Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, các Doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ du lịch nói riêng, để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mở
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ HỒNG LAM
HÀ NỘI, NĂM - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào Các sốliệu thống kê cũng như tất cả nội dung trình bày trong luận văn dưới đây hoàntoàn hợp lệ, đảm bảo cũng như tuân thủ mọi quy định về bảo vệ quyền sở hữutrí tuệ
Tôi xin chịu trách nhiệm với đề tài nghiên cứu trên của mình
HỌC VIÊN
Trần Thị Thu Hương
Trang 4Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau Đại học cùngcác nhà khoa học, các thầy cô giáo Trường Đại học Thương Mại Hà Nội đãtrang bị cho tôi những khiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập giúptôi hoàn thành khóa học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các Cán bộphòng kế toán của Công ty Cổ phần du lịch Hàng Không Hà Anh đã hỗ trợ,giúp tác giả rất nhiều trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập thông tin củađơn vị liên quan đến đề tài nghiên cứu
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thành viên lớp CH22B-KT vàgia đình đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp ý kiến quý báu làm cơ
sở cho tác giả hoàn thành Luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Trần Thị Thu Hương
Trang 5MỤC LỤC
L I CAM ĐOAN Ờ i
L I CÁM N Ờ Ơ ii
M C L C Ụ Ụ iii
DANH M C CÁC CH VI T T T Ụ Ữ Ế Ắ vii
DANH M C S Đ , B NG BI U Ụ Ơ Ồ Ả Ể viii
L I M Đ U Ờ Ở Ầ 1
1 Tính c p thi t c a đ tàiấ ế ủ ề 1
2 T ng quan tình hình nghiênc uổ ứ 2
3 M c đích nghiên c uụ ứ 4
4 Đ i t ng và ph m vi nghiên c uố ượ ạ ứ 4
5 Ph ng pháp nghiên c u đ tàiươ ứ ề 4
6 Ý nghĩa khoa h c và th c ti n c a đọ ự ễ ủ ề 6
7 K t c u lu n vănế ấ ậ 7
CH ƯƠ NG 1: LÝ LU N CHUNG V K TOÁN CHI PHÍ S N XU T VÀ Ậ Ề Ế Ả Ấ GIÁ THÀNH S N PH M TRONG CÁC DOANH NGHI P Ả Ẩ Ệ D CH V Ị Ụ 8
1.1 M t s v n đ lý thuy t v ho t đ ng kinh doanh d ch vộ ố ấ ề ế ề ạ ộ ị ụ 8
1.1.1 Khái ni m và đ c đi m ho t đ ng kinh doanh d ch v ệ ặ ể ạ ộ ị ụ 8
1.1.2 Đ c đi m c a ho t đ ng kinh doanh d ch v nh h ng đ n công ặ ể ủ ạ ộ ị ụ ả ưở ế tác k toán t i Doanh nghi p d ch v ế ạ ệ ị ụ 9
1.2 N i dung chi phí s n xu t và giá thành s n ph m d ch v trong cácộ ả ấ ả ẩ ị ụ Doanh nghi p d ch vệ ị ụ 11
1.2.1 Khái ni m và phân lo i chi phí s n xu t theo chu n m c k toán ệ ạ ả ấ ẩ ự ế Vi t Nam ệ 11
Trang 61.2.2 Khái ni m và phân lo i giá thành s n ph m d ch v trong các ệ ạ ả ẩ ị ụ Doanh nghi p d ch v theo chu n m c k toán Vi t Nam ệ ị ụ ẩ ự ế ệ 16
1.2.3 M i quan h gi a chi phí s n xu t và giá thành s n ph m trong ố ệ ữ ả ấ ả ẩ các Doanh nghi p d ch v ệ ị ụ 18
1.3 K toán chi phí s n xu t và giá thành s n ph m d ch v d i góc đế ả ấ ả ẩ ị ụ ướ ộ
th ng k toán Mỹ ố ế 41
1.4.3 Bài h c kinh nghi m v k toán chi phí s n xu t và giá thành s n ọ ệ ề ế ả ấ ả
ph m theo chu n m c k toán c a Vi t Nam ẩ ẩ ự ế ủ ệ 43
K T LU N CHẾ Ậ ƯƠNG I 44
CH ƯƠ NG 2: TH C TR NG K TOÁN CHI PHÍ S N XU T VÀ GIÁ Ự Ạ Ế Ả Ấ THÀNH S N PH M D CH V T I CÔNG TY C PH N DU L CH Ả Ẩ Ị Ụ Ạ Ổ Ầ Ị HÀNG KHÔNG HÀ ANH 45
2.1 T ng quan v Công ty C ph n Du l ch Hàng Không Hàổ ề ổ ầ ị Anh 45 2.1.1 Quá trình hình thành phát tri n c a Công ty C ph n Du l ch Hàng ể ủ ổ ầ ị Không Hà Anh 45
Trang 72.1.2 Đ c đi m ho t đ ng kinh doanh và t ch c qu n lý t i Công ty C ặ ể ạ ộ ổ ứ ả ạ ổ
ph n Du l ch Hàng Không Hà Anh ầ ị 46
2.1.3 Đ c đi m t ch c b máy k toán t i Công ty C ph n Du l ch ặ ể ổ ứ ộ ế ạ ổ ầ ị Hàng không Hà Anh 51
2.1.4 Đ c đi m t ch c công tác k toán t i công ty ặ ể ổ ứ ế ạ 52
2.2 Đ c đi m ho t đ ng kinh doanh d ch v và s nh h ng đ n chiặ ể ạ ộ ị ụ ự ả ưở ế phí s n xu t và giá thành s n ph m t i Công ty C ph n Du l ch Hàngả ấ ả ẩ ạ ổ ầ ị Không Hà Anh 53
2.2.1 Đ c đi m ặ ể ho t đ ng kinh doanh d ch v tour du l ch t i Công ty ạ ộ ị ụ ị ạ C ph n Du l ch Hàng Không Hà Anh ổ ầ ị 53
2.2.2 S nh h ng c a đ c đi m kinh doanh đ n k toán chi phí s n ự ả ưở ủ ặ ể ế ế ả xu t và giá thành s n ph m t i công ty ấ ả ẩ ạ 53
2.3 Th c tr ng k toán chi phí s n xu t và tính giá thành s n ph m d chự ạ ế ả ấ ả ẩ ị v t i Công ty C ph n Du l ch Hàng không Hà Anhụ ạ ổ ầ ị 55
2.3.1 K toán chi phí s n xu t s n ph m d ch v t i Công ty C ph n ế ả ấ ả ẩ ị ụ ạ ổ ầ Du l ch Hàng không Hà Anh ị 55
2.3.2 Th c tr ng đánh giá s n ph m d dang ự ạ ả ẩ ở 67
2.3.3 Th c tr ng k toán giá thành s n ph m d ch v t i Công ty C ự ạ ế ả ẩ ị ụ ạ ổ ph n Du l ch Hàng không Hà Anh ầ ị 68
2.4 Đánh giá th c tr ng k toán chi phí s n xu t và giá thành s n ph mự ạ ế ả ấ ả ẩ d ch v t i Công ty C ph n Du l ch Hàng không Hà Anhị ụ ạ ổ ầ ị 70
2.4.1 K t qu đ t đ c ế ả ạ ượ 70
2.4.2 Nh ng h n ch và nguyên nhân ữ ạ ế 73
K T LU N CHẾ Ậ ƯƠNG 2 77
