1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

81 2,9K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

Cà Mau là một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất lương thực, thựcphẩm Ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh là thủy sản, với bờ biển dài hơn 254 kmtrải dài từ Đông sang Tây, gồm nhiều cửa sông lớn như: Bồ Đề, Sông Đốc, ÔngTrang, ; thời tiết thuận lợi, ít mưa bão nên nghề khai thác đánh bắt thủy sản cóthể tiến hành quanh năm Trữ lượng khai thác lớn, đa dạng nhiều mặt hàng cógiá trị xuất khẩu cao như: tôm, cá, cua, mực,

Ngành kinh tế thủy sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 97% kimngạch xuất khẩu toàn tỉnh Trong những năm sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triểnmạnh nuôi trồng và chế biến thủy sản trên cơ sở giải quyết đồng bộ về giống,thức ăn, kỹ thuật, chế biến, xuất khẩu, phấn đấu đạt 1 tỷ USD vào năm 2010.Theo điều tra, tính đến năm 2009 toàn tỉnh có 27 công ty chế biến thủy sảnvới 35 xí nghiệp trực thuộc; trong đó có 29 xí nghiệp chế biến Tôm, 04 xínghiệp chế biến bột cá, 02 xí nghiệp chế biến chả cá; với tổng công suất 172.700tấn/năm (tôm:150.000 tấn/năm, bột cá: 22.500 tấn/năm, chả cá: 17.300 tấn/năm).Công ty TNHH CB XNK TS Quốc Ái đã hoạt động trong lĩnh vực cungứng nguyên liệu và thuê gia công chế biến thủy sản xuất khẩu Nay nhu cầukhách hàng và thị trường ngày càng tăng, đòi hỏi đảm bảo cả về số lượng lẫnchất lượng sản phẩm Để đáp ứng nhu cầu thị trường và điều kiện của Công ty,nay Công ty TNHH CB XNK TS Quốc Ái đã đầu tư xây dựng mới “Nhà máy

chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái” với công suất 3.500 tấn/năm Trong đó

mặt hàng chủ yếu là Tôm xuất khẩu với chủng loại hàng cao cấp có giá trị cao

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án là Chủ đầu tư - Công ty TNHH CBXNK TS Quốc Ái

Dự án này phù hợp với quy hoạch, phát triển chung của thành phố Cà Mauđến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 và Quyết định số 242/2006/QĐ-TTg ngày25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt chương trình phát triểnxuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

* Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM cho dự án, gồm có:

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hoà

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;

Trang 2

- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP;

- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 18/09/2008 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác độngmôi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 35/2002/QĐ-KHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ trưởng BộKhoa học, Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn ViệtNam về Môi trường bắt buộc áp dụng;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam vềmôi trường;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 và số BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việcban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường

16/2008/QĐ-* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm:

- TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng khôngkhí xung quanh;

- TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép củamột số chất độc hại trong không khí xung quanh;

TCVN 59491998: Âm học Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Mức ồn tối đa cho phép;

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước mặt;

- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước ngầm;

- QCVN 11:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải côngnghiệp chế biến thủy sản;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinhhoạt

* Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng bao gồm:

+ Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo:

- Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau, Hiện trạng môi trường tỉnh CàMau 2005;

- Cục thống kê tỉnh Cà Mau, Niên giám thống kê 2007;

Trang 3

- Lê Văn Nãi, Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, NXB KHKT2000;

- Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT 2003;

- Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí & xử lý khí thải, tập 1, 2, 3, NXBKHKT 2004;

- Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXBKHKT, 2005;

- Lê Huy Bá, Độc học môi trường;

- Các tài liệu kỹ thuật đánh giá tác động môi trường, phương pháp đánh giánhanh thông qua các hệ số ô nhiễm của tổ chức Y tế Thế giới;

- Ngoài ra còn tham khảo thêm một số báo cáo đánh giá tác động môitrường của các dự án tương tự khác

+ Nguồn tài liệu do chủ dự án tạo lập:

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái;

