Nhận thấy vai trò của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện” làm khóa luận tố
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong quá trình trình thực tập tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện emnhận thấy trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khókhăn gây tổn thất cho công ty Nhận thấy vai trò của công tác quản trị rủi ro trong
hoạt động kinh doanh, em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện” làm khóa luận tốt nghiệp của mình Khóa luận
đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro, quy trình quản trị rủi ro từ đólàm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động rủi ro trong Công ty, và đưa
ra các giải pháp cho Công ty, các kiến nghị đối với Nhà nước để hoàn thiện công tácquản trị rủi ro rong Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Khóa luận gồm 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong DN
Trong chương này em đã tổng hợp, phân tích một số khái niệm cơ bản về rủi
ro, rủi ro trong kinh doanh và quản trị rủi ro
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong
Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Trong chương này em nêu khái quát về Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện.Đánh giá về thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng, kết quả của hoạt động quản trị rủi
ro của Công ty
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao công tac quản
trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Trong chương em nêu phương hướng hoạt động của công ty trong thời giantới Từ đó có các quan điểm về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công
ty Đồng thời đưa ra các giải pháp , kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi
ro tại công ty
Trang 2tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện đã giúp em vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn Dựa vào đó em đã hoàn thành khóa luận với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu diện”.
Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệutrường Đại học Thương Mại, khoa Quản trị Doanh nghiệp, đã trang bị cho emnhững kiến thức bổ ích và đào tạo em trở thành một cử nhân có ích cho xã hội
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trần HữuĐức Thầy đã giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị phòng kinh doanh của Công ty
Cổ phần Xây lắp Bưu điện, đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thờigian thực tập tại công ty
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Phượng
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
CÁC PHỤ LỤC viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: 1
3 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu: 3
4 Phạm vi nghiên cứu: 3
5 Phương pháp nghiên cứu: 4
6 Kết cấu đề tài: 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1 Các khái niệm có liên quan: 6
1.1.1 Khái niệm rủi ro: 6
1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh: 6
1.1.3 Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp: 6
1.2 Các nội dung lý thuyết về công tác quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp 7
1.2.1 Vai trò của công tác quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp: 7
1.2.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh của Doanh nghiệp: 8
1.2.3 Các nguyên tắc quản trị rủi ro: 8
1.2.4 Nội dung của quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp: 9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp: 16
1.3.1 Nhân tố bên trong Doanh nghiệp: 16
1.3.2 Nhân tố bên ngoài Doanh nghiệp: 17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN 19
Trang 42.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện: 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 19
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ: 19
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức: 19
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh: 20
2.1.5 Môi trường hoạt động kinh doanh: 21
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2010 – 2012: 22
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong CTCP Xây lắp Bưu điện: 23
2.2.1 Thực trạng các rủi ro kinh doanh CTCP Xây lắp Bưu điện gặp thời gian qua: 23
2.2.2 Thực trạng thực hiện các nội dung QT rủi ro trong CTCP Xây lắp Bưu điện: 23
2.2.3 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc QT rủi ro của CTCP Xây lắp Bưu điện: 29
2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại CTCP Xây lắp Bưu điện: 30
2.3.1 Những thành công mà CTCP Xây lắp Bưu điện đã đạt được và nguyên nhân: 30
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân: 31
CHƯƠNG 3 ĐÊ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CTCP XÂY LẮP BƯU ĐIỆN 32
3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện: 32
3.1.1 Mục tiêu chung: 32
3.1.2 Mục tiêu cụ thể: 32
3.1.3 Chiến lược: 32
3.2 Quan điểm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của CTCP Xây lắp Bưu điện: 33
3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại CTCP Xây lăp Bưu điện: 34
3.3.1 Các giải pháp: 34
3.3.2 Một số kiến nghị với nhà nước 36
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Cấu trúc tổ chức Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu lao động của CTCP Xây lắp Bưu điện năm 2012
Bảng 2.2: Các loại máy móc, thiết bị và thời gian sử dụng thực tế
Bảng 2.3: Danh sách các máy móc, thiết bị của Công ty
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu kinh doanh của Công ty năm 2010, 2011,2012
Bảng 2.5: Những rủi ro CTCP Xây lắp Bưu điện gặp phải từ năm 2010 - 2012
Bảng 2.6: Các tỷ số tài chính của Công ty trong năm 2011 và 2012
Bảng 2.7: Bảng cơ cấu lao động của Công ty theo năng lực chuyên môn kỹ thuật
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến hoạt động của Công
ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Bảng 2.9: Mức độ quan trọng của kiểm soát và tài trợ rủi ro trong Công ty Cổ phầnXây lắp Bưu điện
Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần Xâylắp Bưu điện từ năm 2013 - 2015
Trang 6ĐHTM: Đại học Thương mại
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ môn Quản trị căn bản, Bài giảng quản trị rủi ro (2008), Trường Đại học
