4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứu
2.1.4. Kết quả kinh doanh của ngân hàng
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Thời gian qua, Vietinbank Hùng Vương đã mở rộng phạm vi huy động vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động nhưđa dạng kỳ hạn, đa dạng lãi suất,... nhằm thu hút vốn tối đa phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế của địa phương.
Để giảm bớt các khó khăn về nguồn vốn cho vay, trong năm 2012 Vietinbank hùng Vương đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, giảm phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng cấp trên, thực hiện nhiều giải pháp tăng nguồn vốn huy động trung hạn như: khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng, thường xuyên chăm sóc khách hàng tiềm năng, duy trì và tích cực tìm kiếm khách hàng mới, điều chỉnh linh hoạt lãi suất các kỳ hạn, đổi mới tác phong giao dịch, mở rộng mạng lưới hoạt động,... Bên cạnh việc áp dụng các hình thức khuyến mại, Vietinbank Hùng Vương vẫn đảm bảo quy định về trần huy động VND của NHNN. Mặc dù lạm phát tăng cao, song tiền gửi dân cư của các ngân hàng trên địa bàn vẫn tăng khá.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Hùng Vương
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
Tổng nguồn vốn huy động 787.917 1.069.240 1.209.533 281.323 35,70% 140.293 13,12%
Phân theo đối tượng khách hàng
- Tổ chức kinh tế 89.630 139.314 143.560 49.684 55,43% 4.246 3,05% - Cá nhân 698.287 929.926 1.065.973 231.639 33,17% 136.047 14,63% Phân theo sản phẩm Tiền gửi khách hàng 60.653 115.186 152.734 54.533 89,91% 37.548 32,60% - Tiền gửi không kỳ hạn 47.581 86.028 127.957 38.447 80,80% 41.929 48,74% - Tiền gửi có kỳ hạn 10.712 27.816 23.073 17.104 159,67% -4.743 -17,05% + Dưới 12 tháng 8.784 21.140 14.997 12.356 140,67% -6.143 -29,06% + Từ 12 đến 24 tháng 1.279 5.739 6.510 4.460 348,66% 771 13,43% + Trên 24 tháng 649 937 1.566 288 44,32% 629 67,18% - Tiền gửi vốn chuyên dùng 186 763 888 577 310,22% 125 16,38% - Tiền gửi bao thanh toán 2.174 579 816 -1.595 -73,37% 237 40,93% Tiền gửi tiết kiệm 664.501 905.833 1.056.799 241.332 36,32% 150.966 16,67% - Tiết kiệm không kỳ hạn 20 8 9 -12 -60,00% 1 12,50% - Tiết kiệm có kỳ hạn 664.481 905.825 1.056.790 241.344 36,32% 150.965 16,67% + Dưới 12 tháng 585.002 718.807 757.196 133.804 22,87% 38.389 5,34% + Từ 12 đến 24 tháng 79.351 186.899 299.162 107.548 135,54% 112.263 60,07% + Trên 24 tháng 128 119 432 -9 -6,71% 313 262,39% Phát hành giấy tờ có giá 62.763 48.221 0,200 -14.542 -23,17% Phân theo loại tiền - VND 712.117 991.257 1.117.295 279.140 39,20% 126.038 12,71%
Trong năm 2012, NHNN đã thực hiện điều chỉnh 8 lần lãi suất phù hợp trong đó có 5 lần giảm lãi suất huy động vốn và 3 lần giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Kết quả huy động vốn của Vietinbank Hùng Vương thực hiện
đến hết tháng 31/12/2012 đạt 787.917 triệu đồng.
Trong năm 2013, NHNN đã giảm 2%/năm đối với các mức lãi suất điều hành, giảm 3%/năm đối với trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND dành cho các lĩnh vực ưu tiên, giảm 1%/năm trần lãi suất tiền gửi VND, cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 6 tháng trở lên. Tính đến ngày 31/12/2013, nguồn vốn huy động tăng 1.069.240 triệu đồng, tăng 35,70% so với năm 2012.
