Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản tri rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương (Trang 80)

4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứu

2.2.3.Nguyên nhân

2.2.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Th nht, sự phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng của NHTM cổ phần công thương Việt Nam đối với Vietinbank Hùng Vương ở mức dưới 15 tỷ đồng. Ở mức phán quyết tín dụng của mình, Vietinbank Hùng Vương hoạt động gần như một ngân hàng độc lập, các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyện của Vietinbank Hùng Vương sẽ không trình phê duyệt về hội sở chính đã làm tăng RRTD ở chi nhánh.

Thứ hai, hạn chế về nguồn thông tin.

Công tác thu thập, cập nhập thông tin chưa đầy đủ, kịp thời. Một số cán bộ tín dụng chỉ thu thập thông tin qua các báo cáo của khách hàng, không đến khảo sát trực tiếp tại địa điểm sản xuất kinh doanh dẫn đến việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng chưa thật hiệu quả.

Nguồn tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng còn hạn chế do hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân ngân hàng khi thực hiện xếp hạng tín dụng cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia để đưa ra số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin mà các cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh,... ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Khối lượng công việc thường rất lớn, lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng, dẫn đến cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin

đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng. Đồng thời, bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tếđểđược phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.

Nguyên nhân của tình trạng này, một mặt là do cán bộ tín dụng chưa thường xuyên xuyên bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, hoặc do năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế nên không phát hiện ra được những biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Thứ ba, Vietinbank Hùng Vương mới áp dụng các phương pháp truyền thống như: dùng dự phòng RRTD, khai thác xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng. Một số trường hợp, chi nhánh chưa quyết liệt trong việc khởi kiện, bán tài sản thu hồi nợ vì sự kiện tụng sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc.

Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực quản trị RRTD.

Thực tế tại Vietinbank Hùng Vương đó là chưa chú trọng phát triển, duy trì một đội ngũ chuyên gia quản trị rủi ro. Hầu hết cán bộ rủi ro đều là những cán

bộ tín dụng chuyển sang, không có chuyên ngành sâu về quản lý RRTD. Trong khi đó, nghiệp vụ quản lý rủi ro trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc với những ứng dụng của các thuật toán, mô hình thống kê hiện đại. Điều này đòi hỏi người làm công tác rủi ro vừa phải có kinh nghiệm tín dụng, vừa phải có kiến thức về các mô hình thống kê.

Năng lực chuyên môn về quản trị RRTD của một bộ phận cán bộ

Vietinbank Hùng Vương còn hạn chế. Hầu hết cán bộ của Vietinbank Hùng Vương được đào tạo tại các trường đại học thuộc khối kinh tế, tài chính ngân hàng,... trong đó có nhiều cán bộ không am hiểu sâu các vấn đề thuộc về kỹ thuật xây dựng, do đó gặp khó khăn trong việc thẩm định dự án, kiểm soát giải ngân. Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn về từng ngành, do đó không đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế

làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.Khá nhiều cán bộ làm công tác cho vay có tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

Chất lượng tín dụng có lúc chưa được coi trọng đúng mức, việc tuân thủ

quy trình tín dụng chưa nghiêm (thẩm định sơ sài, hồ sơ tài sản thế chấp chưa

đầy đủ yếu tố pháp lý), một số cán bộ tín dụng khi quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay, coi trọng yếu tố này mà chưa coi trọng đến hiệu quả của phương án, dự án vay vốn. Một bộ phận cán bộ tín dụng yếu về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, trong thẩm định và quyết định cho vay vẫn để xảy ra tình trạng cho vay vượt khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn.

2.2.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

tin cậy, thiếu sự minh bạch làm ảnh hưởng đến việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Trên địa bàn thành phố Việt Trì có trên 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp có thông tin phản ánh trên các báo cáo tài chính không chính xác vì các mục đích che đậy thông tin, trốn thuế,... và các báo cáo tài chính này đều không được kiểm toán. Vì thế số liệu trên sổ sách kế toán không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh thực của những doanh nghiệp này. Qua tìm hiểu thực tiễn, không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh thực sự có hiệu quả, nhưng số liệu thể hiện vẫn lỗ. Do đó, việc thu thập thông tin từ báo cáo tài chính của những khách hàng này đôi khi không chính xác. Một số doanh nghiệp lại lập báo cáo tài chỉnh gửi cho cơ quan thuế một số liệu, nhưng lại gửi cho ngân hàng một báo cáo tài chính với các chỉ tiêu rất đẹp đểđược vay vốn.

