1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí thi công công trình số 10 cầu Bến Tre tại công ty CP Đạt Phương

110 4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 390,08 KB

Nội dung

Do đó, có thể thấy được công tác kế toán tập hợp chi phí được coi là côngtác trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp, nó liên quan hầu hết các yếu tốđầu vào và đầu ra trong quá

Trang 1

TÓM LƯỢC

Nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nềnkinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Hiện nay kế toán có một vai trò, vịtrí đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh ghi chép và cung cấp thông tin kinh tếtrung thực, nhanh chóng, kịp thời khách quan có hệ thống về số liệu tài sản, vật tư,tiền vốn, lao động tiền lương, kết quả sản xuất kinh doanh và phương pháp lợinhuận giữa các doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ được trong mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất đến việc tiêuthụ sản phẩm Do đó, khi quan tâm đến lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải quantâm đến hàng loạt vấn đề, đặc biệt là vấn đề chi phí sản xuất vì đây là công cụ quantrọng và hữu hiệu nhất để doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hay tốithiểu hóa chi phí

Để đạt mục tiêu đó, các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ chi phí sảnxuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm thiểu những chi phí không cầnthiết, tránh lãng phí, việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất sản phẩm của doanhnghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp cho các nhà quản lý ra quyết định đúng đắntrong quá trình hoạt động để đạt được hiệu quả cao với chi phí bỏ ra ít nhất

Kế toán chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp đóng vai tròquan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí, giúp cho các nhà quản trị hoạchđịnh, kiểm soát được chi phí và đưa ra quyết định kinh doanh Vì thế kế toán chi phísản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi một doanh nghiệp

Xuất phát từ những ý nghĩa trên và qua quá trình thực tập thực tế tại công ty CPĐạt Phương, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phí thi công công trình

số 10 cầu Bến Tre tại công ty CP Đạt Phương” để làm bài khóa luận tốt nghiệp củamình

Bài khóa luận có nội dung nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản của côngtác kế toán chi phí sản xuất dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành,chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ

kế toán của Bộ Tài chính Đồng thời, bài khóa luận còn đi sâu tìm hiểu thực tiễn côngtác kế toán chi phí thi công công trình số 10 cầu Bến Tre tại công ty CP Đạt Phương

và chỉ ra những ưu – nhược điểm và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tạinày

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cốgắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy giáo, cô giáocùng các bạn

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy giáo, cô giáokhoa Kế toán – Kiểm toán trường đại học Thương Mại, đặc biệt là TS Nguyễn ViếtTiến - người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Qua đây, em cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn của mình tới Ban giám đốc vàcác anh chị trong các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán của công ty CP Đạt Phương

đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty, cung cấp tài liệu để

em có thể hoàn thành bài khóa luận của mình

Tuy nhiên, do thời gian thực tập và nghiên cứu chưa nhiều cùng với những hạnchế về kiến thức của bản thân nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ thầy cô và các bạn để bài khóaluận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014

Sinh viênPhạm Thị Nụ

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài 2

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 5

1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 5

1.2Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp6 1.2.1Khái niệm chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 6

1.2.2 Bản chất của chi phí sản xuất trong xây lắp 8

1.2.3 Phân loại chi phí xây lắp 8

1.2.3.1 Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế 9

1.2.3.2 Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí 9

1.2.3.3 Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 11

1.2.3.4 Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 11

1.3Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 12

1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 12

1.3.2 Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 12

1.3.3 Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 13

Trang 4

1.3.3.1 Phương pháp trực tiếp 13

1.3.3.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp 13

1.4 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt Nam 14

1.5 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006) 21

1.5.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp 22

1.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 24

1.5.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 25

1.5.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 27

1.5.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp 28

1.5.6 Kế toán chi phí sản xuất xây lắp ở doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 29

1.6 ổ chức hệ thống sổ kế toán 30

1.6.1 Hệ thống sổ kế toán Nhật ký chung 31

1.6.2 Hệ thống sổ kế toán Nhật ký sổ cái 31

1.6.3 Hệ thống sổ kế toán chứng từ ghi sổ 31

1.6.4 Hệ thống sổ kế toán Nhật ký chứng từ 32

1.6.5 Hình thức kế toán máy 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG 33

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Đạt Phương 33

2.1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty CP Đạt Phương 33

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 33

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 34

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 34

2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty CP Đạt Phương 37

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị 37

2.1.2.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán 39

Trang 5

2.2.1 Đặc điểm về chi phí sản phẩm xây lắp tại công ty CP Đạt Phương 43

2.2.1.1 Đặc điểm về chi phí xây lắp tại công ty CP Đạt Phương 43

2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 44

2.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất tại công ty CP Đạt Phương 45

2.2.2 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp tại công ty CP Đạt Phương 45

2.2.2.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp 46

2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 47

2.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 49

2.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 51

2.2.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 53

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG 54

3.1 Các kết luận về đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản phẩm xây lắp tại công ty CP Đạt Phương54 3.1.1 Ưu điểm 54

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 55

3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện 56

3.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản phẩm xây lắp tại công ty CP Đạt Phương 58

3.3.1 Giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu 58

3.3.2 Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện kế toán chi phí NVL trực tiếp 58

3.3.3 Giải pháp thứ ba: Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp 59

3.3.4 Giải pháp thứ tư: Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng MTC 59

3.3.5 Giải pháp thứ năm: Hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí bảo hành công trình xây lắp 60

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

5 Biểu 2.5: Bảng kê thanh toán hóa đơn hàng hóa mua vào Phụ lục 5

6 Biểu 2.6: Sổ nhật ký chung tháng 03/2014 Phụ lục 6

7 Biểu 2.7: Sổ chi tiết TK621 công trình số 10 cầu Bến Tre Phụ lục 7

9 Biểu 2.9: Hợp đồng giao khoán công việc Phụ lục 9

10 Biểu 2.10: Biên bản nghiệm thu khối lượng Phụ lục 10

11 Biểu 2.11: Biên bản thanh lý hợp đồng khoán việc Phụ lục 11

12 Biểu 2.12: Bảng chấm công tổ sản xuất 1 Phụ lục 12

13 Biểu 2.13: Bảng thanh toán lương tháng 03/2014 Phụ lục 13

14 Biểu 2.14: Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Phụ lục 14

Trang 7

16 Biểu 2.16: Sổ chi tiết TK622 công trình số 10 cầu Bến Tre Phụ lục 16

19 Biểu 2.19: Bảng kê thanh toán hóa đơn hàng hóa mua vào Phụ lục 19

20 Biểu 2.20: Bảng tổng hợp phân bổ khấu hao TSCĐ Phụ lục 20

21 Biểu 2.21: Sổ nhật ký chung tháng 03/2014 Phụ lục 21

22 Biểu 2.22: Sổ chi tiết TK623 công trình số 10 cầu Bến Tre Phụ lục 22

24 Biểu 2.24: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Phụ lục 24

25 Biểu 2.25: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Phụ lục 25

26 Biểu 2.26: Sổ nhật ký chung tháng 03/2014 Phụ lục 26

27 Biểu 2.27: Sổ chi tiết TK6271 công trình số 10 cầu Bến Tre Phụ lục 27

28 Biểu 2.28: Sổ chi tiết TK6272 công trình số 10 cầu Bến Tre Phụ lục 28

29 Biểu 2.29: Sổ chi tiết TK6274 công trình số 10 cầu Bến Tre Phụ lục 29

30 Biểu 2.30: Sổ chi tiết TK6277 công trình số 10 cầu Bến Tre Phụ lục 30

Trang 8

31 Biểu 2.31: Sổ chi tiết TK6278 công trình số 10 cầu Bến Tre Phụ lục 31

33 Biểu 2.33: Bảng tổng hợp chi phí phát sinh Phụ lục 33

34 Biểu 2.34: Sổ chi tiết TK 154 công trình số 10 cầu Bến Tre Phụ lục 34

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23

2 Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 24

3 Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí máy thi công (tổ chức kế toán riêng) 25

4 Sơ đồ 1.4: Hạch toán chi phí máy thi công (tổ chức kế toán của

5 Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi phí máy thi công (không có tổ chức kế

6 Sơ đồ 1.6: Hạch toán chi phí máy thi công thuê ngoài 27

7 Sơ đồ 1.7: Hạch toán chi phí sản xuất chung 28

8 Sơ đồ 1.8: Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 29

9 Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung 42

DANH MỤC HÌNH VẼ

1 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty CP Đạt Phương 37

2 Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty CP Đạt Phương 37

Trang 10

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

KPCĐ : Kinh phí công đoàn

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, chúng ta đang được chứng kiến sự chuyển mình pháttriển đi lên của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó,

hệ thống kế toán nước ta cũng đang từng bước thay đổi để phù hợp với tình hình mới.Nền kinh tế thị trường luôn đặt ra cho những nhà quản lý nhiều vấn đề cấp bách Đểtồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các nhàquản lý doanh nghiệp phải làm thế nào để sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho tiết kiệm

và hiệu quả với chi phí bỏ ra hợp lý và đúng đắn, đảm bảo chất lượng đầu ra và có lợinhuận cho doanh nghiệp Do vậy, các nhà quản lý phải có chiến lược kinh doanh linhhoạt Mà công cụ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định đó là kiểm soát được các yếu

tố chi phí

Để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm thì doanh nghiệp phải tốn hết bao nhiêuchi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí, khả năng để hạ thấp các loạichi phí này Do đó, có thể thấy được công tác kế toán tập hợp chi phí được coi là côngtác trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp, nó liên quan hầu hết các yếu tốđầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin cho các nhàquản trị để phân tích và đánh giá việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để có các biệnpháp điều chỉnh kịp thời nhằm thu được hiệu quả cao nhất Để đảm bảo việc hạch toánđược chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí, phù hợpvới đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp và chế độ quản lý nhà nước

là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán của doanh nghiệp Muốn vậy,công tác kế toán CPSX trong các doanh nghiệp ngày càng cần hoàn thiện hơn

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty Cổ phần Đạt Phươngnói riêng thì kế toán CPSX là một khâu quan trọng trong công tác tổ chức kế toán Nógiúp cho các nhà quản trị DN nắm bắt và phân tích đúng đắn tình hình thực hiện kếhoạch CPSX sao cho các yếu tố hợp thành CPSX được quản ký và giám sát chặt chẽ

Thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu lýluận tại Trường Đại học Thương Mại và thời gian thực tập tại công ty Cổ phần ĐạtPhương, em nhận thấy việc nghiên cứu đề tài về kế toán chi phí thi công công trình số

10 cầu Bến Tre tại công ty Cổ phần Đạt Phương mang tính cấp thiết cả về lý luận vàthực tiễn Nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán CPSX, em đi sâu nghiên

Trang 12

cứu đề tài: “Kế toán chi phí thi công công trình số 10 cầu Bến Tre tại công ty Cổ phần Đạt Phương”.

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

Về mặt lý luận: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa, làm rõnhững vấn đề cơ bản về kế toán CPSX gồm các nội dung chủ yếu: Khái niệm, bảnchất, phân loại CPSX, kế toán CPSX theo chuẩn mực, theo chế độ kế toán hiện hành,

là cơ sở cho việc hạch toán CPSX trong DN

Về mặt thực tiển: Phân tích đánh giá thực trạng kế toán CP thi công công trình

số 10 cầu Bến Tre tại công ty Cổ phần Đạt Phương để từ đó đánh giá những ưu điểm,hạn chế và đưa ra những đề xuất hoàn thiện kế toán CPSX tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu

Với các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định ở trên, đề tài khóa luận chỉ đi sâunghiên cứu các vấn đề lý luận chung về kế toán CP thi công công trình số 10 cầu BếnTre tại công ty CP Đạt Phương Đề tài không đề cập đến các sản phẩm, hoạt động kinhdoanh khác của công ty và không nghiên cứu về kế toán tính giá thành sản phẩm

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề kế toán CP thi công công trình số 10 cầuBến Tre tại công ty Cổ phần Đạt Phương Quá trình nghiên cứu được thực hiện tạiphòng kế toán của công ty Cổ phần Đạt Phương Đề tài khảo sát thực trạng và nghiêncứu số liệu năm 2013 và quý I năm 2014

4 Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài

Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Đây là phương pháp sử dụng các thông tin gốc đầu tiên được tập hợp để phục

vụ trực tiếp cho mục tiêu nghiên cứu nhất định Trong bài khóa luận, để tìm hiểu côngtác kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Đạt Phương, em đã sử dụng baphương pháp cụ thể sau :

* Phương pháp điều tra trắc nghiệm: là việc phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho

các nhân viên của công ty để khảo sát thu thập các thông tin liên quan đến đề tài

* Phương pháp phỏng vấn: là trao đổi trực tiếp với các nhân viên của phòng kế

Trang 13

xuất tại công ty, tìm hiểu những khó khăn mà bộ máy kế toán gặp phải trong quá trìnhtập hợp chi phí sản xuất, làm cơ sở tìm ra các hướng giải quyết, khắc phục những khókhăn đó.

* Phương pháp thực nghiệm

Trong quá trình thực tập tại công ty dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ của

bộ phận kế toán trong công ty cũng như các bộ phận khác, em đã được trực tiếp thamgia vào các bước tiến hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đồng thời tham gia vàocác nghiệp vụ: phân loại chứng từ kế toán, đối chiếu, phân loại sổ sách…tại công ty

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Đây là việc tập hợp các thông tin có sẵn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.Thông qua các tạp chí kế toán, kiểm toán, tập hợp các thông tin kế toán trong các sổ kếtoán, BCTC, cũng như qua các bài luận văn, chuyên đề cùng nội dung nghiên cứu ởcác năm trước…

Phương pháp nghiên cứu tài liệu của đơn vị: đề tài nghiên cứu là kế toán chi phíthi công công trình số 10 cầu Bến Tre tại công ty Cổ phần Đạt Phương nên phần lớncác tài liệu là do công ty cung cấp, các thông tin có thể thu thập được qua giấy phépđăng ký kinh doanh, tài liệu về cơ cấu bộ máy tổ chức, bộ máy kế toán của côngty bên cạnh đó là các thông tin kế toán được thể hiện thông qua các chứng từ sổ sách

và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Phương pháp xử lý dữ liệu

Phân tích các dữ liệu thu thập được từ việc sử dụng những phương pháp trên làmột trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình nghiên cứu kế toán chi phí sảnxuất tại doanh nghiệp sản xuất Những dữ liệu sơ cấp mang tính bao quát chung khiđược tiến hành phân tích sẽ cung cấp một lượng thông tin cụ thể, chi tiết phục vụ choquá trình tập hợp chi phí sản xuất và là cơ sở để đưa ra những nhận xét đánh giá đúngđắn, chính xác hơn về công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty Trong bài khóaluận tốt nghiệp, em đã sử dụng các phương pháp sau:

* Phương pháp so sánh : là phương pháp đối chiếu giữa các sự vật, hiện tượng

với nhau để thấy được các điểm giống và khác nhau giữa chúng Trong quá trìnhnghiên cứu kế toán chi phí thi công công trình số 10 cầu Bến Tre tại công ty Cổ phầnĐạt Phương, nội dung của phương pháp này được cụ thể hóa thông qua việc so sánh,đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn về việc sử dụng các chứng từ và sổ sách kế toán,

Trang 14

trình tự hạch toán tại công ty, đối chiếu giữa các chứng từ gốc và bảng phân bổ với cácbảng kê, đối chiếu số liệu cuối giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết để có kết quảchính xác khi lên các BCTC.

* Phương pháp tổng hợp dữ liệu: là phương pháp được sử dụng để tổng hợp kết

quả các phiếu điều tra, từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá cụ thể về công tác kế toánchi phí sản xuất tại công ty

* Phương pháp toán học: là phương pháp được sử dụng để tính toán, phân tích

cụ thể để tổng hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng cụ thể, tổng hợp và phân bổchi phí sản xuất chung cho từng đối tượng cụ thể

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ, phụ lục, khoá luận được kếtcấu thành phần mở đầu và 3 chương:

Trang 15

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN

PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng đến

kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp

Xây lắp là một ngành sản xuất mang tính công nghiệp có chức năng tái sản xuấtTSCĐ cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân Nó làm tăng sức mạnh về kinh

tế, quốc phòng, tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, góp phần hoàn thiện cơ cấukinh tế, tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Một đất nước

có một cơ sở hạ tầng vững chắc thì đất nước đó mới có điều kiện phát triển Như vậyviệc xây dựng cơ sở hạ tầng bao giờ cũng phải tiến hành trước một bước so với cácngành khác

Sản phẩm xây lắp là các công trình sản xuất, hạng mục công trình, công trìnhdân dụng có đủ điều kiện đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng Sản phẩm của ngànhxây lắp luôn được gắn liền với một địa điểm nhất định nào đó Địa điểm đó là đất liền,mặt nước, mặt biển và có cả thềm lục địa Vì vậy ngành xây lắp là một ngành khác hẳnvới các ngành khác Các đặc điểm kỹ thuật đặc trưng được thể hiện rất rõ ở sản phẩmxây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành Đặc điểm của sản phẩm xây dựngđược thể hiện cụ thể như sau:

Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc, cóquy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng dài, có giá trị lớn về kinh tế, vănhoá, thể hiện ý thức thẩm mỹ-nghệ thuật Do vậy, việc tổ chức quản lí và hạch toánnhất thiết phải có dự toán thiết kế, thi công Đặc biệt kế toán chi phí cần được phântích theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể.Qua đó thường xuyên so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xétnguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh

Sản phẩm xây lắp cố định về mặt vị trí, còn các điều kiện sản xuất phải dichuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Nên khi tính giá thành sản phẩm xây lắp cầnphải bóc tách chi phí phần cứng (phần chi phí mà công trình nào cũng có) và chi phí

do vị trí công trình Chi phí trực tiếp của sản phẩm xây lắp thường không bao gồmcác khoản chi phí phát sinh liên quan đến vị trí công trình như chi phí vận chuyểnnguyên vật liệu ngoài cự li quy định, lương phụ của công nhân viên,

Trang 16

Hoạt động xây lắp thường được tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vàođiều kiện thiên nhiên, dễ phát sinh những khoản chi phí ngoài dự toán làm tăng giáthành sản phẩm Chu kì sản xuất của các đơn vị kinh doanh xây lắp thường dài, chiphí phát sinh thường xuyên, trong khi doanh thu chỉ phát sinh ở từng thời điểm nhấtđịnh Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp trong quá trình sản xuất phải kiểm trachặt chẽ chất lượng công trình để đảm bảo cho công trình và tuổi thọ của công trìnhtheo thiết kế.

Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biếntheo phương thức “khoán gọn” các CT, HMCT, khối lượng hoặc công việc cho cácđơn vị trong nội bộ doanh nghiệp

Các công trình được ký kết tiến hành đều được dựa trên đơn đặt hàng, hợp đồng

cụ thể của bên giao thầu xây lắp Cho nên phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng vàthiết kế kỹ thuật của công trình đó, khi có khối lượng xây lắp hoàn thành đơn vị xâylắp phải đảm bảo bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượngcông trình

Những đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn tới công tác tổ chức hạch toán kếtoán làm cho phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp có đặc điểmriêng Để phát huy đầy đủ vai trò là công cụ quản lý kinh tế, công tác kế toán trongcác doanh nghiệp xây lắp phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong xây dựng cơ bản và thực hiệnnghiêm túc các chế độ của kế toán do Nhà nước ban hành

1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp

1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp

Trong các DNSX, các thông tin về CPSX đóng một vai trò rất quan trọng, nógiúp ích cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả Để cóthể cung cấp thông tin về CPSX của doanh nghiệp một cách đầy đủ và hữu ích, cácnhà quản trị phải hiểu được bản chất và phân loại chi phí, sử dụng chi phí như mộtcông cụ nhằm gia tăng kết quả kinh doanh

- Khái niệm chi phí:

Xét dưới góc độ kế toán tài chính, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn

mực số 01 định nghĩa: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế

Trang 17

phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.

Xét dưới góc độ kế toán quản trị, theo quan điểm của các trường đại học khối

kinh tế: “Chi phí của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động

sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.”

Các khái niệm tuy có khác nhau về cách diễn đạt nhưng về nội dung đều thểhiện bản chất của chi phí là những hao phí phải bỏ ra để đổi lấy sự thu về dưới dạngvật chất định lượng được như số lượng sản phẩm hoặc thu về dưới dạng tinh thần haydịch vụ được phục vụ Đó không phải là sự mất đi vĩnh viễn mà là sự thu được về lợiích trong tương lai

- Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp

Doanh nghiệp xây lắp là một doanh nghiệp sản xuất trong đó quá trình hoạtđộng sản xuất cũng là sự kết hợp của các yếu tố sức lao động của con người, tư liệulao động và đối tượng lao động Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuấtcũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứngnhư chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL và trong nền kinh tế thị trường các yếu tốchi phí trên được biểu hiện bằng tiền

Vậy chi phí xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống vàlao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất và xâylắp trong một thời kỳ nhất định

Tuy nhiên, trong quá trình xây lắp doanh nghiệp phát sinh rất nhiều khoản chiphí ngoài hoạt động sản xuất xây lắp Theo chế độ kế toán hiện hành, chỉ những chiphí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất xây lắp nhằm tạo ra sản phẩm xây lắpmới được coi là chi phí sản xuất xây lắp

- Chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên giá trị sản phẩm bao gồm ba bộ phận

c, m, v

G = c + m + v

C: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã được tiêu hao trong quá trình sản xuấtxây lắp như khấu hao TSCĐ, NVL, CC-DC

Trang 18

V: là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quátrình sản xuất xây lắp tạo ra sản phẩm.

M: là giá trị mới lao động sáng tạo ra

Trong doanh nghiêp xây lắp, c và v là chi phí sản xuất xây lắp để tạo ra sảnphẩm xây lắp của doanh nghiệp

1.2.2 Bản chất của chi phí sản xuất trong xây lắp

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổimột cách có ý thức, có mục đích các yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động vàsức lao động thành các công trình, lao vụ nhất định Đồng thời, quá trình sản xuất sảnphẩm xây lắp cũng là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên Do đó, sựhình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm xây lắp là tất yếu kháchquan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất Vậy chi phí sản xuấtxây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vậthoá cần thiết mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ kinh doanh nhất định liên quanđến việc xây dựng, lắp đặt các công trình Chi phí về lao động sống gồm: chi phí tiềnlương, BHXH, BHYT, KPCĐ Còn chi phí về lao động vật hoá bao gồm: chi phí NVL,chi phí khấu hao TSCĐ,

Độ lớn của chi phí sản xuất xây lắp là một đại lượng xác định và phụ thuộc vàohai nhân tố chủ yếu:

- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất sản phẩmxây lắp trong một thời kỳ nhất định

- Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công của một đơn vị lao động

đã hao phí

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích

sử dụng không như nhau Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lí nói chung và kế toánnói riêng, cần phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức thích hợp

1.2.3 Phân loại chi phí xây lắp

Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộcvào yêu cầu và mục đích của công tác quản lí Việc hạch toán chi phí sản xuất theotừng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu giảmchi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinh tế trong các đơn vị

Trang 19

xây lắp Thông thường, chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp được phânloại theo các tiêu thức sau:

1.2.3.1 Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế.

Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí sản xuất mang một nội dung kinh tếriêng, ngoài ra không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào,

ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào Toàn bộ chi phí sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau:

- Chi phí NVL: là toàn bộ chi phí về các loại NVL chính, vật liệu phụ, nhiênliệu, vật liệu thiết bị xây dựng mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuấtsản phẩm

- Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoảnkhác phải trả cho người lao động

- Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ khoản trích khấu hao, trích trước chi phísửa chữa lớn trong tháng đối với tất cả các loại TSCĐ có trong doanh nghiệp

- Chi phí công cụ dụng cụ: là phần giá trị hao mòn của các loại công cụ dụng cụtrong quá trình sản xuất xây lắp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài,thuê ngoài phục vụ cho việc sản xuất như chi phí thuê máy, tiền nước, tiền điện

- Chi phí khác bằng tiền: là chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuấtngoài bốn yếu tố chi phí nói trên như chi phí bằng tiền mặt, chi phí tiếp khách

Việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế chỉ rõ quá trình hoạt động xây lắpdoanh nghiệp phải phân bổ ra các loại chi phí gì, nó là cơ sở để kế toán tập hợp chi phísản xuất theo yếu tố, phục vụ việc lập bảng thuyết minh BCTC, là cơ sở để phân tích,kiểm tra dự toán chi phí sản xuất và lập kế hoạch cung ứng vật tư, là cơ sở để tính mứctiêu hao vật chất và thu nhập quốc dân

1.2.3.2 Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí.

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụngnhất định đối với hoạt động sản xuất xây lắp Theo cách phân loại này, căn cứ vàomục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phíkhác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và

Trang 20

công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào Toàn bộ chiphí sản xuất phát sinh trong kì được chia làm các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật

liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, thựchiện dịch vụ, lao vụ trong kì sản xuất kinh doanh, không bao gồm chi phí vật liệu đãtính vào chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công Chi phí nguyên liệu, vật liệuphải tính theo giá thực tế khi xuất dùng

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản thù lao lao động phải trả cho

công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công (như côngnhân vận chuyển bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây dựng và công nhân chuẩn

bị thi công, thu dọn hiện trường) Với khoản chi phí tiền lương của công nhân điềukhiển máy tính trong đơn giá XDCB cũng tính vào chi phí nhân công trực tiếp Cònchi phí tiền lương của cán bộ quản lý công trình (bộ phận gián tiếp) được tính vào chiphí sản xuất chung chứ không phải là chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi

công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi cônghỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công,chi phí sửa chữa lớn, sữa chữa thường xuyên máy thi công, chi phí nhiên liệu và độnglực dùng cho máy thi công và các khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng máy thicông như chi phí di chuyển, tháo, lắp máy thi công Khoản mục chi phí máy thi côngkhông bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương công nhân điềukhiển máy CP sử dụng máy thi công bao gồm CP thường xuyên và CP tạm thời:

* Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: Lương chính, lương phụ của

công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu dùngcho máy thi công, khấu hao, tiền thuê máy thi công…

* Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: là những chi phí phải phân bổ

dần theo thời gian sử dụng của máy thi công như: CP tháo lắp, vận chuyển, chạy thửmáy thi công…CP tạm thời có thể phát sinh trước (được hạch toán vào TK 142,242)sau đó được phân bổ dần vào bên Nợ TK 623 Hoặc phát sinh sau nhưng phải tínhtrước vào CPXD trong kỳ (ghi Nợ TK 623, Có TK 335)

- Chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phục vụ xây lắp tại các đội và các

Trang 21

sinh trong từng bộ phận, từng đội xây lắp, ngoài chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp (kể

cả phần trích cho các quỹ BHXH, HBYT, KPCĐ trên tiền lương phải trả cho toàn bộ côngnhân viên chức từng bộ phận, từng đội và toàn bộ tiền ăn ca của đội, bộ phận)

Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí có tác dụng xác định số chi phí

đã chi cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở để tính giá thành vàkết quả hoạt động sản xuất Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất chế tạo ra sảnphẩm sẽ là những chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm khi hoàn thành

1.2.3.3 Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất

ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất liên quan đến việc sản xuất ra

nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc Kết cấu của chi phí gián tiếp cũng tương tự nhưchi phí trực tiếp, nhưng những chi phí này phát sinh ở bộ phận quản lí đội thi côngcủa các doanh nghiệp xây lắp Vì vậy kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đốitượng có liên quan theo một tiêu thức thích hợp

Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kếtoán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách hợp lý

1.2.3.4 Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành

Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ đề

ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân theoquan hệ với khối lượng công việc hoàn thành Theo cách này, chi phí được chia thànhbiến phí và định phí

- Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỉ lệ so với khối lượng công

việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp Cần lưu ýrằng, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định

- Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc

hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng,phương tiện kinh doanh, Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lạibiến đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi

Trang 22

Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng trong dự toán công trình xây lắp thìchi phí sản xuất được phân công theo từng khoản mục.

1.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp

1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sảnxuất phát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêucầu tính giá thành Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên

và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp Xác địnhđúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với hoạt động, đặc điểm của từngcông trình thi công và đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mới tạo điềukiện tốt nhất để tổ chức công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất Tổ chức hạch toánquá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết vớinhau Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm,nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sảnphẩm theo đơn vị tính giá thành Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lí, kiểmtra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chứcsản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ của doanh nghiệp xây lắp Có thể nói, việcphân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giớihạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phảitính giá thành một đơn vị - tức là đối tượng tính giá thành

Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác địnhgiới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí

Sản xuất xây lắp có quy trình công nghệ phức tạp và loại hình sản xuất đơnchiếc, thường phân chia thành nhiều khu vực, bộ phận thi công Mỗi hạng mục cấu tạovật chất khác nhau và đều có thiết kế riêng, giá dự toán riêng Mặt khác, đơn vị tínhgiá thành có thể là CT, HMCT hoàn thành hay từng giai đoạn công nghệ, nên đốitượng hạch toán CPSX thường là các CT, HMCT, từng đơn đặt hàng, từng giai đoạncông việc

1.3.2 Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, sổ chi tiết, ghi chép

Trang 23

đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp cần phải dựa vàonhững đặc điểm sau:

- Đặc điểm tổ chức thi công của doanh nghiệp

- Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm xây lắp

- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí

- Yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp

1.3.3 Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

1.3.3.1 Phương pháp trực tiếp

Được áp dụng với những chi phí trực tiếp, là những chi phí chỉ liên quan đếnmột đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Khi có chi phí phát sinh thì căn cứ vào cácchứng từ gốc ta tập hợp từng chi phí cho từng đối tượng sản xuất

Trường hợp doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là công trình hayhạng mục công trình thì hàng tháng căn cứ vào các chi phí phát sinh có liên quan đếncông trình hay hạng mục công trình nào thì tập hợp chi phí cho công trình đó

Phương pháp này đảm bảo tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng một cáchchính xác, cung cấp số liệu chính xác cho việc tính giá thành của từng công trình, hạngmục công trình và có tác dụng tăng cường kiểm tra giám sát chi phí sản xuất theo các đốitượng áp dụng phương pháp này với công tác hạch toán ban đầu phải thực hiện chặt chẽ,phản ánh ghi chép cụ thể rõ ràng chi phí sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí

1.3.3.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp

Được áp dụng với những chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đối tượng kế toánchi phí sản xuất Vì vậy phải xác định theo phương pháp phân bổ gián tiếp

Để phân bổ cho các đối tượng phải chọn tiêu thức phân bổ và tính hệ số phân bổchi phí

Công thức: H = C/T

Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí

C: Tổng chi phí cần phân bổ T: Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ Mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng tính theo công thức sau:

Ci = H x Ti

Trong đó: Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i

Ti: Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i

Trang 24

Trường hợp đối tượng tập hợp CPSX là đội thi công hay công trường thì chi phísản xuất phải tập hợp theo đội thi công hay công trường Cuối kỳ tổng số chi phí tậphợp phải được phân bổ cho từng CT, HMCT để tính giá thành sản phẩm riêng.

Áp dụng phương pháp này tính chính xác phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêuchuẩn phân bổ, do đó kế toán phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất, trình độ,yêu cầu quản lý và đặc điểm chi phí để lựa chọn

1.4 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, có các chuẩn mực liên quan đếnchi phí sản xuất trong doanh nghiệp như sau:

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS 01) - Chuẩn mực chung

Mục đích của chuẩn mực là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu

kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanhnghiệp nhằm:

- Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất

- Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo chuẩnmực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử ký các vấn đềchưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chínhphản ánh trung thực và hợp lý

- Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phùhợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

- Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tàichính được lập phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán

Theo chuẩn mực này, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tếtrong kỳ kế toán dưới hình thức khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phátsinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phânphối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu

Về chi phí, chuẩn mực chung quy định: Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất,

kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanhnghiệp và các chi phí khác

Trang 25

Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản

lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho cácbên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,

Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phátsinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: chi phí

về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạmhợp đồng,

Về ghi nhận chi phí, chuẩn mực chung quy định: Chi phí sản xuất, kinh

doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khicác khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đếnviệc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cáchđáng tin cậy

Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) – Hàng tồn kho

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán hàng tồn kho gồm: Xác định giá trị và kế toán HTK vào chi phí,ghi giảm giá trị HTK cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phươngpháp tính giá trị HTK làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Nội dung của VAS 02 quy định giá trị hàng tồn kho được tính theo giá gốc.Trường hợp giá trị thuần có thế thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giátrị thuần có thể thực hiện được

Giá gốc HTK bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trựctiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Giá gốc HTK được xác định theo chi phí chế biến Đó là những chi phí liênquan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóanguyên vật liệu thành thành phẩm Trong đó:

- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

Trang 26

- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào mỗi chi phí đơn vị sản phẩm dựatrên công suất bình thường của máy móc sản xuất Trường hợp mức sản phẩm thực tếsản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định đượcphân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh Trường hợp mức sảnphẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn so với công suất bình thường thì chi phí sản xuấtchung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theocông suất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận làchi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng mộtkhoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi sản phẩm không được phản ánh mộtcách tách biệt thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thứcphù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 (VAS 03) – Tài sản cố định hữu hình

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán đối với TSCĐ hữu hình gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thờiđiểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xácđịnh giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quyđịnh khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Chuẩn mực quy định về chi phí phát sinh sau ghi nhận giá trị ban đầu của TSCĐhữu hình như sau:

- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận giá trị ban đầu TSCĐ hữu hình được ghităng nguyên giá của tài sản nếu chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế tronglương lai do sử dụng tài sản đó, các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trênphải được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá TSCĐ nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêuchuẩn ban đầu của tài sản đó như:

+ Thay đổi bộ phận TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặclàm tăng công suất sử dụng của chúng

+ Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩmsản xuất ra

Trang 27

+ Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tàisản so với trước.

- Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phụchoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêuchuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hìnhphải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau.Khi giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã bao gồm các khoản giảm về lợi ích kinh tếthì các chi phí phát sinh sau để khôi phục các lợi ích kinh tế từ tài sản đó sẽ được tínhvào nguyên giá TSCĐ nếu giá trị còn lại của TSCĐ không vượt quá giá trị có thể thuhồi từ tài sản đó Trường hợp trong giá mua TSCĐ hữu hình đã bao gồm nghĩa vụ củadoanh nghiệp phải bỏ thêm các khoản chi phí để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sửdụng thì việc vốn hóa các chi phí phát sinh sau cũng phải căn cứ vào khả năng thu hồichi phí

- Trường hợp một số bộ phận của TSCĐ hữu hình đòi hỏi phải được thay thếthường xuyên, được hạch toán là các TSCĐ độc lập nếu các bộ phận đó thỏa mãn đủbốn tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ hữu hình

Chuẩn mực quy định về khấu hao tài sản cố định hữu hình như sau: Giá trị phảikhấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sửdụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tàisản mang lại cho doanh nghiệp, số khấu hao của từng thời kỳ được hạch toán vào chisản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác

Chuẩn mực quy định về nhượng bán TSCĐ hữu hình như sau: Lãi hay lỗ phátsinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình được xác định bằng số chênh lệch giữathu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+) giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình

Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh trong kỳ

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (VAS 04) – Tài sản cố định vô hình

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán tài sản cố định vô hình gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thờiđiểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác

Trang 28

định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quyđịnh khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Về ghi nhận TSCĐ vô hình chuẩn mực quy định: Chi phí liên quan đến tài sản

vô hình phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trảtrước, trừ trường hợp:

- Chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãn địnhnghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

- Tài sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chấtmua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vôhình thì những chi phí đó (nằm trong chi phí mua tài sản) hình thành một bộ phận củalợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thế thương mại có giá trị âm) vào ngày quyếtđịnh sáp nhập doanh nghiệp

Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nhưngkhông được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ

Về mục chi phí phát sinh sau ghi nhận TSCĐ vô hình chuẩn mực quy định nhưsau: Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phảiđược ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2điều kiện sau thì được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình:

- Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trongtương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

- Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vô hình

cụ thể

Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu đượcghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi các chi phí này gắn liền vớimột TSCĐ vô hình cụ thể và làm tăng lợi ích kinh tế từ các tài sản này

Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa,quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất (kể cảtrường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) luôn được ghi nhận

là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Trang 29

Chuẩn mực quy định về chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình cho từng thời

kỳ phải ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ khi chi phí đó được tínhvào giá trị của tài sản khác

Về chi phí thanh lý và nhượng bán TSCĐ vô hình chuẩn mực quy định: Lãi hay

lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình được xác định bằng số chênh lệchgiữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+) giá trị còn lại của TSCĐ vôhình Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh trong kỳ

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 (VAS 16) – Chi phí đi vay

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán đối với chi phí đi vay gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phísản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quantrực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kếtoán và lập báo cáo tài chính

Về việc ghi nhận chi phí đi vay chuẩn mực quy định: Chi phí đi vay phải ghinhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoátheo quy định sau: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặcsản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủcác điều kiện quy định trong chuẩn mực này

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản

dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó Các chi phí đi vay được vốn hoá khidoanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó

và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 (VAS 15) – Hợp đồng xây dựng

Chi phí của hợp đồng xây dựng được quy định trong chuẩn mực kế toán số 15

“Hợp đồng xây dựng” theo các khoản mục từ 16 đến 21 như sau:

16 Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm:

a) Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng;

b) Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổcho từng hợp đồng cụ thể;

c) Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng

17 Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm:

Trang 30

a) Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trinh;b) Chi phí nguyên liêu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình;

c) Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng;d) Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vậtliêu đến và đi khỏi công trình;

e) Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng;

f) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng;

g) Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình;

h) Các chi phí liên quan trực tiếp khác

Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợp đồng sẽ được giảm khi có các khoảnthu nhập khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng Ví dụ: Các khoản thu từviệc bán nguyên liệu, vật liệu thừa, thu thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúchợp đồng

18 Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thểphân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm:

a) Chi phí bảo hiểm;

b) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợpđồng cụ thể;

c) Chi phí quản lý chung trong xây dưng

Các chi phí trên được phân bổ theo các phương pháp thích hợp một cách có hệthống theo tỷ lệ hợp lý và được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi phí có đặc điểmtương tự Việc phân bổ cần dựa trên mức thông thường của hoạt động xây dựng

19 Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợpđồng như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khác hàng phải trả chonhà thầu đã được quy định trong hợp đồng

20 Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân

bổ cho hợp đồng xây dựng thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng.Các chi phí này bao gồm:

a) Chi phí quản lý hành chính chung hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai mà hợpđồng không quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu

b) Chi phí bán hàng;

Trang 31

c) Khấu hao máy móc, thiết bị và TSCĐ khác không sử dụng cho hợp đồng xâydựng.

21 Chi phí của hợp đồng bao gồm chi phí liên quan đến hợp đồng trong suốtgiai đoạn kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng Các chi phí liên quantrực tiếp đến hợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng cũng được coi làmột phần chi phí của hợp đồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có thể ước tính mộtcách đáng tin cậy và có nhiều khả năng là hợp đồng sẽ được ký kết Nếu chi phí phátsinh trong quá trình đàm phán hợp đồng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ khi chúng phát sinh thì chúng không còn được coi là chi phí của hợpđồng xây dựng khi hợp đồng được ký kết vào thời kỳ tiếp sau”

1.5 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006)

Đối với doanh nghiệp xây lắp, do đặc điểm sản phẩm, ngành nghề riêng biệt:Các sản phẩm xây lắp thường mang tính đơn chiếc với quy mô lớn, quy trình côngnghệ phức tạp nên theo QĐ 1864/1998/QĐ-BTC ban hành ngày 16/12/1998 về chế độ

kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp thì trong hệ thống tài khoản đã bỏ và thaythế một số tài khoản, trong đó bỏ TK 611- “Mua hàng”, TK 631 “Giá thành sản xuất”

Vì thế cơ bản chỉ tồn tại và được áp dụng phương pháp KKTX Do vậy việc hạch toánCPSX cũng được hạch toán theo phương pháp này Theo đó các TK được sử dụng để

kế toán CPSX là các TK 621, 622, 623, 627

Tài khoản sử dụng:

- Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”:

Tài khoản này dùng để phản ánh các CP nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếpcho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, thực hiện dịch vụ, lao vụ củaDNXL

- TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”:

Tài khoản này dùng để phản ánh CP lao động trực tiếp tham gia vào quá trìnhxây dựng Không hạch toán vào tài khoản này khoản tính BHXH, BHYT, KPCĐ tínhtrên quỹ lương nhân công trực tiếp của hoạt động xây dựng

- Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”

Trang 32

Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ CP sử dụng xe, máy thi công phục

vụ trực tiếp cho hoạt động xây dựng công trình Tài khoản này chỉ sử dụng trongtrường hợp DNXD thực hiện xây dựng công trình theo phương thức thi công hỗn hợpvừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy

Không hạch toán vào tài TK 623 khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trênlương công nhân sử dụng máy thi công

TK623 có các tài khoản cấp hai sau: TK6231 “CP nhân công ” TK6232 “CPvật liệu” TK6233 “CP dụng cụ sản xuất” TK6234 “CP khấu hao máy thi công”.TK6237 “CP dịch vụ mua ngoài” TK6238 “CP bằng tiền khác”

- Tài khoản 627 “CPSX chung”

TK này dùng để tập hợp CPSX của đội, công trình xây dựng gồm lương nhânviên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp xây lắp,nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanhnghiệp), KH TSCĐ…

TK 627 có 6 TK cấp 2: TK 6271 “CP nhân viên phân xưởng” TK 6272 “CP vậtliệu” TK 6273 “CP dụng cụ sản xuất” TK 6274 “CP khấu hao TSCĐ” TK 6277 “CPdịch vụ mua ngoài” TK 6278 “CP khác bằng tiền khác”

Trình tự kế toán:

Trình tự kế toán CPSX là thứ tự các công việc nhằm tập hợp CPSX để phục vụcho việc tính giá thành CT được kịp thời Đối với ngành XDCB việc tập hợp CPSXgồm các bước sau:

Bước 1: Tập hợp các CP cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên

quan trực tiếp cho từng công trình trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ

Bước 3: Tập hợp và phân bổ CPSX chung cho các công trình có liên quan theo

tiêu thức phù hợp

Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ Từ đó tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

1.5.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp

Để phản ánh chi tiết NVLTT, căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho,phiếu xuất vật tư theo hạn mức, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, hóa đơn giá trị giatăng, hóa đơn bán hàng kế toán phản ánh tổng hợp trên TK 621- Chi phí nguyên liệu,

Trang 33

vật liệu trực tiếp TK 621 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục côngtrình.CP NVLTTthường chiếm tỷ trọng lớn (60%  70%) trong CPSX SPXL.

Trong kỳ kế toán thực hiện ghi chép, tập hợp CP NVL thực tế phát sinh vào bên

Nợ TK 621 theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các NVL Trong trường hợp vật liệu

sử dụng cho việc xây dựng nhiều HMCT thì áp dụng phương pháp phân bổ NVL chotừng đối tượng HMCT theo các tiêu thức thích hợp: định mức tiêu hao vật liệu, chi phívật liệu trực tiếp theo dự toán hoặc theo khối lượng thực hiện…

Việc phân bổ CP NVLTT được áp dụng theo công thức:

Chi phí phân bổ

cho đối tượng i =

Tổng chi phí NVL cần phân bổ

x Tiêu thứcphân bổ thứ iTổng tiêu thức phân bổ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định theo công thức sau:

CP

NVLTT =

Trị giá NVL chưa

sử dụng hết đầu kìtại phân xưởng

+

Trị giá NVLxuất dùngtrong kì

-Trị giá NVL xuất chưa

sử dụng hết còn lạicuối kì tại phân xưởng

-Trị giáphế liệuthu hồi

Qui trình hạch toán CP NVLTT được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

TK 152, 153

XuÊt XNL cho s¶n xuÊt

TK 142

TrÝch tr íc c«ng cô

Trang 34

Kế toán khối lượng giao khoán: chứng từ ban đầu sử dụng để hạch toán là “Hợpđồng giao khoán” Thời gian lao động được theo dõi trên bảng chấm công, sau khiđược kiểm tra xác nhận ở đội SX, các phòng ban liên quan sẽ được chuyển về phòng

kế toán

Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng giao khoán và các chứng từ

có liên quan khác để làm chứng từ thanh toán lương và kiểm tra việc trả lương cho cán

bộ công nhân viên Bảng thanh toán lương được lập hàng tháng theo từng đội SX, bộphận thi công và các phòng ban

Nội dung hạch toán lao động tiền lương được phản ánh qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

1.5.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công vàcác chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với hình thức quản lý, sửdụng máy thi công của DN

Tính toán phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng sử dụng phảidựa trên cơ sở giá thành một giờ/máy hoặc giá thành một ca/máy hoặc 1 đơn vị khối

Trang 35

Việc kế toán CP máy thi công phụ thuộc vào hình thức quản lý sử dụng máy thicông Có thể tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thicông bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội xây lắp hoặc đi thuê ngoài máy thicông.

Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức bộ máy thi công riêng biệt, đội máy được phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng:

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí máy thi công

(tổ chức kế toán riêng)

TK3341,3342

KÕt chuyÓn chi phÝ

SXC

Gi¸ thµnh lao vô

Chi phÝ NC KÕt chuyÓn chi phÝ trùc tiÕp NC trùc tiÕp

TK133

Khi doanh nghiÖp nhËnkhèi l îng MTChoµn thµnh

sö dông MTCKÕt chuyÓn chi phÝ

Trang 36

Doanh nghiệp không tổ chức bộ máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công, nhưng đội máy không tổ chức kế toán riêng:

Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi phí máy thi công (không có tổ chức kế toán riêng)

Trường hợp máy thi công thuê ngoài:

Sơ đồ 1.6: Hạch toán chi phí máy thi công thuê ngoài

TK154 K/C CPSDMTC

Số tiền phải trả cho đơn vị cho thuê

TK133 Thuế VAT

được khấu trừ

Trang 37

1.5.4 Kế toán chi phí sản xuất chung

CPSX chung của hoạt động XD là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức,phục vụ và quản lý thi công của các đội xây dựng ở các công trường XD CPSX chungbao gồm: Tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT,KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp XD, côngnhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của DN), khấuhao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những CP khác liên quan đến hoạt độngchung của ĐXD

Khi kế toán chi phí sản xuất chung cần phải hạch toán chi phí sản xuất chungtheo từng CT, HMCT , phải kiểm tra tình hình thực hiện dự toán CPSX chung, nhữngCPSX chung liên quan đến nhiều đối tượng xây dựng khác nhau thì phải tiến hànhphân bổ chi phí theo tiêu thức thích hợp

Sơ đồ 1.7: Hạch toán chi phí sản xuất chung

Trang 38

công trình, HMCT

TK632

CP SXC do hoạt độngdưới công suất

sửa chữa công trình

1.5.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp

Kế toán sử dụng tài khoản 1549 để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việctính giá thành sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, lao vụ khác trong cácdoanh nghiệp kinh doanh xây lắp Tài khoản này mở cho từng công trình, hạng mụccông trình xây lắp, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm cáchạng mục công trình và theo từng nơi phát sinh chi phí

Trang 39

TK 1541 TK 1549 TK 632

Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp

Nếu bàn giao cho chủ

TK 1542 đầu tư hoặc nhà thầu

Kết chuyển chi phí NC trực tiếp

Tài khoản sử dụng

Để hạch toán các khoản mục chi phí, kế toán vẫn sử dụng các tài khoản 622, 623,

627 như trường hợp kê khai thường xuyên Riêng trường hợp hạch toán hàng tồn kho,

kế toán tập hợp trên tài khoản 611-mua hàng Sau đó kết chuyển sang TK 621 và đểtổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 631-giá thành sản xuất

Nội dung và kết cấu TK 611

Bên nợ:

- kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho, hàng đi đường đầu kỳ

- Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ

Bên có

Trang 40

- Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho, hàng đi dường cuối kỳ

- Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ

- Các khoản giảm giá vật liệu mua được hưởng hoặc giá trị vật liệu trả lại cho

Để xác định được giá trị thực tế NVL xuất dùng cho các nhu cầu phải căn cứvào mục đích sử dụng từng loại NVL và tỷ lệ phân bổ dựa vào dự toán và nhiều nămkinh nghiệm Đây là nhược điểm lớn của phương pháp này đối với công tác quản lý

Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chiphí sản xuất chung tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên Cuối kỳ tổnghợp chi phí sản xuất và kết chuyển sang TK 631 để tính giá thành sản phẩm xây lắp

Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản ký doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp xâylắp gồm lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng,công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý, khoản thu tiền vốn, thuếđất, lập dự phòng, thu khó đòi, dự phòng giảm giá HTK, chi phí dịch vụ mua ngoài vàcác chi phí bằng tiền khác

Chi phí quản lý doanh nghiệp được sử dụng để tính giá thành toàn bộ của sảnphẩm xây lắp, làm căn cứ để đối chiếu với dự toán, bên cạnh việc kết chuyển chi phíquản lý doanh nghiệp cuối kỳ, kế toán còn phân bổ chi phí cho các công trình, hạngmục hoàn thành Khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng đối tượng này

sẽ được cộng với chi phí sản xuất chung để tạo thành khoản mục chi phí chung tronggiá thành xây lắp

1.6 Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá vàtổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định.Như vậy, hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm

số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ kiểm

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w