1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến cafe chất lượng cao Tiên Sơn Bắc Ninh

147 2,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 4,24 MB

Nội dung

Căn cứ Quyết định số 118 TCT-HĐQT/QĐ ngày 15/05/2010 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cà phê Việt nam cho phép lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Khu

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

I VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

III GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

PHẦN I - THUYẾT MINH DỰ ÁN - 1 -

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ - 2 -

I XUẤT XỨ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN - 2 -

II CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HẠ TẦNG CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN - 2 -

1 Điều kiện tự nhiên - 2 -

2 Hạ tầng cơ sở khu vực dự án - 4 -

3 Các chính sách kinh tế xã hội, các quy hoạch, định hướng chiến lược liên quan đến phát triển ngành có dự án và bản thân dự án - 5 -

III.PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Error! Bookmark not defined IV KẾT LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN - 7 -

V MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN - 7 -

CHƯƠNG II: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ CÔNG SUẤT - 8 -

I PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN - 8 -

II LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CHO DỰ ÁN - 8 -

1 Căn cứ lựa chọn - 8 -

2 Phương án và lựa chọn phương án - 8 -

3 Công suất chung của dự án và công suất phân theo cơ cấu sản phẩm - 9 -

CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT - 10 -

I TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT THIẾT BỊ CHO DỰ ÁN - 10 -

1 Thiết bị chế biến cà phê rang xay - 10 -

2 Thiết bị chế biến cà phê 3in1 - 10 -

3 Thiết bị chế biến cà phê nhân - 10 -

4 Thiết bị chế biến nhân xô - 10 -

II QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ DANH MỤC THIẾT BỊ YÊU CẦU - 11 -

1 Quy trình sản xuất tóm tắt - 11 -

2 Danh mục và khối lượng thiết bị - 12 -

3 Chuyển giao công nghệ, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật - 13 -

4 Giải pháp cung cấp thiết bị và các điều kiện sửa chữa bảo dưỡng - 13 -

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM - 14 -

I CĂN CỨ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO DỰ ÁN - 14 -

II PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM - 14 -

1 Địa điểm xây dựng - 14 -

2 Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng - 14 -

3 Phương án địa điểm - 14 -

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG & ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG……- 15 -

I LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ - 15 -

1 Các phương án lựa chọn - 15 -

2 Phân tích lựa chọn phương án tổng mặt bằng - 15 -

3 Danh mục các công trình, hạng mục công trình và khối lượng công tác xây dựng

chủ yếu ….- 16 -

II GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, KẾT CẤU VÀ HẠ TẦNG - 17 -

1 Giải pháp kiến trúc - 17 -

2 Giải pháp kết cấu - 19 -

3 Giải pháp đường giao thông nội bộ - 21 -

4 Giải pháp cấp điện - 22 -

5 Hệ thống cấp nước - 24 -

Trang 2

6 Hệ thống thoát nước - 25 -

III NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU, LAO ĐỘNG VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ - 27 -

IV PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC ĐẤU THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT

THIẾT BỊ - 27 -

V TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN - 27 -

1 Tiến độ thực hiện - 27 -

2 Hình thức quản lý dự án - 28 -

VI GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG - 28 -

1 Căn cứ - 28 -

2 Các giải pháp - 28 -

V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN - 28 -

1 Đánh giá tác động đến môi trường - 28 -

2 Các giải pháp đảm bảo để hạn chế tác động xấu đến môi trường - 30 -

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH VẬN HÀNH & CÁC YẾU CẦU PHẢI ĐÁP ỨNG - 33 -

I CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM HÀNG NĂM - 33 -

1 Cơ cấu sản phẩm - 33 -

2 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm - 33 -

3 Chương trình vận hành và khai thác - 33 -

II CHẾ ĐỘ SỬA CHỮA, BẢO TRÌ TRONG THỜI GIAN VẬN HÀNH - 33 -

III GIẢI PHÁP TIÊU THỤ SẢN PHẨM - 33 -

1 Thị trường tiêu thụ - 33 -

2 Lựa chọn tiêu thức tiêu thụ - 34 -

3 Dự kiến giá bán sản phẩm - 34 -

IV NHU CẦU CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG CHO

SẢN XUẤT - 34 -

1 Nguyên liệu - 34 -

2 Các giải pháp nguyên liệu khác - 34 -

CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC DỰ ÁN & BỐ TRÍ LAO ĐỘNG - 35 -

I TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC VẬN HÀNH - 35 -

1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý - 35 -

2 Cơ cấu tổ chức sản xuất - 35 -

3 Bố trí lao động - 36 -

II KẾ HOẠCH TIỀN LƯƠNG CHO TỪNG NĂM VẬN HÀNH - 36 -

III KHUYẾN KHÍCH LAO ĐỘNG, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - 37 - 1 Khuyến khích lao động - 37 -

2 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực - 37 -

IV MỐI QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN - 37 -

1 Mối quan hệ trách nhiệm cung cấp tài liệu, thẩm định, phê duyệt đầu tư trong giai đoạn lập dự án - 37 -

2 Mối quan hệ trách nhiệm phối hợp, trợ giúp, kiểm tra, giám sát giai đoạn thực hiện

đầu tư - 37 -

3 Mối quan hệ trách nhiệm trong giai đoạn quyết toán đầu tư - 38 -

4 Mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, kiểm tra trong giai đoạn vận hành - 38 -

CHƯƠNG VIII: XÁC ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ & GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN - 39 -

I CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN - 39 -

1 Vốn cố định - 39 -

2 Vốn lưu động - 39 -

II.XÁC ĐỊNH QUY MÔ VỐN CHO DỰ ÁN - 39 -

1 Những cơ sở pháp lý khi lập tổng mức đầu tư - 39 -

2 Lập luận về phương pháp tính tổng mức đầu tư - 39 -

3 Dự tính những khoản mục chi phí cấu thành tổng mức đầu tư - 40 -

a Chi phí xây dựng (G XD ) - 40 -

b Chi phí thiết bị (G ) - 43 -

Trang 3

c Chi phí bồi thường tái định cư(G BT,TĐC ) - 45 -

d Chi phí quản lý dự án(G QL ) - 45 -

e Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình(G TV ) - 46 -

f Chi phí khác của dự án (G K ) - 49 -

g Vốn lưu động ban đầu (V LĐBĐ ) - 53 -

h Chi phí dự phòng(G DP ) - 53 -

i Lãi vay trong thời gian xây dựng (L V ) - 58 -

j Tổng hợp tổng mức đầu tư - 60 -

III PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ VỐN - 60 -

1 Phương án huy động vốn - 60 -

2 Kế hoạch hoàn trả vốn - 60 -

CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ - 61 -

I LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH, THỜI KỲ PHÂN TÍCH VÀ LÃI SUẤT TỐI THIỂU CHẤP NHẬN ĐƯỢC - 61 -

1 Quan điểm phân tích hiệu quả của dự án - 61 -

2 Thời kỳ phân tích - 61 -

3 Lãi suất tối thiểu chấp nhận được - 61 -

II XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH - 62 -

1 Chi phí vận hành - 62 -

2 Lãi vay trong vận hành - 68 -

3 Kế hoạch khấu hao và kế hoạch đầu tư thay thế - 71 -

4 Chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm - 74 -

III DOANH THU CỦA DỰ ÁN - 75 -

1 Những khoản doanh thu của dự án - 75 -

2 Kế hoạch bán hàng và doanh thu của dự án - 75 -

IV PHÂN TÍCH LỖ LÃI VÀ MỘT SỐ TỶ LỆ TÀI CHÍNH - 77 -

1.Phân tích lỗ lãi - 77 -

2 Một số tỷ lệ tài chính - 77 -

V PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH - 80 -

1 Phân tích hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu NPV - 80 -

2 Phân tích hiệu quả tài chính thông qua suất thu lợi nội tại (IRR) - 87 -

3 Phân tích an toàn tài chính - 87 -

4 Phân tích độ nhạy 96 -

VI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI - 113 -

1 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội - 113 -

2 Các lợi ích và ảnh hưởng từ dự án - 120 -

CHƯƠNG X KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ - 122 -

I KẾT LUẬN - 122 -

II KIẾN NGHỊ - 122 -

PHẦN II - THIẾT KẾ CƠ SỞ - 123 -

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trang 5

I VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Dự án đầu tư được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước là căn cứ để trình duyệt cấp có thẩm quyền Khi đã được phê duyệt thì dự án đầu tư là căn cứ xin cấp giấy phép xây dựng, là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được các yêu cầu kinh tế xã hội, môi trường và tính hiệu quả của dự án, giúp cho nhà đầu tư quyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó Những chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô trong dự án đã được phê duyệt đóng vai trò làm mốc khống chế cho các giai đoạn tiếp theo và giúp cho chủ đầu tư thực hiện các công việc theo đúng dự kiến

Dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép đầu tư hoặc ra quyết định đầu tư

Dự án đầu tư còn có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó Nhà nước có thể kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụng vốn Nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phòng

Dự án đầu tư là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương pháp thực hiện dự án tốt hơn

II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Từ những lợi ích to lớn mà 1 dự án mang lại cho cơ quan đầu tư cũng như mang lại cho xã hội và đất nước trong công cuộc phát triển ngày nay có thể thấy được tầm quan trọng trong công tác dự báo, tính toán khi lập dự án đầu tư.Nhưng việc dự báo về tương lai của các dự án dựa trên những căn cứ về cơ sở lý luận và điều kiện thực tế để chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền thấy được lợi ích mà dự án mang lại, chủ đầu tư

có được cái nhìn tổng quan về công việc mình đang tiến hành và ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực mà dự án đề cập tới là rất khó khăn Vì vậy em muốn thông qua kỳ học cuối cùng này để tập dượt khả năng phân tích và dự báo từ những đề xuất ban đầu của chủ đầu tư để cung cấp cho họ những phương án khả thi để thực hiện mục tiêu đã đề ra bằng những hiểu biết từ những cơ sở lý luận mà chúng em đã được các thầy cô dạy dỗ trong thời gian ngồi ghế nhà trường Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Đinh Đăng Quang, người đã trực tiếp phụ trách hướng dẫn bọn em nói riêng, các thầy cô trong khoa và nhà trường nói chung đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này

III GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1 Tên Dự án: Nhà máy sản xuất cà phê chất lượng cao

