1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công

53 729 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 638 KB

Nội dung

Tuy nhiên với nền kinh tế hiện đại, cá nhân ngày càng tham gia nhiềuvào các hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu chi tiêu của họ ngày càng tănglên.Trong khi đó cá nhân không thể huy

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, em đã nhận được sự giúp

đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô giáo, bạn bè cùng tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công

Em xin gửi lời cảm ơn cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô đang công tác, giảng dạy tạitrường Đại học Thương Mại, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính –Ngân hàng Nhờ sựgiúp đỡ, chỉ dạy của các thầy cô mà trong suốt những năm học vừa qua, em đã được traudồi những kiến thức vô cùng quý giá cho bản thân

Em xin cảm ơn ban giám đốc cùng tập thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công đã tạo điều kiệngiúp đỡ em làm việc trong môi trường làm việc thực tế, tạo cơ hội tốt nhất cho công tácnghiên cứu đề tài khóa luận

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn Thùy Linh,trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, cô luôn chỉ bảo tận tình và hướng dẫnchi tiết giúp em có thể hoàn thiện khóa luận tốt nhất theo đúng quy định

Trong quá trình viết bài, do năng lực còn hạn chế và những yếu tố khách quan tácđộng nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp ýkiến của thầy cô và các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao chất lượng bài nghiêncứu, phục vụ tốt hơn công tác sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỀU, HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

LỜI NÓI ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5.Kết cấu khóa luận 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. .4

1.1.1 Ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 4

1.1.3 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 5

1.2 Khái quát về Ngân hàng thương mại 5

1.2.1 Đặc điểm của Ngân hàng thương mại 5

1.2.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 6

1.2.3Vai trò của Ngân hàng thương mại 6

1.2.4 Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại 7

1.3 Nội dung lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 8

1.3.1 Vai trò của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 8

1.3.2 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 8

1.2.3 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân 9

1.2.4 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân 10

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 14

1.3.1 Các nhân tố bên trong: 14

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCPNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 17

Trang 3

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCPNT Việt Nam – Chi nhánh Thành Công.

17

2.1.1 Quá trình hình thành 17

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 18

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 19

2.1.4 Tổng quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 20

2.1.4.1Kết quả hoạt động kinh doanh 20

2.1.4.2 Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 22

2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 23

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 23

2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 23

2.3 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCPNT Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 23

2.3.1 Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm 23

2.3.2.Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCPNT Việt Nam –Chi nhánh Thành Công thông qua dữ liệu thứ cấp 26

2.3.2.1 Mức độ tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân 27

2.3.2.2 Phân tích dư nợ cho vay theo phân loại vay 28

2.3.2.3 Chất lượng cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoạt Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 30

2.4 Một số kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 34

2.4.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 34

2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 35

2.4.2.1 Những hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 35

2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 36

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 37

Trang 4

3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 37

3.2 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công 37

3.2.1 Tăng cường công tác thẩm định cho vay KHCN 38

3.2.2 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro TD trong cho vay KHCN 38

3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 39

3.2.4 Xây dựng chiến lược Marketing Ngân hàng 39

3.2.5 Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý 40

3.2.6 Hoàn thiện các sản phẩm cho vay của Ngân hàng 40

3.3 Một số kiến nghị 41

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 41

3.3.2 Kiến nghị với hội sở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 41

KẾT LUẬN CHUNG 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 45

Trang 5

Bảng 2.4 Đánh giá tín dụng khách hàng cá nhân của VietcomBank –Thành

Công hiện nay

Trang 25

Bảng 2.5 Đánh giá chất lượng quy trình tín dụng hiện tại của VietcomBank

–Thành Công

Trang 26

Bảng 2.6 Doanh số cho vay.doanh số thu nợ, dư nợ cuối kỳ cho vay khách

hàng cá nhân của VietcomBank –Thành Công 2011-2013

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài.

Là một quốc gia đang thuộc nhóm đang phát triển, kinh tế Việt Nam đang từngbước chuyển mình Đi tiên phong trong đó là ngành Tài chính – Ngân hàng Với vai trò làhuyết mạch của nền kinh tế, Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại (NHTM) nóiriêng đóng vai trò quan trọng trong vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế đất nước Vì vậycác hoạt động của Ngân hàng luôn được quan tâm

Đối với Ngân hàng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất vì nó mang lại thunhập cao nhất cho Ngân hàng Ngân hàng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, cáccông ty cổ phần, công ty tư nhân…khách hàng truyền thống của các Ngân hàng Việt Nam

là các doanh nghiệp Tuy nhiên với nền kinh tế hiện đại, cá nhân ngày càng tham gia nhiềuvào các hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu chi tiêu của họ ngày càng tănglên.Trong khi đó cá nhân không thể huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu nhưdoanh nghiệp, vay bên ngoài lãi suất cao, vốn tự có thường nhỏ vì vậy nhu cầu vay vốnNgân hàng của đối tượng khách hàng cá nhân là thiết yếu Vì vậy mảng khách hàng cánhân (KHCN) đang được các Ngân hàng khai thác và tiếp cận Hơn nữa, pháp luật ViệtNam đang khuyến khích các Ngân hàng mở rộng hoạt động, mở rộng dần phạm vi hoạtđộng của các Ngân hàng nước ngoài, các Ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt để dành thìphần trên thị trường tài chính Khi đó, cho vay KHCN là tất yếu và là xu hướng phát triểnchung của toàn hệ thống Ngân hàng Khách hàng tư nhân đã và đang là mảng tiềm năngđược nhiều NHTM chú trọng