CH ƯƠ NG 3: CÁC GI I PHÁP HOÀN THI N K TOÁN CHI PHÍ S N Ả Ệ Ế Ả
XU T VÀ GIÁ THÀNH S N PH M D CH V T I CÔNG TY C PH N Ấ Ả Ẩ Ị Ụ Ạ Ổ Ầ
Trang 8DU L CH HÀNG KHÔNG HÀ ANH Ị 78
3.1 Ph ng h ng phát tri n và yêu c u hoàn thi n k toán chi phí s nươ ướ ể ầ ệ ế ả xu tấ và giá thành s n ph m d ch v t i Công ty C ph n Du l ch Hàng không ả ẩ ị ụ ạ ổ ầ ị Hà Anh 78
3.1.1 Ph ng h ng phát tri n c a Công ty C ph n Du l ch Hàng ươ ướ ể ủ ổ ầ ị không Hà Anh 78
3.1.2 Yêu c u hoàn thi n k toán chi phí s n xu t và giá thành s n ầ ệ ế ả ấ ả ph m d ch v t i Công ty C ph n Du l ch Hàng không Hà Anh ẩ ị ụ ạ ổ ầ ị 79
3.2 M t s gi i pháp nh m hoàn thi n k toán chi phí s n xu t và giáộ ố ả ằ ệ ế ả ấ thành s n ph m d ch v t i Công ty C ph n Du l ch Hàng không Hà Anhả ẩ ị ụ ạ ổ ầ ị 79 3.2.1 Gi i pháp v luân chuy n ch ng t k toán ả ề ể ứ ừ ế 79
3.2.2.Các gi i pháp v k toán chi phí s n xu t và giá thành s n ph m ả ề ế ả ấ ả ẩ 80 3.2.3 Các gi i pháp khác ả 86
3.2.2 Gi i pháp v ng d ng CNTT h tr cho vi c tính giá thành ả ề ứ ụ ỗ ợ ệ 86
3.3 Các đi u ki n đ hoàn thi n k toán chi phí s n xu t và giá thànhề ệ ể ệ ế ả ấ s n ph m d ch v t i Công ty C ph n Du l ch Hàng Không Hà Anhả ẩ ị ụ ạ ổ ầ ị 87
3.3.1 V phía nhà n c và c quan ch c năng ề ướ ơ ứ 87
3.3.2 V phía Công ty C ph n Du l ch Hàng Không Hà Anh ề ổ ầ ị 87
K T LU N CHẾ Ậ ƯƠNG 3 88
K T LU N Ế Ậ 89 TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả
PH L C Ụ Ụ
Trang 10Bảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm y tế
Bảng phân bổ tiền lương
Bộ tài chínhGiấy báo nợGiá trị gia tăngHợp đồngKiểm kê định kỳ
Kê khai thường xuyênKinh phí công đoànNgày tháng
Nguyên vật liệuPhiếu chi
Quyết định
Số hiệuSản phẩm dở dangTài khoản
Việt Nam Đồng
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân loại giá thành sản phẩm dịch vụ 17
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Du lịch Hàng Không
Hà Anh 48
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Du lịch HàngKhông Hà Anh 51
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các Doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ du lịch nói riêng, để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh
tế thị trường mở thì hoạt động sản xuất kinh doanh tối thiểu phải bù đắp đượcchi phí sản xuất Vì vậy, doanh nghiệp cần phải theo dõi cũng như hạch toáncác chi phí đầu vào một cách hợp lý nhằm đưa ra được các biện pháp nhằmhạn chế các chi phí không cần thiết, tránh lãng phí cũng như thất thoát nguồntiền của doanh nghiệp
Ngoài những yếu tố tác động từ bên ngoài thì các doanh nghiệp cần chủđộng trong việc kiểm soát chi phí sản xuất, làm tốt được khâu tính giá thànhsản phẩm Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, khi các doanh nghiệp nướcngoài ồ ạt vào đầu tư trong nước ta thì các doanh nghiệp Việt có những cơ hộicũng như thách thức không hề nhỏ để chiếm lĩnh được thị trường trong lĩnhvực hoạt động cũng như thị phần khách hàng tiềm năng đang ngày càng pháttriển ở Việt Nam Nhìn nhận được các thuận lợi cũng như khó khăn này, cácDoanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cần nâng cao chất lượng sảnphẩm dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm nhằm tăng cường khả năng cạnhtranh, tạo ưu thế để chiếm lĩnh được thị phần khách hàng tiềm năng nhằmtăng doanh thu của Doanh nghiệp Vì vậy, có thể thấy rằng kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng trong tổng thểcông tác kế toán tại các Doanh nghiệp
Tại công ty Cổ phần Du lịch Hàng Không Hà Anh, trong nền kinh tế hộinhập luôn cần tìm ra những phương hướng mới cũng cũng như các công cụquản lý, trong đó kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm và nội dung
mà doanh nghiệp cần quan tâm Với mục tiêu hạ thấp chi phí, giá thành sản
Trang 13phẩm du lịch có thể tối đa hóa lợi nhuận cũng như tạo ưu thế cạnh tranh vớicác DN cùng ngành nghề Trong những năm qua, công ty đã tạo được uy tínđối với khách hàng cũng như xây dựng được thương hiệu của mình trên thịtrường “ngành công nghiệp không khói” Tuy nhiên, công tác kế toán chi phísản xuất và giá thành sản phẩm du lịch tại công ty còn nhiều bất cập nên chưaxây dựng được mô hình kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dulịch phù hợp nhất
Xuất phát từ thực tiễn và những yêu cầu lý luận nêu trên, tôi đã lựa chọn
đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ tại công ty
Cổ phần Du lịch Hàng Không Hà Anh” làm đề tài luận văn của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiêncứu
Đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được rất nhiềucác công trình trong nước và ngoài nước Có thể nói rằng đây là đề tài đượcnhiều tác giả lựa chọn do đặc thù các ngành khác nhau dẫn đến việc việc hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại mỗi Doanh nghiệp mangnhững nét đặc thù riêng Vì vậy, tùy thuộc vào mỗi tác giả nghiên cứu có cáchnhìn nhận về những lĩnh vực kinh doanh khác nhau để từ đó có những nhìnnhận, đánh giá ở nhiều phương diện