2 Chủ đầu tư: Tổng Công ty Cà phê Việt Nam

3 Đại diện Chủ đầu tư: Chi nhánh Tổng Công ty cà phê Việt Nam tại Hà nội

4 Cơ quan quyết định đầu tư: Tổng Công ty Cà phê Việt Nam

5 Hình thức quản lý và thực hiện Dự án: Ban QLDA tổ chức quản lý

6 Nguồn vốn: Vốn tự có và vốn vay thương mai

7 Thời gian và tiến độ thực hiện:

- Tháng 01/2011 : Trình Dự án lên cấp trên và xin phê duyệt

- Tháng 05/2011 : Trình duyệt Thiết kế bản vẽ thi công - Tổng dự toán

- Tháng 06/2011 : Hoàn thiện các thủ tục pháp lý và đấu thầu xây lắp

- Từ tháng 12/2011 : Bàn giao nghiệm thu đưa công trình vào hoạt động

8 Hình thức đầu tư: Xây dựng mới

9 Địa điểm thực hiện: Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh

Trang 6

PHẦN I THUYẾT MINH DỰ ÁN

Trang 7

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Căn cứ nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Căn cứ Quyết định số 118 TCT-HĐQT/QĐ ngày 15/05/2010 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cà phê Việt nam cho phép lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến

cà phê chất lượng cao tại Khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh

Căn cứ Quyết định số 225 TCT-HĐQT/QĐ ngày 30/09/2010 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cà phê Việt nam về việc điều chỉnh quy mô đầu tư dự án xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh Tiêu chuẩn Cà phê: TCVN 4193:2005 về cà phê nhân xuất khẩu

II CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HẠ TẦNG CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN

1 Điều kiện tự nhiên

a Khí hậu

Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ) Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1

Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào

Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ

Trang 8

b Địa chất

Theo tài liệu báo cáo kết quả khảo sát địa chất của Công ty Khảo sát và Xây dựng

Hà Nội như sau:

Khu vực dự kiến xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh có địa hình bằng phẳng do đã được san nền sơ bộ theo quy hoạch chung của KCN

Trong khu vực có thể xảy ra các quá trình, hiện tượng địa chất động lực công trình chủ yếu như sau: Hiện tượng nước chảy, xói ngầm vào hố móng khi khai đào vào lớp cát hạt nhỏ, hạt vừa, cuội, tảng bão hòa nước

Báo cáo địa chất trên được khảo sát vào năm 2004 để thực hiện việc xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Sơn Do vậy, đơn vị tư vấn chỉ dựa trên cơ sở tương đối để tính toán chiều sâu chôn móng Khi thực hiện bước thiết kế tiếp theo cần khoan khảo sát cụ thể tại các điểm yêu cầu để xác định chính xác hơn

Các tầng địa chất cụ thể:

- Lớp 1: Đất pha cát san nền có cao độ từ 1,9m đến 2,5m

- Lớp 2: Đất sét, màu xám nâu trạng thái dẻo mềm có độ dày của lớp khoảng 0,7m

- Lớp 3: Sét dẻo thấp, màu xám ghi, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng Chiều dày của lớp phân bố không đều từ 2m đến 9m

- Lớp 4: Bùn sét, màu nâu đen, chứa vật chất hữu cơ Chiều dày của lớp từ 1m đến 6m

- Lớp 5: Sét dẻo thấp, màu nâu, nâu vàng, xám ghi, trạng thái dẻo cứng có chiều dày từ 1m đến 3m

- Lớp 5a: Sét dẻo thấp, màu xám vàng, xám nâu, loang lổ xám ghi, trạng thái dẻo cứng, nửa cứng có chiều dày chỗ sâu nhất là 8m

- Lớp 7: Cát hạt nhỏ, trung màu xám ghi, xám sáng, trạng thái chặt vừa Chiều dày trung bình của lớp này là 6m

c Thuỷ văn

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình

Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³ Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình

cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa

Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài

70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³ Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m )

Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch

Trang 9

sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m³/s

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khờ, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình

Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị

2 Hạ tầng cơ sở khu vực dự án

a Đường giao thông

Hệ thống đường giao thông của Khu Công nghiệp Tiên sơn đã được đầu tư đồng bộ

Hệ thống đường giao thông nội bộ được xây: đường chính rộng 37 m; đường nhánh rộng 28 m, đảm bảo cho các phương tiện đến nhà máy thuận lợi, kể cả các phương tiện siêu cường, siêu trọng ( xe cont 40”)

Dọc theo các đường có các vỉa hè rộng 6m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như: điện,cấp thoát nước, thông tin…

KCN Tiên Sơn được nối với Quốc lộ 1 mới bằng một nút giao thông và cầu vượt

Hệ thống chiếu sáng được bố trí dọc các tuyến đường nội bộ

Khu CN có tuyến xe buýt từ Hà Nội đến khu CN và ngược lại

b Cấp điện

Khu Công nghiệp Tiên Sơn được cấp điện từ điện lưới quốc gia qua hai trạm biến áp 110/22 KV với công suất 40 MVA và 63 MVA, Hệ thống truyền tải điện nằm dọc theo các lô đất đảm bảo cung cấp đủ điện đến hàng rào cho nhà đầu tư, nhà đầu tư chỉ chọn

sử dụng trung hoặc hạ thể tùy theo nhu cầu để cho nhà máy hoạt động

c Cấp nước

Khu CN sẽ cấp nước cho các nhà máy từ nhà máy nước của Khu CN có công suất:

6500 m³/ngày đêm; Hệ thống bể nước điều hòa dung tích lớn và mạng lưới cấp nước đáp ứng đủ nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt Giai đoạn tiếp theo Khu CN sẽ xây dựng thêm 02 trạm xử lý nước ngầm với công suất tương đương

d Thoát nước

Nước mặt được thu gom vào hệ thống thu gom nước mặt của Khu CN và thoát ra hệ thống kênh mương của khu vực để thoát ra Sông Đuống

Đối với nước thải của nhà máy phải được Doanh nghiệp xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn

B, sau đó được thu gom qua hệ thống thu gom nước thải về trạm xử lý nước thải của Khu CN và được xử lý tại trạm xử lý nước thải chung của Khu CN với công suất 4000 m³/ngày Đối với từng doanh nghiệp thuê đất, tùy từng mục đích sản xuất và nước thải phải bố trí các thiết bị xử lý nước thải để khi nước thải phải đạt đến tiêu chuẩn B mới đảm bảo

Trang 10

Đối với chất thải rắn của nhà máy sẽ được phân loại, thu gom và chuyển về bãi thải tập trung để xử lý

Đối với chất thải khí : như mùi cà phê rang xay phải bố trí hệ thống xử lý khí như khử mùi…

e Thông tin liên lạc

Tại Khu CN có thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ như truyền dữ liệu, điện thoại, video hội nghị…

3 Các chính sách kinh tế xã hội, các quy hoạch, định hướng chiến lược liên quan đến phát triển ngành có dự án và bản thân dự án

a Định hướng phát triển ngành

Nghề trồng Cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi Với 500.000ha Cà phê nó đã tạo việc làm cho hơn 600.000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây Cà phê lên tới trên 1triệu người Do đó ở Việt Nam cây Cà phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững Muốn vậy phải có một hướng đi đúng để cây Cà phê mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh thái Ngành Cà phê Việt Nam được đánh giá là còn mới mẻ, nó phải cạnh tranh với ngành Cà phê của nhiều nước có truyền thống lâu đời hơn, có thể gọi là kỳ cựu hơn vốn có tiếng tăm về mặt chất lượng và sự bền vững.Đây là một vấn

đề mà ngành Cà phê Việt nam phải cố gắng trên nhiều lĩnh vực từ khâu áp dụng những

kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến đến công nghệ chế biến tiên tiến, đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm mới, phát triển sản xuất nhiều loại Cà phê hảo hạng,

Cà phê hữu cơ

b Chính sách kinh tế, xã hội nơi đặt dự án

Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng luôn sẵn sàng giới thiệu, hướng dẫn, trợ giúp Nhà đầu tư hoàn thành trong thời gian ngắn nhất các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của các

cơ quan hữu quan như giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư, thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng Đội ngũ cán bộ xúc tiến đầu tư của Công ty cung cấp nhanh chóng

và đầy đủ các thông tin cần thiết cho Nhà đầu tư trong quá trình đầu tư vào Khu công nghiệp như các chính sách ưu đãi đầu tư, nguồn nhân lực, chi phí nhân công, chi phí vận tải đường bộ, hàng hải, đường không, danh sách các đại lý vận tải, các nhà thầu thi công, các nhà cung cấp dịch vụ

Khu CN chú trọng đến phát triển đồng bộ bao gồm Nhà ở, khu trung cư, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, siêu thị … giải quyết và đáp ứng tốt nhu cầu của cán bộ công nhân làm việc tại các doanh nghiệp

Do nằm gần các khu vực đông dân như: Thị trấn Lim, Thị xã Từ Sơn, TP Hà Nội và các tỉnh lân cận nên nguồn lực lao động trí thức tay nghề cao và lao động phổ thông dồi dào đủ nhu cầu đáp ứng cho các nhà máy, chi phí thấp

III PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

1 Đánh giá nhu cầu hiện tại về thị trường Cà phê

Thị trường trong nước: Những năm qua, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) với đa số thành viên là doanh nghiệp nhà nước vẫn loay hoay với việc kêu gọi nâng cao chất lượng, hạn chế thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn chưa có hoạch định chiến lược cụ thể nào về việc tiêu thụ Cà phê trong nước Là nước sản xuất Cà phê nhiều, nhưng lâu nay vẫn trông chờ vào thị trường nước ngoài tiêu thụ, trong khi

Trang 11

đó thị trường trong nước với nhu cầu ngày càng lớn của người dân về loại đồ uống đặc biệt lại bỏ ngỏ Đó là một trong những nghịch lý, bất cập trong sản xuất, tiêu thụ Cà phê của Việt Nam Vì vậy việc đáp ứng loại sản phẩm này cho thị trường trong nước sẽ đưa lại cho các doanh nghiệp nguồn lợi nhuận vô cùng lớn

Thị trường thế giới : Ngành công nghiệp sản xuất Cà phê của các nước phát triển đang ngày một lớn, nó đồng nghĩa với việc đòi hỏi nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất và chế biến loại sản phẩm này Nhu cầu nhập khẩu Cà phê nhân trong những năm gần đây tăng rất mạnh vì những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan cho dù giá của loại sản phẩm này không phải là thấp, có thể thấy điều này từ các thị trường như Mỹ, Nhật Tại nhiều nước sản xuất có dân số đông như Brazil và Indonexia, tiêu thụ Cà phê đang tăng mạnh, khiến lượng dư cung dành cho xuất khẩu giảm sút Các nước sản xuất hiện chiếm khoảng 26% tiêu thụ Cà phê thế giới, và các nước đang nổi chiếm khoảng 18% Từ năm 2000 tới 2010, nhu cầu ở các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ và Châu Âu đã tăng 0,9% lên 68,6 triệu bao, trong khi tiêu thụ ở các nước sản xuất tăng 3,8% lên 35,9 triệu bao Mức tăng nhu cầu cao nhất thuộc về các thị trường đang nổi, với 5,5%