Năm 2014, lãi suất huy động vốn tiếp tục giảm, tuy nhiên những biến
động kinh tế xã hội làm những nhà đầu tư cũng giảm đầu tư vốn vào những lĩnh vực được coi là có doanh lợi cao như bất động sản, chứng khoán,... do đó tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Hùng Vương vẫn tăng 13,12% so với năm 2013, đạt mức 1.125.235 triệu đồng.
Đối với các giấy tờ có giá, Vietinbank Hùng Vương thực hiện thanh toán các giấy tờ có giá đến hạn, do đó giá trị ghi sổ các giấy tờ có giá năm 2013 giảm 14.542 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2014, Vietinbank thực hiện thanh toán toàn bộ giấy tờ có giá đến hạn, chỉ còn tồn ghi sổ giấy tờ có giá 200.000 đồng là kỳ phiếu của cá nhân chưa đến thực hiện thanh toán.
- Huy động từ các tổ chức kinh tế
Việc chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn huy động mặc dù đã được Vietinbank Hùng Vương chú trọng, nhưng lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng thấp (năm 2012 chiếm 89.630/787.917 = 11,38%%, năm 2013 tăng lên mức 139.314/1.069.240 = 13,03%, năm 2014 tiếp tục giảm mạnh chiếm 143.560/1.209.533 = 11,87%). Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do khó khăn chung của nền kinh tế và của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải sử dụng tối đa nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, sử dụng, khai thác và tận
dụng tối đa nguồn vốn tự có và các nguồn vốn trong thanh toán để đưa vào sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa vay vốn ngân hàng do lãi suất cao.
- Huy động vốn từ dân cư
Là tỉnh miền núi trung du, địa bàn rộng, năng lực và khả năng tích lũy của nền kinh tế còn thấp, bên cạnh đó lãi suất huy động tiếp tục giảm thấp, tuy nhiên kênh gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất vẫn là kênh đầu tư an toàn được
đông đảo người dân lựa chọn.
Nguồn tiền gửi dân là nguồn vốn có tính chất ổn định, mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ các năm gần đây. Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao (năm 2012 chiếm 698.287/787.917 = 88,62%%, năm 2013 giảm xuống còn 929.926/1.069.240 = 86,97%, năm 2014 tăng lên mức 1.065.973/1.209.533 = 88,13%).
Để thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân, Vietinbank Hùng Vương
đang thực hiện khá nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, phổ biến nhất là tặng quà đi kèm. Tuỳ theo số lượng tiền gửi khách hàng sẽ có quà tặng tương
ứng. Bên cạnh đó, ngân hàng sử dụng hình thức bốc thăm trúng thưởng các chuyến du lịch nước ngoài hoặc quà có giá trị lớn như vàng, xe máy, ô tô,…
Điều này phần nào thu hút thêm được lượng khách hàng nhất định.
- Huy động từ VND và ngoại tệ
Công tác điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối của NHNN đã phát huy kết quả tích cực nên lòng tin vào đồng Việt Nam được nâng cao, khách hàng thấy chuyển đổi ngoại tệ và gửi vốn bằng VND có lợi hơn. Nguồn vốn huy động nội tệ năm 2012 đạt 712.117 triệu đồng (chiếm 90,38% tổng nguồn vốn), năm 2013 tăng lên mức 991.257 triệu đồng (chiếm 92,71% tổng nguồn vốn, tăng 39,92% so với năm 2012), năm 2014 tăng lên mức 1.117.257 triệu đồng (chiếm 92,37% tổng nguồn vốn, tăng 12,71% so với năm 2013).
Như vậy, hoạt động huy động vốn của Vietinbank Hùng Vương về cơ bản theo đúng định hướng chỉ đạo của NHNN, tăng trưởng tín dụng đã được cải
thiện. Tỷ lệ vốn huy động bằng VND vẫn tăng mạnh, chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động. Huy động tiền gửi bằng ngoại tệ mặc dù rất được các ngân hàng khuyến khích, tuy nhiên lượng tiền gửi vẫn khá hạn chế, chỉ đạt khoảng dưới 10% tổng nguồn vốn huy động.