Luận văn thạc sĩ: “Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty CPMay mặc Phương Đông” của tác giả Lê Hoài Thương năm 2017 tại trườngĐại học Thương Mại Về lý luận đề tài đã trình bày được khái quát về chi phísản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Tiếp đó đề tài đãtập trung nghiên cứu trình bày kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtrên nội dung là các mô hình kế toán CPSX-Z trong DNSX Về mặt thực tiễn
đề tài đã trình bày được tổng quan hoạt động, quản lý, kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm tại một số doanh nghiệp kinh doanh nghành may mặc.Nêu lên những tồn tại về việc quản lý chi phí, hạch toán giá thành sản phẩm
Trang 14may mặc và đề ra một số phương hướng khắc phục những tồn tại về việc quản lýchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CP May mặc Phương Đông.Luận văn thạc sĩ: “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tạicông ty cổ phần xi măng VICEM Bỉm Sơn” tác giả Lê Diệu Linh năm 2017tạitrường Đại học Thương Mại Đề tài làm rõ được những vấn đề lý luậnchung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời tập trung phântích được sự chi phối của các chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm Phân tích được kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm trên được cả 2 góc độ KTTC và KTQT Khái quátđược đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán và quytrình sản xuất tại công ty Trên cơ sở thực trạng chỉ ra những ưu điểm cũngnhư hạn chế trong công tác kế toán để từ đó tác giả đã đưa ra được nhóm giảipháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty.Luận văn thạc sĩ “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần 28 Quảng Ngãi” của tác giả Lê Thị Dung năm 2017 của trường Đạihọc Thương Mại Trong đề tài này đã phản ánh được nội dung lý thuyết về kếtoán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại DN Các hạn chế đã được nhậndiện về kỹ thuật hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất và các giải pháphoàn thiện cũng được đề xuất có sự gắn kết với thực trạng có cơ sở Qua đó cungcấp tổng quát về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công tycũng như định hướng hoàn thiện cho kế toán ở DN
Các tác giả thông qua các đề tài nghiên cứu của mình đã hệ thống cácnội dung cơ bản của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vào cácngành cụ thể như ngành may mặc, ngành xây dựng, ngành sản xuất đá ốplát Mặc dù vậy đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về kế toán chi phísản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ tại công ty Cổ phần Du lịch HàngKhông Hà Anh
Trang 153 Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý luận:
Luận văn hệ thốnghóa những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nóichung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
dịch vụtại công ty Cổ phần Du lịch Hàng Không Hà Anh
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung về nghiên cứu thực trạng kế
toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Cổ phần Dulịch Hàng Không Hà Anh dưới góc độ kế toán tài chính, tại doanh nghiệp chủyếu nghiên cứu sản phẩm dịch vụ lữ hành (tour du lịch)
Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu năm 2018
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để làm rõ được mục đích nghiên cứu, tác giả đã sử dụng hai phương phápnghiên cứu cơ bản đó là:
Về phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu được sử dụng trong luận văn này bao gồm nguồn dữ liệu thứ cấp
và nguồn dữ liệu sơ cấp.Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bảnluật, thông tư, nghị định… của các Bộ, ban, ngành liên quan đến kế toán chi
Trang 16phí sản xuất và giá thành sản phẩm (chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán hiệnhành, Thông tư số 200/2016/TT-BTC, Thông tư 200/2014/TT-BTC …); Cáctài liệu, giáo trình kế toán liên quan đến đề tài luận văn (giáo trình Kế toánquản trị doanh nghiệp (2009) – Học viện Tài Chính, Giáo trình Kế toán Quảntrị (2012) – Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kế toán Quản trị (2006) –Đại học Thương mại); Nguồn dữ liệu thứ cấp từ phía công ty Cổ phần Du lịchHàng Không Hà Anh (Các hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách kế toán tổnghợp, sổ chi tiết, báo cáo tài chính…) Về nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả thuthập thông tin từ các phòng ban thông qua việc quan sát trực tiếp, gián tiếp,phỏng vấn đến các bộ phận có liên quan đến đề tài luận văn.
Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong luận văn này:
a Phương pháp quan sát: Phương pháp này giúp nguồn thông tin có độ
chính xác cao, đề tài sẽ phong phú, thực tế hơn Tác giả tiến hành đến doanhnghiệp trực tiếp quan sát việc thực hiện công tác kế toán chi phí, tính giáthành phẩm và cuối cùng là lập báo cáo kế toán
rõ trong quá trình nghiên cứu
Thời gian phỏng vấn: Giờ hành chính tại các phòng ban của các đốitượng nêu trên
Trang 17Xây dựng các câu hỏi phỏng vấn: Tập trung và những vấn đề chínhliên quan đến hạch toán chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm tour du lịch tạicông ty.
Bước 2:
Hẹn gặp trực tiếp những đối tượng cần phỏng vấn gồm: Phó giám đốc,trưởng phòng kế toán, trưởng phòng hành chính, trường phòng kinh doanh.Buổi phỏng vấn được tiến hành trao đổi với những câu hỏi được chuẩn bịtrước, ghi chép lại hoặc sử dụng thiết bị ghi âm làm thông tin sử dung
Phương pháp phân tích, xử lý thông tin:
Bằng các phương pháp thu thập, xử lý, phân loại, sắp xếp cũng như tổnghợp các dữ liệu cần thiết liên quan đến nghiệp vụ hạch toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm Qua việc tổng hợp này có thể đánh giá được tính hợp
lý, phù hợp tại DN trong công tác tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm Việc
áp dụng phương thức kế toán tại DN có mang lại hiệu quả không? Việc ápdụng này tại DN kinh doanh du lịch còn bất cập nào không? Để từ đó chỉ rađược những tồn tại còn chưa hợp lý trong công tác kế toán chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm và tìm ra các giải pháp để hoàn thiện tại DN
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản
về kế toán chi phí sản xuât và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệpdịch vụ
Về mặt thực tiễn: Đề tài đánh giá thực trạng “Kế toán chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm dịch vụ tại công ty Cổ phần Du lịch Hàng Không HàAnh”, đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phísản xuất và giá thành sản phẩm Đồng thời đưa ra một số ý kiến đề xuất, đónggóp với công ty trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Trang 187 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp dịch vụ
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmdịch vụ tại Công ty Cổ phần Du lịch Hàng Không Hà Anh
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm du lịch tại Công ty Cổ phần Du lịch Hàng Không Hà Anh
Trang 19CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
1.1 Một số vấn đề lý thuyết về hoạt động kinh doanh dịch vụ
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ
1.1.1.1.Khái niệm dịch vụ và hoạt động kinh doanh dịch vụ
Do tính chất phức tạp, đa dạng và vô hình của dịch vụ nên hiện nay cácnhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất về dịch vụ.Chẳng hạn, Từ điển VN giải thích: “Dịch vụ là các hoạt động nhằm thoả mãnnhững nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt”[37] Tuy nhiên cách giảithích này còn khái quát và chưa thực sự làm rõ được bản chất của dịch vụ.Trong cuốn “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụthương mại”[32], tác giả đã đưa ra khái niệm dịch vụ :“Dịch vụ là các laođộng của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trịcác loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được” Khi so sánh với cáchgiải thích của Từ điển bách khoa thì cách giải thích này đã làm rõ hơn nộihàm của dịch vụ – dịch vụ là kết tinh sức lao động con người trong các sảnphẩm vô hình
Từ các khái niệm này, có thể hiểu dịch vụ được hiểu là những hoạt động
và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu các hoạtđộng của chúng không tồn tại dưới hình dạng vật chất Hoạt động dịch vụbao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quátrình phát triển kinh tế - xã hội Ở đây, dịch vụ bao nhiều ngành trên nhiềulĩnh vực như: giao thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thương mại, bảo hiểm,bưu chính viễn thông…
Hoạt động kinh doanh dịch vụ là một ngành kinh tế tổng hợp, chuyêncung cấp các loại dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và thỏa mãn các nhu
Trang 20cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của con người, bao gồm cả dịch vụ côngnghiệp (sửa chữa máy móc,trang thiết bị ) và các dịch vụ phi công nghiệp(văn hoá,văn nghệ,sức khỏe ) trong đó bao gồm cả việc đi lại.
