Định hướng của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản tri rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương (Trang 86)

4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Định hướng của Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, về hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng.

- Phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, RRTD, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp; phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ RRTD; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát RRTD của tổ

chức tín dụng,...1

- Hệ thống quản lý rủi ro gồm 4 cấu phần:

(i) Sự giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ngân hàng mẹ, Ban điều hành;

(ii) các văn bản về chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro; (iii) Hệ thống thông tin quản lý (MIS);

(iv) Kiểm toán nội bộ.

- Cơ cấu, tổ chức quản lý rủi ro theo mô hình ở 3 cấp:

(i) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ngân hàng mẹ;

1Khoản 5 Mục II Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định

(ii) Ban Điều hành (Giám đốc rủi ro, Ủy ban ALCO - Ủy ban quản lý tài sản nợ) và

(iii) Khối quản lý rủi ro theo nguyên tắc độc lập 03 chức năng chức năng kinh doanh; chức năng quản lý rủi ro và chức năng đánh giá

độc lập.

Thứ hai, về công tác quản trị RRTD 2

Quy định về quản trị RRTD được cấu trúc theo hướng ngoài việc thực hiện theo các quy định tại phần quản trị rủi ro nói chung thì có các nội dung cụ

thểđối với RRTD:

- Về trách nhiệm Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ngân hàng mẹ: Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ngân hàng mẹ có trách nhiệm ban hành chính sách và phê duyệt các khoản vay đối tượng và người có liên quan; phê duyệt các khoản cấp tín dụng lớn vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Ban

Điều hành, các khoản cấp tín dụng chưa được quy định trong chính sách tín dụng; theo dõi thường xuyên chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu và dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Ban Điều hành có trách nhiệm xây dựng chính sách tín dụng, quy trình quản lý tín dụng cụ thể,... và một số các nội dung cụ thể khác.

- Về Chiến lược, chính sách, quy trình quản lý RRTD, hạn mức RRTD: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện các quy định cụ thểđối với RRTD và thực hiện phân tách chức năng cho các khối kinh doanh, khối xử lý nội bộ và khối quản lý rủi ro nhằm tối đa hóa lợi nhuận đồng thời

đảm bảo các rủi ro được rà soát, xem xét thận trọng, nằm trong hạn mức rủi ro cho phép và trách các xung đột về lợi ích trong quản lý RRTD.

- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình quản lý tài sản đảm bảo từ khi bắt đầu đến khi thanh lý hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy trình quản lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.

Một phần của tài liệu Quản tri rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hùng Vương (Trang 86)