Nhờ vốn cho vay của Ngân hàng mà hàng triệu hộ nông dân, hàng vạn kinh tế trangtrại, hợp tác xã đã được chuyển đổi,nhiều ngành nghề truyền thống, thủ công, cơ khí, làngnghề, hàng triệu cán bộ công nhân, sinh viên đã giải quyết được khó khăn về mặt tài chính,

bổ sung thêm nguồn lức, tăng khả năng đầu tư, kích thích tiêu dùng, tạo nhiều sản phẩm đadạng cho nền kinh tế

Tuy nhiên, số liệu trong vòng 3 năm cho thấy cho vay khách hàng cá nhân là mộttrong những hoạt động tín dụng cơ bản của Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP)Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công (VietcomBank –Thành Công) Nhưngnhững năm gần đây cho vay cá nhân đang có gặp khó khăn, khối lượng vốn vay giảmxuống Để giải quyết khó khăn và hiện tại và định hướng phát triển hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân hợp lý, Ngân hàng cần có những nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân vàgiải pháp khắc phục những tồn đọng

Từ những lý do trên, em xin lựa chọn đề tài “Hoạt động cho vay khách hàng cá

nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công” làm đề tài nghiên cứu khóa luận.

Trang 8

2.Mục đích nghiên cứu.

Khóa luận nghiên cứu nhằm:

- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, nâng cao hiệuquả và mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngânhàng TMCPNT Việt Nam – Chi nhánh Thành Công

- Phát hiện nguyên nhân, đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạtđộng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCPNT Việt Nam – Chi nhánh ThànhCông

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vànhững vấn đề còn tồn tại của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàngTMCPNT Việt Nam – Chi nhánh Thành Công

- Phạm vi nghiên cứu

+Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCPNT Việt Nam – Chi nhánhThành Công

+Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu trong giai đoạn từ 2011-2013

4.Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành khóa luận, em đã sử dụng tổng hợp chủ yếu là phương pháp địnhlượng kết hợp với phương pháp định lượng để nghiên cứu Trong đó chủ yếu là phươngpháp duy vật biện chứng, kết hợp với duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, phân tích thống

kê, so sánh đồng thời kết hợp khoa học biện chứng và tư duy logic để phân tích, đánh giáthực trạng và tìm ra giải pháp cho hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công Cụ thể:

- Phương pháp duy vật lịch sử

Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật lịch sử nhằm nghiên cứu lịch sử hìnhthành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và chi nhánh ThànhCông

- Phương pháp duy vật biện chứng.

Phương pháp này nghiên cứu và làm rõ thực trạng hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân của Chi nhánh, cũng như thực trạng hoạt động kinh doanh, hiêu quả hoạt động chovay KHCN của VietcomBank –Thành Công

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp nhằm mục tiêu làm rõ những thiếu sót cũng như sự rời rạc củakết quả trong các mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn quan sátđược trong quá trình thực tập tại VietcomBank –Thành Công Tổng hợp có sự chọn lọc, để

Trang 9

tổng hợp chính xác và từ đó đưa ra được các kết luận phù hợp nhất với nội dung đề tàinghiên cứu.

- Phương pháp thống kê

Là phương pháp sử dụng để thống kê kết quả trong các mẫu phiếu điều tra trắcnghiệm Qua đó biết tỷ lệ % các ý kiến cũng như thứ tự mức độ quan trọng của vấn đềnghiên cứu

- Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnhkhác nhau của hoạt động kinh doanh, hiệu quả huy động vốn của VietcomBank –ThànhCông So sánh các chỉ tiêu này qua các năm hay giữa các thời kỳ với nhau để thấy được sựtăng trưởng của các chỉ tiêu đánh giá

5.Kết cấu khóa luận.

Ngoài lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục từ viết tắt thì khóa luận

có kết cấu gồm 3 phần chính:

Chương 1:Cơ sở lý luận của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Chương 2:Thực trạng về tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCPNT Việt Nam – Chi nhánh Thành Công.

Chương 3:Một số giải pháp nâng cao hiêu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCPNT Việt Nam – Chi nhánh Thành Công.

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN.

1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

1.1.1 Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành, phát triển hàng trăm năm cùng vớinền kinh tế hàng hóa và là tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế Cho đến nay có rất nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về NHTM

Ở Mỹ, NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính

và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính

Ở Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng ban hành ngày 23/5/1990 xác định “ Ngân hàngthương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên lànhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”

Từ đó có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng làcung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay vàcung ứng dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằmthỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội

1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.

