4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứu
1.4.2. Bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
Từ kinh nghiệm quản trị RRTD của một số ngân hàng hàng trên thế giới và Việt Nam, bài học kinh nghiệm rút ra cho NHTM cổ phần công thương Việt Nam nói chung và Vietinbank Hùng Vương nói riêng là:
Thứ nhất, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từđó có thể giúp các ngân hàng quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.
Thứ hai, xây dựng ngân hàng dữ liệu về RRTD và sử dụng công nghệ
mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung làm cơ sởđánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.
Thứ ba, các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng.
Thứ tư, ngân hàng cần nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hoá RRTD. Thông qua đó giúp những nhà quản lý phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục. Để hoàn thành hệ thống đo lường, lượng hóa rủi ro theo thông lệ tốt nhất, NHTM cổ phần công thương Việt Nam cần lên kế hoạch cơ bản cho việc thực hiện Hiệp ước Basel 2 và hoàn thiện hệ thống dựa trên xếp hạng nội bộ.
Năm là, tuân thủ quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD, từng bước đa dạng hoạt động tín dụng theo hướng chuẩn hóa và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
Những bài học trên đây sẽ là kinh nghiệm quan trọng để NHTM cổ phần công thương Việt Nam có thể vận dụng trong xây dựng và thực thi chính sách quản trị RRTD của mình. Theo nhận định của tôi, việc vận dụng các bài học này là có thể thực hiện được đối với NHTM cổ phần công thương Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 với mục tiêu chủ yếu là hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ
bản về quản trị RRTD trong NHTM, đề tài về cơ bản đã hoàn thành những nội dung chính sau đây:
- Làm rõ và khẳng định, RRTD là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. RRTD do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Bởi vậy, việc không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị RRTD là tất yếu khách quan đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của bất kỳ NHTM nào.
- Hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá RRTD trong NHTM.
- Đề tài cũng phân tích rõ nội dung của công việc quản trị RRTD bao gồm 4 bước: nhận diện rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, theo dõi và kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trên thế giới và Việt Nam, các ngân hàng có nhiều biện pháp và chính sách cụ thể về quản trị RRTD. Từđó, rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích cho NHTM cổ phần công thương Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là nền tảng cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Vietinbank Hùng Vương trong thời gian qua. Và từ
những vấn đề lý luận đã được làm sáng tỏ còn có thể cho phép hình thành những quan điểm định hướng và đề xuất các các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại NHTM cổ phần công thương Việt Nam nói chung và Vietinbank Hùng Vương nói riêng trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG