4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần
2.2.1. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam công thương Việt Nam
Từ năm 2011 trở về trước, NHTM cổ phần công thương Việt Nam thực hiện theo mô hình quản lý tín dụng phân tán. Theo đó, các phòng khách hàng, phòng giao dịch tại chi nhánh thực hiện tất cả các bước của quy trình đối với khách hàng đủ điều kiện trong mức ủy quyền phán quyết (chi nhánh tìm kiếm, thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ). Phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh chỉ có vai trò thẩm định rủi ro độc lập trong một số trường hợp, chủ yếu ý kiến chỉđể cảnh báo và có tính chất tham khảo. Trường hợp vượt mức
ủy quyền phán quyết hoặc khách hàng không đủ điều kiện chi nhánh sẽ trình Hội sở tái thẩm định. Phòng Quản lý rủi ro tại hội sở có vai trò nhưở chi nhánh.
Bước sang năm 2012, NHTM cổ phần công thương Việt Nam có sự
chuyển đổi mô hình quản trị RRTD. Theo đó, phòng khách hàng tại chi nhánh và trụ sở chính chỉ có chức năng kinh doanh, thực hiện tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng mà không còn chức năng thẩm định như
trước. Trên cơ sở thu thập thông tin do phòng khách hàng cung cấp và các thông tin cần thiết khác, phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh đóng vai trò chủ yếu trong việc thẩm định để trình Ban lãnh dạo Chi nhánh/Hội đồng tín dụng cơ sở/ trình Hội sở chính quyết định. Đối với trường hợp vượt mức ủy quyền phán quyết (tại
Vietinbank Hùng Vương mức vượt ủy quyền phán quyết là trên 15 tỷ đồng) hoặc khách hàng không đủ điều kiện, chi nhánh trình Trụ sở chính, phòng đầu mối thực hiện tái thẩm định là phòng Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư, phòng Khách hàng tại trụ sở chính có vai trò thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng làm cơ sở lập báo cáo đề xuất tín dụng gửi phòng Quản lý RRTD, đầu tư. Đây là bước đệm để tiến tới tách biệt hẳn chức năng quản lý rủi ro và tác nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
Từ tháng 1/2013, NHTM cổ phần công thương Việt Nam một lần nữa có sự chuyển đổi trong mô hình, tại đó có sự tách biệt hoàn toàn 3 chức năng: Kinh doanh, Tác nghiệp và Quản lý rủi ro. Phòng Khách hàng/Phòng Giao dịch tại chi nhánh chỉ có chức năng kinh doanh: tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất, thu nợ. Việc kiểm soát thẩm định để cấp Giới hạn tín dụng tập trung lên phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt Giới hạn tín dụng Trụ sở chính., không còn phòng Quản lý rủi ro và Hội đồng tín dụng cơ sở. Việc kiểm soát thẩm định khoản tín dụng, giải ngân tập trung về Phòng kiểm soát và Phê duyệt tín dụng.
Từ tháng 4/2013 đến nay, toàn bộ việc kiểm soát thẩm định tập trung về
duyệt tín dụng đổi tên thành Phòng kiểm soát giải ngân, không còn chức năng kiểm soát thẩm định mà chỉ kiểm soát chứng từ và các điều kiện trước giải ngân.
2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
2.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Công tác nhận diện RRTD của Vietinbank Hùng Vương nhằm mục đích nắm bắt thông tin, kiểm tra, phòng ngừa, giám sát để giảm thiểu mức độ rủi ro về
không thu được đầy đủ các khoản cho vay có thể xảy ra. Quy trình nhận diện RRTD gồm các bước: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề; kiểm tra hồ sơ các khoản nợ có vấn đề; gặp gỡ, làm việc với khách hàng; lập kế
hoạch hành động; thực hiện kế hoạch; quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch. Vietinbank Hùng Vương nắm bắt thông tin khách hàng vay vốn thông qua các kênh thông tin chủ yếu sau:
- Các báo cáo tài chính định kỳ quí, 6 tháng, năm;
- Các báo cáo kiểm toán đối với khách hàng doanh nghiệp;
- Các báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản đảm bảo tiền vay do khách hàng cung cấp;
- Thông tin từ hệ thống CIC của NHNN;
- Các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất của cán bộ tín dụng đối với tình hình thực hiện dự án sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng.
- Thông tin từ các đối tác, bạn hàng, khách hàng của khách hàng là doanh nghiệp; thông tin từ chính quyền địa phương, tổ dân phố, từ bà con hàng xóm của khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân.
Các thông tin được cán bộ tín dụng thu thập, xử lý dưới dạng báo cáo tình hình kinh doanh khách hàng, biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay khách hàng, báo cáo phân tích tài chính khách hàng, báo cáo chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng và báo cáo Lãnh đạo ngân hàng.
Hiện nay, Vietinbank Hùng Vương đang sử dụng hệ thống INCAS trong quản lý thông tin khách hàng vay vốn trong toàn hệ thống. Chức năng chính của hệ thống INCAS là: tổng hợp, đánh giá thông tin/dữ liệu tín dụng trong và ngoài hệ thống NHTM cổ phần công thương Việt Nam; số liệu sau khi thu thập, thông kê sẽ được tính toán, so sánh và hiện thị dấu hiệu cần cảnh báo nhằm hỗ trợ bộ
phận tín dụng phân tích, đánh giá và đưa ra những dự báo, những dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD.
Các thông tin cảnh báo sớm RRTD của hệ thống INCAS gồm: - Thông tin cảnh báo về dư nợ;
- Thông tin về lãi treo;
- Thông tin cảnh báo rủi ro về tài sản đảm bảo; - Diễn biến về dư nợ và tài sản đảm bảo;
- Thông tin về khách hàng đen;
- Thông tin cảnh báo rủi ro ngoài hệ thống.
Cán bộ tín dụng sẽ khai thác và sử dụng hệ thống INCAS, căn cứ trên kết quả cảnh báo RRTD của hệ thống INCAS, cán bộ tín dụng sẽ nhận diện RRTD có thể phát sinh đối với từng khách hàng.
Bảng 2.4. Quy trình thực hiện khai thác
và sử dụng hệ thống INCAS của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng
Bước Người thực hiện Nội dung công việc
Bước 1 Cán bộ tín dụng - Xử lý các thông tin trên hệ thống (nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin cảnh báo rủi ro do hệ thống đưa ra).
- Theo dõi, phát hiện các dấu hiệu dữ liệu có chiều hướng biến động không phù hợp với danh mục cho vạy, danh mục tài sản đảm bảo của chi nhánh trong từng thời kỳ. - Xác định nguyên nhân của sự biến động đó.
- Tiến hành phân tích nhằm phát hiện và đưa ra các dấu hiệu cảnh báo RRTD.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục các nguyên nhân gây ra biến động đó. - Xử lý số liệu và lập báo cáo RRTD trình lãnh đạo phòng QHKH. Bước 2 Lãnh đạo phòng QHKH
- Kiểm soát thông tin do cán bộ tín dụng đề xuất trên hệ
thống.
- Kiểm soát các biện pháp khắc phục sự biến động về dữ
liệu của Chi nhánh, các dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD. - Trình lãnh đạo chi nhánh phê duyệt.
Bước 3 Lãnh đạo chi nhánh Phê duyệt hoặc từ chối thông tin đưa vào hệ thống, các biện pháp khắc phục sự biến động về dữ liệu của chi nhánh, các dấu hiệu cảnh báo RRTD do Lãnh đạo phòng QHKH cung cấp.
Bước 4 Lãnh đạo chi nhánh Chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ có liên quan thực hiện khắc phục sự biến động về dữ liệu của chi nhánh, các dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD.
[Nguồn: Vietinbank Hùng Vương] 2.2.2.2. Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng
a. Tình hình nợ xấu
Cùng với định hướng, khơi thông dòng chảy vốn, giảm lãi suất cho vay, ngành ngân hàng Phú Thọ còn là một trong số đơn vị đi đầu trong toàn quốc về
xây dựng và triển khai thực hiện Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 - 2015. Qua thực hiện Đề án, nhiều khoản nợ đã được cơ cấu lại, nhiều khách hàng vay đã
được miễn giảm lãi, nhiều khoản vay có nguy cơ chuyển thành nợ xấu đã được ngăn chặn, các khoản nợ xấu hiện hữu đã được khoanh vùng, có biện pháp xử lý thích hợp, hiện tại nợ xấu vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát và các ngân hàng trên địa bàn cơ bản hoạt động an toàn, hiệu quả.
Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu của Vietinbank Phú Thọ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ 2013/2012 2014/2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 +/- % +/- % Nhóm 1 635.860 722.119 853.419 86.259 13,6% 131.300 18,2% Nhóm 2 74.260 79.563 69.563 5.303 7,1% -10.000 -12,6% Nhóm 3 15.775 8.069 8.217 -7.706 -48,8% 148 1,8% Nhóm 4 1.454 1.696 2.148 242 16,6% 452 26,7% Nhóm 5 1.671 1.801 2.792 130 7,8% 991 55,0% Dư nợ 729.020 813.248 936.139 84.228 11,6% 122.891 15,1% Nợ xấu 18.900 11.566 13.157 -7.334 -38,8% 1.591 13,8% Tỷ lệ nợ xấu 2,59% 1,42% 1,41%
[Nguồn: Vietinbank Hùng Vương và kết quả tính toán của tác giả]
Phải đối mặt với nhiều thách thức của tình trạng suy giảm kinh tế, nhưng với những chỉ tiêu hoàn thành ấn tượng đã cho thấy hoạt động của Vietinbank Hùng Vương đạt hiệu quả cao. Cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng tích cực, dư
nợ đã được tăng trưởng theo đúng định hướng, dòng vốn tín dụng tiếp tục được
định hướng vào các lĩnh vực, ngành hàng quan trọng; nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát. Vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đáp ứng cơ bản nhu cầu kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ.