Theo mục 2 – Điều 3-Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2011 củaThống đốc Ngân hàng Nhà Nước về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) vớikhách hàng “cho vay là một hình thức cấp TD, theo đó TCTD giao cho khách hàng mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắchoàn trả cả gốc và lãi”

Tiếp cận khái niệm từ từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia Cho vay, còn gọi

là TD, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đivay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏathuận và thường kèm theo lãi suất Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bêncho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ Do đó, TD phản ánh mối quan hệ giữahai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay Quan hệ giữa hai bên ràngbuộc bởi cơ chế TD, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,

Thực chất, TD là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sửdụng quỹ TD nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất vàđời sống, theo nguyên tắc hoàn trả

Trang 11

1.1.3 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

“Cho vay cá nhân là một hình thức cấp TD, theo đó TCTD giao cho khách hàngmột khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyêntắc hoàn trả cả gốc và lãi”

1.2 Khái quát về Ngân hàng thương mại.

1.2.1 Đặc điểm của Ngân hàng thương mại.

Mặc dù ở mỗi quốc gia khác nhau có cách nhìn nhận khác nhau về NHTM nhưngtựu chung lại, NHTM có những đặc điểm sau:

- NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ vì mục tiêu lợinhuận

Hoạt động chủ yếu và lâu đời nhất của NHTM là cho vay và huy động vốn Ngânhàng thực hiện các hoạt động nhằm huy động tiền gửi từ các chủ thể khác nhau trong nềnkinh tế, dịch chuyển những nguồn vốn nhàn dỗi đó đến những đối tượng có nhu cầu về vốn

và hưởng chênh lệnh từ lãi suất của các hoạt động trên

- Hoạt động kinh doanh của NHTM được xếp vào nhóm hoạt động kinh doanh cómức độ rủi ro cao

Rủi ro thị trường trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là rủi ro tiềm ẩn gây ra tácđộng tiêu cực đối với thu nhập hoặc vốn của NHTM, do những biến động bất lợi của các yếu tốtrên thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá hàng hóa Ngân hàng không thể tácđộng làm thay đổi các yếu tố này, mà chỉ có thể dự báo xu hướng, tính toán mức độ ảnh hưởng

để từ đó đưa ra các biện pháp chủ động điều chỉnh quy mô, cơ cấu tài sản có, sao cho hạn chếthấp nhất tổn thất có thể xảy ra thông qua việc kết hợp mô hình hiện đại trong việc ước lượngrủi ro lãi suất và sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính phái sinh

- Sự tồn tại của NHTM phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng của khách hàng

Khách hàng là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng tồn tại và phát triển Chìa khoácủa sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụthông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất Vì vậy sự tồn tại củaNgân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự lòng tin của khách hàng và uy tín của Ngân hàngtrên thị trường tài chính

- Các NHTM chịu ảnh hưởng dây chuyền với nhau

Hoạt động của Ngân hàng thường có quan hệ hợp tác với nhau, thường liên kết bánchéo sản phẩm Sự liên kết giữa Ngân hàng với ít nhất một đối tác có thể hỗ trợ nhau trongviệc phân phối sản phẩm Vì vậy hệ thống các NHTM thường có tác động ảnh hưởng lẫn nhau

-Do quy mô hoạt động lớn nên NHTM là đối tượng hàng đầu cần kiểm soát củaNgân hàng trung ương

Trang 12

Ngân hàng trung ương là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền Trong khi

đó NHTM là tổ chức tài chính nắm giữ một lượng tiền lưu thông rất lớn và có ảnh hưởngsâu sắc trong nền kinh tế Do vậy NHTM là đối tượng hàng đầu cần kiểm soát của Ngânhàng trung ương để điều tiết nền kinh tế

1.2.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại.

NHTM có một số chức năng cơ bản sau:

Chức năng trung gian tín dụng:

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củaNHTM Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữangười thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò

là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệchgiữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên thamgia: người gửi tiền và người đi vay…

Chức năng trung gian thanh toán:

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiệncác thanh toán theo yêu cầu cảu khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ đểthanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thubán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ

Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi nhueséc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…

Chức năng tạo tiền:

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Với chứcnăng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đápứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội NHTM tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắtbuộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM

1.2.3Vai trò của Ngân hàng thương mại

Vai trò của NHTM nói riêng và các trung gian tài chính nói chung thể hiện quachức năng của nó Với chức năng trung gian TD, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiềnNGTM góp phần tạo lợi ích cho các bên tham gia

Đối với người gửi tiền: thu được lợi từ vốn tạm thời nhàn rỗi của mình do Ngânhàng trả lãi tiền gửi cho họ Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đảm bảo cho sự an toàn và cungcấp các phương tiện thanh toán

Trang 13

Đối với người đi vay: thỏa mãn được nhu cầu thiếu hụt về vốn để kinh doanh, chitiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nguồncung ứng vốn tiện lợi, an toàn và hợp pháp.