2 Dự báo về nhu cầu thị trường trong những năm tới

Số liệu thống kê cho thấy tiêu thụ Cà phê toàn cầu đã liên tục tăng trong 5 năm gần đây Cụ thể là năm 2005 là 119,93 triệu bao, năm 2006 là 123,52 triệu bao, năm 2007

là 128,14 triệu bao, năm 2008 là 130 triệu bao và năm 2009 là 132 triệu bao.Những nước sản xuất và tiêu thụ cà phê chủ yếu trên thế giới là Brazil, Indonesia, Mexico, Ethiopia và Ấn Độ, với mức tiêu thụ năm 2009 lần lượt là 18,30 triệu bao, 3,33 triệu bao, 2,2 triệu bao và 1,57 triệu bao

Những nước chuyên nhập khẩu và tiêu thụ mạnh loại hàng hóa này có Đức (8,89 triệu bao), Italy (5,83 triệu bao), Pháp 5,56 (triệu bao), Tây Ban Nha và Anh Lượng tiêu thụ cà phê của các nước nhập khẩu hàng hóa này trong năm 2009 là 94,29 triệu bao, chiếm 71,44% lượng tiêu thụ toàn cầu.Trong cùng kỳ lượng tiêu thụ của các nước sản xuất cà phê chỉ khoảng 37,7 triệu bao, chiếm 28,56% lượng tiêu thụ của thế giới.Trong số các nước nhập khẩu cà phê, những nước có mức tiêu thụ cao tính theo đầu người năm là Phần Lan (11,98kg), Na Uy (9kg), Hà Lan (7,9kg), Thụy Sĩ (7,68kg)

và Thụy Điển (7,38kg)

3 Năng lực đáp ứng cho sản xuất

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam được xem là cường quốc về sản xuất Cà phê, tuy diện tích chỉ đứng thứ 4 trên thế giới nhưng sản lượng Cà phê lại đứng thứ hai sau Brazin và đứng đầu thế giới về xuất khẩu Cà phê vối Năm 2008, cả nước có 520.000 ha Cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ (chiếm tới 501.100 ha) Và cây Cà phê ngày càng chứng tỏ thế mạnh của mình trong sản xuất nông nghiệp Niên vụ Cà phê 2007-2008, cả nước xuất khẩu được 1.077.375 tấn Cà phê nhân, đạt giá trị kim ngạch trên 2,087 tỷ USD Đây cũng là năm đạt kim ngạch xuất khẩu Cà phê cao nhất từ trước đến nay Có thể nói ngành sản xuất nguyên liệu trong nước có đủ điều kiện cung ứng cho sản xuất

Chi nhánh Tổng công ty cà phê Việt Nam tại Hà Nội trong những năm gần đây không ngừng phát triển, có sự quan tâm và đầu tư toàn diện từ tổng công ty, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên sản xuất Ngoài ra, hệ thống máy móc chế biến cà phê của chi nhánh cũng đã được đầu tư đổi mới, đảm bảo sản xuất sản phẩm

Trang 12

đạt chất lượng tốt và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việc mở rộng thị trường và sản xuất lúc này là hoàn toàn nằm trong khả năng của chi

4 Phân tích về khối lượng sản phẩm cần phải tăng thêm

Về đầu ra sản phẩm, theo kế hoạch phát triển của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong những năm sắp tới, để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì sản xuất cần phải đảm bảo hàng năm chế biến đạt 300.000 – 350.000 tấn cà phê xuất khẩu trong đó có khoảng 120.000 tấn cà phê chất lượng cao Tập trung đẩy mạnh công nghiệp chế biến cà phê chè áp dụng công nghệ chế biến ướt 100%, đạt sản lượng cà phê chè chế biến ướt 20.000-30.000 tấn/năm Đối với cà phê vối, phấn đấu thực hiện công nghệ chế biến ướt

và đánh bóng khoảng 30% sản lượng cà phê vối chế biến (100.000 tấn)

Về nguồn nguyên liệu đầu vào, tập trung đầu tư thâm canh chăm sóc ổn định khoảng 13.500 ha cà phê (trong đó 3.500 ha cà phê chè và 10.000 ha cà phê vối) Tham mưu giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam,

dự kiến năm 2010 phát triển ổn định 450.000 ha cà phê trong đó cà phê vối 410.000 ha;

cà phê chè 40.000 ha; đặc biệt phát triển trồng mới khoảng 5.000 ha cà phê organic

5 Khả năng cạnh tranh và xâm nhập thị trường

Do việc sản xuất Cà phê ở thị trường trong nước còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại, đồng thời với thương hiệu lâu năm của Tổng công ty Cà phê Việt Nam có thể giúp cho sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường Với chất lượng sản phẩm đã đề ra không những có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng trong nước mà còn có thể đáp ứng được những nhu cầu khó tính của bạn hàng quốc tế

IV KẾT LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê tại Bắc Ninh là cần thiết và đúng theo định hướng của Tổng công ty cà phê Việt nam; Xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao, đa dạng các loại sản phẩm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của tỉnh và của Tổng Công ty Cà phê;

Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao sẽ nâng cao chất lượng cà phê nhân, cà phê rang xay, cà phê 3in1 Nâng cao tính chủ động trong quá trình sản xuất, bảo quản và xuất khẩu tạo điều kiện để năng cao giá trị của cây cà phê còng như các sản phẩm sau khi chế biến cũng như bảo vệ môi trường

Đầu tư công nghệ tiên tiến chế biến sau thu hoạch, tạo ra một đầu mối chế biến cà phê chất lượng cao cho vùng và khu vực lân cận

Gắn liền điều hành và sản xuất làm một khu để trực tiếp chỉ đạo

Nước ta có nguồn nguyên liệu về sản phẩm dự án dự kiến sản xuất là khá dồi dào, cùng với nguồn nhân lực có tay nghề thì việc phát triển sản xuất là khá thuận lợi song bên cạnh đó trên thị trường cũng có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng về loại sản phẩm này nên khi dự án đi vào vận hành cũng phải chú ý đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

V MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà máy với dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại Xây dựng khu sản xuất và nhà kho đạt tiêu chuẩn cao đáp ứng nhu cầu chế biến cà phê nhân chất lượng cao để vừa đảm bảo xuất khẩu vừa chủ động là nguyên liệu cho các dây chuyền chế biến cà phê rang xay cũng như các loại cà phê thành phẩm khác Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân trong nhà máy

Đảm bảo môi trường đô thị, tránh ô nhiễm không khí đối với khu dân cư đô thị

Trang 13

CHƯƠNG II: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ CÔNG SUẤT

I PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN

Hình thức đầu tư của nhà máy như sau:

- Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ mới

- Đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng chất lượng theo tiêu chuẩn mới

II LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CHO DỰ ÁN

2 Phương án và lựa chọn phương án

a Quy mô đầu tư về thiết bị, quy mô sản xuất

Đầu tư chế biến cà phê nhân xuất khẩu: 3.000 tấn/năm Đầu tư chế biến cà phê hòa tan 3in1: 500 tấn/năm Đầu tư chế biến cà phê rang xay: 300 tấn/năm

b Quy mô đầu tư về xây dựng

Dựa vào các chức năng cụ thể, quy mô của từng hạng mục được phân chia như sau:

 Khu vực sản xuất:

- Kho nguyên liệu, xưởng chế biến, kho thành phẩm cà phê nhân: 1.500 m²

- Kho nguyên liệu, chế biến, thành phẩm cà phê 3in1: 400 m²

- Kho nguyên liệu, chế biến, thành phẩm cà phê rang xay: 700 m² Tổng diện tích khu vực nhà xưởng yêu cầu : 2.600 m²

 Nhà điều hành, nhà ăn:

- Diện tích yêu cầu 50 người x 10 m²/người: 500 m²

- Diện tích yêu cầu cho (100 người) x 1 m²: 100 m² ( Bao gồm cả cán bộ thường xuyên của nhà máy và công nhân vào thời vô cao điểm )

- Diện tích yêu cầu: 20 m²

 Nhà vệ sinh công nhân:

Trang 14

- Diện tích yêu cầu: 40 m²

 Cầu cân:

- Cầu cân đáp ứng được xe container có tải trọng 100 tấn

 Khu xử lý nước thải:

- Diện tích yêu cầu: 70 m²

3 Công suất chung của dự án và công suất phân theo cơ cấu sản phẩm

Công suất dự kiến của dự án là sản xuất trung bình 3.800 tấn sản phẩm hàng năm,

trong đó sản lượng của từng loại sản phẩm như sau:

Sản lượng cà phê nhân đạt 3.000 tấn, chiếm 78,95 % tổng sản phẩm

Sản lượng cà phê hòa tan 3in1 đạt 500 tấn, chiếm 13,16 % tổng sản phẩm

Sản lượng cà phê rang xay đạt 300 tấn, chiếm 7,89 % tổng sản phẩm

Trang 15

CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT

I TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT THIẾT BỊ CHO DỰ ÁN

1 Thiết bị chế biến cà phê rang xay

Sản lượng cà phê rang xay sản xuất trong năm dự kiến là 300 tấn

Thời gian hoạt động của dây chuyền cà phê rang xay tính toán là 11 tháng ~ 250 ngày (trừ ngày nghỉ và lễ tết ) 1 ngày làm việc 8 giờ

Vậy công suất tính toán của dây chuyền như sau:

CStính toán = 300.000/(250x8) = 150 kg/giờ

Lựa chọn công suất dây chuyền là: 150kg/giờ

Tỉ lệ tham khảo, cứ 1kg cà phê nhân rang xay cho ra 0,75cà phê bột Tính toán nguyên liệu cà phê cho dây chuyền cà phê nhân cần là: 300/0,75 = 400 tấn/năm cà phê nhân

Nguyên liệu cà phê nhân xô cần cho dây chuyền cà rang xay là: 400/0,9=445 tấn/năm

2 Thiết bị chế biến cà phê 3in1

Sản lượng cà phê hòa tan 3in1 sản xuất trong năm dự kiến là 500 tấn

Thời gian hoạt động của dây chuyền cà phê 3in1 tính toán là 9 tháng ~ 210 ngày (trừ ngày nghỉ và lễ tết )

Công suất tính toán của dây chuyền như sau:

CStính toán = 500.000/(210x8) = 297,6 kg/giờ

Lựa chọn công suất dây chuyền là: 300kg/giờ

Tỉ lệ tham khảo để tính toán: cứ 1kg cà phê 3in1 cần 0,25kg cà phê tan đen

Nguyên liệu cà phê tan đen được nhập từ một số nhà máy của Tổng Công ty cũng như một số nhà máy khác trên thị trường

3 Thiết bị chế biến cà phê nhân

Theo tỉ lệ tham khảo, cứ 1kg cà phê nguyên liệu cho ra 0,9 kg cà phê nhân thành phẩm Do đó nguyên liệu cà phê nhân xô cần là 3000tấn/0,9 = 3335 tấn/năm