Về bản chất, hoạt động kinh doanh dịch vụ là tổng hòa mối quan hệgiữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động dịch vụ, hình thành trên
cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa dịch vụ và quá trình trao đổi mua
và bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường
1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có các đặc điểm cơ bản:
Đặc tính sản phẩm: sản phẩm của kinh doanh dịch vụ không có hình tháivật chất cụ thể, chúng là tập hợp các hoạt động chứ không phải là yếu tố vậtchất.Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thường diễn ra đồng thời
Đặc tính không đồng nhất: Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hoáđược, không tạo ra được những dịch vụ như nhau trong những thời gian khácnhau Mặt khác, khách hàng là người tiêu dùng dịch vụ cho nên việc quyếtđịnh chất lượng dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ và với mỗi người khácnhau thì việc đánh giá cùng một dịch vụ sẽ là khác nhau
Đặc tính không tách rời: Sản phẩm dịch vụ gắn liền với hoạt động cungcấp, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời Do vậy chỉ ki khách hàng
có nhu cầu thì quá trình sản xuất mới được thực hiện
Đặc tính công việc: phức tạp và tổng hợp do khách hàng thuộc các tầnglớp, lứa tuổi khác nhau có nhu cầu, sở thích không giống nhau nên đòi hỏi sựphục vụ không giống nhau
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Doanh nghiệp dịch vụ
Dịch vụ là ngành kinh tế có nhiều đặc điểm riêng, khác biệt với ngànhsản xuất vật chất khác Những điểm đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ có
Trang 21ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm dịch vụ nói riêng Cụ thể:
Một là: Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thuần túy thường không cóhình thái hiện vật cụ thể mà được thể hiện bằng lợi ích cho khách hàng thôngqua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như: nhu cầu thông tin, nhu cầu dichuyển, nhu cầu tri thức…Đặc điểm này dẫn đến quá trình sản xuất, tiêu thụ vàquản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thường khó tách bạch một cách riêngbiệt, mục đích cũng như quy luật phát sinh và vận động của các khoản chi phítrong quá trình thực hiện dịch vụ khó có thể phân tích một cách rõ ràng
Hai là: Hoạt động kinh doanh dịch vụ có sự đa dạng về phương thứcthực hiện Ví dụ:
Ngành viễn thông có thể thực hiện loại hình viễn thông cố định, di động,cho thuê kênh viễn thông nội địa và quốc tế
Ngành vận tải có phương thức như: vận tải đường bộ, vận tải đườngthủy, vận tải hàng không…
Ngành du lịch có phương thức du lịch theo tour nội địa và tour quốc tế,tour trọn gói hoặc tour từng phần…
Chính sự đa dạng về phương thức thực hiện dẫn đến sự đa dạng về đốitượng quản lý cũng như sự phức tạp trong tổ chức kế toán nói chung, đặc biệt
là tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như: xác định đốitượng kế toán tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành sản phẩm theo từngloại hình, từng phương thức, từng loại hình kinh doanh dịch vụ
Ba là: Về mặt tổ chức quản lý kinh doanh, các doanh nghiệp dịch vụthường thực hiện hiện hoạt động quản lý kinh doanh theo quy trình thực hiệndịch vụ hoặc theo từng đơn hàng Đặc điểm này cũng dẫn đến sự đa dạngtrong công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trang 22Bốn là: Các doanh nghiệp dịch vụ có nhiều phương thức phối hợp hỗ trợ nhautrong quá trình kinh doanh như liên doanh, liên kết…Các hình thức kết hợpnày dẫn tới sự phức tạp trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toánnói riêng.
1.2 Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ trong các Doanh nghiệp dịch vụ
1.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.2.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất
Cách hiểu đơn giản nhất về chi phí là: Chi phí được sử dụng để phản ánhgiá trị của các nguồn lực đã hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm dịch
vụ nào đó
Theo chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01) chuẩn mực chung định nghĩa:
“Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” Theo định nghĩa trên chi phí được
xem xét theo từng kỳ kế toán, là những khoản mục trên báo cáo tài chính Theonhư đó chi phí được ghi nhận, phản ánh theo những nguyên tắc nhất định Địnhnghĩa về chi phí như trên phù hợp với góc nhìn của đối tượng sử dụng thông tin
kế toán tài chính, chủ yếu là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
Trên góc độ KTTC: “Chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn
phát sinh gắn liền với hoạt động của DN để đạt được một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định Chi phí được xác định bằng tiền của những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa… trên cơ sở chứng từ, tài liệu, bằng chứng chắc chắn” (Giáo trình kế toán tài chính, Học viện tài chính, trang 278)
Trang 23Theo chế độ kế toán Việt Nam (Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014) thì: “chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”.