Đối với NHTM, họ tìm kiếm được nguồn lợi nhuận cho bản thân từ sự chênh lệchgiữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Lợi nhuận này chính là cơ

sở để tồn tại và phát triển của NHTM

Đối với nền kinh tế, NHTM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên lục, mởrộng quy mô kinh doanh

1.2.4 Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại.

Nhận tiền gửi:

Để có vốn hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần phải huy động được nhiều tiền từnền kinh tế, một trong những nguồn quan trọng là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.Ngân hàng nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn,người gửi tiền nhận được một khoản lãi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵnsàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinhdoanh

Cho vay:

Cho vay bao gồm:

* Cho vay thương mại: Ở thời kỳ đầu, các ngân hàng chiết khấu thương phiếu màthực chất là cho vay đối với những người bán Sau đó, ngân hàng cho vay trực tiếp đối vớicác khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh

* Cho vay tiêu dùng: Với sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnhtranh trong cho vay đã khiến cho các ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động này vàhướng đến người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng

* Tài trợ dự án: Là các hoạt động tài trợ trung và dài hạn như: tài trợ xây dựng,phát triển ngành, đầu tư bất động sản,…

Mua bán ngoại tệ.

Đây là một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng, với hoạt động này, ngânhàng thực hiện trao đổi, mua bán ngoại tệ ( mua bán loại tiền này lấy loại tiền khác vàhưởng phí dịch vụ)

Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.

Việc giao dịch, thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùngtiền mặt Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần rút ngắn thời giankinh doanh, nâng cao thu nhập cho khách hàng Cùng với sự phát triển của công nghệthông tin đã phát triển một số hình thức thanh toán mới bằng thẻ, điện…

Trang 14

Ngoài ra NHTM còn có nhiều hoạt động khác như sau:

Bảo quản tài sản hộ.

Quản lý ngân quỹ.

Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ.

Bảo lãnh.

Cho thuê thiết bị trung, dài hạn.

Cung cấp dịch vụ ủy thác, tư vấn.

Cung cấp các dịch vụ môi giới, đầu tư chứng khoán.

Cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Cung cấp các dịch vụ đại lý.

1.3 Nội dung lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

1.3.1 Vai trò của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.

Đối với Ngân hàng thương mại.

Trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, các tổchức kinh tế là đối đa hoá lợi nhuận Một tổ chức kinh doanh tiền tệ cũng không nằm ngoàimục đích đó Ngân hàng thu được lợi nhuận thông qua các hoạt động dịch vụ, cung cấpcho khách hàng như thanh toán, tư vấn quan trọng nhất là hoạt động cho vay

Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh, khoản mục cho vay chiếm quá nửagiá trị tổng tài sản và tạo ra nguồn thu lớn cho Ngân hàng Rủi ro trong hoạt động củaNgân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản vay Tình trạng khó khăn của Ngân hàngthường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân như quản

lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc, chính sách cho vay không hợp lý và tìnhtrạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế…

Đối với nền kinh tế.

Ở bất kỳ quốc gia nào thì cũng có hai tổ chức thực hiện công việc này là tổ chức tàichính (quỹ tài chính) và tổ chức TD Có thể nói sẽ là không tưởng khi nói đến phát triểnkinh tế mà không có vốn hoặc không đủ vốn hay ở một khía cạnh khác sẽ thiếu chính xác,khi chỉ đề cập từ phía vốn đối với phát triển kinh tế Bởi lẽ vốn được bắt nguồn từ nền kinh

tế, nền kinh tế ngày càng phát triển thì càng có điều kiện tích tụ vốn nhiều hơn

Chúng ta đều biết rằng muốn phát triển, kinh tế thì trước hết là phải có vốn (vốnbằng tiền) Để có vốn bằng tiền thì phải có tổ chức có đủ thẩm quyền, có chức năng huyđộng và tập trung) trước khi đem sử dụng Do đóTD ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

1.3.2 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Cho vay khách hàng cá nhân là một trong những nội dung quan trọng nhất tronghoạt động cho vay của NHTM, nó có một số đặc trưng cơ bản sau:

Trang 15

- Đặc trưng về khoản vay:

Các khoản cho vay đối với KHCN thường là những khoản vay có giá trị nhỏ nhưng

số lượng các khoản vay là rất lớn

- Đặc trưng về chất lượng khoản vay

Chất lượng các khoản vay thường khá tốt Tuy nhiên các khoản cho vay đối vớikhách hàng cá nhân chỉ có chất lượng tốt khi không có những biến cố từ phía khách hàng.Các khoản vay thường có tính rủi ro cao nên các Ngân hàng áp dụng với mức lãi suất caonhất khi cho vay

- Đặc trưng về thời hạn khoản vay

Các khoản vay thường là ngắn hạn, một phần nhỏ là trung hạn và dài hạn Điều nàygiải thích một phần nào lý do Ngân hàng sử dụng hình thức cho vay với mức lãi suất caonhất

1.2.3 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân.

