THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
Thuận lợi và khó khăn của việc quản lý và xử lý rác ở Thành Phố Sóc Trăng.
- Thuận lợi:
Đội ngũ công nhân luôn có trách nhiệm, chấp hành tốt các quy định của công ty về mội mặt. Đặc biệt là an toàn lao động.
Người dân tạo mọi điều kiện thuận cho công tác thu gom đạt hiệu quả tốt nhất. Các con hẻm hầu như các phương tiện vận chuyển đều đi tới để lấy rác.
Hiện nay công tác thu gom đều thực hiện trong một ngày không làm ứ đọng làm mất vẽ mỹ quan đô thị, không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khõe của người dân.
Trong khi thu gom họ có thể nhặt lại những lại những gì có thể bán được tạo thu nhập thêm cho công nhân.
Việc thu lượm rác ở bãi rác góp phần làm giảm lượng rác đáng kể cho bải rác cụng như giúp cho khâu phân loại trong quá trình xử lý rác tại bãi rác
Hiện nay thành phố Sóc Trăng đang được nước ngoài đầu tư và xây dựng khu liên hợp xử lý rác và nhà máy xử lý chất thải rắn dự định sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2014.
- Khó khăn:
Bên cạnh những mặt thuận lợi còn có nhiều mặt khó khăn: đòi hỏi công tác quản lý phải có các giải pháp tối ưu nhất về mặt sức khõe, môi trường kinh tế.
Phương tiện thì chưa hiện đại, chưa được cơ giới hóa. Còn thiếu các phượng tiện vận chuyển, các phương tiện làm việc đạng bị xuống cấp
Một số người vẫn còn chưa có ý thức cao nhiều người có vứt rác ra những con sông, kênh rạch, làm ô nhiễm nguồn nước.
Tại Thành phố điểm trung chuyển rác chưa được xây dựng chủ yếu là tập trung tại các điểm hẹn cạnh đường .Tại điểm hẹn chỉ vệ sinh sơ sài còn gây ra các mùi khó chịu ảnh hưởng đến sức khẻo công đồng xung quanh.
Công tác quan trắc dự báo về tình trạng môi trường chưa thực hiện thường xuyên.
Lực lượng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao.
Tại bãi rác ở Sóc Trăng cũng có nhiều vấn đè phat sinh gồm những thuận lợi và khó khăn cho các nhà quản lý như sau:
Thuận lợi: là tất cả các rác thải đều được đưa vào bãi rác đễ chôn lấp
Khó khăn: Chưa hợp vệ sinh, chủ yếu là bãi rác hở còn gây ra mùi hôi, ruồi cho các hộ sống gần đó. Chưa có hệ thống thu nước rĩ và xử lý đạt tiêu chuẩn chủ yếu nước rĩ chứa trong các ao đất.
5.1 DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ SỐ LƯỢNG RÁC PHÁT SINH CỦA THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2025
Dự báo tổng khối lượng CTR phát sinh trong tương lai của thành phố Sóc Trăng là một vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển CTR và xử lý một cách hiệu quả và hợp lý. Hiện nay, tổng khối lượng CTR phát sinh trong tương lai của một khu vực được dự báo dựa trên 3 căn cứ sau:
- Số dân và tỷ lệ tăng dân số.
- Tỷ lệ phần trăm (%) dân cư được phục vụ.
- Khối lượng CTR bình quân đầu người theo thu nhập.
