Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 116 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
116
Dung lượng
763,76 KB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Quốc Hoàn i MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt iii Danh mục các bảng iv Danh mục sơ đồ v MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6 7. Kết cấu của đề tài 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1. Rủi ro tín dụng 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng 7 1.1.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 9 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 11 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng 13 1.2.1. Khái niệm 13 1.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng 14 1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 15 1.2.4. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng 23 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 25 1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại và bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 27 1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại 27 1.4.2. Bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG 35 2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương 35 2.1.1. Tên và địa chỉ ngân hàng 35 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng 35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng 36 2.1.4. Kết quả kinh doanh của ngân hàng 38 ii 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương 46 2.2.1. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 46 2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 48 2.3. Đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương 70 2.3.1. Những kết quả đạt được 70 2.3.2. Hạn chế 71 2.2.3. Nguyên nhân 74 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG 80 3.1. Định hướng của NHNN, của tỉnh Phú Thọ và của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương về quản trị rủi ro tín dụng 80 3.1.1. Định hướng của Ngân hàng Nhà nước 80 3.1.2. Định hướng phát triển của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 82 3.1.3. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương 83 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương 84 3.2.1. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng 84 3.2.2. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng 87 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 88 3.2.4. Hoàn thiện công tác theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng 89 3.2.5. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu để thu hồi nợ 90 3.2.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản trị rủi ro tín dụng 92 3.2.7. Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh 93 3.2.8. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105 1. Kết luận 105 2. Kiến nghị 106 3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Diễn giải 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CIC Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam 3 EL Tổn thất có thể ước tính 4 LGD Tỷ trọng tổn thất ước tính 5 NHNN Ngân hàng nhà nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 8 PD Xác suất khách hàng không trả được nợ 9 PGD Phòng giao dịch 10 QĐ Quyết định 11 QHKH Quan hệ khách hàng 12 RRTD Rủi ro tín dụng 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 UL Tổn thất không thể dự tính được iv DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Hùng Vương 39 2 Bảng 2.2. Kết quả cho vay, thu nợ, dư nợ của Vietinbank Hùng Vương 43 3 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hùng Vương 45 4 Bảng 2.4. Quy trình thực hiện khai thácvà sử dụng hệ thống INCAS của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng 49 5 Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu của Vietinbank Phú Thọ 51 6 Bảng 2.6. Trọng số đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp 56 7 Bảng 2.7. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 56 8 Bảng 2.8. Bảng phân tích dư nợ theo mức xếp hạng tín nhiệm khách hàng của Vietinbank Hùng Vương 58 9 Bảng 2.9. Bảng trọng số theo từng món vay 60 10 Bảng 2.10. Bảng hệ số rủi ro nguồn tài trợ 60 11 Bảng 2.11. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân 61 12 Bảng 2.12. Điều kiện cấp giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Hùng Vương 63 13 Bảng 2.13. Mức độ đáp ứng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Hùng Vương 63 14 Bảng 2.14. Mức độ đáp ứng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietinbank Hùng Vương 64 15 Bảng 2.15. Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tại Vietinbank Hùng Vương 68 16 Bảng 2.16. Trích lập dự phòng RRTD tại Vietinbank Hùng Vương 68 v DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Stt Tên sơ đồ, đồ thị Trang 1 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Vietinbank Hùng Vương 37 2 Sơ đồ 3.1. Mô hình quản trị RRTD của hệ thống NHTM cổ phần công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 86 3 Đồ thị 2.1. Đồ thị phân tích dư nợ theo mức xếp hạng tín nhiệm khách hàng 58 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, RRTD,… Trong tất cả các loại rủi ro kể trên thì RRTD là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn và phức tạp nhất. RRTD thường phát sinh do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khiến người cho vay - ngân hàng - phải gánh chịu các tổn thất tài chính. Tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây đang đòi hỏi phải có giải pháp xử lý cấp bách, từ đó cho thấy phần nào những hệ lụy mà RRTD gây ra, cũng như sự cần thiết phải tăng cường quản trị RRTD trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, nợ xấu và RRTD tiếp tục là vấn đề lớn cản trở sự phát triển của hệ thống NHTM. Đứng trước tình hình này, để đảm bảo hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động ổn định vững chắc, NHNN Việt Nam đã đưa ra định hướng chiến lược phát triển trong lĩnh vực ngân hàng đến năm 2020 theo hướng tập trung quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng. Do đó, việc lượng hóa RRTD theo thông lệ quốc tế trở thành vấn đề cấp thiết tại các NHTM. Việc lượng hóa RRTD một cách chính xác giúp các NHTM chọn lọc khách hàng, thiết lập dự phòng RRTD hợp lý và mức vốn kinh tế cần thiết để chống đỡ rủi ro. Trong khi hiệp ước Basel đã khuyến khích các NHTM xây dựng các cách thức và mô hình nhằm lượng hóa RRTD theo khung giá trị VAR, thì ở hệ thống ngân hàng Việt Nam, các NHTM chủ yếu vẫn đo lường RRTD dựa trên chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn, việc áp dụng các phương pháp lượng hóa RRTD hiện đại mới chỉ ở giai đoạn đầu thử nghiệm. Tính đến 31/12/2014, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có có 17 đầu mối ngân hàng đang hoạt động, gồm: Agribank Phú Thọ, Vietinbank Phú Thọ, Vietinbank Hùng Vương, Vietinbank Đền Hùng, Vietinbank Thị xã Phú Thọ, BIDV Phú Thọ, MHB Phú Thọ, Vietcombank Phú Thọ, MB Phú Thọ, Techcombank Việt 2 Trì, VPBank Phú Thọ, Maritimebank Phú Thọ, Sacombank Phú Thọ, VIB Phú Thọ, Lien Viet Postbank Phú Thọ, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ và ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ. Ngoài ra có 15 ngân hàng chi nhánh cấp II thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 103 phòng giao dịch và 35 quỹ tín dụng cơ sở. Như vậy, tỉnh Phú Thọ có một số lượng lớn các NHTM đang hoạt động và quy mô ngày càng tăng, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngày càng sôi động. Trong xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở cửa hội nhập với thị trường dịch vụ ngân hàng trong khu vực và quốc tế, NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương (sau đây gọi tắt là Vietinbank Hùng Vương) đã thực hiện nhiều giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nội bộ về hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực quản trị điều hành hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng quản trị RRTD, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tín dụng tại Vietinbank Hùng Vương trong thời gian qua cũng cho thấy RRTD vẫn chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu còn ở mức cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì thực tế cũng phải nhìn nhận đã có nhiều yếu tố chủ quan về phía ngân hàng cũng khiến cho RRTD tăng cao. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là RRTD phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu thiệt hại phát sinh từ RRTD và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương” là luận văn thạc sĩ của mình. 3 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị RRTD trong NHTM, bao gồm các nội dung như: khái niệm, vai trò, nguyên tắc, quy trình quản trị RRTD trong NHTM, - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Vietinbank Hùng Vương trong khoảng thời gian 2012 – 2014. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu, có căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại Vietinbank Hùng Vương. 3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài Quản trị RRTD là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các lãnh đạo ngân hàng. Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về quản trị RRTD, đó luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học và các bài báo khoa học, Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu đã được công bố như: - Luận án Tiến sỹ kinh tế “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012). Tác giả đã phân tích thực trạng quản trị RRTD tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011. Những điểm mới của luận án đó là: Khái quát hóa những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý RRTD; Đưa ra các mô hình có thể áp dụng để quản lý RRTD của NHTM; Đánh giá và chỉ rõ những mặt được, chưa được và đưa ra hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện của NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam, nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý RRTD của ngân hàng này. - Luận án Tiến sỹ kinh tế “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2012). Tác giả đã phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2002 – 2010. Trên cơ sở sử dụng hệ thống các tiêu chí đã được xây dựng, luận án đã chỉ ra nhiều hạn chế trong quản 4 trị RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Đồng thời, luận án đã đưa ra khuyến nghị về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cũng như đề xuất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi mô hình quản trị RRTD, thành lập Ủy ban quản trị rủi ro, phân công lại chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, xây dựng hệ thống báo cáo theo chuẩn quốc tế. - Luận án Tiến sỹ kinh tế “Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Cảnh Hiệp (2013). Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và quản lý RRTD đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển. Luận án đã đưa ra các quan điểm về quản lý RRTD đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp mới nhằm quản lý RRTD đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ở Học viện Tài chính, qua khảo sát của tác giả, đã có những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về quản trị RRTD trong NHTM, có thể kể đến một số luận văn tiêu biểu được hoàn thành năm 2013 tìm hiểu về quản trị RRTD tại các chi nhánh của NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam như: - Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng” của tác giả Hoàng Việt (2013). - Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (2013). - Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị Dung (2013). Những luận văn này đã trình bày một cách tương đối có hệ thống về một số vấn đề lý luận liên quan đến RRTD cũng như quản trị RRTD của NHTM, trên [...]... thành 5 khối, trong đó khối quản trị rủi ro gồm Phòng quản trị rủi ro, Phòng Quản trị tín dụng Trong hệ thống quản trị rủi ro thì Ban Quản lý rủi ro tín dụng và Phòng quản trị rủi ro có vai trò rất quan trọng Ở Hội sở chính NHTM cổ phần Đầu tư và Phát tri n Việt Nam, Ban Quản lý rủi ro tín dụng được giao nhiệm vụ (i) tham mưu, giúp cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Hội đồng quản lý tín dụng và 30 ... quản trị RRTD tại NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro tín dụng 1.1.1 Khái niệm Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hiểu là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn... thống về quản trị RRTD tại Vietinbank Hùng Vương trong khoảng thời gian 2012 – 2014 là chưa được thực hiện Do đó, đề tài Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương là một đề tài mới, không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Hùng Vương -... ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại 1.4.1.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát Tri n Hàn Quốc (KDB) KDB được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá rất cao: xếp hạng AAcủa Fitch, hạng A của S&P, hạng Aa3 của Moody’s, hạng AAA của Công ty xếp hạng Hàn Quốc năm 2012 KDB coi quản trị rủi ro là... tiêu chí chung của chi n lược phát tri n ngân hàng cũng như chính sách điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng 14 1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng Quá trình quản trị RRTD bao gồm 4 nội dung: (i) nhận diện rủi ro, (ii) đo lường và đánh giá rủi ro, (iii) theo dõi và kiểm soát rủi ro, (iv) tài trợ rủi ro Mặc dù có sự phân đoạn trong quy trình quản trị RRTD, song một nguyên tắc có tính xuyên suốt... trong xây dựng chính sách tín dụng và lựa chọn khách hàng hoặc rủi ro đạo đức do nhân viên tín dụng tuân thủ không đầy đủ hoặc cố tình thực hiện sai các quy định của ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng và quản lý khoản vay c Theo nội dung quản trị RRTD Theo nội dung quản trị RRTD, RRTD đuợc phân chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục Rủi ro giao dịch là RRTD liên quan đến từng khoản tín dụng. .. [10, tr.232] Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung, trong hoạt động tín dụng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi ngân hàng Nếu công tác quản trị RRTD được thực hiện tốt, sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra đối với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng Ngoài ra, công tác quản trị rủi ro nếu được thực hiện tốt còn tạo điều kiện cho sự phát tri n của toàn... hạn tín dụng tập trung Danh mục cho vay của ANZ được đa dạng hoá để giảm những rủi ro địa lý và rủi ro ngành cũng như để tối đa hoá lợi nhuận thông qua việc đưa ra giới hạn tập trung đối với từng nhóm khách hàng một cách chính xác 1.4.1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát tri n Việt Nam Trải qua 55 năm hoạt động, đến nay NHTM cổ phần Đầu tư và Phát tri n... liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại Thứ nhất, nhân tố cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro của ngân hàng Ngân hàng cần thiết phải đưa ra chính sách kiểm tra chặt chẽ trong, trước và sau khi cho vay Đồng thời cần xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia... tại trong quản trị RRTD tại Vietinbank Hùng Vương - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại Vietinbank Hùng Vương 7 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị RRTD trong NHTM - Chương 2: Thực trạng quản trị RRTD tại NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam . tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Hùng Vương. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Vietinbank Hùng Vương. - Phạm vi về thời gian: Số. trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị RRTD trong NHTM. - Chương 2: Thực trạng quản trị RRTD tại NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương. - Chương 3: Một. cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị RRTD trong NHTM, bao gồm các nội dung như: khái niệm, vai trò, nguyên tắc, quy trình quản trị RRTD trong NHTM, - Tìm hiểu, phân