Trong hoạt động cho vay của NHTM, cho vay khách hàng cá nhân có thể phân chiatheo nhiều tiêu thức khác nhau.:

Theo mục đích vay vốn của KHCN Cho vay KHCN bao gồm:

-Cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng bao gồm các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêucủa người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tài chính quan trọnggiúp họ trang trải cho nhu cầu trong cuộc sống Cho vay tiêu dùng còn đáp ứng các chi tiêucho giáo dục, y tế, du lịch,…

Cho vay tiêu dùng bao gồm: vay mua nhà, vay mua xe, vay cầm cố chứng từ có giá,thấu chi tài khoản cá nhân

-Cho vay sản xuất kinh doanh

Cho vay sản xuất kinh doanh là hình thức cấp TD cho các KHCN để bổ sung, đầu

tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo thời hạn hạn vay, cho vay KHCN bao gồm:

-Tín dụng ngắn hạn

Loại tín dụng này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp thiếu hụtvốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Đối với ngânhàng thương mại tín dụng ngân hàng chiếm tỉ trọng cao nhất

-Tín dụng trung hạn và dài hạn

Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tín dụng trung hạn vàdài hạn có thời hạn từ 1 năm trở lên Tín dụng trung hạn chủ yếu được đầu tư để mua sắmtài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xâydựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Tín dụng dài hạn

Trang 16

thường cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiệnvận tải có quy mô lớn, xây dụng các xí nghiệp mới

Phân loại cho vay KHCN theo loại tiền:

-Cho vay KHCN bằng nội tệ

Là loại tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay bằng Việt Nam Đồng và kháchhàng chịu lãi vay bằng tiền Việt Nam được quy định tại thời điểm vay vốn Đây là loạichiếm tỷ trọng chủ yếu của khối lương vốn cho vay của các NHTM ở Việt Nam

-Cho vay KHCN bằng ngoại tệ

Là loại tiềnmà Ngân hàng cho khách hàng vay bằng ngoại tệ và khách hàng trả lãivay cho Ngân hàng theo quy định lãi vay ngoại tệ Các loại ngoại tệ như chủ yếu được sửdụng là: USD, EUR

1.2.4 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân.

Cho vay KHCN bao gồm 7 bước cụ thể:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn.

Cán bộ TD lập hồ sơ sau khi tiếp xúc với khách hàng Một bộ hồ sơ vay vốn cầnthu thập các thông tin: năng lực pháp lý, năng lực hành vi nhân sự, khả năng sử dụng vốnvay và khả năng hoàn trả nợ ( gốc và lãi vay)

Bước 2: Phân tích TD.

Phân tích TD là quá trình đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn và hoàn trả

nợ vay Trên cơ sở đó gia quyết định cho vay và giám sát khoản vay của Ngân hàng

Các yếu tố mà Ngân hàng thường xem xét sau khi đã nhận các hồ sơ hợp lệ:

- Năng lực vay của khách hàng: Khách hàng có đủ các yếu tố pháp lý và khôngthuộc tuổi vị thành niên, người rối loạn tâm thần, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình

sự hoặc đang chấp hành án

- Độ tin cậy của người vay: Đây là yếu tố khó xác định, tuy nhiên có thể xem xéttrên một số khé cạnh như hồ sơ quá khứ của khách hàng, thông tin qua thủ tục vay vàthông tin thu thập từ bên ngoài, những nhận định khi tiếp xúc với khách hàng…

- Mục đích TD: Khoản vay phải hợp lý với quan điểm và chính sách TD của Ngânhàng Ngân hàng không tài trợ cho các mục tiêu không hợp pháp, đầu cơ hoặc không có lý

Trang 17

Bước 3: Ra quyết định TD.

Từ những phân tích TD, Ngân hàng ra quyết định cho vay hay từ chối đối với hồ sơvay vốn của khách hàng

Bước 4: Giải ngân.

Ngân hàng tiến hành chuyển tiền cho khách hàng trên cơ sở hạn mức TD đã kýtrong hợp đồng TD Tùy vào hình thức và quy mô của món vay mà Ngân hàng sẽ áp dụngmức giải ngân phù hợp

Thông qua việc giải ngân, Ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vayđồng thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót ở các khâu trước đó Việc giải ngân phảiđảm bảo đúng tiến độ trong hợp đồng TD đã ký kết

Bước 5: Kiểm tra, giám sát tiền vay.

Nhân viên TD thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng,hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng…để đảm bảo khả năng thu

nợ Thông qua công tác giám sát, Ngân hàng sẽ phát hiện những hành vi vi phạm hợp đồng

TD và có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi roc ho Ngân hàng Ngân hàng có thể nhậnbiết những khoản nợ có vấn đề dựa vào các yếu tố sau:

- Khách hàng trả nợ không đúng hạn

- Thường xuyên có sự thay đổi về kỳ hạn trả nợ

- Tình hình trả nợ diễn ra rất kém

- Chấp nhận lãi suất cho vay cao bất thường

- Sự suy giảm thu nhập của khách hàng

- Giá trị tài sản đảm bảo suy giảm

Bước 6: Thu nợ gốc và lãi.