Theo số liệu của báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Sóc Trăng năm 2009, dân số trên địa bàn thành phố Sóc Trăng là 135831 người
Dựa vào số liệu đó, ta dự báo được dân số và khối lượng rác thải đến năm 2025 theo công thức sau:
Theo Lê Quang Trí (2010) công thức toán học dùng để dự báo dân số là công thức Euler, được biểu diễn như sau:
Nn = N0(1+ K)n
Trong đó:
K: Tốc độ gia tăng dân số
Dân số năm 2009 là 135831 người, tốc độ gia tăng dân số là 1,17% từ năm 2010 đến năm 2019 và 1,1% từ năm 2020 đến năm 2032 (nguồn: Trung tâm quan trắc TNMT-TP. Sóc Trăng). Suy ra dân số năm 2014 là :
Nn= 135831*(1+ 0,0117 )5= 143965 (người)
Mức phát thải là 0,9 Kg/người.ngày đến năm 2019 và bằng 1Kg/người.ngày đến năm 2020. Suy ra khối lượng rác phát sinh trong ngày của toàn thành phố là:
Mngày = số dân * mức phát thải = 143965*0,9 = 129568,5 (Kg) = 129,57 (Tấn) Khối lượng rác phát sinh trong một năm là (năm 2013):
Mnăm = Mngày*365 = 129,57 *365 = 47292.58 (Tấn)
Bảng 5.1 dự báo dân số và lượng rác phát sinh hàng năm của thành phố sóc trăng từ năm 2009 - 2025 Năm n Gia tăng dân số tự nhiên Dân số dự báo Mức sinh CTR (kg/người/ngày) Lượng rác (tấn/ngày) Lượng rác (tấn/năm) 2009 0 0.0117 135831 0.9 122.25 44620.4835 2010 1 0.0117 137420 0.9 123.68 45142.54316 2011 2 0.0117 139028 0.9 125.13 45670.71091 2012 3 0.0117 140655 0.9 126.59 46205.05823 2013 4 0.0117 142300 0.9 128.07 46745.65741 2014 5 0.0117 143965 0.9 129.57 47292.5816 2015 6 0.0117 145650 0.9 131.08 47845.90481 2016 7 0.0117 147354 0.9 132.62 48405.70189 2017 8 0.0117 149078 0.9 134.17 48972.04861 2018 9 0.0117 150822 0.9 135.74 49545.02157
2019 10 0.0117 152587 0.9 137.33 50124.69833 2020 11 0.01 151542 1 151.54 55312.95673 2021 12 0.01 153058 1 153.06 55866.08629 2022 13 0.01 154588 1 154.59 56424.74716 2023 14 0.01 156134 1 156.13 56988.99463 2024 15 0.01 157696 1 157.70 57558.88457 2025 16 0.01 159273 1 159.27 58134.47342
Lượng rác phát sinh (tấn/năm) (tấn/năm) 0.00 10000.00 20000.00 30000.00 40000.00 50000.00 60000.00 70000.00 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020 2022 2024 2026 năm tấ n
Hình 5.1: Đồ thị thể hiện tốc độ phát sinh rác qua từng năm
Từ đồ thị trên ta cũng có thấy rằng lượng rác phát sinh ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Năm 2014 lượng rác thải 47292.58 (tấn/năm) đến năm 2025 lượng rác đã tăng lên 58134.47 (tấn/năm) gấp 1,22 lần năm 2014 nên chúng ta cần có biện pháp quản lý thích hợp nhằm tận dụng được tất cả lợi ích của rác.
5.3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH SÓC TRĂNG. SINH HOẠT TẠI THÀNH SÓC TRĂNG.
5.2.1 Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng 5.2.1.1 Các luật lệ quy định 5.2.1.1 Các luật lệ quy định
Các UBND tỉnh Sóc Trăng, UBND thành phố Sóc Trăng cần phải phối hợp với các cơ quan ban ngành thống nhất đề ra những quy định pháp chế để giải quyết các vấn rác thải :
- Quy định các khung xử phạt cụ thể đối với từng trường hợp vi phạm thải bỏ rác không đúng nơi quy định.
- Quy định cụ thể về phân loại tại nguồn và khung hình phạt cho cho công việc phân loại tại nguồn.
Cơ quan môi trường của thành phố phải có trách nhiệm tư vấn giám sát hỗ trợ cho công tác thu gom và xử lý rác.
Dụng cụ chứa rác phải an toàn hợp vệ sinh, bắt buộc phải có nắp đậy, tránh trường hợp người bới rác rơi bừa bãi gây ô nhiễm, lây lan mầm bệnh, mất mỹ quan.
Khuyến khích các cơ cở sản xuất theo công nghệ sạch ít gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm tiêu dùng ít chất thải
Không được thải chất thải rắn sinh hoạt vào hệ thống nước sông, kênh, rạch, ao, hồ và các khu vực xung quanh
Tất cả các hô dân, tổ chức , đơm vị đã ký hợp đồng với công ty Cong Trình Đô Thị phải có nghĩa vụ đóng phí vệ sinh đầy đủ theo quy định .