Tuy nhiên, công tác huy động vốn của Vietinbank Hùng Vương còn có những hạn chế cơ bản đó là: Nguồn huy động chủ yếu là ngắn hạn; tăng trưởng tín dụng thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất cho vay cao, giá cảđầu vào của một số mặt hàng tăng làm cho giá bán phải tăng tỷ lệ thuận khiến hàng hóa tiêu thụ chậm, nợ xấu cao; một số thủ tục cho vay nông nghiệp, nông thôn chưa
được cải tiến cho phù hợp với nhận thức của người nông dân.
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng
Trong năm 2012, kinh tế khó khăn khiến cho hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần đều rơi vào tình trạng sản xuất kinh doanh cầm chừng chờ cơ hội để vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Theo số liệu của Sở
Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Phú Thọ, tính đến cuối năm 2012 chỉ còn khoảng 3.500 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, 336 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, trong đó số doanh nghiệp giải thể, phá sản khoảng 270 doanh nghiệp. Trên thực tế rất ít doanh nghiệp đến làm thủ tục tạm ngừng, giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định, vì thế số doanh nghiệp bị phá sản có thể còn cao hơn nhiều do tình hình khó khăn của nền kinh tế. Tình hình đó đã tác động tiêu cực
đến hoạt động đầu tư cho vay của ngành ngân hàng bởi đa số các doanh nghiệp khó hấp thụ được nguồn vốn vay nên từ chối vay vốn. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay thì lại không đáp ứng đủ các điều khoản đảm bảo như vẫn còn nợ đọng, không đủ tài sản thế chấp, không có kế hoạch hợp lý, không có báo cáo tài chính… Dư nợ của Vietinbank Hùng Vương đạt ở mức thấp 729.020 triệu đồng, hoạt động cho vay được mở rộng, tuy nhiên cũng kéo theo đó là nợ xấu năm 2012 ở mức cao 2,59% (Bảng 2.5). Nguồn vốn cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn (chiếm 49,44%), trong đó cho vay tiêu dùng cá nhân là chủ yếu.
Bảng 2.2. Kết quả cho vay, thu nợ, dư nợ của Vietinbank Hùng Vương Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu N2012 ăm 2013 Năm N2014 ăm 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Cho vay 1.282.398 1.158.493 1.656.891 -123.905 -9,66% 498.398 43,02% Thu nợ 974.588 1.074.264 1.534.002 99.676 10,23% 459.738 42,80% Dư nợ 729.020 813.249 936.138 84.229 11,55% 122.889 15,11% Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 389.535 486.853 507.962 97.318 24,98% 21.109 4,34% - Trung hạn 82.665 94.710 230.015 12.045 14,57% 135.305 142,86% - Dài hạn 256.820 231.686 198.161 -25.134 -9,79% -33.525 -14,47%
Phân theo loại hình tổ chức, cá nhân
- Doanh nghiệp lớn 273.264 368.723 431.506 95.459 34,93% 62.783 17,03% - Doanh nghiệp nhỏ và vừa 183.420 145.460 196.527 -37.960 -20,70% 51.067 35,11% - Cá nhân 272.336 299.066 308.105 26.730 9,82% 9.039 3,02%
Phân theo ngành kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 66.189 59.711 56.056 -6.477 -9,79% -3.655 -6,12% Công nghiệp, xây dựng 345.126 394.430 355.657 49.304 14,29% -38.773 -9,83% Thương mại và dịch vụ 231.660 259.870 450.751 28.210 12,18% 190.882 73,45% Khác 86.045 99.238 73.674 13.193 15,33% -25.564 -25,76%
[Nguồn: Vietinbank Hùng Vương và kết quả tính toán của tác giả]
Năm 2013, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp hoạt động cần chừng nên mức cho vay của Vietinbank Hùng Vương chỉ đạt 1.158.493% (giảm 9,66% so với năm 2012).
Năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 4.469 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có 40 doanh nghiệp nhà nước, 4.331 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 91 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là lực lượng
đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc
làm, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi tác động suy thoái kinh tế
thế giới, những năm vừa qua hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong khi bản thân nội lực của đa số doanh nghiệp còn hạn chế, việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh đã và đang phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn vay. Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp và cũng
để đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay, NHNN tỉnh Phú Thọ đã đóng vai trò cầu nối giữa các NHTM với các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình kết nối: Ngân hàng - doanh nghiệp, đẩy mạnh khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất. Nhìn về tổng thể thời gian qua tình hình tín dụng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Thực hiện sự chỉđạo của tỉnh Phú Thọ và NHNN Việt Nam, Vietinbank Hùng Vương đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp lớp nhằm phục hồi sản xuất, dư nợ cho vay năm 2013 đối với doanh nghiệp lớn đạt 368.732 triệu đồng (tăng 34,93% so với năm 2012). Năm 2014 đạt 431.506 triệu
đồng (tăng 17,03% so với năm 2013).