Đến kỳ trả nợ, Ngân hàng tiến hành thu nợ trên cơ sở các điều khoản đã cam kếttrong hợp đồng TD Khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng thìNgân hàng sẽ tiến hành thủ tục hoàn trả lại tài sản đảm bảo cho khách hàng.Trường hợpđến hạn trả nợ mà khách hàng không đủ hoặc không trả đúng hạn thì Ngân hàng có thểxem xét ra hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn, ngân hàng sẽ tiếp tục đánh giá khả năng

và mức độ thu hồi Việc trả nợ được tiến hành theo nhiều cách khác nhau như: trả một lầnvào cuối kỳ hạn vay, trả dần trong suốt thời hạn vay…

Bước 7: Thanh lý hợp đồng cho vay.

Nếu hết thời hạn của hợp đồng TD và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cảgốc và lãi thì Ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng TD và lưu hồ sơ vayvốn của khách hàng vào kho lưu trữ Trong trường hợp này hai bên Ngân hàng và kháchhàng thanh lý hợp đồng TD thông thường Trong trường hợp khách hàng vi phạm những

Trang 18

cam kết ghi trong hợp đồng TD, có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này, Ngânhàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng bắt buộc.

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM.

Các chỉ tiêu định lượng:

 Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng TD

- Doanh số cho vay: Là tổng số tiền mà Ngân hàng giải ngân dưới hình thức tiềnmặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định Doanh số cho vay thể hiện xuhướng hoạt động cho vay của Ngân hàng mở rộng hay thu hẹp Tuy nhiên đây không phải

là chỉ tiêu khẳng định được hiệu quả cho vay của NHTM Đôi khi doanh số cho vay tăngquá mức hợp lý sẽ dẫn đến mất khả năng thanh khoản Vấn đề này phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như tiềm lực Ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế…

- Doanh số thu nợ: Là tổng số tiền mà Ngân hàng thu hồi từ các khoản giải ngântrong một thời kỳ nhất định

- Dư nợ cho vay: Là khoản tiền mà Ngân hàng đã giải ngân mà chưa thu hồi về

Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ

- Tốc độ tăng doanh số cho vay: chỉ tiêu đánh giá doanh số kỳ này so với kỳ trước,được xác định bởi công thức:

Tốc độ tăng doanh số =( – 1) x 100

- Tốc độ tăng dư nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và sự tăng trưởng hoạt động cho vay tiêu dùng củangân hàng Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng thông qua từng thời kỳ cho thấy ngânhàng đã tạo được uy tín với khách hàng Tuy nhiên, mức tăng trưởng cho vay của ngânhàng phải phù hợp với khả năng về vốn, quản lý kiểm soát rủi ro cũng như các nguồn lực

về con người, công nghệ Việc tăng trưởng dư nợ TD vượt quá khả năng nguồn lực củangân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản và việc ngân hàng không có đủ điều kiện vềnguồn lực để kiểm soát chặt chẽ các khoản vay sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cho vay

Trang 19

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

và nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày

Nợ nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ): bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ

cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

Nợ nhóm 5 (Nơ có khả năng mất vốn): bao gốm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơcấu lại thời gian trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý

Theo quy định của NHNN thì tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% được xem làngân hàng yếu kém, nếu chỉ số này ở mức dưới 5% Ngân Hàng được đánh giá là ngânhàng có nghiệp vụ TD tốt, chất lượng cho vay cao

- Nợ xấu

Tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/01/2005 của NHNN như sau: Nợxấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu cuẩn), nhóm 4 (Nợ nghingờ), nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn)

Trang 20

dung trong kỳ tăng nhanh và việc đưa vốn vào sản xuất kinh doanh của ngân hàng đạt hiệuquả.

Vòng quay vốn TD =

- Chỉ tiêu doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay (%)

Còn được gọi là hệ số thu nợ và dùng để đánh giá khả năng thu nợ của chi nhánh,trả nợ của khách hàng, cũng như việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong một thời điểm nhấtđịnh Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng tốt

- Chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay KHCN:

Tỉ lệ sinh lời từ cho vay KHCN= x 100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng dư nợ cho vay KHCN sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thunhập thuần cho Ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả cho vay KHCN, chobiết khả năng sinh lời của hoạt động cho vay KHCN

Chỉ tiêu định tính.