5.2.1.2 Các công cụ kinh tế
Đây là Một biện pháp không thể thiếu trong chương trình quản lý xử rác nó sẽ tác động đến ý thức tự giác của cá nhân và đơn vị thực hiện đúng quy định luật lệ đã đưa rác. Một số công cụ có thể áp dụng hiện nay:
Cần có nhửng chính sách khuyến khích trợ vốn cho, ưu đãi cho các công ty, tổ chức, cá nhân.
Buộc các hộ gia đình phải phân loại rác tại nhà. Nếu các cá nhân hay tập thể nào không chấp hành tốt sẽ bị thu phí gấp 3 – 4 lần so với những người thực hiện tốt. Phạt tiền đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất không có biện pháp quản lý và xử lý tốt chất thải đúng theo yêu cầu.
Có những chính sách cho vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi hoặc không lãi suất đối với những cá nhân hoặc tổ chức có những dự án để tái sử dụng và tái chế rác.
Tăng cường đầu tư vốn cho các cơ sở nghiên cứu quản lý và xử lý rác . nếu dự án khả thi sẽ được thành phố hỗ trợ.
5.2.1.3 Tuyên truyền giáo dục.
Cần đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường trong các trường học (đặc biệt là các trẻ nhỏ ) để cho các học sinh có thể ý thức được tác hại của rác thải đến môi trường.
Tuyên truyền thực hiện phân loại rác tại nguồn với nhiều hình thức và nội dung đơn giản, dễ nhớ cho cộng đồng, lôi cuốn sự tham gia của các ngành, các cấp như y tế, giáo dục, hội phụ nữ,… đặc biệt là ngành giáo dục học đường.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, truyền thanh, truyền hình,… Sự hổ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn.
Treo các khẩu hiệu, phát các tài liệu hướng dẫn phân loại rác tại nguồn đến từng hộ dân, thành lập các nhóm tuyên truyền đến phát cho từng hộ dân, giúp họ phân biệt được những loại CTR nào cần được tách riêng.
Tổ chức tổng kết, đánh giá chương trình hoạt động của các đội vệ sinh, khen thưởng, trao danh hiệu cho đơn vị và cá nhân có thành tích tốt trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
5.2.2 Đề xuất phương án phân loại, thu gom rác tại nguồn
5.2.2.1 Phân loại
Công việc phân loại rác hiện nay là một việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với thành phố hiện nay do nếu ta phân loại tốt công tác xử lý sẽ đạt được hiệu quả cao giảm được chi phí phân loại tại bãi rác đồng thời có thể tái chế các sản phẩm phế thải .
-Lợi ích của việc phân loại:
Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Có thể thu được lợi nhuận từ phân compost.Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho
việc chôn lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể, giảm được chi phí cho quá trình xử lý nước rỉ từ bãi rác.
Tạo công ăn việc làm cho những người làm nghề nhặt rác, hầu như những người đi nhặt rác là những người dân nghèo không có thu nhập ổn định
Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống.
5.2.2.2. Hình thức thu gom
Để công việc phân loại tại nguồn tốt các hộ gia đình cần phải có các thùng rác với kích thước thích hợp để trử rác 1 lần/ngày. Còn đối với các khu chợ nên thu gom tần suất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hằng ngày.
- Đề xuất quy trình thu gom rác cho hộ gia đình: mỗi công nhân sẽ được trang bị 2 xe đẩy tay 660L các xe được thiết kế thành 2 ngăn, ngăn thứ nhất dùng để chứa rác thải có thể phân hủy sinh học, còn ngăn thừ hai dùng để chứa các loại rác không phân hủy sinh học và mang tính độc hại. Người công nhân trong khi thu gom sẽ đẩy xe thứ đi thu gom rác ở các hộ gia đình, cơ quan, trường học sau khi xe thứ nhất đầy người công nhân sẽ đẩy xe tới các điểm hẹn. Tại các điểm hẹn nên được bố trí sẵn xe trống để cho công nhân có thể đẩy xe thứ hai tiếp tục đi thu gom rác. Sử dụng biện pháp này sẽ tiết kiệm được thời gian sức lực rất nhiều cho công nhân và không gây ra tình trạng ứ động rác làm mất vẽ mỹ quan đô thị .
5.2.2.3. Hình thức lưu trữ
* Màu sắc túi và thùng chứa chất thải rắn:
- Chất thải rắn hữu cơ có thể phân hủy sinh học: gồm thức ăn, gỗ, lá cây… nên đựng trong túi và thùng nhựa màu xanh lá
- Các chất thải còn lại : gồm nhựa, vải, kim loại, cao su…nên đựng trong túi nylon màu đen và thùng màu nâu.