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Các tiêu thức chủ yếu phân loại chi phí sản xuất:
- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
- Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với số lượng sản phẩm sản xuất
- Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mốiquan hệ với đối tượng chịu chi phí
a Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, các khoản chi phí có chung tính chất, nội dungkinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh
ở đâu dùng vào mục đích gì trong sản xuất dịch vụ, bao gồm:
Trang 24- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu
mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ
- Chi phí tiền lương: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và toàn bộcác khoản chi phí có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viênphục vụ cho hoạt động sản xuất
- Các khoản trích theo lương: Bao gồm các khoản bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp chịu vàđược tính vào chi phí sản xuất trong kỳ
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ khoản trích khấu haotài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất
- Chi phí công cụ dụng cụ: Là giá trị phân bổ của các loại công cụ dụng cụphục vụ cho hoạt động sản xuất
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản tiền điện, tiền nước, điệnthoại, các dịch vụ khác phải trả nhà cung cấp dịch vụ
- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí khác phátsinh bằng tiền chưa được phản ánh ở các khoản mục chi phí trên
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí cótác dụng quan trọng đối với việc theo dõi và quản lý các khoản mục chi phísản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí Qua đó giúp các nhà quản lýhiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí là cơ sở đánh giá phân tíchtình hình thực hiện các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, giúp các nhàquản trị xây dựng các kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động và sửdụng lao động
b Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất dịch vụ được phân loại theo cáckhoản chi phí có cùng công dụng kinh tế Theo cách phân loại này, chi phísản xuất được phân chia thành các khoản mục sau:
Trang 25- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ các loại chi phí vềnguyên liệu vật liệu dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản chi phí tiền lươngchính, lương phụ và các khoản có tính chất lương khác, các khoản trích theolương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của công nhân sản xuất trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí khác ngoài haikhoản mục chi phí trên phục vụ cho hoạt động sản xuất bao gồm:
+ Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lýphân xưởng sản xuất;
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Giá trị hao mòn của các tài sản cố định phục
vụ cho hoạt động sản xuất;
+ Chi phí công cụ dụng cụ: Giá trị phân bổ của công cụ dụng cụ dùngtrong sản xuất;
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm tiền điện, tiền nước phải trả chonhà cung cấp dùng ở bộ phận sản xuất;
c Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan
hệ với đối tượng chịu chi phí
Theo tiêu thức phân loại này, chi phí được phân thành chi phí trực tiếp
và chi phí gián tiếp:
- Chi phí trực tiếp: là chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất ra hoặc dịch
vụ nhất định, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từngđối tượng chịu chi phí
Trang 26- Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm dịch vụ Kếtoán phải tập hợp chung sau đó phân bổ cho các các đối tượng theo tiêu thứcthích hợp.
d Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
Theo cách phân loại này chi phí gồm: Biến phí, định phí và chi phíhỗn hợp
- Biến phí: là khoản mục chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt
động, khi khối lượng công việc sản phẩm dịch vụ hoàn thành tăng thì tổng chiphí này tăng nhưng chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm không thay đổi.Thường có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí hoa hồng đại lý,
- Định phí: là khoản mục chi phí mà tổng chi phí không đổi khi khốilượng công việc, sản phẩm dịch vụ hoàn thành thay đổi nhưng chi phí tínhtrên một đơn vị sản phẩm sẽ tỷ lệ nghịch với thay đổi của công việc sản phẩmhoàn thành
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tốcủa biến phí và định phí
Ví như trong doanh nghiệp dịch vụ lữ hành do đặc thù của hoạt động nênCFSX thường gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí vé máy bay, chi phí đặtbuồng phòng khách sạn, chi phí vé tham quan, chi phí làm thủ tục visa, chiphí mũ, áo
- Chi phí nhân công trực tiếp: lương và các khoản trích theo lương củanhân viên hướng dẫn tour du lịch
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí lương và các khoản trích theo lương củanhân viên giám sát tour, chi phí quà lưu niệm, chi phí vé xe cầu phà
Trang 271.2.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm dịch vụ trong các Doanh nghiệp dịch vụ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.2.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm
Trong một doanh nghiệp việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ có tầmquan trọng sống còn Tính được giá thành sản phẩm sẽ cho phép DN có mộtchiến lược về giá và kiểm soát được lợi nhuận để sản phẩm mang tính cạnhtranh cao mà vẫn có lãi
Giá thành sản phẩm dịch vụ được định nghĩa: “Là biểu hiện bằng tiền
các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ) dịch vụ nhất định đã hoàn thành” (trích từ giáo trình “Kế toán hoạt động
Thương mại Dịch vụ - Trường Đại học Thương Mại)
Giá thành sản phẩm dịch vụ du lịch được hiểu là: Toàn bộ các hao phí vềlao động sống và lao động vật hóa như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp… được tính bằng tiền để hoàn thành một sản phẩm dulịch nhất định
1.2.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm dịch vụ
Để đảm bảo với yêu cầu quản lý của DN, giá thành cần được xem xéttrên nhiều góc độ, vì vậy để đáp ứng với từng loại hình doanh nghiệp khácnhau thì giá thành cũng được phân chia theo nhiều tiêu thức sao cho phù hợp
Trang 28Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân loại giá thành sản phẩm dịch vụ
Phân loại theo thời điểm và cơ sở nguồn số liệu
Giá thành kế hoạch được hiểu: Là giá thành sản phẩm dịch vụ được tính
trên cơ sở chi phí sản xuất dịch vụ kế hoạch, sản lượng dịch vụ kế hoạch Giáthành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp được tính trước khi bắtđâu quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấnđấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kếhoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp
Giá thành định mức: Là giá thành dịch vụ được tính trên định mức chi
phí hiện hành Việc tính giá thành định mức cũng thực hiện trước khi tiếnhành quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ Giá thành định mức là thước đo đểxác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp để
từ đó có cơ sở đánh giá các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đang
áp dụng
Giá thành thực tế: Là loại giá thành được xác định trên cơ sở số liệu chi
phí sản xuất sản phẩm dịch vụ thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ.Giá thành thực tế chỉ có thể xác định được sau khi đã kết thúc quá trình sản
Giá thành thực tế
Theo phạm vi phát sinh chi phí
tính vào giá thành
Giá thành sản xuất
Giá thành tiêu thụ
Trang 29xuất sản phẩm dịch vu Giá thành thực tế sản phẩm dịch vụ là chỉ tiêu kinh tếtổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức ápdụng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩmdịch vụ, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụcủa doanh nghiệp.