2.2.3.3. Nguyên nhân khác

Thứ nhất, hiện nay các văn bản hướng dẫn và bắt buộc các NHTM sử

dụng phương pháp thống kê để lượng hóa RRTD theo thông lệ quốc tế gần như

chưa hoàn thiện, có văn bản đang ở dạng dự thảo như : Thông tư quy định về hệ

thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng,…

Thứ hai, việc lượng hóa RRTD của ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì: - Hạn chế trong các cơ sở dữ liệu. Việc lượng hóa RRTD đòi hỏi các NHTM phải có các cơ sở dữ liệu đầu vào lớn và chính xác. Tuy nhiên, trong bối cảnh ở Việt Nam, các dữ liệu này không dễ dàng thu thập hoặc xây dựng được. Phần lớn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không được kiểm toán. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn phải kiểm toán, thì sự chậm trễ

trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán,... còn bất cập, có sự

sai lệch giữa số liệu kiểm toán với thực tế. Thông tin dữ liệu từ CIC lại chưa

được cập nhật, chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu riêng, đáng tin cậy, và đầy đủ

phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng. Việc lưu giữ thông tin về

khách hàng trong hệ thống dữ liệu nội bộ của NHTM thông qua các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng mới chỉ được một số NHTM thực hiện trong một số

năm gần đây và bản thân các NHTM cũng đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc thu thập và phân loại thông tin chính xác cũng như tạo thông tin đầu ra có giá trị. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng các mô hình kinh tế lượng, phân tích thống kê ứng dụng trong xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Hạ tầng công nghệ thông tin của các NHTM không đồng đều, khó khăn này đã cản trở việc xây dựng và ứng dụng các mô hình lượng hóa RRTD.

- Hạn chế trong nguồn nhân lực. Việc lượng hóa RRTD đều được phát triển trên các nền tảng lý thuyết khá phức tạp và là những kiến thức mới đối với ngành kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam. Việc triển khai các mô hình ước lượng RRTD hiện đại đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là các chuyên gia về xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây là lực lượng lao động chất lượng cao, họ không chỉ có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng, mà còn có khả năng ứng dụng các mô hình toán học trong phân tích, trong khi thị trường nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất thiếu. Hầu hết tất cả các ngân hàng đã hoặc đang nghiên cứu việc lượng hóa RRTD đều thuê chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, nhưng chính vì chưa am hiểu và làm chủ được mô hình, nên không những việc sử dụng mô hình gặp nhiều khó khăn, mà các NHTM cũng khó có căn cứđểđánh giá tính chính xác của các kết quả do mô hình tạo ra. Việc này cũng là một rào cản lớn khiến vấn đề lượng hóa RRTD theo phương pháp thống kê vẫn chỉ là một trong nhiều kế hoạch trong tương lai của NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận đã đề cập ở chương 1, chương 2 đã đi vào phân tích làm rõ thực trạng quản trị RRTD tại Vietinbank Hùng Vương trong khoảng thời gian 2012 - 2014. Đề tài tập trung phân tích RRTD và các nội dung quản trị

RRTD gồm nhận biết, đo lường, kiểm soát và tài trợ RRTD. Qua phân tích cho thấy Vietinbank Hùng Vương đã từng bước chú trọng đến quản trị RRTD, và đã

đạt được một số kết quả ban đầu. Đề tài đã đưa ra những đánh giá, nhận định về

những kết quả đạt được của Vietinbank Hùng Vương trong quản trị RRTD cũng như những hạn chế bất cập như phương pháp đo lường RRTD chưa theo thông lệ

quốc tế, việc xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập,... mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ sự hạn chế về nguồn nhân lực, hạn chế về thông tin,... Đây chính là cơ

sởđể tác giảđề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học, bám sát thực tiễn để hoàn thiện quản trị RRTD tại Vietinbank Hùng Vương.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản tri rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương (Trang 80)