Tình hình nợ xấu của Vietinbank Hùng Vương đã giảm bớt bởi ngân hàng
đã chú trọng vào mục tiêu của các khoản vay, tính toán chính xác hiệu quả đầu tư của dự án xin vay, luôn nỗ lực kiểm tra tài chính, phi tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ,... Vietinbank Hùng Vương sử
dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả và đã tăng trưởng tín dụng với chất lượng vững chắc, đảm bảo khả năng thu nợ để giảm bớt nợ khó đòi, nợ xấu tồn động những năm trước, kèm theo đó là lực lượng cán bộ tín dụng đã được đào tạo, am hiểu về ngành của doanh mà ngân hàng tài trợ tăng lên. Điều này làm tỷ lệ nợ
trong quá trình kinh doanh là không thể tránh khỏi, bởi Vietinbank Hùng Vương phải cạnh tranh lãi suất với nhiều ngân hàng trên địa bàn, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kém hiệu quả. Mặc dù Vietinbank Hùng Vương luôn áp dụng các biện pháp tích cực để đảm bảo khả năng an toàn vốn vay nhưng trước thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nên nợ quá hạn của ngân hàng vẫn xuất hiện, song có xu hướng giảm dần.
b. Đo lường rủi ro tín dụng thông qua xếp hạng tín dụng nội bộ
Mục tiêu mà NHTM cổ phần công thương Việt Nam hướng tới là xây dựng một hệ thống đo lường RRTD theo phương pháp thống kê, cải thiện tính chính xác và hiệu lực của mô hình đo lường rủi ro cho khách hàng và hệ thống chấm điểm tín dụng theo phương pháp tiếp cận nội bộ. Đồng thời tăng cường hiệu quả công tác quản lý danh mục tín dụng trên cơ sở quản lý giới hạn tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm, chính sách thu hồi và quản lý nợ xấu; Hỗ trợ theo dõi và kiểm soát chất lượng tín dụng thông qua các tiêu chí, dấu hiệu cảnh báo sớm đối với những trường hợp suy giảm chất lượng tín dụng,...
Với mục tiêu đó VietinBank đã hoàn thiện việc xây dựng bộ chỉ tiêu và phần mềm chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng mới và đã triển khai chính thức hệ thống xếp hạng nội bộ: Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo Quyết định số 3730/QĐ-NHCT35 ngày 22/12/2011 và Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình theo Quyết định số 3729/QĐ-NHCT35 ngày 22/12/2011 của NHTM cổ phần công thương Việt Nam.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được lập trình sẵn, phần mềm sẽ thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ quyết định cấp tín dụng cho từng khách hàng.
a. Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp:
Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Hùng Vương bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thu thập thông tin.
- Hồ sơ pháp lý (đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, quyết định bổ
nhiệm giám đốc, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, điều lệ hoạt động của công ty, uỷ quyền của hội đồng quản trị cho người khác ký các giấy tờ giao dịch, quy chế quản lý tài chính nếu có, hồ sơ giới thiệu năng lực khách hàng);
- Báo cáo tài chính của khách hàng.
Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh.
Có tất cả 34 nhóm ngành cơ bản là được áp dụng trong công tác xếp hạng tín dụng của Vietinbank Hùng Vương như: nông lâm thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất công nghiệp nặng, sản xuất công nghiệp nhẹ, xây dựng, thương mại và dịch vụ,... Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng. Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì ngân hàng được quyền chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng hoạt động để chấm điểm và xếp hạng.
Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp.
Quy mô của khách hàng được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ
tiêu sau:
- Vốn chủ sở hữu - Số lượng lao động - Doanh thu thuần - Tổng tài sản
Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1 – 8 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: Khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mô
của khách hàng càng lớn. Trong hệ thống này, quy mô của khách hàng được chia làm 3 loại:
+ Khách hàng quy mô lớn: có tổng số điểm đạt được từ 22 điểm đến 32 điểm.
+ Khách hàng quy mô vừa: Có tổng sốđiểm đạt được từ 12 điểm 21 điểm. + Khách hàng quy mô nhỏ: Có tổng sốđiểm đạt được dưới 12 điểm
Bước 4: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng.
Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được chia thành các loại khác nhau:
- Khách hàng là doanh nghiệp nhà nước
- Khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Khách hàng khác
Trong mỗi loại khách hàng, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng
đối với trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng tại Vietinbank Hùng Vương.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính.
Các thông tin tài chính này dựa hoàn toàn vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp. Các chỉ tiêu tài chính gồm có 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:
- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
+ Khả năng thanh toán hiện hành. + Khả năng thanh toán nhanh. + Khả năng thanh toán tức thời. - Nhóm chỉ tiêu hoạt động
+ Vòng quay vốn lưu động. + Vòng quay hàng tồn kho. + Vòng quay các khoản phải thu. + Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.