Như vậy dây chuyền cà phê nhân phải cần hoạt động để chế biến sản lượng cà phê của đáp ứng 2 dây chuyền trên của nhà máy:

445 + 3335 = 3780 tấn nhân xô Thời gian hoạt động của dây chuyền xát khô là 6 tháng với thời gian 150 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ, tết) làm việc 2 ca (có nghỉ 1 tiếng để kiểm tra và bảo dưỡng dây chuyền) sản lượng thiết kế là 3780 tấn cà phê nhân/năm

4 Thiết bị chế biến nhân xô

Công suất tính toán thiết bị hệ thống chế biến khô :

CStính toán = 3.780/(150x8) = 3,15 tấn nhân/giờ

Lựa chọn công suất thiết bị là: 5 tấn nhân/giờ

Ngoài ra được tham khảo một số dây chuyền chế biến cà phê nhân của một số nhà máy chế biến cà phê nhân khác của Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp bên ngoài như Nhà máy ĐăKman, Phước An, Thắng Lợi, Tây Nguyên tỉnh Đăk Lăk, Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng

Trang 16

II QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ DANH MỤC THIẾT BỊ YÊU CẦU

Sản phẩm cà phê nhân liên tục được kiểm tra chất lượng theo đúng quy trình và yêu cầu về chất lượng qua từng công đoạn đảm bảo sản phẩm xuất xưởng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao

- Qui trình 1: Từ nguyên liệu Rxô chế biến không qua máy bắn màu:(1)Nguyên

liệu ( Rxô)  (2)Hố nạp (3)Gầu tải nạp (4)Lên sàng tạp chất( MCT 8)

(5) Gầu tải (6)Nam châm điện(nếu có) (7) Sàng phân loại kích thước

(8) Băng chuyền, Gầu tải (9) Lên bồn chứa (10) Sàng phân loại trọng lượng  (11)Băng tải và Gầu tải  (12)Bồn Sàng tách đá (hoặc lên băng tải chuyên lên bồn cho máy bắn màu) (13)Máy tách đá (14) Gầu tải  (15)Lên bồn (16)Máy đóng tịnh (17) Máy khâu bao (18) Xếp lên giá đỡ

(19)Xe nâng hàng(20)Chờ xuất

Trang 17

- Qui trình 2: Từ nguyên liệu Rxô Chế biến hàng chất lượng cao qua máy bắn

bắn màu: (1) Nguyên liệu(2),(3),(4), (5),(6),(7),(8),(9),(10) Nguyên liệu tốt sau sàng trọng lượng (11) Băng tải,gầu tải  (12) Băng tải rải cà vào bồn cho máy bắn màu (13) Máy bắn màu (14) Băng tải cà tốt,băng tải cà xấu(15) Gầu tải cà tốt ,Gầu tải cà xấu (16) Bồn chứa cà tốt, bồn chứa cà xấu (17) Máy đóng tịnh cà tốt(18) xếp lên ba lết (19)Xe nâng hàng (20)Chờ xuất

- Qui trình 3: Từ nguyên liệu Rxô Kết hợp với nguyên liệu thành phẩm chế biến

hàng chất lượng cao qua máy bắn màu: Giống Qui trình II, (xong cần có thêm

01 hệ thống Hố nạp nguyên liệu thành phẩm  Gầu tải  Băng tải( hoặc vít tải)  Đổ nguyên liệu thành phẩm vào bồn cấp liệu cho sàng trọng lượng

- Qui trình 4: Sản xuất hàng đánh bóng :(1) Nguyên tốt sau máy bắn màu 

Băng tải, Gầu tải  Bồn cấp liệu cho máy đánh bóng  Máy đánh bóng  Gầu xả  Lên bồn làm nguội Đóng tịnh  Xếp lên ba lếtXe nâng  chờ xuất

- Qui trình 5: Qui trình xát cà phê chè quả thóc – chế biến hàng chất lượng cao

xuất khẩu:(1)Cà chè thóc ->( 2) Hố nạp -> (3)Gầu tải -> (4)sàng phân loại tạp chất -> (5)Gầu tải -> (6) máy xát cà thóc -> (7)gầu tải -> (8) Sàng phân loại kích thước - >( 9) Băng chuyền, Gầu tải (10) Lên bồn chứa (11) Sàng phân loại trọng lượng -> (12)Băng tải rải cà vào bồn cho máy bắn màu hoặc qua băng tải, gầu tải đánh bóng (13) Máy bắn màu (14) Băng tải cà tốt,băng tải cà xấu(15) Gầu tải cà tốt ,Gầu tải cà xấu (16) Bồn chứa cà tốt, bồn chứa cà xấu (17)( Cà tốt) lên bồn, đóng tịnh, xếp lên ba lết, chờ xuất khẩu

2 Danh mục và khối lượng thiết bị

Tùy loại nguyên liệu đầu vào dây chuyền: quả khô hoặc cà phê thóc được thu mua đạt độ ẩm khoảng 12%-13%

Sơ đồ bố trí mặt bằng dây chuyền thiết bị thể hiện ở phụ lục các bản vẽ dây chuyền công nghệ

Danh mục chi tiết thiết bị thể hiện ở phụ lục 1 (PL1)

Tổng hợp thiết bị sản xuất thể hiện ở bảng 3.1

Trang 18

BẢNG 3.1 TỔNG HỢP HỆ THỐNG THIẾT BỊ

1 Hệ thống phân loại Cà phê theo trọng lượng & kích thước HT 1

2 Hệ thống 02 máy rửa & làm hoàn thiệt hạt Cà phê HT 1

3 Thiết bị phụ trợ 02 máy rửa & máy tách mẻ HT 1

4 Thiết bị phụ trợ hệ thống phân loại màu HT 1

5 Hệ thống chế biến Cà phê quả khô HT 1

7 Hệ thống hút bụi cho hệ thống phân loại & thiết bị phụ trợ hệ thống phân loại màu HT 1

8 Hệ thống rang say Cà phê và chế biến Cà phê 3 in 1 HT 1

9

Máy phân loại Cà phê theo màu sắc BSE50 (Năng suất đầu

vào : 3 - 6 tấn/giờ tùy theo chất lượng đầu vào) Máy 1

10 Hệ thống máy nén khí sử dụng cho máy phân loại màu HT 1

13 Thiết bị thay thế dự phòng và phòng thí nghiệm HT 1

17 Thiết bị quan trắc và xử lý môi trường HT 1

3 Chuyển giao công nghệ, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật

Công tác chuyển giao công nghệ và đào tạo trợ giúp kỹ thuật của dự án đối với những dây chuyển mới được thỏa thuận trong hợp đồng đấu thầu thiết bị mới, nhà thầu cung cấp thiết bị có trách nhiệm đào tạo đội ngũ công nhân của công ty trong việc sản xuất đáp ứng với các nhu cầu cụ thể của dây chuyền, phương thức chuyển giao công nghệ là thực hiện theo hợp đồng cung cấp thiết bị của nhà thầu, mọi chi phí sẽ được tính toán trong giá gói thầu

4 Giải pháp cung cấp thiết bị và các điều kiện sửa chữa bảo dưỡng

Các thiết bị mới sẽ được cung cấp thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu

Các điều kiện về sửa chữa bảo dưỡng được thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng cung cấp thiết bị của nhà thầu, những kỳ sửa chữa nhỏ nhà thầu sẽ đào tạo đội ngũ công nhân của công ty còn những kỳ bảo dưỡng và sửa chữa lớn nhà thầu trực tiếp lên kế hoạch trong gói thầu thực hiện

Trang 19

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM

I CĂN CỨ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO DỰ ÁN

Căn cứ vào nhu cầu thị trường cà phê trong những năm gần đây

Căn cứ vào định hướng của tổng công ty cà phê Việt Nam trong việc phát triển quy

mô cũng như mở rộng thị trường sản xuất và tiêu thụ

Căn cứ vào quy hoạch chi tiết của khu công nghiệp Tiên Sơn do công ty VIGLACERA làm chủ đầu tư

II PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM

1 Địa điểm xây dựng

Địa điểm nhà máy nằm trong Khu Công nghiệp Tiên Sơn – tỉnh Bắc Ninh

- Nằm liền kề QL1 mới (Km 22, đường Hà Nội - Lạng Sơn)

- Cách QL5 (Km12, Hà Nội - Hải Phòng) 10 km

- Cách cảng Hải Phòng: 100 km

- Quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân – Quảng Ninh: 120 Km

- Diện tích nhà máy được sử dụng với diện tích 14.723 m²

- Phía Tây Bắc đất trống của Khu Công nghiệp

- Phía Tây Nam, Nam giáp nhà máy của công ty Vĩnh Xuân

- Phía Đông Bắc, Đông giáp đường quy hoạch và mương thoát nước chung của Khu công nghiệp

2 Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng

Đã trình bày chi tiết ở chương I; phần II; mục 1, 2 và 3

3 Phương án địa điểm

Chi tiết bản vẽ về phương án địa điểm thể hiện ở phụ lục các bản vẽ

Trang 20

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG & ĐÁNH GIÁ TÁC

a Phương án 01

Tổng mặt bằng được phân chia thành các khu sản xuất, điều hành, các công trình phụ trợ Khu điều hành được bố trí phía trước gần với hàng rào phía trước nhà máy Khu sản xuất được bố trí phía sau với 2 khu nhà xưởng nằm song song với nhau và dọc khu đất Các khu phụ trợ như xử lý nước thải, nhà vệ sinh công nhân, trạm điện được

bố trí nằm ở các vị trí góc khu đất và gần với các nhà xưởng để phục vụ tốt cho nhà xưởng Khu điều hành gồm nhà điều hành và nhà ăn ca Các nhà để xe công nhân bố trí mặt trước nhà máy

Hệ thống giao thông xung quanh khu nhà xưởng đảm bảo yêu cầu đi lại, phòng chống cháy

Chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của tổng mặt bằng phương án 01 như sau :

- Tổng diện tích khu đất : 15.000 m² 100%

- Diện tích xây dựng công trình : 5.660 m² 37,73%

- Diện tích giao thông, sân bãi : 4.514 m² 30,09%

- Đất cây xanh, sân vườn : 4.826 m² 32,17%

b Phương án 02

Tổng thể nhà máy được bố trí phân thành khu nhà xưởng nằm giữa trung tâm khu đất với hệ thống giao thông nội bộ xung quanh Các chức năng phụ trợ như trạm xử lý nước thải, nhà vệ sinh, trạm điện, nhà để xe nằm ở các vị trí đất bên cạnh

