho chứa dụng cụ 200 9 Phòng thí nghiệm 50 10 Trồng cây xanh 500 Tổng cộng 1450

Vậy tổng diện tích xưởng ủ phân compost :

S+ Sphụ + Stn = 13020 + 1450 + 210,02 = 14680 m2 = 1,468 ha c) Tính sơ bộ diện tích bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Sau khi đem rác có thành phần hữu cơ dễ phân hủy đi ủ compost, các thành phần khác đem vào bãi rác. Dựa vào quỹ đất của thành phố, chọn bãi chôn lấp nổi.

Thời gian hoạt động của bãi chôn lắp là 12 năm. Chọn chiều cao của bãi chôn lấp là 10m.

Lượng rác mang đi chôn lắp đến năm 2025 ở thành phố Sóc Trăng. Trọng lượng rác trung bình 480kg/m3. Khi có nhà máy ủ phân phân compost, thì lượng rác đi vào bãi chôn lấp chỉ chiếm 15% . 5% còn lại đem đi tái chế tại các cơ sở tái chế.

Tổng lượng rác từ năm 2013 đến năm 2025 của thanh phố Sóc Trăng theo dự báo là 679.217,76tấn, lượng rác đi chôn lấp chỉ 15% của phần rác này. Thì lượng rác có thể là: m = 679.217,76*15% = 101.882,66 (tấn)

Thể tích rác đem đi chôn lấp: V = 101.882,66/ 0,48 = 212.255,5 ( m3). Chọn Hệ số nén k = 0,6 – 0,9 (Nguồn: Nguyễn Văn Phước)

Thể tích rác nén lại là Vnén= V*0,85 = 212.255,5 *0,85 = 180.417,22 (m3). Diện tích cần để chôn lắp

S = V nén /h= 180417,22 (m3) / 10 = 18041,722 (m2) Ta có diện tích bãi chôn lấp được tính theo công thức : SBãi chôn lấp = S + S1

Trong đó : SBãi chôn lấp: Diện tích toàn bãi chôn lắp; S: Diện tích cần để chôn lắp,

S1: diện tích các công trình phụ trợ. Mà S1 chiếm 25% diện tích SBãi chôn lấp.

Vậy diện tích công trình phụ trợ S1=6013,9 m2. Các công trình phụ trợ: nhà bảo vệ, khu điều hành, hệ thống thu gom và khu xử lý nước rỉ, hê thống thu gom khí.

Vậy tổng diện tích SBãichôn lấp= 18041,722 + 6013,9 = 24055,66 (m2)= 2,4 (ha) Tổng diện tích của phương án là S0 = Sbãi + S = 1,468 + 2,4 = 3,87 (ha) d) Dự đoán lượng rác cần phải chôn lấp đến 2025

Để dự đoán lượng rác thải sinh hoạt cần phải chôn lấp trong những năm tới ta phải dựa vào đặc điểm thành phần rác thải của thành phố và tổng lượng rác sinh hoạt sinh ra trong các năm. Theo số liệu thống kê thành phần rác thải thành phố Sóc Trăng:

Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học chiếm khoảng 77,8%. Nhựa, nylon, kim loại có thể tái chế 4,93%

Phần còn lại là rác khó phân hủy sinh học đem đi chôn lấp chiếm khoảng 17,27%

Bảng 5.4 Lượng rác cần chôn lấp của thành phố Sóc Trăng từ năm 2009 – 2025 Năm Lượng rác (tấn/ngày) W Lượng rác chôn lấp (tấn/ngày) l = W*0,1727 Lượng rác chôn lấp (tấn/năm) L = l*365 2009 122.25 21.11 7705.96 2010 123.68 21.36 7796.12 2011 125.13 21.61 7887.33 2012 126.59 21.86 7979.61 2013 128.07 22.12 8072.98 2014 129.57 22.38 8167.43 2015 131.08 22.64 8262.99 2016 132.62 22.90 8359.66 2017 134.17 23.17 8457.47 2018 135.74 23.44 8556.43 2019 137.33 23.72 8656.54 2020 151.54 26.17 9552.55 2021 153.06 26.43 9648.07 2022 154.59 26.70 9744.55 2023 156.13 26.96 9842.00 2024 157.70 27.23 9940.42 2025 159.27 27.51 10039.82

Chương 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Từ việc thực hiện đề tài “Quản lý tổng hợp hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành Phố Sóc Trăng” tôi đã rút ra một số kết luận sau:

- Trong những năm gần đây Cty Công Trình Đô Thị thành phố Sóc Trăng

đã phát huy vai trò tích cực trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn

- Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác của thành phố Sóc đã được đầu tư đáng kể trong những năm gần đây để đạt được những mục tiêu đề ra

- Công tác thu gom chủ yếu là phương pháp thủ công. Trong nội ô thành phố không có trạm trung chuyển chất thải rắn, công nhân phải sử dụng lòng đường để tập trung rác sau đó chuyển tới bãi rác gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường

- Khối lượng rác thải sinh hoạt của TP. Sóc Trăng năm 2009 là 122.25

tấn/ngày dự báo đến năm 2020 là 260,9 tấn/ngày. Kết quả dự báo khối lượng rác đến năm 2020 cho chúng ta thấy khối lượng chất thải rắn bình quân đầu người theo thu nhập tăng lên và sự gia tăng dân số làm cho khối lượng rác trong tương lai tăng theo.

- Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường chưa cao. Còn nhiều người vứt rác bừa bãi và không đăng ký thu gom.

- Cần triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục đến từng hộ dân, từng xí nghiệp, cơ sở sản xuất, có thể áp dụng các biện pháp chế tài nếu cần. - Đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức cộng đồng, giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường. Vận động nhân dân cùng tham gia bảo vệ môi trường của thành phố xanh - sạch - đẹp.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. Từ đó xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy trình của CTR đã phân loại.

- Tăng cường công tác thu gom để đạt mức 1 ngày/lần đối với các tuyến đường trong quận và hạn chế tối đa sự phát triển của các bãi rác tự phát nhằm hạn chế hiện trạng ô nhiễm do rác thải gây ra cũng như làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị.

- Tăng cường vận động các hộ chưa đăng ký thu gom thực hiện đăng ký hợp đồng thu gom rác thải; rà soát ký kết các hợp đồng thu gom với các cơ quan, xí nghiệp sản xuất nhằm hạn chế tối đa nguồn rác thải không được thu gom và xử lý.

- Cải tiến các trang thiết bi, xây dựng thêm các điểm, trạm trung chuyển rác hợp lý. - Cần phải xây dựng nhà máy tái chế chất thải rắn đối với rác thải có khả năng tái chế. Xây dựng nhà máy ủ phân compost đối với rác thải có thể phân hủy sinh học. - Đối với ủy ban nhân dân thành phố cần phải có chính sách thu hút đầu tư trong việc xử lý rác thải hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---  ---

1. Nguyễn Văn Phước, 2008. Quản lý và xử lý chất thải rắn: tập 2, NXB xây dựng Hà Nội, 2008.

2. Nguyễn Văn Phước, 2009. Xử lý chất thải rắn. Đại học bách khoa Tp Hồ Chí Minh.

3. Lê Hoàng Việt, 2005. Giáo trình Xử Lý Chất Thải Rắn, Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên.

4. Cục thống kê Tp Cần Thơ, 2010. Niên giám thống kê 2010. Cục thống kê Tp Cần Thơ.

5. Công ty TNHH MTV Công trình đô thị– Tỉnh Sóc Trăng

6. Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Sóc Trăng, 2009, Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường Tỉnh Sóc Trăng 2009.

7. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Hữu Chiếm, 2013, Giáo Trình Quản lý & Xử Lý Chất Thải Rắn, Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CHƯƠNG MỞ ĐẦU... 1