4 TS Ngô Quang Hân (2008), Giáo trình Quản trị rủi ro, Đại học kinh tế TPHCM.
5 PGS.TS Lê Quân, PGS.TS Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê.
6 PGS.TS Nguyễn Quang Thu (2008), Giáo trình Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, NXB Thống kê.
7 Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện, Các báo cáo kinh doanh của công ty từ năm
Trang 8CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Phiếu điều tra
Phụ lục số 2: Câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu
Phụ lục số 3: Hình 1.1: Cấu trúc tổ chức Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Phụ lục số 4: Bảng 2.1: Bảng cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điệnPhụ lục số 5: Bảng 2.2: Các loại máy móc, thiết bị và thời gian sử dụng thực tế.Phụ lục số 6: Bảng 2.3: Danh sách máy móc, thiết bị của Công ty
Phụ lục số 7: Bảng 2.4: Bảng chi tiêu kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưuđiện năm 2010- 2012
Phụ lục số 8: Bảng 2.6: Các tỷ số tài chính của Công ty trong năm 2011 - 2012
)
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường Thế Giới, rủi
ro và quản trị rủi ro ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng nhưcác nhà kinh tế học Các sản phẩm phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn ( forwards),Hợp đồng giao sau ( future), Hợp đồng quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi(swaps)… đang được giới thiệu như là những công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệuquả cao trong các Doanh nghiệp Song các Doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâmđến quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp, nếu có quan tâm thì chưa hiểu bản chất củarủi ro, quản trị rủi ro một cách chính xác Hơn nữa do yêu cầu về quy mô hợp đồnggiao dịch, chi phí bỏ ra và kiến thức chuyên môn, rất ít các Doanh nghiệp có đủ khảnăng sử dụng các công cụ trên đề phòng ngừa rủi ro cũng như xây dựng một hệthống rủi ro hoàn chỉnh cho Doanh nghiệp mình mà chỉ sử dụng động thái nếu córủi ro đến và né tránh hoặc đương đầu với rủi ro vì vậy thiệt hại cho các Doanhnghiệp rất nặng nề làm giảm doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp, một sốDoanh nghiệp còn bị phá sản
Và Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện cũng không nằm ngoài vòng xoay đó.Hiện tại Công ty chỉ quan tâm đến các hoạt động khác như kinh doanh, quản trịnhân sự, quản trị tài chính,… mà chưa chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro trongCông ty, chưa có một hệ thống quản trị rủi ro hoàn thiện cũng như không có phòngban nào chịu trách nhiệm rủi ro, quản trị rủi ro chung cho toàn Công ty, thường là
do từng bộ phận trong Công ty thực hiện chức năng của mình và quản trị luônnhững rủi ro mà bộ phận đó gặp phải
Hiện nay Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện đang thực hiện cùng một lúcnhiều ngành kinh doanh khác nhau và cũng là một Doanh nghiệp đi đầu, giữ vai tròchủ đạo trong những đơn vị xây lắp chuyên ngành Bưu chính viễn thông có uy tíntrên thị trường Vì vậy Công ty tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, rủi ro trong kinh doanh, rủi
ro về tài chính, rủi ro về nhân sự… Công ty cần có một hệ thống quản trị rủi ro cũngnhư phòng ban chuyên trách quản trị rủi ro hoàn thiện, nhận thức được tầm quantrọng của công tác quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “ Hoànthiện công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
a)Trần thị Thu Hương – K5HQ1C – Khoa Quản trị Doanh nghiệp, Trường ĐHTM – năm 2012 – Đề tài: “ Các giải pháp và phòng ngừa giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất than Uông Bí”.
Trang 10Nội dung: Tác giả đã đưa ra một số lý thuyết rủi ro và tổn thất, tác giả đã
đề xuất một số biện pháp phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thât trong kinh doanhcho Công ty CPSX than Uông Bí
Kết quả: Công ty CPSX than Uông Bí đã vận dụng các giải pháp phòng
ngừa rủi ro của tác giả vì vậy đã hạn chế được một số rủi ro trong kinh doanh nhưrủi ro về bán hàng, mua hàng, dự trữ,… giảm chi phí đạt được mục tiêu doanh thu
và lợi nhuận Công ty đã đề ra trong kinh doanh
b)Đào Thị Thu Phương – K39E – Khoa Thương Mại Quốc Tế, Trường ĐHTM – năm 2007 – Đề tài: “ Giải pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH Vạn Lợi”.
Nội dung: Tác giả đã đưa ra một số lý thuyết về rủi ro và tổn thất, tác giả đã
đề xuất một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong khâu thực hiệnhợp đồng
Kết quả: Công trình nghiên cứu đã giúp Công ty TNHH Vạn Lợi hạn chế
được các rủi ro và tổn thất rủi ro còn tồn tại trong việc thực hiện hợp đồng tại Công
ty Giúp Công ty dành được các hợp đồng và thực hiện hợp đồng thành công manglại uy tín và doanh thu cũng như lợi nhuận lớn cho Công ty
c)Vũ Thị Tâm – Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại – Trường ĐHTM – năm 2011 – Đề tài: “ Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong mua hàng tại Công ty thép Trang Hùng”
Nội dung: Tác giả đã đưa ra một số lý thuyết về rủi ro và giảm thiểu rủi ro,
tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất rủi rotrong mua hàng tại Công ty thép Trang Hùng
Kết quả: Công ty đã áp dụng một số giải pháp ngăn ngừa rủi ro của tác giả
và đã đạt được một số thành công nhất định: Loại bỏ được một số rủi ro còn tồn tạitrước đây trong mua hàng, nâng cao uy tín với các đối tác là nhà cung cấp, đảm bảolượng hàng nhập có chất lượng, giảm thiểu chi phí từ đó tăng doanh thu và lợinhuận cho Công ty
d)Ngô Thu Trang – Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại – Trường ĐHTM – năm 2008 – Đề tài: “Giải pháp kiểm soát rủi ro trong công tác mua mặt hàng dầu ăn của Công ty CP tập đoàn A – Z”.
Nội dung: Tác giả tập trung phân tích những rủi ro, đưa ra các kết luận và đề
xuất kiểm soát rủi ro trong công tác mua hàng dầu ăn của Công ty CP tập đoàn A-Z
Kết quả: Công trình nghiên cứu đã đưa ra thực trạng những rủi ro và nguy cơ
rủi ro trong công tác mua hàng của CTCP tập đoàn A- Z, từ đó đưa ra các biện phápnhằm kiểm soát rủi ro giúp Công ty kiểm soát được các rủi ro trong công tác mua
Trang 11hàng, từ đó có những chiến lược hiệu quả làm giảm thiểu rủi ro hoạc tránh được cácrủi ro mang lại uy tín cũng như doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
e)Trịnh Đức Duy – Khoa Quản Trị Doanh nghiệp – Trường ĐHTM năm
2009 – Đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua thiết bị viễn thông của Công ty Cổ phần Viễn Tin”.