Khu nhà xưởng được bố trí thành 2 khối nhà Khối nhà xưởng chính dựa sát với nhà điều hành nằm dọc khu đất Khối nhà kho dự kiến phát triển hoặc cho thuê nằm vuông góc với nhà xưởng chính và ở phía sau Bên cạnh khu nhà xưởng chính là bãi xe để tập kết hàng hóa ra vào nhà máy Khối nhà điều hành bao gồm cả bộ phận điều hành, nhà

ăn ca kết hợp với nhà khách nhìn ra mặt trước nhà máy

Chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của tổng mặt bằng phương án 02 như sau :

- Tổng diện tích khu đất : 15.000 m² 100%

- Diện tích xây dựng công trình : 6.365 m² 42,43%

- Diện tích giao thông, sân bãi : 4.935 m² 32,90%

- Đất cây xanh, sân vườn : 3.700 m² 24,67%

2 Phân tích lựa chọn phương án tổng mặt bằng

a Phương án 01

 Ưu điểm:

- Các khu sản xuất và điều hành bố cục phân chia hợp lý

- Tạo cảnh quan kiến trúc riêng biệt giữa khu điều hành và khu sản xuất

Trang 21

- Giao thông xung quanh nhà xưởng đảm bảo yêu cầu

- Khoảng cách từ trạm biến áp đến 1 nhà xưởng ở xa sẽ dẫn đến đường dây tăng tiết diện và hạn chế về đảm bảo kỹ thuật

b Phương án 02

 Ưu điểm:

- Tận dụng được hết quỹ đất xây dựng cho phép

- Giao thông xung quanh khu nhà xưởng và nhà kho hợp lý đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy

- Vị trí khu sân bãi tập kết hàng hóa ra vào tối ưu

- Sự liên kết giữa khu điều hành và khu nhà xưởng chế biến thuận tiện

- Phân giai đoạn đầu tư hoặc phân chia khu vực nhà xưởng dễ dàng cho việc dự kiến phát triển hoặc cho thuê nhà xưởng

 Nhược điểm:

- Khu điều hành và khu sản xuất không có không gian tách biệt

Sau khi phân tích ưu điểm và nhược điểm 2 phương án quy hoạch tổng mặt bằng, ta thấy phương án 02 là phương án có nhiều ưu điểm và phù hợp với phát triển dự kiến của nhà máy trong tương lai Lựa chọn phương án quy hoạch tổng mặt bằng 02 là phương án để triển khai xây dựng

3 Danh mục các công trình, hạng mục công trình và khối lượng công tác xây dựng chủ yếu

5 Nhà bảo vệ và nhà kiểm soát cầu cân m² 25,00

8 Đường giao thông nội bộ, sân bãi m² 4.935,00

Trang 22

 Khu chế biến cà phê nhân:

Có diện tích tính cả khu vực nguyên liệu, thành phẩm và đặt dây chuyền là 1624 m² Nguyên liệu được nhập vào bố trí từ phía trục 1-7 và trục C-B của nhà xưởng Hệ thống xát khô được bố trí ở khu vực riêng ngăn cách với khu phân loại, đánh bóng Việc bố trí như vậy sẽ tạo sự hợp lý và liên hoàn trong các khâu chế biến của nhà máy

mà vẫn đảm bảo phân chia các khu chế biến vệ sinh Một phần cà phê nhân thành phẩm

sẽ được đưa ra khu chế biến rang xay, một phần sẽ được xuất khẩu theo đúng sản lượng đã đề ra ban đầu của nhà máy

 Khu chế biến cà phê rang xay:

Sau khi cà phê nhân được đưa từ khu vực thành phẩm sang khu vực rang xay bằng thang tời hay bằng xe nâng sẽ được đưa vào khu rang nằm ở trục 7-13 và A-B Diện tích của khu rang xay là 700 m², với diện tích này đã tính toán với nhu cầu phát triển sau này của nhà máy nâng công suất khi cần thiết Khu vực nạp liệu có diện tích 74,5m² cà phê rang xay sát với khu thành phẩm cà phê nhân Sau khi nạp được đưa qua rang cà phê rang có diện tích 136m², sau khi rang được đưa sang khu vực ủ trộn có diện tích 218m² Khu rang và ủ có chiều cao thông tầng do yêu cầu của bồn chứa và công nghệ Khu đóng gói có diện tích 44 m²

 Khu chế biến cà phê 3in1:

Kho nguyên liệu chứa đường, sữa, được bố trí ở cốt +0.000 của nhà tại trục A-B và trục 12-13.Phòng trộn đặt trên cốt +3.500 có diện tích 47m², Khu vực đóng gói nằm ở tầng cốt +0.000 có diện tích 47m² Kho thành phẩm cà phê3in1 bên cạnh bố trí chung với các sản phẩm khác có diện tích 400 m²

 Nhà xưởng dự kiến phát triển và cho thuê:

Diện tích 2567 m² Nhà bằng khung thép tổ hợp với L x B = 42m x 6m, tường xây lửng cao 2,0m Tường trên bịt tôn liên kết bằng giằng thép hình Mái lợp tôn màu trắng Chiều cao của nhà đến đỉnh mái là 13,5m Cửa ra vào chính rộng 5m cao 4,5m phù hợp với tiêu chuẩn của xe container ra vào nhập hàng

b Nhà điều hành

Tổng Diện tích sàn xây dựng 872 m² Nhà 02 tầng có kết cấu khung bê tông cốt thép, mái đổ bê tông cốt thép tại chỗ, lợp tôn chống nóng Chiều cao mỗi tầng là 3,6m Tường xây gạch 220 mm Khối nhà điều hành được phân chia mềm thành 2 khu có sự khác riêng biệt tương đối Khu điều hành và khu phục vụ gồm nhà ăn và một số phòng nghỉ Giao thông ngang của nhà điều hành là hành lang bên, cầu thang lên tầng 2 của

Trang 23

khu điều hành được bố trí tại trung tâm sảnh tạo sự trang trọng, đảm bảo sự liên hệ giữa các không gian của công trình Cầu thang khu nhà nghỉ được bố trí đối diện Tầng 1 khu điều hành gồm các phòng chức năng: sảnh đón, không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm, các phòng làm việc, vệ sinh chung:

- Sảnh, lê tân, trưng bày sản phẩm: 23 m²

- Cầu thang, hành lang chung

Tầng 2 khu điều hành: gồm các phòng chức năng: phòng giám đốc, phòng họp giao ban, kế toán tài chính và vệ sinh chung:

- Cầu thang, hành lang chung

c Vệ sinh công nhân

Nhà vệ sinh 1 tầng có diện tích xây dựng 62,5 m² Nhà xây tường gạch 220 mm, tường xây thu hồi xà gồ thép, lợp mái tôn Vệ sinh nam được bố trí 02 xí, máng tiểu dài 3m, 02 rửa Vệ sinh nữ được bố trí 04 xí – tiểu, 03 rửa Lối vào riêng biệt hai khu vệ sinh nam nữ từ đường nội bộ phía sau nhà xưởng sản xuất

d Nhà để xe ôtô và xe cán bộ

Diện tích xây dựng 40 m² : Nhà 1 tầng cột thép hình có bước 3,6m nhịp 5,5m; tường xây gạch 220 bao quanh Kèo thép góc, xà gồ thép mái lợp tôn Chiều cao từ sàn đến cốt đáy kèo là 4,3m

e Nhà để xe công nhân

Diện tích một mô đun khu để xe công nhân có mái che là 54 m² Cột thép tròn D=100 có hệ kèo thép cong tạo dáng, xà gồ mái lợp tôn cong theo độ cong của kèo Bước của mỗi cột là 3,1m Mái tôn che đều 1,0m mỗi bên tính từ tim trục cột

f Nhà thường trực bảo vệ và nhà kiểm soát cầu cân

Diện tích xây dựng là 25m² Phòng thường trực bảo vệ có diện tích 10m² Phòng kiểm soát cầu cân có diện tích 7,5m² Vệ sinh chung được bố trí giữa hai phòng và được liên hệ bàng hành lang chạy xung quanh

Trang 24

Nhà khung bê tông, tường gạch xây 220, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ xây tường thu hồi xà gồ lợp mái tôn

650 đỡ tường bao Chiều sâu đáy đài móng 1,5m tính từ cốt san nền Chiều cao đài móng là h=0,8m

 Giải pháp kết cấu phần thân:

Hạng mục Xưởng sản xuất bao gồm 2 khối, khối 2 tầng từ trục 1 đến 5, khối 2 tầng

từ trục 5 đến 11 Tổng chiều cao công trình là 13,2m (cột cao 10,5m) Mặt bằng công trình gồm 1 nhịp 42m (có cột giữa) và 10 bước 6,0m Từ trục 1 đến trục 5 có bổ xung

hệ sàn bê tông trên dầm thép ở cốt +5,00m Bao che công trình bằng tôn kết hợp với hệ

xà gồ (tường bao che cao 1,2m)

Kết cấu khung thép tiền chế nhịp 42m có 1 cột giữa chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang, truyền xuống móng đơn Với các khung giữa, cột chính có tiết diện chữ I kích thước (350~800)x250x10x12, cột giữa có tiết diện chữ I kích thước 400x300x10x12, dầm khung có tiết diện chữ I kích thước (850~450)x220x8x10 Với các khung đầu hồi, cột chính có tiết diện chữ I kích thước 300x200x8x10, các cột phụ và cột đỡ sàn có tiết diện chữ I kích thước 250x200x6x8, dầm khung có tiết diện chữ I kích thước 300x200x6x8 Nền bê tông mác 200 dày 200 Kết cấu đỡ mái và thưng tôn là hệ xà gồ Z200x2,5, bước 1250

b Nhà điều hành

 Giải pháp kết cấu móng :

Giải pháp móng lựa chọn là móng cọc cắm vào lớp đất số 7 (cát hạt nhỏ và vừa, trạng thái chặt vừa đến chặt) lớn hơn 0,5m Sử dụng cọc bê tông cốt thép có tiết diện 200x200, chiều dài cọc dự tính là L=23,5m, tải trọng dự tính cho mỗi cọc đơn là Q=25T Các đài cọc dưới các cột bê tông, kết hợp với hệ giằng móng kích thước 300 x

500 đỡ tường Chiều sâu đáy đài móng 1,2m tính từ cốt san nền Chiều cao đài móng là h=0,6m

Trang 25

 Giải pháp kết cấu phần thân:

Hạng mục Nhà điều hành có 2 tầng, tổng chiều cao công trình là 9,0m (tầng 1 cao 3,9m và tầng 2 cao 3,6m với tường mái cao 1,5m) Mặt bằng công trình gồm 3 nhịp (nhịp giữa 1,98m và 2 nhịp biên 3,9m) và 7 bước (bước chính đầu tiên 3,0m và các bước còn lại 4,0m)

Kết cấu chịu lực là khung bê tông cốt thép toàn khối chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang, truyền xuống các đài cọc dưới cột Cột bê tông cốt thép có đường kính D400 cho khu vực sảnh và kích thước 220 x 220 cho các vị trí khác Dầm ngang có kích thước 650 x 250 cho khu vực sảnh và 400 x 220 với các vị trí khác Dầm dọc có kích thước 400 x 220 Sàn bê tông cốt thép dày 100 cho sàn và mái tầng 2, riêng sàn hội trường dày120

c Nhà để xe

 Giải pháp kết cấu móng :

Giải pháp móng lựa chọn là móng nông đặt trên nền thiên nhiên Các móng đơn có kích thước 0,8 x 0,8m dưới các cột thép Chiều sâu đặt móng 1m tính từ cốt san nền Đáy móng đặt trong lớp sét pha cát lẫn sỏi sạn màu xám nâu, nửa cứng có RTC= 2,380 kG/cm²

 Giải pháp kết cấu phần thân:

Hạng mục Nhà để xe công nhân có 1 tầng, tổng chiều cao là 2,5m Mặt bằng công trình gồm 4 bước 3,1m có 1 hàng cột thép ống D89x3,2 đỡ vòm mái rộng 2,2m cấu tạo bằng thép ống D60x2,5 Kết cấu đỡ mái là hệ xà gồ L75x6, bước 800

d Nhà bảo vệ

 Giải pháp kết cấu móng :

Giải pháp móng lựa chọn là móng nông đặt trên nền thiên nhiên Các băng móng giao thoa (bê tông cốt thép) có bề rộng 0,8m dưới tường chịu lực, dầm móng kích thước 250 x 400, cánh móng cao 150 Chiều sâu đặt móng 1m tính từ cốt san nền Đáy móng đặt trong lớp đất san nền đầm chặt có hệ số k=0,95, dự tính có RTC= 1,300 kG/cm²

 Giải pháp kết cấu phần thân:

Hạng mục Nhà bảo vệ có 1 tầng, tổng chiều cao công trình là 3,6m (tầng cao 3,0m, mái dốc chống nóng cao 0,6m) Mặt bằng công trình gồm 1 nhịp 5m và 2 bước 23,5m Kết cấu chịu lực là tường xây gạch đặc dày 220 mác 75 chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang, truyền xuống hệ móng băng giao thoa Sàn mái bê tông cốt thép dày 80 Kết cấu đỡ mái tôn chống nóng là các tường thu hồi đỡ hệ xà gồ C80 x 2, bước xà gồ

 Giải pháp kết cấu phần thân:

Trang 26

Hạng mục Nhà vệ sinh công nhân có 1 tầng, tổng chiều cao công trình là 3,6m (tầng cao 3m, mái dốc chống nóng cao 0,6m) Mặt bằng công trình gồm 2 nhịp (1 nhịp chính 3,6m và 1 hàng hiên 1,4m) và 2 bước (5,4m và 6,6m)

Kết cấu chịu lực là tường gạch 200 chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang, truyền xuống hệ móng băng dưới tường Dầm mái hiên có kích thước 210 x 200 Kết cấu đỡ mái tôn chống nóng là các tường thu hồi đỡ hệ xà gồ C80 x 2, bước xà gồ 800

3 Giải pháp đường giao thông nội bộ

a Bình đồ tuyến

Hệ thống giao thông nội bộ được bố trí đáp ứng cho sự đi lại các phương tiện giao thông đến từng nhà một cách dễ dàng, thuận tiện và phù hợp với quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt

 Kết cấu áo đường

- Theo tiêu chuẩn 22 TCN 223- 95 cấp tải trọng tính toán cho đường trong nhà máy H30 với các thông số tính toán sau :

+ Mô đun đàn hồi yêu cầu : Ey/c= 1550 daN/cm²

+ Tải trọng trục : 12.000 daN

+ Tải trọng bánh xe tiêu chuẩn : 6.000 daN

+ Đường kính vệt bánh xe : D =36 cm

+ Áp lực bánh xe : P = 6 daN/cm²

- Trên cơ sở tính toán chọn kết cấu áo đường như sau :

+ Bê tông xi măng M300 dày 24 cm

+ Lớp giấy dầu

+ Cát vàng tưới nước đầm chặt dày 3 cm

+ Móng cấp phối đá dăm loại 1 dày 15 cm

+ Móng cấp phối đá dăm loại 2 dày 20 cm

+ Lớp sát móng dày 50 cm đầm nén đạt K=0,98

+ Các lớp dưới đầm nén đạt K=0,95

- Kết cấu sân:

+ Lát gạch Block tự chèn dày 6 cm

+ Cát vàng tưới nước đầm chặt dày 3 cm

+ Bê tông M150 dày 15 cm

Trang 27

Vị trí, quy cách, màu sơn, cột của biển báo được thiết kế theo “điều lệ báo hiệu đường bộ” số 22TCN 237- 01

Giải pháp chi tiết về đường giao thông được thể hiện trong dự án khác nằm ngoài dự

án này được đầu tư do nguồn vốn ngân sách địa phương

BẢNG 5.2 NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN

TT Tên phụ tải Công suất điện (KW)

1 Hệ thống sấy, phân loại 235

2 Hệ thống rang, xay 82

3 Hệ thống hút bụi 62

Lấy hệ số đồng thời K = 0,7; cos = 0,85

Công suất toàn phần của cả nhà máy là S = 376 KVA

Dự phòng công suất cho nhà xưởng cho thuê 200KVA

Công suất của trạm biến áp là 576KVA Trạm biến áp chọn loại treo có công suất 630KVA, 35/0,4KV

Kết cấu trạm biến áp là loại trạm biến áp treo gồm các trung thế 35KV, máy biến áp

và hạ thế 0,4KV, các tủ phân phối hạ thế Các nhóm thiết bị điện được bố trí hợp khối

Từ tủ phân phối trung tâm cấp điện tới các phụ tải chính như sau:

- Lộ 2 : Dùng cáp Cu/XLPE /PVC (3x10 + 1x6) cấp tới tủ phân phối của khu xử lý nước thải

Từ khu xử lý nước thải cấp điện tới nhà vệ sinh công nhân

- Lộ 3 : Dùng cáp Cu/XLPE /PVC (3x16 + 1x10) cấp tới tủ phân phối nhà điều hành

Từ nhà điều hành cấp điện tới nhà thường trực và nhà để xe

Lắp đặt tuyến cáp cho các thiết bị cho từng khu vực phụ tải của nhà máy dựa trên các nguyên tắc sau :

Từ trạm biến áp tới các hạng mục công trình : cáp đi ngầm

Trang 28

Trong các công trình : Cáp đi ngầm sàn và tường để tới thiết bị

 Bảo vệ thiết bị điện

- Bảo vệ ngắn mạch nhờ áp tô mát

- Bảo vệ quá tải nhờ rơ le nhiệt

- Các động cơ công suất lớn P  35KW được lắp thêm bộ khởi động (khởi động sao/ tam giác hoặc khởi động mềm) nhằm đảm bảo cho máy làm việc an toàn và không làm ảnh hưởng tới lưới điện của

c Điều khiển tự động

Việc điều khiển các máy công nghệ được thực hiện từ các tủ điện điều khiển tập trung và theo yêu cầu của công nghệ

d Chiếu sáng

Để chiếu sáng đường trong nhà máy, sử dụng các cột thép cao 10 m lắp bóng cao áp

150 W Khoảng cách trung bình giữa các cột đèn là 35 m Độ rọi trung bình là 10 lux

Hệ thống đèn chiếu sáng được điều khiển đóng cắt từ tủ điều khiển chiếu sáng đặt tại nhà thường trực.Cáp điện cho chiếu sáng dùng loại cáp ngầm PVC 2x4

Chiếu sáng các phòng làm việc dùng đèn huỳnh quang 40W Chiếu sáng khu WC dùng đèn huỳnh quang có chụp chống nước

Chiếu sáng các xưởng dùng đèn cao áp 200W.Cáp được luồn trong ống nhựa, bắt vít

nở và đi nổi theo các kết cấu xây dựng của các xưởng và tới đèn

Thiết kế chiếu sáng đảm bảo độ rọi:

f Nối đất bảo vệ và chống sét

Tất cả các vỏ kim loại của thiết bị điện đều được nối đất bảo vệ Hệ thống nối đất gồm cọc tiếp địa bằng thép 63x63x6, L=2.5m liên kết với dây tiếp địa thép 40x4 Điện trở của hệ thống nối đất bảo vệ phải đảm bảo Rnđ  4

Trạm biến áp thực hiện nối đất trực tiếp phía 0,4KV với Rnđ  4

Chống sét dùng các kim thu kết hợp với lưới đặt trên nóc công trình Hệ thống tiếp địa gồm các cọc tiếp địa bằng thép 63x63x6, L=2.5m liên kết với dây tiếp địa thép 40x4 Điện trở của hệ thống tiếp địa chống sét phải đảm bảo Rnđ  10

Trang 29

5 Hệ thống cấp nước

a Nguồn cấp nước bên ngoài

Theo tài liệu khảo sát nguồn cấp nước cho nhà máy được lấy từ nguồn cấp bên ngoài nhà máy với đường ống 50 được cấp vào bể chứa nước sinh hoạt, cứu hoả của nhà máy ống cấp nước bằng thép tráng kẽm có sơn 2 lớp bi tum nóng chống gỉ, trước khi chôn xuống đất

Nước từ bể nước ngầm được bơm lên bể nước mái để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt sau đó cấp xuống các khu vệ sinh

Sơ đồ cấp nước:

b Nhu cầu dùng nước, thể tích bể chứa nước sinh hoạt

BẢNG 5.3 NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Các nhu cầu dùng nước

Số người Tiêu chuẩn cấp nước (l) Lượng nước cần cấp

m³/ngđ

Cấp nước sinh hoạt khu điều

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho

cán bộ công nhân viên

Cấp nước tưới cây (Q4) 3 l/m²

(S=3700m²) 11 Cấp nước rửa đường (Q5) (S=4935m²) 0,4 l/m² 2,399

Tổng cộng Qmax=Kngx(Q1+Q2+Q3+Q4+Q5) 197,9

Thể tích nước cần cấp cho cứu hoả Theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995

Nhà xưởng có bậc chịu lửa loại IV Thể tích ngôi nhà:

Trang 30

 Số họng chữa cháy đồng thời n=1

Lưu lượng cần cấp cho mỗi họng là q=15 l/s

Thể tích dự trữ cho nhu cầu cứu hoả trong 3 giờ liên tục là:

Wch=nxq.3x(60x60)/1000=(1x15x3x3600)/1000=162 m³

Thể tích bể chứa nước ngầm và trạm bơm được thiết kế chung cho toàn nhà máy trên tổng mặt bằng

c Hệ thống cứu hoả trong và ngoài nhà

Hệ thống này bao gồm các hộp cứu hoả đặt ở các tầng với van và cuộn ống dây cứu hoả dài 25 mét , vị trí đặt của hộp cứu hoả được thiết kế để ống cứu hoả có thể vươn tới tất cả các vị trí của toà nhà với chiều dài ống khoảng 25m cho mỗi hộp