Phân loai theo Theo phạm vi phát sinh chi phí tính vào giá thành
Thứ nhất là giá thành sản xuất: Là giá thành chỉ bao gồm các khoản chi
phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm Được chia thành hai loại:
Giá thành sản xuất theo biến phí
Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định
Thứ hai là giá thành toàn bộ: Là giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ
cộng các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho các sảnphẩm đã tiêu thụ trong kì Chỉ tiêu này chỉ xác định khi sản phẩm đã tiêu thụ
và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp dịch vụ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ tương hỗ lẫnnhau Chi phí sản xuất là cơ sở để các DN tính giá thành sản phẩm, nó là biểuhiện hao phí để sản xuất sản phẩm dịch vụ Về cơ bản, sự giống nhau giữa chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm đều biểu hiện bằng tiền của những hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa; tuy nhiên, bản chất của sự khác nhaugiữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua:
Thứ nhất, về biểu hiện thời gian: Chi phí sản xuất là những chi phí đầuvào được chi ra để tạo ra sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định (tháng, quý,năm) còn giá thành sản phẩm gắn với thời điểm hoàn thành sản phẩm (sốlượng sản phẩm hoàn thành sản phẩm liên quan đến giới hạn chi phí sản xuấttại thời điểm tính giá thành của sản phẩm) Tại DN có những chi phí sản xuất
Trang 30đã phát sinh trong kỳ kế toán tuy nhiên chưa có sản phẩm hoàn thành vì thếnhững sản phẩm này chưa có giá thành sản phẩm.
Thứ hai, sự biểu hiện về lượng chỉ ra rằng: Chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm khác nhau khi xuất hiện chi phí sản xuất dở dang, điều này được thểhiện qua công thức:
+
Tổng chi phísản xuất phátsinh trong kỳ
-Tổng chi phísản xuất dởdang cuối kỳThông qua công thức trên ta thấy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, chi phí sản xuất là điều kiện tiền đề
để tính đước giá thành sản phẩm, là cơ sở để kế toán xây dựng giá thành sảnphẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán Vì vậy, khi DN tiết kiệmđược chi phí sẽ hạ thấp được giá thành sản phẩm, đó cũng chính là nhiệm vụquan trọng cần được chú trọng thường xuyên trong việc quản lý kinh tế Điềunày sẽ tạo lợi thế cạnh tranh khi doanh nghiệp đưa sản phẩm dịch vụ củamình ra thị trường
1.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ dưới góc
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Nguyên tắc này có liên quan đến tài sản, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi vào sổ kế
Trang 31toán tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực
tế chi tiền hoặc tương đương tiền Theo nguyên tắc này trong kế toán chi phísản xuất và giá thành sản phẩm thì chi phí trong hoạt động sản xuất sẽ đượcghi sổ kế toán tại thời điểm phát sinh
Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ
sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt độngkinh doanh bình thường trong tương lai gần Trường hợp thực tế khác với giảđịnh hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác vàphải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính Nguyên tắc này đảmbảo cho việc ghi nhận chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được bảo đảmliên tục và có thể xác định được các chi phí này tại bất kỳ thời điểm nào củadoanh nghiệp
Nguyên tắc giá gốc: Tài sản được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc tài sản
được hình thành theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trảhoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi
nhận Trong nguyên tắc này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm qua việc xác định giá gốc của hàng tồn kho vì giá gốc ảnh hưởng đếnviệc doanh nghiệp xác định giá trị xuất kho từ đó ảnh hưởng đến xác định giáphí của chi phí trực tiếp và các chi phí chế biến khác
Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh
nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất một kỳ kế toán trongnăm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thìphải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báocáo tài chính Cụ thể trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nguyên tắcnày được biểu hiện qua việc doanh nghiệp xác định phương pháp tính trị giáxuất của hàng tồn kho và giá thành sản phẩm theo từng phương pháp
Trang 32Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp
với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chiphí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứngvới doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trướchoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.Chi phí sảnxuất sản phẩm có thể của kỳ này, kỳ trước nhưng có liên quan đến việc tạo rasản phẩm của kỳ này hoặc kỳ trước vì vậy nó có sự tác động trực tiếp tới việcghi nhận doanh thu của kỳ này hoặc kỳ trước đó
Xác định giá trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc.Trong trương hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì phải tínhtheo giá trị thuần có thể thực hiện được
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chiphí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại Trong đó:
- Chi phí mua: Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loạithuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quátrình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàngtồn kho Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàngmua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua
Trang 33- Chi phí chế biến: Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí
có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinhtrong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm
+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp,thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấuhao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lýhành chính ở các phân xưởng sản xuất
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp,thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sảnxuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.+ Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biếncho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh
+ Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theogiá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chếbiến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính
- Chi phí liên quan trực tiếp khác: Chi phí liên quan trực tiếp khác tínhvào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua
và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể baogồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể
Một số chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất,kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồnkho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ởđoạn 06;
Trang 34Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanhnghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.
Chuẩn mực kế toán 03
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc
và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, gồm: Tiêuchuẩn TSCĐ hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phíphát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấuhao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kếtoán và lập báo cáo tài chính
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanhnghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp vớitiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóngvai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vìvậy, việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hữu hình hay là mộtkhoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báocáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghităng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi íchkinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí phát sinh không
Trang 35thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ.