Năm 2014, các nhân tố nội tại của Vietinbank Hùng Vương diễn biến tích cực và ổn định, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Thêm vào đó, môi trường kinh doanh bên ngoài vẫn tiếp tục ổn định. Đồng thời, điều kiện kinh doanh, tài chính của khách hàng và cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ được
đánh giá là có nhiều cải thiện tích cực hơn, trong khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở lên gay gắt. Bên cạnh đó, các nhân tố thuộc về
quản lý, điều hành của NHNN như: chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá, cơ chế
quản lý và quy định về an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN tiếp tục được có nhiều diễn biến tích cực nhất và tác động tích cực hơn hết đến tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng.
Vietinbank Hùng Vương đã triển khai hàng loạt các biện pháp thu nợ, giảm cho vay vào những lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, đóng tàu,... Kết
quả thu nợ của Vieitinbank Hùng Vương năm 2014 đạt 1.543.002 triệu đồng, tăng 42,80% so với năm 2013. Đây là kết quả thể hiện sự nỗ lực cố gắng của chi nhánh, đồng thời hoạt động cho vay của cho nhánh tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2014, làm dư nợ cho vay năm 2014 đạt 936.138 triệu đồng (tăng 15,11% so với năm 2013).
Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế cho thấy nhóm ngành công nghiệp, xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (năm 2012: 47,34%, năm 2013: 48,50%, năm 2014 giảm xuống còn 37,99%), tiếp đến là ngành thương mại, dịch vụ (năm 2012: 31,78%, năm 2013: 31,95%, năm 2014 tăng lên 48,15). Điều đó cho thấy ngành công nghiệp, xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ là hai ngành được Vietinbank Hùng Vương chủ yếu phân bổ và tài trợ vốn vay. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngành xây dựng giảm dần từ 394.430 triệu đồng năm 2013 xuống còn 355.657 triệu đồng năm 2014 (giảm 38.773 triệu đồng, giảm tương ứng 9,83%) do sựđi xuống của thị trường bất động sản, việc cắt giảm đầu tư công của chính phủ,… nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gặp không ít khó khăn và Vietinbank Hùng Vương cũng đã thận trọng hơn khi cho vay trong lĩnh vực này.
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hùng Vương trong giai
đoạn 2012 - 2014 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hùng Vương
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu N2012 ăm N2013 ăm N2014 ăm 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Doanh thu 339.356 223.100 355.784 -116.256 -34,26% 132.684 59,47% Chi phí 283.369 181.800 286.839 -101.569 -35,84% 105.039 57,78% Lợi nhuận 55.987 41.300 68.945 -14.687 -26,23% 27.645 66,94%
Với việc thực hiện tốt công tác thu nợ và thu phí từ hoạt động dịch vụ, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận của Vietinbank Hùng Vương năm 2012 đạt 55.987 triệu đồng. Hoạt động huy động vốn và tín dụng đều đạt kết quả khả quan.
Năm 2013, lợi nhuận của Vietinbank Hùng Vương giảm mạnh, giảm 14.687 triệu đồng, còn ở mức 41.300 triệu đồng. Nguyên nhân là do tín dụng tăng trưởng thấp làm phần lợi nhuận chính từ hoạt động tín dụng giảm đáng kể.
Năm 2014, Vietinbank Hùng Vương thực hiện tốt công tác tiếp thị, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, huy động tiết kiệm dự
thưởng, chương trình khuyến mãi cho khách hàng nhận kiều hối, tiết kiệm học
đường, khai thác bảo hiểm thông qua phát tờ rơi, thông báo trên phương tiện lao
đài tại các xã phường đã làm cho doanh thu của Vietinbank Hùng Vương tăng lên 355.784 triệu đồng (tăng 59,47% so với năm 2013). Cùng với các chính sách