Bên cạnh mỗi hộp cuộn dây cứu hoả, lắp một nút ấn báo cháy có nắp đậy bằng thuỷ tinh kèm một chuông báo cháy 24V (điện một chiều )

Ngoài ra còn đặt các bình bọt cứu hoả ở các phòng, các kho và hệ thống báo cháy, báo khói

Hệ thống cứu hoả ngoài nhà bố trí 2 trụ cứu hoả trên đường chính của nhà máy khoảng cách khong quá 150m đảm bảo thuận tiện cho xe cứu hoả của thành phố khi có cháy xảy ra Hệ thống cứu hoả được nối với bơm cứu hoả

d Thể tích bể chứa nước sinh hoạt và cứu hỏa

Theo bảng tính toán nhu cầu dùng nước tổng lưu lượng cho nhà máy là 198m³ Chọn bể chứa nước sinh hoạt và cứu hỏa có khối tích 200 m³ đảm bảo cho nhu cầu sinh họat và dự trữ cứu hỏa trong 3 giờ, bể xây bê tông cốt thép

f Bể nước trên mái

Nước được bơm lên 2 két nước trên mái đặt trên nóc các khu vệ sinh, két nước làm bằng inox

g Hệ thống cấp nước phân phối cho các khu vệ sinh

Nước được cấp từ bể trên mái xuống các khu vệ sinh theo ống đứng, Đường kính đứng giảm dần theo mỗi tầng từ trên xuống dưới , mỗi khu vệ sinh đều có van chặn để sửa chữa

6 Hệ thống thoát nước

a Hệ thống thoát nước thải

 Hệ thống thoát nước thải ngoài nhà:

Nước thải được thiết kế theo Hệ thống riêng , nước thải sinh hoạt (không có nước thải sản xuất) được xử lý qua bể tự hoại nước đặt tiêu chuẩn qui định trước khi đổ vào

hệ thống thoát tại kênh phía ngoài cổng nhà máy

Theo qui phạm đối với đường ống thoát nước ngoài nhà có đường kính nhỏ nhất D=200mm

Trang 31

Địa hình nhà máy tương đối bằng phẳng cho nên đặt ống theo độ dốc nhỏ nhất i min với D=200mm thì i min =0,005

Trên hệ thống thoát nước thải có các hố ga xây gạch có kích thước 700x700mm sâu trung bình 1.5m

ống thoát nước thải bằng ống uPVC có đường kính D=200mm

 Hệ thống thoát nước thải trong nhà:

Được chia làm 2 hệ thống :

Hệ thống thoát phân , tiểu được thải xuống bể tự hoại đặt tại dưới khu vệ sinh

Thể tích bể tự hoại được lấy từ 1 đền 3 lần lượng nước thải trong 1 ngày đêm

Hệ thống thoát nước rửa, tắm giặt được xả ra hố ga

Ông thông hơi vươn lên mái theo ống đứng và cao vượt mái 0.7m

Vật liệu dùng ống thoát nước trong nhà là ống nhựa PVC của Tiền phong Hải Phòng loại Class3 có sẵn trong nước, loại này có kích thước thành ống dày phù hợp với nhà làm việc và các phụ kiện tê , cút ống kiểm tra sẵn có Kích thước đường kính từ 42 mm đến 110mm

b Hệ thống thoát nước mưa

Nhà máy cà phê có diện tích 1,4 ha, theo mặt bằng san nền lưu vực thoát nước hướng ra hệ thống thoát nước chạy qua cổng nhà máy

Hệ thống thoát nước mưa nhà máy là hệ thống rãnh xây gạch đặc đậy đan BTCT Nước mưa được thu vào rãnh qua các khe thu nước sau đó xả vào hệ thống thoát nước khu vực

Tính toán hệ thốngthoát nước mưa

Công thức tính cường độ mưa ( Viện khí tượng thuỷ văn Việt Nam)

q = [(20+b)n.q20(1+c.lgp]/(t+b)n

+ q=cường độ mưa tính bằng l/s ha

+ p - chu kỳ lập lại trận mưa tính toán chính bằng khoảng thời gian xuất hiện 1 trận mưa vượt quá cường độ tính toán ( năm), p=3 năm , lấy theo qui phạm TCXD 51 :1984 , lấy theo bảng 5

+q20: Là cường độ mưa trong thời gian 20 phút q20= 240,9

(lấy tài liệu thuỷ văn tại Bắc Ninh)

+m=2 lấy với địa hình dốc với độ dốc <= 0,005,

Công thức tính lưu lượng thoát nước

Q=x.q.A(m³/s)

+ x là hệ số dòng chảy x=0,7

x là hệ số lớp phủ của khu vực trung tâm đào tạo

+ A là diện tích lưu vực thoát nước mưa (ha)

Công thức tính khả năng tiêu của hệ thống thoát

Trang 32

Dùng công thức Manning của Mỹ

R = /P Với P là chu vi mặt cắt ướt (m)

i là độ dốc thuỷ lực cửa đường ống

n là hệ số lớp phủ , n= 0,013

Đối với rãnh tính toán với chiều cao tính toán lớp nước bằng 0,8 chiều cao thiết kế rãnh nhằm bảo vệ rãnh

III NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU, LAO ĐỘNG VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ

Để đảm bảo nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị xây dựng cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiến độ, quá trình thi công dự án sẽ huy động tối đa năng lực của nhà thầu về nguồn lao động, thiết bị máy móc phục vụ cho thi công đồng thời tận dụng nguồn lao động sãn có của địa phương và tiến hành khai thác các nguồn vật tư nguyên liệu sẵn có như sau:

Đá phục vụ cho bê tông v.v sử dụng đá của các Xí nghiệp sản xuất đá của địa phương

Cát xây dựng: Cát vàng dùng cho bê tông sử dụng cát vàng từ các nguồn thuộc khu vực lân cận đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng được tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng theo thiết kế đưa ra và theo TCVN

Gạch xây: Sử dụng sản phẩm của các đơn vị sản xuất và cung ứng trong Tỉnh hoặc các khu vực lân cận

Xi măng: Sử dụng xi măng của nhà máy sản xuất xi măng … đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam

Tấm lợp: Tấm lợp kim loại màu và tấm nhựa lấy ánh sáng mua từ các đơn vị trong nước

Thép xây dựng: Bao gồm thép tròn dùng cho kết cấu bê tông cốt thép và thép hình gia công chế tạo kết cấu thép v.v mua trong nước

Các phương tiện thiết bị, máy thi công như: Các cầu trục tháp, cầu trục di động, ô tô chuyên dụng vận chuyển bê tông tươi, máy bơm bê tông, cốp pha, giàn giáo v.v Nhà thầu thi công phải có đủ để đảm bảo thi công

IV PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC ĐẤU THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Việc tổ chức đấu thầu 2 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị tuân theo các quy định trong luật đấu thầu 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Các công việc cụ thể dự định như sau:

- Phát hành hồ sơ mời thầu

- Chuẩn bị, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu

Trang 33

- Lập dự án đầu tư xây dựng: 10/2010 - 12/2010

- Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: 01/2010

 Giai đoạn thực hiện đầu tư: Quý I/2011- Quý IV/2011

- Khảo sát xây dựng 02/2011

- Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi tiết: 03/2011 - 04/2011

- Thẩm tra, thẩm định và phê duyệt: 05/2011

- Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu: 06/2011 – 07/2011

- Thi công xây dựng: 06/2011 – 11/2011

Việc thực hiện dự án sẽ được tiến hành theo quy định của Luật xây dựng và Luật đấu thầu của Việt Nam

VI GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG

1 Căn cứ

TCVN 2622-1995 : Phòng cháy cho nhà và công trình

TCVN 46-1984 : Chống sét cho các công trình xây dựng

TCVN 4317-1986 : Nhà kho và nguyên tắc thiết kế

TCVN 7336-2003 : Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động

2 Các giải pháp

a Trong giai đoạn xây dựng

Trong giai đoạn này nhà thầu thi công phải đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC cho công trình và thiết bị để công trình đưa vận hành như tiến độ đã đề ra

Trong giai đoạn xây dựng hiện tượng gây cháy hay gặp nhất là chập điện cấp cho các thiết bị thi công Công trình không lưu kho các nguyên liệu dễ cháy nổ như xâng dầu, nhựa đường…không có chú ý đặc biệt về cháy nổ trong giai đoạn xây dựng

b Trong giai đoạn vận hành

Khu sản xuất : gồm khu vực nhà xưởng, kho nguyên liệu, kho thành phẩm Tất cả các nhà đều được bố trí hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, bên cạnh đó còn bố trí các bình chữa cháy nhỏ gắn ở các cột nhà Số bình được bố trí tùy theo diện tích cụ thể của từng khu vực

Khu nhà điều hành: toàn bộ nhà được làm từ khung bê tông cốt thép, vách gạch nên khá an toàn về cháy nổ Chỉ cần bố trí khi thiết kế nhà đạt yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, đặt các bình chữa cháy tại cầu thang và các cột Gần phòng chứa nhiều tài liệu của công ty…

Trạm biến áp : bố trí các bình chữa cháy lưu động đề phong cháy nổ

Phòng bảo vệ, nhà để xe: bố trí các bình chữa cháy lưu động

V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

1 Đánh giá tác động đến môi trường

Việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng có báo cáo đánh giá tác động đến môi trường kèm theo và được tóm tắt như sau:

Trang 34

a Trong giai đoạn xây dựng

Trong thời gian xây dựng, các ô nhiễm chủ yếu như sau:

 Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công

Nhìn chung với quy mô xây dựng của dự án không lớn thời gian xây dựng không dài nên các ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động xây dựng có thể được giảm thiểu nếu áp dụng tốt các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

b Trong giai đoạn vận hành

Trong giai đoạn vận hành, ô nhiễm chủ yếu là khí thải của lò đốt than, vỏ hạt và các tạp phẩm sau khi chế biến và nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên

 Ô nhiễm không khí

Tính toán lượng ô nhiễm không khí do lò đốt than:

Lò hơi sử dụng than cám 4A với tiêu thụ 480 kg/h, một ngày lò hoạt động 4h, lượng than tiêu thụ trong ngày là 3.840 kg

Tính toán tải lượng ô nhiễm:

+ Lượng khí thải SO 2 do đốt than:

MSO2 = 20B.S, kg/h

Trong đó:

B: lượng tiêu hao than, t/h

S: hàm lượng S trong than, %

MSO2 = 20x0,48x1,5 = 14,6 kg/h

+ Lượng bụi thải:

Mb = .A.B (1-), kg/h

trong đó:

Trang 35

A, : Độ tro của nhiên liệu và hiệu suất của lọc bụi (%) A=20%,  =0,95

- tỷ lệ phần lượng bụi được mang theo vào đường dẫn khí ra ống khói, thông thường = 70-80%

Như vậy so với TCVN5939-1995- Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô

cơ trong khí thải công nghiệp, nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn (400 mg/m³), SO2 cũng hơi lớn hơn tiêu chuẩn (500 mg/m³), còn lại các chất ô nhiễm NO2, CO thấp hơn tiêu chuẩn

 Ô nhiễm nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của nhà máy Lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước cấp (tính toán ở Chương V), khoảng 7 m³/ngày đêm

Trong nước thải sinh hoạt có các chất gây ô nhiễm hữu cơ

2 Các giải pháp đảm bảo để hạn chế tác động xấu đến môi trường

a Trong giai đoạn xây dựng

 Tổ chức thi công

Việc tổ chức thi công nhằm đảm bảo thi công nhanh gọn, các công việc kết hợp với nhau, không được chồng chéo đảm bảo:

Trang 36

Kết hợp giữa việc xây dựng các đường ống cấp nước, thoát nước và các rãnh cáp điện với việc xây dựng đường để tránh đào bới nhiều lần

Thời gian thi công bố trí hợp lý để giảm bớt mật độ phương tiện máy móc và công nhân thi công

Bố trí cung cấp điện, nước, thoát nước thi công hợp lý

- Bố trí hệ thống thoát nước thi công:

Hệ thống thoát nước trong khi thi công được thiết kế dựa vào hệ thống thoát nước mưa của dự án Từ trong dự án có các rãnh thoát nước hình xương cá dẫn nước mưa ra các mương thoát Để giảm thiểu đất cát lẫn theo nước mưa vào các mương thoát, bố trí các bể lắng Các bể lắng được xây dựng ngay từ giai đoạn đầu thi công và được bỏ đi khi thi công xong

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và các yêu cầu khác

Tính toán các điều kiện ăn ở của công nhân thi công, các biện pháp vệ sinh mơi ăn ở của công nhân

Yêu cầu các nhà thầu trong khi đấu thầu phải trình bày chi tiết các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và các biện pháp an toàn cả ở khu vực thi công, khu vực tập kết nguyên vật liệu, tuyến vận chuyển và nơi ăn ở

 Giảm thiểu ô nhiễm không khí

Để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi bị cuốn theo gió tại khu vực công trường xây dựng,

- Không sử dụng xe, máy quá cũ để vận chuyển nguyên liệu và thi công công trình

- Không chuyên chở hàng hoá vượt trọng tải danh định

- Giảm tốc độ thi công, lưu lượng vận chuyển từ 22 h đêm đến 6 h sáng

Trong quá trình thi công xây dựng đến các khu vực lân cận, dự án áp dụng các biện pháp sau đây:

- Sử dụng các loại xe máy thi công phự hợp đảm bảo tiêu chuẩn tiếng ồn theo TCVN 5948-1995 cho xe tải mức ồn tối đa 88 dBA, cho xe ủi, máy xúc lớn mức

ồn tối đa là 90 dBA

- Việc thi công phải đảm bảo mức gia tốc rung cho phép theo TCVN

6962-2001 như sau: Từ 6 h đến 22 h, mức gia tốc rung cho phép là 75 dBA; Từ 22 h đến 6 h, mức gia tốc rung cho phép là mức nền Thời gian làm việc liên tục không quá 14 h/ngày

- Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng, đặt ra lịch thi công cho phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép

Trang 37

 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Để giảm thiểu đất cát lẫn theo nước mưa vào các mương thoát, bố trí các bể lắng tạm tại các vị trí trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy Các bể lắng được xây dựng ngay từ giai đoạn đầu thi công và được bỏ đi khi thi công xong

b Trong giai đoạn vận hành

 Giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải của lò đốt than

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải: Bố trí lọc bụi và lọc hấp thụ SO2 Sử dụng các thiết bị lọc có sử dụng vôi, đô lô mit có thể hấp thụ được 95% SO2 Sử dụng thiết bị lọc bụi túi có thể thu bụi đạt hiệu suất đến 99,9% Trong trường hợp sử dụng lọc bụi túi có hiệu suất 99% Trong thiết bị có sử dụng lọc khí thải và lọc bụi cho nên khí thải ra khỏi ống khói lò hơi có nồng độ bụi 50 mg/m³, nồng độ SO2 là 100 mg/m³ đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5939-1995 (giới hạn nồng độ theo tiêu chuẩn: bụi ≤

400 mg/m³, SO2 bụi ≤ 500 mg/m³

 Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trong nhà máy được xử lý qua bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy

 Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

Giải pháp giảm thiểu: Thu riêng vỏ cà phê phế thải và tro than Thu gom chất thải rắn thường xuyên hàng ngày và ký hợp đồng với URENCO Bắc Ninh để vận chuyển

và xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy

Trang 38

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH VẬN HÀNH & CÁC YẾU CẦU PHẢI

ĐÁP ỨNG

I CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM HÀNG NĂM

1 Cơ cấu sản phẩm

- Đầu tư chế biến cà phê nhân xuất khẩu: 3.000 tấn/năm

- Đầu tư chế biến cà phê hòa tan 3in1: 500 tấn/năm

- Đầu tư chế biến cà phê rang xay: 300 tấn/năm

2 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm

a Cà phê nhân

- Dạng bên ngoài hạt phải sáng vỏ

- Màu sắc: màu quả tự nhiên của mỗi giống

- Mùi: mùi đặc trưng ( không có mùi lạ )

- Hàm lượng cà phê in tính theo % chất khô >1% cho cả 3 hạng

- Cỡ hạt:

+ Hạng 1: sàng lỗ tròn No16/No14   6,3/ 5,6 mm =90/10

+ Hạng 2: sàng lỗ tròn No14/No12   5,6/ 4,8 mm =80/20

+ Hạng 3: sàng lỗ tròn No12/No10   4,8/ 4,0 mm =90/20

b Cà phê hòa tan 3in1

Đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 7033:02 và TCVN 7033:02 năm 2002 về cà phê hòa tan

c Cà phê rang xay

Đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 7031:02 năm 2002 về cà phê nhân và rang xay

Năm 1 và 2: Công suất đạt 90%

Năm 3: Công suất đạt 95%

Từ năm thứ 4, sản xuất ổn định và công suất đạt 100%

Việc bán hàng sẽ tận dụng được thương hiệu cũng như danh tiếng của tổng công ty,

dự kiến công suất bán hàng là 95%

II CHẾ ĐỘ SỬA CHỮA, BẢO TRÌ TRONG THỜI GIAN VẬN HÀNH

Trong những năm vận hành, việc sửa chữa định kỳ là cần thiết để cho bộ máy sản xuất vận hành trơn tru Công tác sữa chữa nhỏ sẽ được bên bán đào tạo cho lực lượng lao động thuộc dự án về mặt kỹ thuật công như công nghệ, điều này đáp ứng cho sản xuất liên tục và kịp thời Bên cạnh đó, kế hoạch sửa chữa lớn và bảo dưỡng thiết bị sẽ

do nhà thầu cung cấp thiết bị trực tiếp lập kế hoạch

III GIẢI PHÁP TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1 Thị trường tiêu thụ

Dự kiến sản phẩm sẽ được tiêu thụ tại các tỉnh phía bắc, và xuất khẩu sang các nước

có nhu cầu tiêu thụ cà phê mạnh như: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hà Lan, Đông Âu

Trang 39

2 Lựa chọn tiêu thức tiêu thụ

Công ty xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm với hình thức các Tổng đại lý bao tiêu sản phẩm thông qua hệ thống các nhà phân phối Theo phương thức này các Tổng đại lý bao tiêu sản phẩm của Công ty nhận hàng theo giá bán buôn và bán ra theo giá thị trường chấp nhận Các Tổng đại lý bao tiêu sẽ thực hiện phương thức thanh toán tiền mua sản phẩm của Công ty trong tháng nhận hàng, số tiền chuyển trả tương ứng với số lượng hàng của các nhà Đại lý bao tiêu đã nhận Với hình thức này đã góp phần rút ngắn thời gian lưu thông của sản phẩm, tăng vòng quay vốn, giảm đối tượng các khoản phải thu Ngoài việc bán hàng thông qua các tổng Đại lý Công ty còn tổ chức đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trực thuộc Phòng kinh doanh Đội ngũ cán bộ này có nhiệm vụ thường xuyên nắm bắt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thị trường được phân công đảm nhiệm, duy trì và mở rộng thị trường

3 Dự kiến giá bán sản phẩm

Giá bán dự kiến: lấy theo giá bình quân thực tế quý IV năm 2010

+ Cà phê Arbica 2.170 USD/ tấn (FOB) cà phê nhân

+ Cà phê rang xay: 68.000đ/1kg + Cà phê 3in1: 52.000 đ/1kg

IV NHU CẦU CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG CHO SẢN XUẤT

1 Nguyên liệu

Nguyên liệu cà phê nhân xô được khai thác tại các tỉnh Nghệ An có sản lượng khoảng 15.000 tấn/năm, Sơn La có sản lượng khoảng 10.000 tấn/năm và Thanh Hóa khoảng 5.000 tấn/năm Theo tính toán thu mua khoảng 20-25% thì nguồn nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của nhà máy với công suất dự kiến đã đặt ra là 3.000 tấn nhân/năm

Nguyên liệu đường, sữa được nhập từ các nhà máy của Khu công nghiệp Tiên Sơn

và một số Khu công nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh hoặc ở các tỉnh lân cận

2 Các giải pháp nguyên liệu khác

a Nguồn điện

Được cung cấp từ nguồn điện của Khu công nghiệp Tiên Sơn, hiện tại khu vực đã có đường dây trung thế 22KV đi qua, dự kiến nhà máy chế biến sẽ xây dựng 1 trạm biến thế có công suất đủ đáp ứng phục vụ nhu cầu sản xuất

Trang 40

CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC QUẢN Lí KHAI THÁC DỰ ÁN& BỐ TRÍ

LAO ĐỘNG

I TỔ CHỨC QUẢN Lí KHAI THÁC VẬN HÀNH

1 Cơ cấu tổ chức bộ mỏy quản lý

Phòng hành chính tổng hợp và

đối ngoại

Phòng

kế toán

Phòng sản xuất

mối quan hệ chỉ đạo

2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Chi nhỏnh Tổng Cụng ty cà phờ tại Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng cụng ty cà phờ Việt Nam Hoạt động theo phương thức hạch toỏn phụ thuộc, chịu sự giỏm sỏt, quản lý của Tổng cụng ty cà phờ Việt Nam

Ngày đăng: 04/04/2015, 00:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w