- Đảm bảo nguyên tắc cho vay

- Đảm bảo các chính sách xã hội của nhà nước trong cho vay

- Uy tín của Ngân hàng đối với KH

- Thái độ phục vụ của nhân viên, thủ tục thuận tiện

- Phối hợp với các cơ quan chức năng để hoàn thành tốt công tác cho vay: Côngchứng, quản lý nhà đất, trung tâm giao dịch đảm bảo…

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

1.3.1 Các nhân tố bên trong:

- Chính sách TD của ngân hàng: Mỗi Ngân hàng phải có một chính sách TD phù

hợp với đặc thù của mình và thị trường Chính sách này đảm bảo cho hoạt động TD liênquan đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô TD Khi chính sách TD không phù hợp sẽ dẫnđến chất lượng hoạt động TD giảm sút và ngược lại chính sách TD đúng đắn sẽ thu hútđược nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động TD

- Quy mô, uy tín của Ngân hàng: Quy mô và uy tín của Ngân hàng có ảnh hưởng

không nhỏ tới doanh số và chất lượng hoạt động cho vay đối với KHCN Với những Ngânhàng có lượng vốn chủ sở hữu lớn, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, thuận tiện về mặt địa

lý cho khách hàng đến giao dịch sẽ có cơ hội thành công cao hơn trong chiến lược mở rộnghoạt động cho vay Bên cạnh đó, uy tín của Ngân hàng cũng có tác động không nhỏ tới kếtquả hoạt động cho vay bởi tâm lý khách hàng luôn tin tưởng vào những Ngân hàng có uytín lớn

Trang 21

- Tổ chức bộ máy của Ngân hàng: Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đồng bộ và khoa

học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, phòng ban trongNgân hàng với nhau và với các đơn vị có liên quan, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt độngthống nhất và hiệu quả Qua đó đáp ứng mốt cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, theodõi và quản lý chặt chẽ các khoản vay, nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động cho vay

- Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên trong Ngân hàng: Đội ngũ nhân viên có

ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động và sinh lời của mỗi Ngân hàng Cán bộ, nhânviên có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ làm việc có trách nhiệm là yêu cầu hàng đầu đối vớimỗi Ngân hàng, đặc biết là trong hoạt động TD Chất lượng cán bộ TD tốt biểu hiện ở sựnăng động sang tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao Trình độcủa cán bộ, nhân viên là một trong những yếu tố cốt lõi tạo sự phát triển bền vững choNgân hàng

- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động cho vay của Ngân hàng: là một trong

những công cụ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động TD như quy trình sử dụng vốnvay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng Thông qua các thiết bị hiện đại màNgân hàng có thể cập nhật thông tin, xử lý thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng vàchính xác, trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hợp lý Ngoài ra các thiết bị tin học hiện đạicòn giúp Ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiệnlợi tối đa cho khách hàng, giúp Ngân hàng mở rộng TD và nâng cao uy tín của Ngân hàng

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài.

- Môi trường kinh tế.

Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối vớinền kinh tế Vì vậy bất kỳ biến động nào của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động củaNgân hàng, trong đó có cho vay KHCN

Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng cao, hoạt động cho vay có xu hướng tăng lên

do thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện Với điều kiện kinh tế tốt, sẽ cónhiều cá nhân và hộ gia đình vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hay tiêudùng Hoạt động cho vay cá nhân được quan tâm nhiều hơn Ngược lại nếu nền kinh tế rơivào suy thoái, khủng hoảng, thu nhập của người dân bấp bênh, kinh doanh gặp nhiều khókhăn, khi đó người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm thay vì vay tiêu dùng hay mở rộng kinhdoanh Hoạt động cho vay cá nhân sẽ ít được quan tâm hơn

- Môi trường văn hóa – xã hội.

Những yếu tố của môi trường văn hóa –xã hội như lối sống, thói quen, tập quán xãhội, thị hiếu ảnh hưởng tới việc đưa ra các hình thức cho vay đối với KHCN của Ngânhàng ở những nơi có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì xu hướng vay tiêu dùng và

Trang 22

vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ nhiều hơn Ở nước ta miền Bắc thường cóthói quen tiết kiệm nhiều hơn so với miền Nam.

- Môi trường pháp luật.

Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ khối lượng vốn và tài sản rất lớn trongnền kinh tế Do đó hoạt động của Ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật vàcác cơ quan chức năng có liên quan Điều này không chỉ đảm bảo sự an toàn cho Ngânhàng mà còn đảm bảo sự an toàn cho khách hàng trong các giao dịch với Ngân hàng Mỗiquốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về tổ chức hoạt động của Ngân hàng Hệthống văn bản, các quy định của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt đông của Ngânhàng nói chung và hoạt động TD nói riêng Nếu quy định hợp lý, chặt chẽ, không chồngchéo thì sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động và phát triển tốt, là sơ cở nâng cao dịch

vụ tài chính chất lượng cho khách hàng, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa khách hàng vàNgân hàng

- Môi trường Khoa học – Công nghệ.

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học cộng nghệ đã tạo điều kiệncho nhiều ngành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu trong đó có lĩnh vực Ngânhàng Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc xử lý giao dịch của Ngân hàng trởnên nhanh chóng, dễ dàng hơn đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trìnhchặt chẽ do máy móc công nghệ thực hiện Từ đó giảm thời gian giao dịch giữa kháchhàng với Ngân hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định TD, hạn chế rủi roc hoNgân hàng

- Đối thủ cạnh tranh.

Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính dẫn đến thị phần chovay khách hàng bị chia nhỏ Ngân hàng phải tìm ra các chiến lược, chính sách đặc trưngcủa Ngân hàng nhằm thu hút được khách hàng đến với Ngân hàng và giữ chân khách hàng.Với sự ra đời ngày càng nhiều của các Ngân hàng thì thị phần cho vay của mỗi Ngân hàngngày càng bị giảm sút, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc mở rộng quy mô cho vay.Tuy nhiên những khó khăn trên cũng tạo động lực cho Ngân hàng trong việc nghiên cứu,

mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng

Trang 24

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCPNT VIỆT NAM – CHI

NHÁNH THÀNH CÔNG 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCPNT Việt Nam – Chi nhánh Thành Công.

2.1.1 Quá trình hình thành.

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Tên công ty: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

- Trụ sở: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Ngày thành lập: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chínhthức đi vào họat động ngày 01/04/1963

Là Ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiệnthí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tưcách là một Ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thànhcông kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày30/6/2009, cổ phiếu VietcomBank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, VietcomBank đã có những đóng góp quantrọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một Ngânhàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạonhững ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam-Chi nhánh Thành Công

-Tên công ty: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thành Công

- Tên viết tắt: VietcomBank Thành Công

- Trụ sở: Lô 3, ô 4.1 CC, đường Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quậnThanh Xuân, thành phố Hà Nội

- Loại hình: Ngân hàng TMCP

Vietcombank Thành Công tiền thân là chi nhánh cấp II trực thuộc VietcomBank HàNội được thành lập ngày 15/11/2001 theo quyết định số 525/QĐ/TCCB – ĐT của hội đồngquản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày21/12/2001

VietcomBank Thành Công đã từng bước vượt qua trở ngại và gặt hái được nhữngthành công từ ngày đầu thành lập Các hoạt động cơ bản như cung cấp tín dụng, huy độngvốn, thanh toán xuất nhập khẩu đều đạt được những kết quả ấn tượng Năm 2008, đơn vịdẫn đầu về công tác huy động vốn toàn hệ thống Với những thành tích xuất sắc đạt được,

Trang 25

năm 2009 chi nhánh được chủ tịch ủy ban thành phố Hà Nội trao tặng bằng khen Tronghai năm 2009 và 2011 đơn vị trở thành chi nhánh loại I của VietcomBank.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng:

VietcomBank Thành Công hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủcác dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt độngtruyền thống như kinh doanh vốn, cho vay, huy động vốn, tài trợ dự án, cũng như mảngdịch vụ Ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ,ngân hàng điện tử, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ…

Nhiệm vụ

Huy động vốn

-Huy động và nhận tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khácdưới hình thức gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán.Hình thức tiền gửi bằngđồng Việt Nam, ngoại tệ.Hình thức tiền gửi trong và ngoài nước

-Vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi

-Huy động vốn bằng cách vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước vànước ngoài khi được Giám đốc Ngân hàng cho phép

Cho vay

- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn và các loại vay theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước

Kinh doanh ngoại hối

Huy động vốn và cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảolãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chínhsách quản lý ngoại hối của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

-Cung ứng các dịch vụ thanh toán

-Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu hộ

và chi hộ, các dịch vụ và phát tiền mặt cho khách hàng

-Thực hiện các dịch vụ thanh toán theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam

Trang 26

2.1.3 Cơ cấu tổ chức.

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam chi nhánh Thành Công.

(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự của VietcomBank Thành Công).

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Phòng khách hàng: Thực hiện chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều

hành, quản lý hoạt động kinh doanh

- Phòng khách hàng thể nhân: Thực hiện chính sách khách hàng, cho vay, huy

động vốn và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng là cá nhân, cá thể, hộgia đình…

- Phòng kinh doanh dịch vụ: Thực hiện nghiệp vụ tín dụng như cho vay ngắn,

trung-dài hạn, thực hiện dịch vụ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnhtiền ứng trước…theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện họat động Marketing, tìm kiếmkhách hàng, loại khách hàng, mở rộng có quy mô

- Phòng tổng hợp: Họat động trên mọi măt theo kế hoạch kinh doanh từng năm, lập

kế hoạch hàng tháng, quý, năm cùng với các phòng ban khác để lập kế hoạch cho họatđộng chi nhánh

- Phòng ngân quỹ: trực tiếp hạch toán kế toán , hạch tóan thống kê theo quy định

của ngân hàng Nhà nứơc Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tóan các kếhoạch thu chi tài chính, quỹ lương

- Phòng kế toán thanh toán:Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và theo

quy định Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán các kế hoạch thu chi tàichính, quỹ lương Thực hiện thu, chi lưu động, quản lý các giao dịch trên máy, quản lý quỹtiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam

Giám đốc

Phòng khách hàng

Phòng khách hàng thể nhân

Phòng kinh doanh dịch vụ

Phòng tổng hợp

Phòng ngân quỹ

Phòng

kế toán thanh toán

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w