Nội dung: Tác giả đã đưa ra một số lý luận về rủi ro, phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro đồng thời đề xuất những giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu những tổnthất trong quá trình mua thiết bị viễn thông tại Công ty Cổ phần Viễn tin
Kết quả: Công trình đã giúp Công ty giảm những tổn thất trong quá trình
mua thiết bị viễn thông, từ đó tiết kiệm được chi phí, nâng cao doanh thu cho Công ty
Toàn bộ các công trình trên đã đóng góp cho em cơ sở lý luận về phòng ngừa
và giảm thiểu rủi ro trong công tác kinh doanh, mua hàng, bán hàng của Doanhnghiệp Tuy nhiên chưa có bài viết, đề tài, công trình nào nghiên cứu về “Hoànthiện công tác quản trị rủi ro trong Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện”
3 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu:
Mục đích:
Luận văn tập trung vào các nội dung sau:
a Hệ thống các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
b.Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty Cổphần Xây lắp Bưu điện
c Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổphần Xây lắp Bưu điện
Ý nghĩa:
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện nhận thức
rõ hơn về các mối nguy cơ rủi ro, hiểu được lợi ích của Quản trị rủi ro để lựa chọngiải pháp quản trị thích hợp
Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổphần Xây lắp Bưu điện
4 Phạm vi nghiên cứu:
a)Không gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro và đề xuất hoàn thiện công tác quản
trị rủi ro trong Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
b)Thời gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
từ năm 2010 – 2012 và đề xuất hoàn thiện công tac quản trị rủi ro đến năm 2015
c)Nội dung: Đặc thù của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện thường phải đối
diện với rất nhiều loại rủi ro trong quá trình hoạt động, các loại rủi ro này thường có
Trang 12các mối liên hệ với nhau và hậu quả của nó đều dẫn đến các khoản thiệt hại tàichính Do vậy đề tài nghiên cứu tổng thể các yếu tố rủi ro thường gặp và đi sâu vàocông tác quản trị rủi ro tài chính đối với Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện và đềxuất phương án quản trị rủi ro phù hợp.
5 Phương pháp nghiên cứu:
a)Phương pháp thu thập số liệu:
Để nắm bắt về thực trạng rủi ro mà Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện đãgặp phải trong thời gian qua và hoàn thành đề tài nghiên cứu luận văn của mình em
đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan đến công tác quản trị rủi ro tại Công ty.Việc tiến hành thu thập thông tin được tiến hành theo 2 hướng:
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở các câu hỏibám sát vào vấn đề cần nghiên cứu Cụ thể:
- Số phiếu: 15 phiếu
- Đối tượng điều tra: 15 người, 12 câu hỏi Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởngphòng ban, Phó phòng ban, Trưởng đơn vị sản xuất, Phó đơn vị sản xuất, các nhânviên văn phòng, công nhân
- Nội dung của phiếu điều tra: Chỉ ra những rủi ro thường xuyên xảy ra trongCông ty, mức độ tổn thất của các rủi ro gây ra, nguyên nhân, các biện pháp công
ty áp dụng để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động của Công ty
Phương pháp phỏng vấn:
- Số phiếu: 15 phiếu
- Đối tượng phỏng vấn gồm 15 người và 9 câu hỏi, là Giám đốc, Phógiám đốc, các chuyên gia về rủi ro, nhân viên chuyên phụ trách đến mảng nội dungquản trị rủi ro
- Nội dung của phiếu phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn không trùng lặpvới câu hỏi trong phiếu điều tra trắc nghiệm mà chuyên sâu vào vấn đề công tácquản trị rủi ro trong Công ty
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2010 - 2012, quy trình quảntrị rủi ro tại công ty, vấn đề mua bảo hiểm cho những rủi ro có thể xảy ra trong công
ty
- Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu của khóa trước
- Tài liệu ở phòng kinh doanh, kế toán của công ty cung cấp
Trang 13b)Phương pháp phân tích dữ liệu:
Phương pháp so sánh: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty giữa kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch, so sánh giữa các năm với nhau Trên cơ sở sosánh, đối chiếu các chỉ tiêu tiến hành đánh giá các mặt mạnh, yếu, hiệu quả vàkhông hiểu quả để tìm ra biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong Công ty
Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê các
kết quả điều tra được từ bản điều tra, thống kê ý kiến của những điều được điều tra,các yếu tố tác động đến quản trị rui ro tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Phương pháp tổng hợp khái quát:
- Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các thông tin đã thu thập đượccũng như các kết qủa đã xử lý để đưa ra kết quả chung nhất về vấn đề đang nghiêncứu Khái quát rủi ro chính mà công ty gặp phải trong các hoạt động của Công ty
- Nguyên nhân gây ra rủi ro, mức độ tổn thất, thiệt hại cụ thể
- Tổng hợp lại công ty đã áp dụng những biện pháp chính nào để hoàn thiệncông tác Quản trị rủi ro
6 Kết cấu đề tài:
Kết cấu của luận văn gồm 03 chương chính
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong
Doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong
công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản
trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Ngoài ra những nội dung đã trình bày, luận văn còn có lời cảm ơn, mục lục,danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, tài liệu tham khảo và các phụ lục vềphiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn CBCNV trong Công ty Cổ phần Xây lắp Bưuđiện
Trang 14CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm có liên quan:
1.1.1 Khái niệm rủi ro:
Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận về rủi ro khác nhau như:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “ Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảyđến”
Theo từ điển Oxford: “ Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn,thiệt hại”
Theo George Rejda: “ Rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn gây ra nhữngmất mát, thiệt hại”
Từ các cách tiếp cận trên ta có khái niệm chung về rủi ro: “ Rủi ro là những
sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người”
Nguy cơ rủi ro ( nguy cơ tổn thất – chance of loss ): Được hiểu là những đedọa nguy hiểm có thể xảy ra, được đo lường bằng xác suất Nguy cơ càng cao thìtính bất định càng giảm
Sự bất định ( Tính không chắc chắn ): Là sự nghi ngờ về khả năng củachúng ta trong tiên đoán kết quả tương lai của một hoạt động trong hiện tại Sự bấtđịnh phản ánh khả năng luôn luôn thy đổi, không dự đoán trước được về kết quảtrong tương lai
1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh:
Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài ( bêntrong) chủ thể kinh doanh gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể trong quá trình thựchiện mục tiêu tàn phá các thành quả đang có bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiềuhơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình
Rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp là những điều không lành mạnh, khôngtốt, bất ngờ xảy ra trong hoạt động của Doanh nghiệp Có những rủi ro khách quannằm ngoài kiểm soát của Doanh nghiệp như biến động thị trường, sự biến động vềchính trị hay thiên tai lũ lụt Có những rủi ro có tính khách quan, mà nguyên nhân
do bên trong Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có thể tự kiểm soát như: Sự sai lầm vềchiến lược quản lý hay sơ sót của nhân viên trong quá trình tác nghiệp,… Nhưngnói chung, hầu hết rủi ro xảy ra trong Doanh nghiệp do yếu tố khách quan gây nên
Do vậy Doanh nghiệp cần quản trị rủi ro thật tốt để tránh tổn thất
1.1.3 Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp:
Trang 15Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mấtmát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro
Mục tiêu của quản trị rủi ro là tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực thông quaviệc tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro gây ra và khai thác những cơ hội có thể
từ rủi ro
Thực chất của quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, đánh giá và đối phó vớinhững nguyên nhân, hậu quả của rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh củaDoanh nghiệp
1.2 Các nội dung lý thuyết về công tác quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp.
1.2.1 Vai trò của công tác quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp:
- Giúp Doanh nghiệp đạt được mục tiêu, kết quả kinh doanh như mong đợi:
Có thể coi là vai trò lớn nhất và bao trùm nhất vì thành hay bại của Doanh nghiệpcăn cứ vào mục tiêu của Doanh nghiệp đó có đạt được hay không
- Giúp giảm các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp: Rủi ro xảy ra làm tăngchi phí của Doanh nghiệp Nếu rủi ro được quản lý tốt sẽ giúp Doanh nghiệp giảmđược cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp là chi phí Doanhnghiệp phải bỏ ra để khắc phục rủi ro Chi phí gián tiếp là chi phí không quy rađược bằng tiền, chi phí gián tiếp thường phải suy đoán ví dụ như mất uy tín, mấtkhách hàng hiện tại và tiềm năng,…
- Giúp Doanh nghiệp nắm bắt hiệu quả các cơ hội kinh doanh: Rủi ro cũng
có thể trở thành cơ hội cho Doanh nghiệp nếu Doanh nghiệp quan tâm đến rủi ro vàquản trị tốt các rủi ro từ đó là nổi bật cơ hội nhiều hơn
- Giúp tăng vị thế, uy tín của Doanh nghiệp và nhà quản trị Giúp tăng độ antoàn trong hoạt động của tổ chức: Tăng độ an toàn, làm giảm biến cố đột ngột nếuquản trị tốt đó là cơ sở nâng cao vị thế, uy tín Trên thực tế không ai có thể ngăn hếtđược các rủi ro xảy ra do bất khả kháng và nhà quản trị nếu có sự quan tâm, ứng xửtốt đối với các rủi ro sẽ nâng cao được vị thế Nếu không quan tâm thì uy tín củaDoanh nghiệp bị giảm
- Là cơ sở vững chắc để Doanh nghiệp thực hiện thành công các hoạt độngkinh doanh mạo hiểm: Muốn tạo ra sự đột phá cần có sự mạo hiểm Sự mạo hiểm làcác rủi ro và khả năng thất bại là rất cao nhưng các nhà quản trị họ biết họ làm gì vàkiểm soát được tình hình
Đứng trước cơ hội kinh doanh mạo hiểm tức là chấp nhận rủi ro, chấp nhậnmạo hiểm nhưng dựa trên quản trị rủi ro tốt
Trang 16Như vậy việc quản trị rủi ro đối với bất kỳ Doanh nghiệp nào là điều thực sựcần thiết.
1.2.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh của Doanh nghiệp:
1.2.2.1 Phân loại theo tính chất của rủi ro:
- Rủi ro thuần túy: Rủi ro chỉ mang lại những tổn thất
- Rủi ro suy đoán ( Đầu cơ): Là rủi ro bên cạnh những tổn thất còn mang lại
cơ hội cho Doanh nghiệp Có rủi ro hay không phụ thuộc vào suy đoán của từngngười, có người cho rằng rủi ro chỉ mang lại tổn thất, có người cho đó là cơ hội
1.2.2.2 Phân loại theo khả năng phân tán, chia sẻ.
- Rủi ro có thể phân tán: Rủi ro có thể xan sẻ Ví dụ: Sự chia sẻ rủi ro giữanhà tiêu dung và nhà sản xuất
- Rủi ro không thể phân tán: Rủi ro không thể xan sẻ, một mình phải gánhchịu tổn thất
1.2.2.3 Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng.
- Rủi ro cơ bản: Rủi ro xảy ra nhiều Doanh nghiệp bị ảnh hưởng
- Rủi ro riêng biệt: Rủi ro xảy ra đối với cá biệt một Doanh nghiệp nào đó
1.2.2.4 Phân loại theo nguồn gốc của rủi ro.
- Rủi ro từ môi trường tự nhiên
- Rủi ro từ môi trường chính trị - pháp luật
- Rủi ro từ môi trường văn hóa – xã hội
- Rủi ro từ môi trường kinh tế
- Rủi ro từ môi trường kỹ thuật – công nghệ
- Rủi ro từ môi trường bên trong của tổ chức
Đây là những nhân tố của môi trường tác động lên Doanh nghiệp
1.2.2.5 Phân loại theo đối tượng chịu rủi ro.
Khi rủi ro xảy đến thì ảnh hưởng đến đối tượng nào trong Doanh nghiệp
- Rủi ro về tài sản
- Rủi ro về nhân lực
- Rủi ro về trách nhiệm pháp lý
- Rủi ro về uy tín, trách nhiệm xã hội
Rủi ro xả đến có thể tác động lên nhiều đối tượng khác nhau chứ khôngriêng một đối tượng là tài sản hay nhân lực hoặc pháp lý Một rủi ro có thể tác độngnhiều đối tượng cùng một lúc cả về tài sản, nhân lực, uy tín, trách nhiệm xã hội
1.2.3 Các nguyên tắc quản trị rủi ro:
Trang 17- Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu chung của Doanh nghiệp đã đề ra: Quản trị rủi ro không thể xa rời với mục tiêu chung của Doanh nghiệp, nếukhông thì nó không có ý nghĩa gì.
Nếu quản trị rủi ro tốt thì Doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu chung
Nhưng khi xây dựng mục tiêu của tổ chức phải tính tới rủi ro và các biệnpháp quản trị rủi ro tức là mục tiêu phải mang tính khả thi
- Quản trị rủi ro phải gắn với trách nhiệm của nhà quản trị
Nếu trách nhiệm quy rõ thì nhà quản trị mới có trách nhiệm Để xảy ra mộtrủi ro thì lỗi thuộc về ai từ đó các nhà quản trị mới có trách nhiệm và biện pháp đểgiảm thiểu tổn thất và quản trị rủi ro tốt hơn
- Quản trị rủi ro phải gắn với tổ chức: Vi dụ rủi ro gắn với công nhân nhưngngười công nhân đó không chống lại được các rủi ro đó Nếu muốn chống lại đượcrủi ro thì phải yêu cầu cấp cao hơn, phụ thuộc vào cả hệ thống Có sự phối hợp của
cả hệ thống, các bộ phận khác nhau
1.2.4 Nội dung của quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp:
1.2.4.1 Nhận dạng rủi ro:
a)Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống
các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức
Xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của Doanhnghiệp một các thường xuyên, liên tục Sắp xếp phân loại phân nhóm từ đó chỉ racác rủi ro đặc biệt nghiêm trọng
Để lập được danh sách phải phát huy trí tuệ tập thể các nhà quản trị ở cáccấp, các khoản, các bộ phận khác nhằm thông qua cuộc trao đổi, thảo luận, bàn bạc
để phát huy trí tuệ tập thể và cá nhân
b)Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về:
Tên và loại rủi ro
Mối hiểm họa: Là các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng xảy ra haytăng mức độ nghiêm trọng của rủi ro
- Hiểm họa vật chất
- Hiểm họa tinh thần
- Hiểm họa về đạo đức
Các mối nguy hiểm: Là các yếu tố gây ra rủi ro, các nguyên nhân của rủi ro
- Mối nguy hiểm tự có ( Khách quan)
- Mối nguy hiểm do con người tạo ra ( Chủ quan)
Nguy cơ rủi ro/ tổn thất: Là những đe dọa, những khả năng dẫn đến rủi ro/tổn thất
Trang 18c)Cơ sở nhận dạng:
- Dựa trên các số liệu thống kê: Những con số không biết nói dối Là bằngchứng, nhân chứng xác thực nhất Nhưng những số liệu thống kê là trong quá khứ
để dự đoán cho tương lai vì vậy có sai số
- Dựa trên các thông tin thu thập được từ môi trường: Muốn thấy được rủi rothì phải thu thập thông tin từ môi trường từ đó nhận dạng được rủi ro mà Doanhnghiệp gặp phải
- Dựa trên phân tích hoạt động của Doanh nghiệp: Chính hoạt động Doanhnghiệp bất ổn, thiếu sự giám sát, hoặc có thể cố tình làm sai trái
- Dựa trên kinh nghiệm, trực giác của nhà quản trị: Sự nhận dạng rủi ro nhiềukhi không rõ rầng, nó xảy ra không báo trước nhưng nhà quản trị có thể nhận dạng đượcdựa vào trực giác, kinh nghiệm của nhà quản trị Điều này rất quan trọng
d)Các phương pháp nhận dạng:
- Điều tra bằng bảng câu hỏi: Là phương pháp sử dụng thông tin thu được từcác câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất định để nhận dạng các rủi ro
- Dựa trên các báo cáo tài chính: A.H.Cridle sử dụng lần đầu tiên vào năm
1962 Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính, nha quản trị có thể nhận dạngđược các rủi ro, trước hết là các rủi ro tài sản cũng như các rủi ro khác
- Phương pháp lưu đồ: Nhà quản trị xây dựng các lưu đồ về hoạt động kinhdoanh trong những điều kiện cụ thể, từ đó, nhận dãng các rủi ro có thể phát sinhtrong từng bước, từng giai đoạn hoạt động
- Phương pháp thanh tra hiện trường: Thông qua việc quan sát, cảm nhận,đánh giá trực tiếp hoạt động của các bộ phận, các cá nhân, nhà quản trị nhận dạngcác rủi ro có thể xảy ra
- Dựa trên số liệu thống kê: Thông qua việc tham khảo hồ sơ lưu trữ về cáctổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo các rủi ro có thể xảy ra trongtương lai
Trang 19e)Sắp xếp, phân nhóm các rủi ro:
Rủi ro kinh tế: Liên quan đến hoạt động kinh tế
- Suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế
- Thâm hụt ngân sách, mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài: Có thể dẫnđến phá sản Quốc Gia
- Lạm phát cao, không kiểm soát được giá cả: Đây là rủi ro rất lớn đối vớiDoanh nghiệp
- Những biến động bất lợi của ngoại tệ, tỷ giá ngoại hối: Rủi ro liên quanđến khâu thanh toán Quốc tế
Rủi ro chính trị: Chính trị là thể hiện tư tưởng của các đảng, các phái cầmquyền, thể hiện quyền lực của các đảng các phái đó
- Tính ổn định về chin trị
- Các quan điểm về đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu
- Quyền sở hữu không chắc chắn, quốc hữu hóa và sung công
- Thất thoát vốn ra nước ngoài
- Các chính sách của nhà nước về hạn ngạch, thuế quan, chính sách lao động,kiểm soát ngoại hối và tiền tệ, chính sách lãi suất,… quy định về môi trường
Rủi ro pháp lý: Liên quan đến luật pháp
- Sự thay đổi hay khác biệt về luật pháp liên quan đến kinh doanh
- Thiếu kiến thức về pháp lý
- Thiếu chặt chẽ trong hợp đồng kinh tế
- Vi phạm pháp luật Quốc gia
- Các tranh chấp, kiện tụng trong kinh doanh
Rủi ro cạnh tranh: Trong môi trường kinh doanh ở đâu cũng có cạnh tranh vàcạnh tranh thường mang lại các rủi ro lớn cho Doanh nghiệp bởi Doanh nghiệp đó:
- Thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ cạnh tranh
- Sự cạnh tranh của hang giả, hàng nhái
- Doanh nghiệp chủ quan không thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh
- Sực cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng
Rủi ro thông tin: Trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp, thông tin làthứ yếu, là sự cần thiết Các rủi ro mà Doanh nghiệp thường gặp phải là do:
- Thiếu thông tin về các đối tác
- Thiếu thông tin về sự thay đổi giá cả trên thị trường
- Thiếu thông tin về sự thay đổi công nghệ
- Thiếu thông tin về khách hàng, thị trường mục tiêu
Trang 20Rủi ro văn hóa, xã hội: Mỗi dân tộc, vùng, miền đều có phong tục tập quánkhác nhau, ăn sâu vào tiềm thức của người dân Vì vậy đòi hỏi các Doanh nghiệphướng đến thị trường mục tiêu nào thì phải tìm hiểu thị trường đó để tránh nhữngrủi ro Các rủi ro thường xảy ra khi các daonh nghiệp:
- Không am hiểu phong tục tập quán
- Không am hiểu về lối sống, ngôn ngữ, các giá trị, chuẩn mực ứng xử 1.2.4.2 Phân tích rủi ro:
Phân tích rủi ro là một hoạt động cần thiết và quan trọng, nó cho phép nhàquản trị biết được về các rủi ro và từ đó mới có thể kiểm soát được chúng
a)Nội dung phân tích:
Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên
- Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sai lầm; chính trị không ổn định; hệ thốngpháp luật thay đổi…
- Sai lầm của tổ chức, doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh
- Sai lầm trong việc lựa chọn chính sách, cơ chế quản lý của tổ chức
- Thiếu thông tin quản trị
- Thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong kinh doanh
- Do sơ xuất, bất cẩn, chủ quan hay mất tập trung trong hoạt động
- Do thiếu tinh thần, trách nhiệm, dạo đức, phẩm chất, sức khỏe, tinh thần,…của các nhân viên
- Do buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh,…
- Mâu thuẫn, xung đột, hiểu nhầm trong quan hệ với đối tác hay khách hàng
Phân tích đối tượng chịu rủi ro
Phân tích tổn thất/ hậu quả
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
- Thái độ con người đối với rủi ro: Thái độ là trạng thái tinh thần của conngười đối với bối cảnh, môi trường và các sự kiện, các ảnh hưởng tới họ Thái độcủa con người sẽ ảnh hưởng tới rủi ro và các hoạt động quản trị rủi ro theo các chiềuhướng khác nhau
Nhóm người thích rủi ro: Họ có một thái độ tích cực với rủi ro, họ chấp nhậnrủi ro, không sợ hãi trước những rủi ro Có 2 loại: Loại thứ nhất: Một số ngườikhông sợ, chấp nhận thách thức nhưng hạn chế rủi ro Loại thứ 2: Thích cực đoan,luôn tạo ra rủi ro để đương đầu Thích mạo hiểm
Trang 21Nhóm người bang quan với rủi ro: Họ không quan tâm đến rủi ro, không tínhđến, không thích rủi ro.
Nhóm người sợ rủi ro: Luôn tìm cách tránh rủi ro Họ thường chọn nhữngphương pháp an toàn
b)Các phương pháp phân tích rủi ro:
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Nhà quản trị dựa vào những kinhnghiệm đã có để phân tích những rủi ro
- Phương pháp xác suất thống kê: Xắc suất thống kê là kỹ thuật phân tíchđịnh lượng nhưng lại đưa vào đây phân tích định tính Tức là phân tích định tínhnhưng dùng những chỉ tiêu định lượng để phân tích
- Phương pháp phân tích cảm quan: Dùng các giác quan, quan sát của nhàquản trị từ đó thấy được những rủi ro Ngoài ra nhà quản trị còn dùng các phươngtiện khác để hỗ trợ, nhưng vẫn gọi là cảm giác
- Phương pháp chuyên gia: Còn gọi là kỹ thuật: Lựa chọn một nhóm chuyêngia có trình độ cao, chuyên sâu về rủi ro Các chuyên gia được lựa chọn một cáchđộc lập, và không biết nhau Doanh nghiệp sẽ gặp gỡ từng chuyên gia và lấy ý kiếncủa họ về việc phân tích các rủi ro Từ đó đưa ra kết luận Phương pháp này cònđược dùng trong nhiều ngành khác nữa
- Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động: Được dùng trong cả quản trị,nghiên cứu và các ngành khác nữa Được thực hiện bằng cách xếp hạng các nhân tốtác động, nguyên nhân gây ra rủi ro theo thang điểm Từ đó đánh giá mức độ ảnhhưởng và quan trọng của các rủi ro
1.2.4.3 Đo lường rủi ro:
a) Các yêu cầu khi đo lường:
- Có độ tin cậy cao: Không có phép đo chính xác nhưng dựa vào một số chỉtiêu để đánh giá và có độ tin cậy Ví dụ như ISO…
- Hữu ích: Có ích cho việc xác định rủi ro trong Doanh nghiệp
- Đảm bảo tính hệ thống
- Tiết kiệm: Chi phí, thời gian, con người,…
b) Các chỉ tiêu đo lường:
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro/ tổn thất
- Mức độ nghiêm trọng của tổn thất xác định mức độ, quy mô của tổn thấtxảy ra
- Thông thường, người ta xác định sự nghiêm trọng của tổn thất bằng cáchlấy trung bình giá trị thiệt hại của các tổn thất khi xảy ra trong một khoảng thời giannhất đinh
Trang 22Tần suất rủi ro/ tổn thất.
- Tần suất của tổn thất thể hiện số lượng các tổn thất xảy ra trong mộtkhoảng thời gian nhất định
- Các tổ chức có thể dựa trên các dữ liệu thống kê để xác định tần suất củatổn thất Nếu có số mẫu phân tích đủ lớn, có thể xác định xác suất xả ra của các tổnthất theo số lượng tổn thất xảy ra trên tổng số mẫu phân tích
Chi phí của rủi ro/ tổn thất
- Là toàn bộ những thiệt hại, mất mát về người và của trong việc phòngngừa, hạn chế rủi ro, bồi thường tổn thất được quy thành tiền
- Phân loại theo biểu hiện của chi phí gồm chi phí hữu hình và chi phí vô hình
- Phân loại theo các biện pháp quản trị rủi ro: Chi phí phòng ngừa; Chi phíkhoanh lại/cách ly rủi ro; Chi phí khắc phục rủi ro; Chi phí bồi thường rủi ro/ tổnthất; chi phí chia sẻ rủi ro
c) Các phương pháp đo lường:
Phương pháp định lượng:
- Phương pháp trực tiếp: Đo đạc, tính toán trực tiếp bằng công cụ hoặc các
kỹ thuật xác suất, thống kê
- Phương pháp gián tiếp: Có những trường hợp không thể dùng phương pháptrực tiếp mà phải dùng phương pháp gián tiếp tức là thông qua một chỉ số nào đó để
đo lường rủi ro
- Phương pháp xác suất, thống kê
Phương pháp định tính:
- Phương pháp cảm quan
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Đo lường là định lượng nhưng sử dụng những phép đo, kỹ thuật định tính
để đo Nếu thiết bị, kỹ thuật hiện đại, người có chuyên môn giỏi thì đo lường càngchính xác Đo lường phải lượng hóa ra được để xử lý
1.2.4.4 Kiểm soát rủi ro:
a)Khái niệm và tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro:
Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công
cụ, chiến lược, các chương trình hành động,…để né tránh, ngăn ngừa hoặc giảmthiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với tổ chức
Kiểm soát rủi ro hướng vào 03 việc quan trọng đó là: Né tránh, ngăn ngừa
và giảm thiểu rủi ro
Tầm quan trọng:
Trang 23- Giúp tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh, nắm bắt hiệu quả các cơ hộikinh doanh.
- Giúp giảm các khoản chi phí
- Đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tổ chức
b)Nội dung của kiểm soát rủi ro:
Né tránh rủi ro: Là việc thực hiện các biện pháp hạn chế hay loại bỏ nhữngnguy cơ rủi ro đối với hoạt động của tổ chức
- Chủ động né tránh bằng cách không thực hiện bằng các hoạt động
- Né tránh bằng cách loại bỏ nguyên nhân rủi ro
- Không thể đảm bảo né tránh hoàn toàn các rủi ro
- Trong nhiều trường hợp không thể áp dụng né tránh rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuấthiện các rủi ro ( giảm tần suất của rủi ro)
- Tác động vào chính đối tượng bị rủi ro
- Tác động vào môi trường ( nguy cơ rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng)
Giảm thiểu tổn thất: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu nhữngthiệt hại, mất mát mà rủi ro mang lại( giảm mức độ rủi ro nghiêm trọng)
- Cứu chữa tài khoản/ khoanh vùng rủi ro
- Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống rủi ro
- Thực hiện công tác dự phòng
Chuyển giao rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp tìm các chủ thể khácnhau để cùng gánh chịu rủi ro
- Chuyển tài sản/ hoạt động có nguy cơ rủi roc ho người khác
- Ký kết các hợp đồng chuyển giao rủi ro/ chia sẻ trách nhiệm
Đa dạng hóa rủi ro: Là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành cácdạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổnthất của những hoạt động khác
1.2.4.5 Tài trợ rủi ro:
a)Khái niệm :
Khái niệm: Là các hoạt động nhằm cung cấp những phương tiện để bù đắpcác tổn thất khi rủi ro xảy ra
Trang 24- Tổ chức không thể chỉ thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, mà cònphải thực hiện tài trợ rủi ro.
b)Tự khắc phục rủi ro: Là biện pháp cá nhân/ tổ chức bị rủi ro tự thanh toán
- Tiết kiệm chi phí
- Khuyến khích né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro/ tổn thất
- Đảm bảo tốt quỹ tiền mặt của tổ chức
Hạn chế:
- Trong một số trường hợp, có thể tôn kém chi phí cao hơn các biện pháp tàitrợ rủi ro khác
- Có thể dẫn tới những tổn thất nghiêm trọng
Tự khắc phục rủi ro có hiệu quả trong các trường hợp sau:
- Rủi ro được dự đoán, đo lường một cách hiệu quả
- Mức độ nghiêm trọng rủi ro không quá lớn
- Không thể áp dụng các biện pháp tài trợ rủi ro khác
c)Chuyển giao rủi ro: Là các biện pháp chuyển việc thanh toán chi phí tổn
thất cho các cá nhân/ tổ chức kinh tế khác
d) Bảo hiểm: Là hình thức chuyển giao rủi ro trong đó hang bảo hiểm chấp
nhận gánh vác một phần hay toàn bộ tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy ra
Các nội dung cần thực hiện:
- Lựa chọn loại bảo hiểm/ hang bảo hiểm
- Thương lượng các điều khoản bảo hiểm
- Thông báo khi phát sinh tổn thất
- Kiểm tra định kỳ toàn bộ chương trình
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp:
1.3.1 Nhân tố bên trong Doanh nghiệp:
- Nguồn lực tài chính: Đây là một nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro,Công ty có tiềm lực tài chính tốt đủ đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh thì rủi ro ít xảy
ra, ngược lại tài chính của Công ty hạn hẹp thì sẽ xảy ra nhiều rủi ro cho hoạt động
Trang 25sản xuất kinh doanh chẳng hạn như: rủi ro về mua hàng do không có đủ khả năngthanh toán nên không có nguyên vật liệu đầu vào làm cho hoạt động kinh doanh bịđình trệ…
- Nguồn nhân lực: Nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công lớn nhất đếnkết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Nếu Doanh nghiệp không tuyển dụng,đào tạo, bố trí sử dụng và đặc biệt là đãi ngộ nhân viên tốt thì sẽ gây ra rủi ro rất lớncho công ty
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: Như vận chuyển, kho bãi… nếu cơ sở vậtchất tốt, hiện đại, hoạt động hiệu quả thì rủi ro sẽ được hạn chế
- Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: Năng lực quản lý của ban lãnh đạo,
uy tín của Doanh nghiệp,…
1.3.2 Nhân tố bên ngoài Doanh nghiệp:
- Môi trường vật chất như thiên tai, động đất, bão lụt,… Đây là những rủi ro
mà Doanh nghiệp không thể dự đoán chính xác được Những rủi ro này gây ra thiệthại to lớn về người và của làm cho Doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề
- Môi trường kinh tế: Suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế, thâm hụt ngânsách, mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài, lạm phát cao, không kiểm soát đượcgiá cả, những biến động bất lợi về ngoại tệ, tỷ giá hối đoái,… được coi là các rủi rolớn cho các Doanh nghiệp Không chỉ vậy, sự hình thành và phát triển của các liênminh kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế Thế giới làm cho các Doanh nghiệptrong nước gặp khó khăn vì phải cạnh ttranh với các Doanh nghiệp nước ngoài
- Môi trường chính trị: Sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn cho Doanhnghiệp, cho người dân thì tránh được nhiều rủi ro Nhưng một Quốc gia thườngxuyên có bạo loạn, đảo chính, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi công, đình công,thường xuyên có sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thì trường, chính sách bị cácnhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng,… đều gâynguy cơ rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp
- Môi trường pháp luật: Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành nhằmđiều chỉnh các hoạt động trong kinh doanh Pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, thayđổi đột ngột, thực thi pháp luật thiếu minh bạch, thiếu công bằng khách quan, cácquyền sỡ hữ tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng luôn bị xâm hại hoặc chi phí quá caođều là nguồn gốc của các rủi ro cho các Doanh nghiệp Sự trậm trễ trong giao hàng,những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng,… đều có thể gây ra các thiệthại cho các Doanh nghiệp
- Môi trường văn hóa/ xã hội: Không am hiểu phong tục tập quán, không amhiểu về lối sống, ngôn ngữ, các giá trị, chuẩn mực ứng xử… của nơi khác dẫn đến
Trang 26cách hành xử, giao tiếp không phù hợp gây ra thiệt hại, mất mát, mất các cơ hộikinh doanh do không hiểu đối tác.
- Môi trường đặc thù của các Doanh nghiệp: Đây là những nhân tố Doanhnghiệp cũng phải quan tâm vì nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, gây ra nhiềurủi ro cho Doanh nghiệp, đó là các nhân tố: Khách hàng; đối thủ cạnh tranh; nhàcung cấp;…
Trang 27CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
a)Tên công ty: Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện
b) Tên giao dịch quốc tế: Post and telecommunication construction
joint- stock company
Tên viết tắt: CPT
c)Địa chỉ trụ sở: chính: Số 199 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Nhiệm vụ:
- Sản xuất, nhập khẩu, phân phối các vật liệu xây dựng, giao thông, bưuchính viễn thông…
- Thiết kế công trình
- Kinh doanh dịch vụ thương mại, bến bãi
- Giải quyết công ăn việc làm cho người dân
- Đóng góp đầy đủ thuế cho nhà nước, từ đó làm tăng GDP cho Việt Nam,thực hiện trách nhiệm, nghĩa của một Công ty Kinh doanh đối với Nhà nước ViệtNam – Xã hội Chủ nghĩa
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức:
Hình 2.1: Cấu trúc tổ chức Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
( Phần phụ lục 3)
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện được tổ chức theo sơ
đồ trực tuyến với 2 cấp quản lý Đó là cấp công ty và cấp xí nghiệp
Cấp công ty bao gồm 2 phòng là: Phòng tổng hợp và phòng kinh tế
Cấp xí nghiệp bao gồm các xí nghiệp lắp số I, II, III, IV, V, VI
Trang 28Bộ máy quản lý được xây dựng theo kiểu sơ đồ kiểu trực tuyến là một bộmáy với các tuyến quyền lực trong công ty là các đường thẳng Mỗi cấp dưới chỉchịu sự quản lý trực tiếp và nhận mệnh lệnh từ một cấp trên.
Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
a)Giám đốc Công ty:
Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty theođúng quy định của pháp luật, Điều lệ của Công ty, hợp đồng lao động ký với Công
ty và quyết định của Hội đồng quản trị Nếu điều hành trái với quy định này và gâythiệt hại cho Công ty thì Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồithường thiệt hại cho Công ty
b)Phó giám đốc Kinh tế:
Phụ trách về các vấn đề liên quan đến tài chính trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của đơn vị: báo cáo quyết toán, báo cáo thuế,…
c)Phó giám đốc Kỹ thuật nội chính:
Phụ trách về mảng thiết bị công nghệ mới ừng dụng cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty
Quản lý trực tiếp phòng Tổng hợp
d)Phó giám đốc nghiên cứu phát triển:
Hoạch định chương trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công tác thị trường:
e)Phòng Tổng hợp:
Thực hiện mọi công tác hành chính
Quản lý hồ sơ lý lịch, tuyển chọn nhân viên trong Công ty
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của công ty
f) Phòng Kinh tế:
Thực hiện công tác kế toán, tài chính, quản lý tài sản, vật tư của công ty:
g)Các xí nghiệp xây lắp:
Thực hiện các công trình của công ty
Buôn bán các vật tư như: cáp quang, cáp đồng, các thiết bị đấu nối và phụ kiện
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh:
Xây dựng dân dụng, trang trí nội ngoại thất công trình
Xây lắp công trình Bưu chính viễn thông ( Mạng cáp, cột cao,…) xây dựngcông nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặtbằng
Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, vật tư, máy móc, thiết bị ngành côngnghiệp, giao thông, Bưu chính Viễn thông