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghităng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại sovới trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:
Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữuích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng;
Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sảnphẩm sản xuất ra;
Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt độngcủa tài sản so với trước
Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôiphục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng tháihoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ
Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữuhình phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phíphát sinh sau Khi giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã bao gồm các khoảngiảm về lợi ích kinh tế thì các chi phí phát sinh sau để khôi phục các lợi íchkinh tế từ tài sản đó sẽ được tính vào nguyên giá TSCĐ nếu giá trị còn lại củaTSCĐ không vượt quá giá trị có thể thu hồi từ tài sản đó Trường hợp tronggiá mua TSCĐ hữu hình đã bao gồm nghĩa vụ của doanh nghiệp phải bỏ thêmcác khoản chi phí để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì việc vốnhóa các chi phí phát sinh sau cũng phải căn cứ vào khả năng thu hồi chi phí
Ví dụ khi mua một ngôi nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải sửa chữa trước khi sửdụng thì chi phí sữa chữa ngôi nhà được tính vào nguyên giá của tài sản nếugiá trị đó có thể thu hồi được từ việc sử dụng ngôi nhà trong tương lai
Trang 36c Chuẩn mực kế toán 04
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc
và phương pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ) vô hình, gồm: Tiêu chuẩnTSCĐ vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinhsau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh
lý TSCĐ vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báocáo tài chính
Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinhdoanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
Chuẩn mực này quy định về các chi phí liên quan đến hoạt động quảngcáo, đào tạo nhân viên, thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu và triển khai Cáchoạt động nghiên cứu và triển khai hướng tới việc phát triển tri thức, có thểtạo thành một tài sản thuộc dạng vật chất (ví dụ vật mẫu), nhưng yếu tố vậtchất chỉ có vai trò thứ yếu so với thành phần vô hình là tri thức ẩn chứa trongtài sản đó
Chi phí liên quan đến tài sản vô hình phải được ghi nhận là chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp:
Chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãnđịnh nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình (Quy định từ đoạn 16 đếnđoạn 44)
Tài sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tínhchất mua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận làTSCĐ vô hình thì những chi phí đó (nằm trong chi phí mua tài sản) hìnhthành một bộ phận của lợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thế thươngmại có giá trị âm) vào ngày quyết định sáp nhập doanh nghiệp
Trang 37Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanhnghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chiphí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệpmới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểmđược ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổdần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 03 năm.Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanhnghiệp nhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là chiphí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận làchi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì khôngđược tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình
Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầuphải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãnđồng thời hai điều kiện sau thì được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình:
Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tếtrong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;
Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vôhình cụ thể
Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầuđược ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi các chi phí nàygắn liền với một TSCĐ vô hình cụ thể và làm tăng lợi ích kinh tế từ các tàisản này
Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hànghóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự vềbản chất (kể cả trường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanhnghiệp) luôn được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Trang 38d Chuẩn mực kế toán 16
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để đáp ứng tốt cho hoạtđộng sản xuất được hoạt động liên tục trong khi nguồn vốn hữu hạn thì doanhnghiệp có thể đi vay bổ sung để bổ sung nguồn vốn cho kịp thời Các khoảnvay này sẽ được doanh nghiệp sử dụng và hạch toán ghi nhận vào chi phí vaytrong kỳ sản xuất kinh doanh, đảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực VAS 16 -Chi phí đi vay
Chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trựctiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuấttài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủcác điều kiện quy định trong chuẩn mực này
Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳkhi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định ở phía trên
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuấttài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó Các chi phí đi vay đượcvốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đángtin cậy
Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tưxây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiệnvốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phátsinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu
tư tạm thời của các khoản vay này
Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của cáckhoản vốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có đượctài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá
Trang 39Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng chomục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đivay có đủ điều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệvốn hoá đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tưxây dựng hoặc sản xuất tài sản đó Tỷ lệ vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suấtbình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ của doanh nghiệp,ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có một tài sản dởdang Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chiphí đi vay phát sinh trong kỳ đó.
1.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ theo chế
độ kế toán Việt Nam
1.3.2.1 Kế toán chi phí sản xuất
a Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức sản xuất, trình độ quản lý sản xuất kinhdoanh, yêu cầu hạch toán kinh doanh mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí cóthể là: từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng…
Ví dụ trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, đối tượng tập hợpchi phí là tour du lịch, từng hợp đồng du lịch được đặt hàng từ khách hàng
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Để tập hợp chi phí sản xuất có thể sử dụng một trong hai phương pháp:(i)Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng đốivới các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đãxác định, ví dụ CF NVLTT
(ii) Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng khimột loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, ví dụ CF tiềnlương của điều hành, giám sát tour du lịch, CF mua quà lưu niệm….Trường
Trang 40hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho cácđối tượng liên quan.
C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng
cần phân bổ
Tiếp theo, xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng cụ thể:
Ci = Ti * H (i=1,n)
Trong đó: Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i
b Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: giá trị vật liệu chính, vật liệuphụ, nhiên liệu…được sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và thực hiệndịch vụ Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp tới đốitượng tập hợp chi phí riêng biệt như kinh doanh hàng ăn, kinh doanh vậnchuyển, thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp vật liệuxuất dùng có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể táchriêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chocác đối tượng có liên quan
Đối với doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụnhư dịch vụ lữ hành thì chi phínguyên vật liệu có thể là các khoản chi phí phải trả cho các hoạt động cấu thànhnên dịch vụ đó: như trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là chi phí dịch vụ ăn uống,ngủ nghỉ, vé máy bay, xe, tàu, phà, tiền vé vào cửa các khu tham quan…