* Thể tích thùng chứa chất thải rắn: Theo số liệu thu thập được ta có:
Dung tích trung bình của thùng chứa phụ bởi số người trong gia đình, số lượng nhà, tầng suất thu gom rác. Dung tích được tính toán với múc thải 0,5 – 0,8 (kg/người/ngày) (nguồn: Trần Hiếu Nhuệ)
Khối lượng chất thải rắn phát sinh của một người trung bình trong một ngày đêm vào năm 2009 là 0,9 (kg/người.ngày), (theo báo cáo hiện trạng môi trường 2009 của tỉnh Sóc Trăng), số người trung bình trong một hộ gia đình là 05.
Khối lượng chất thải rắn phát sinh của một hộ trong một ngày như sau: 0,9 x 5 = 4,5 (kg/hộ.ngày)
Khối lượng riêng của chất thải rắn là (470 – 580 kg/ m3) Thể tích chất thải rắn phát sinh của một hộ trong một ngày
009 , 0 500 5 , 4 (m3/ hộ. ngày) = 9 (lít/hộ.ngày)
Vậy ta chọn thể tích trung bình thùng chưa tại các hộ gia đình là 10 lít. Thùng chứa rác phải có nắp đậy để giảm việc phất sinh mùi ra bên ngoài. Thùng rác sẽ được thiết kế từng màu khác nhau:
Hình 5.1 Hình ảnh thùng rác được sử dụng trong các hộ gia đình
- Đối với các văn phòng, công sở, trường học,… nên đặt thùng rác có thể tích 10-20 (lít) tại các phòng và các thùng chứa lớn có thể tích 240 (lít). Dung để tập trung rác.
- Còn đối với nơi các khu vực công cộng (như công viên, khu vui chơi,…) nên dùng thùng loại 20 L với khoảng cách giữa các thùng từ 50 - 100 m. Đặc biệt nên dùng những hình dạng thùng rác phong phú và đa dạng màu sắc có thể vẽ hình hoặc ghi chữ để tạo sự chú ý của mọi người
Hình 5.3 Hình ảnh thùng rác sử dụng trong công viên khu vui chơi, giải trí
-Thùng rác đặt ở các đường phố: Dung tích các thùng rác đặt ở đường phố nên dùng loại 100 L và số lượng thùng rác hiện nay phải lớn hơn con số hiện tại 200 thùng của Thành phố thùng để đảm bảo tính mỹ quan đô thị.
Hiện tại thành phố Sóc Trăng đang sử dụng các loại xe kéo tay thu gom rác không có thiết kế thùng xe hai ngăn để chứa rác thải phân hủy và không phân hủy sinh học do đó xin được kiến nghị: cần thiết kế loại xe kéo tay có 2 ngăn khoảng 500L. ngăn đầu tiên dùng để chứa rác dễ phân hủy sinh học chiếm khoảng 70%. Ngăn thứ hai dùng chứa các loại rác khó phân hủy sinh học chiếm khoảng 30%. Giúp cho việc phân loại rác của công nhân thêm dễ dàng hơn tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Hình 5.5 Xe đẩy tay composit có hai ngăn dung tích 500 L
5.2.3. Đề xuất phương án thu hồi tái chế:
Việc thu hồi tái chế chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng chỉ mang tính tự phát và vì mục đích lợi nhuận kinh tế chứ không phải là vì mục đích môi trường, do đó xin kiến nghị các cấp các ngành, cơ quan quản lý môi trường cần chú trọng hơn trong công việc thu hồi và tái chế chất thải rắn để cho việc thu hồi và tái chế mag lại hiệu quả cao nhằm vừa mang lại kinh tế và vừa mang lại lợi ích môi trường. Theo tôi thì :
Ở các hộ gia đình thì nên phân loại và thu hồi các loại như: máy móc cũ, kim loại, chai lọ, giấy nhựa, các loại. Đây là một trong những nguồn thu hồi chủ yếu. Hình thức thu hồi này là rất cần thiết đã góp phần đáng kể cho việc giảm lượng rác thải ngay tại nguồn.
Ở các hộ kinh doanh, dịch vụ, khu thương mại thì nên thu hồi, tái chế lại giấy,