1.1 Đặt Vấn Đề ... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ... 1

1.3 Nội dung đề tài ... 1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN... 2

2.1 Tổng quan về chất thải ... 2

2.1.1 Định nghĩa về chất thải rắn... 2

2.1.2 Nguồn gốc về chất thải rắn ... 2

2.1.3 Thành phần của chất thải rắn... 2

2.1.4 Khối lượng chất thải rắn ... 5

2.2 Tính Chất Của Chất Thải Rắn ... 6

2.2.1 Tính chất vật lý ... 6

2.2.2 Tính chất hóa học ... 9

2.2.2.1. Những tính chất cơ bản ... 9

2.2.2.2. Điểm nóng chảy của tro... 9

2.2.2.3. Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành CTR... 9

2.2.3 Tính chất sinh học của chất thải rắn ... 10

2.2.4 Các chuyển hóa lý, hóa, sinh của chất thải rắn... 13

2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh rác ... 15

2.2.5.1 Điều kiện địa lý. ... 15

2.2.5.3 Sử dụng các máy nghiền chất thải từ thức ăn thừa... 16

2.2.5.2 Mùa trong năm. ... 16

2.2.5.4 Tần suất thu gom. ... 16

2.2.5.5 Luật pháp. ... 16

2.2.5.6 Thái độ cộng đồng. ... 16

2.2.6.1 Dự báo theo số dân và tỷ lệ tăng dân số ...17

2.3 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay ...17

2.3.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học ...17

2.3.1.1 Giảm kích thước... ... ...17

2.3.1.2 Phân loại theo kích thước... ...17

2.3.1.3 Phân loại theo tỷ trọng...17

2.3.1.4 Phân loại theo điện trường và từ tính ...18

2.3.1.5 Nén chất thải rắn...18

2.3.2 Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt ...18

2.3.3 Xử lý bằng phương pháp Ủ phân compost...19

2.3.4 Xử lý bằng phương pháp chôn lấp ...19

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG...22

3.1 Lich Sử Hình Thành ...22

3.2 Đặc điểm tự nhiên...22

3.2.1 Ví trí địa lý...22

3.2.2 Đặc điểm địa hình...23

3.2.3 Khí hậu ...23

3.3 Hiện Trạng Dân Số, Kinh Tế - Xã Hội Và Giao Thông...25

3.3.1 Dân số ...25

3.3.2 Kinh tế - xã hội ...25

3.3.3 Giao thông ...26

3.3.4 Du lịch ...26

4.1 Hiện trạng quản lý rác tại thành phố Sóc Trăng...27

4.1.1 Hiện trạng quản lý rác thải. ...27

4.1.2 Tình hình quản lý rác thải tại nguồn...28

4.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng ...29

4.2 Tình hình vận chuyển rác thải sinh hoạt ở Thành phố Sóc Trăng...33

4.3 Tình hình xử lý và tái chế rác thải ...34

4.4 Tình hình xử lý rác ở thành phố Sóc Trăng...35

4.5 Những tác động xấu do chất thải rắn ảnh hưởng tới môi trường tại thành phố Sóc Trăng...35

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG...37

5.1 Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại Thành Phồ Sóc Trăng ...37

5.2 Dự Báo Dân Số Và Số Lượng Rác Phát Sinh Của Thành Phố Sóc Trăng Đến Năm 2025 ...38

5.3 Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Tổng Hợp Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Thành Sóc Trăng. ...40

5.2.1 Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng ...41

5.2.1.1 Các luật lệ quy định ...41

5.2.1.2 Các công cụ kinh tế ...41

5.2.1.3 Tuyên truyền giáo dục. ...42

5.2.2 Đề xuất phương án phân loại, thu gom rác tại nguồn ...42

5.2.2.1 Phân loại ...42

5.2.2.2. Hình thức thu gom...43

5.2.2.3. Hình thức lưu trữ...43

5.2.3. Đề xuất phương án thu hồi tái chế:...46

5.2.4. Đề xuất phương án phương án ủ phân compost kết hợp với chôn lấp hợp vệ sinh...47

5.2.3.1 Tính toán sơ bộ cho hệ thống ủ phân phân compost kết hợp chon lấp hợp vệ sinh tại thành phố Sóc Trăng. ...50

DANH SÁCH BẢNG

---  ---

Bảng 2.1 Nguồn và các loại rác tiêu biểu……….3

Bảng 2.2. Trọng lượng riêng và ẩm độ các thành phần của rác thải đô thị...7

Bảng 2.3. Thành phần hóa học của các chất trong rác………...10

Bảng 2.4 Tỉ lệ phân hủy sinh học của một số thành phần hữu cơ trong rác theo hàm lượng lignin...12

Bảng 2.5 Các quá trình chuyển hóa sử dụng trong quản lý CTR...14

Bảng 2.8 Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn theo TTLT 1/2001/BKHCNMT – BXD...19

Bảng 3.1 Diện tích và dân số các huyện và thành phố của tỉnh Sóc Trăng…...23

Bảng 4.1 Thành phần và tỷ lệ phần trăm của chất thải rắn tại thành phố Sóc Trăng...28

Bảng 4.2 kết quả thực hiện thu gom rác thải đô thị...31

Bảng 5.1 dự báo dân số và lượng rác phát sinh hàng năm của thành phố sóc trăng từ năm 2009 – 2025...38

Bảng 5.2 Liệt kê các thành phần của chất thải rắn...47

Bảng 5.3 Các công trình trong nhà máy ủ phân compost...52

Bảng 5.4 Lượng rác cần chôn lấp của thành phố Sóc Trăng từ năm 2009 – 2025...54

DANH SÁCH HÌNH

---  ---

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng………21

Hình 4.1 Hiện trạng quản lý rác tại thành phố Sóc Trăng………26

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 49 -49 )

×