- Các sơ đồ, hồ sơ thiết kế xây dựng các hạng mục công trình, mặt bằngtổng thể nhà máy

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

Để thực hiện báo cáo này, các phương pháp sau được sử dụng:

- Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu: thu thập, lựa chọn, tổng hợpcác số liệu liên quan phục vụ cho ĐTM từ các tài liệu và các nghiên cứu đã đượccông bố

- Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát, đo đạc ngoài hiện trường, lấymẫu phân tích nhằm xác định các thông số về hiện trạng môi trường không khí,tiếng ồn, nước xung quanh khu vực thực hiện dự án

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trườngdựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành

4 Tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Nhận thấy tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác đánh giá tácđộng môi trường, chủ đầu tư là Công ty TNHH CB XNK TS Quốc Ái đã kếthợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cà Mau tổ chức thực hiện.Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất là đơn vị sự nghiệp trực thuộc SởTài nguyên và Môi trường, đại diện là Ông Đỗ Văn Kiêu, chức vụ Giám đốc.Địa chỉ trụ sở tại số 174 Phan Ngọc Hiển - P6 - TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Công tác thực hiện đánh giá tác động môi trường được tiến hành như sau:

Trang 4

- Nghiên cứu dự án đầu tư, thu thập và chuẩn bị các tài liệu có liên quanđến khu vực triển khai dự án.

- Tổ chức quan trắc, lấy mẫu ngoài hiện trường các yếu tố môi trường tựnhiên

- Phân tích, xử lý, đánh giá các số liệu, bổ sung số liệu đầy đủ theo yêu cầuchuyên môn

- Viết và thông qua báo cáo với chủ dự án và hoàn chỉnh báo cáo trình hộiđồng thẩm định để phê duyệt báo cáo

Danh sách thành viên tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngcho dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái, công suất3.500 tấn/năm, như sau:

* Về phía chủ dự án:

- Bà Nguyễn Ngọc Ánh: Giám đốc công ty

* Về phía đơn vị tư vấn:

- Ông Đỗ Văn Kiêu: Kỹ sư QLĐĐ - Giám đốc;

- Ông Phan Văn Thanh: Kỹ sư QLĐĐ - Phó giám đốc;

- Ông Dương Xuân Tần: Kỹ sư QLĐĐ - Trưởng phòng kỹ thuật dịch vụ;

- Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt: Kỹ sư QLĐĐ - Phó phòng kỹ thuật dịch vụ;

- Bà Ngô Kim Thoa: Kỹ sư môi trường

Trang 5

Công ty TNHH CB XNK TS Quốc Ái.

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 289A, đường Lý Thường Kiệt, khóm 9, phường

6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

- Người đại diện pháp luật: Bà Nguyễn Ngọc Ánh Chức vụ: Giám đốc

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái có tổng diện tích 6.965,2 m 2,được xây dựng trên khu đất thuộc ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình,tỉnh Cà Mau

Huyện Thới Bình nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cà Mau, với diện tích tự nhiên

là 625,4 km2, không có bờ biển và đường biên giới quốc gia Phía Bắc tiếp giápvới tỉnh Kiên Giang, chiều dài tiếp giáp 46,5km; Phía Đông tiếp giáp với tỉnhBạc Liêu, chiều dài tiếp giáp 22,7km; Phía Tây tiếp giáp với huyện U Minh,chiều dài tiếp giáp 47,6km; Phía Nam tiếp giáp với thành phố Cà Mau, chiều dàitiếp giáp 23,5km

Xã Hồ Thị Kỷ là xã nằm về hướng Đông Bắc và tiếp giáp với TP Cà Mau;

do vị trí gần thành phố hơn là trung tâm huyện nên các điều kiện địa lý tự nhiên,kinh tế xã hội chịu nhiều ảnh hưởng bởi các điều kiện của thành phố Loại hìnhkinh doanh chủ yếu của xã là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản

Tuy thuộc địa phận huyện Thới Bình nhưng vị trí nhà máy chỉ cách trungtâm thành phố Cà Mau - nơi phát triển kinh tế xã hội trọng điểm của tỉnh -khoảng 6,5 km; thuận lợi cả đường bộ lẫn đường Sông cho việc vận chuyểnnguyên liệu, hàng hoá,….Cơ sở hạ tầng thuận lợi, có thể khai thác nước ngầmbằng giếng khoan; thông tin liên lạc thuận tiện, địa điểm cách xa nội ô thành phốnên thuận tiện trong việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường Tuyến đườnggiao thông chính là đường lộ giao thông nông thôn (GTNT) Cà Mau - U Minh(lộ cũ); và giao thông thủy là Sông Tắc Thủ

Trang 6

Khu đất có ranh giới như sau:

+ Phía Bắc giáp lộ nhựa Cà Mau - U Minh;

+ Phía Nam giáp Sông Tắc Thủ;

+ Phía Tây và Phía Đông giáp đất của dân

Hình 1.1: Hình hiện trạng khu đất xây dựng nhà máy

Khu vực xây dựng dự án dân cư thưa thớt Tuy nhiên, cặp khu đất dự án cónhà dân sinh sống

Ngành nghề chủ yếu ở khu vực này là nuôi tôm, cá nước mặn và nước lợ;còn ít cơ sở kinh doanh

Khu vực này không có các công trình văn hoá, tôn giáo, di tích lịch sử

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

- Tổng diện tích khu đất của dự án: 6.965,2 m 2 (theo giấy chứng nhậnQuyền sử dụng đất - chưa trừ phần đất bảo lưu, nhưng trong chứng chỉ quyhoạch của UBND huyện Thới Bình thì diện tích thấp hơn là do đã trừ phần đấtbảo lưu ven sông và lộ)

- Công suất: 3.500 tấn SP/năm

- Sản phẩm:

+ Sú Nobashi: từ 300 tấn đến 500 tấn;

+ Sú PTO: 1.000 tấn;

+ Sản phẩm đông Block: 2.000 tấn

Trang 7

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới nhằm đáp ứng được các yêu cầutiêu chuẩn của nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, đảm bảo điều kiện vệ sinh

an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn HACCO, ISO,….và bảo vệ môitrường

- Năng lực sản xuất:

a Băng chuyền IQF: số lượng 01

+ Công suất thiết kế: 500 kg/giờ/tủ

+ Công suất thực tế: 400 kg/giờ

+ Số giờ hoạt động trong ngày: 12 giờ

+ Số ngày hợt động trong năm: 240 ngày

Công suất đông trung bình của băng chuyền IQF là 1.152.000 kg/năm

b Tủ đông block: số lượng 02

+ Công suất thiết kế: 1.000 kg/giờ/tủ

+ Công suất thực tế: 700 kg/giờ

+ Số mẻ trong ngày: 6 mẻ

+ Số ngày hợt động trong năm: 240 ngày

Công suất đông trung bình của tủ đông block là 2.000.000 kg/năm

c Tủ đông gió: số lượng 01

+ Công suất thiết kế: 500 kg/h/mẻ

+ Công suất thực tế: 350 kg/mẻ

+ Số mẻ trong ngày: 6 mẻ

+ Số ngày hoạt động trong năm: 240 ngày

Công suất trung bình của tủ đông gió là 500.000 kg/năm

- Thị trường: Bước đầu thâm nhập các thị trường dễ tính như: Nhật,Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Kông,….khi có đầy đủ thực lực như được cấp Code,ISO sẽ thâm nhập thị trường EU, Mỹ, Pháp,…

1.4.1 Khối lượng, quy mô các hạng mục công trình

Các công trình thuộc dự án dự kiến sẽ là các nhà xưởng công nghiệp kiểudáng hiện đại, phù hợp với công năng của dây chuyền sản xuất, hệ thống vănphòng nhà làm việc và các công trình phụ trợ khác

Quy hoạch bố trí tổng mặt bằng:

Diện tích quy hoạch và xây dựng nhà máy là: 6.965,2 m2, bao gồm:

Trang 8

+ Nhà xưởng chế biến chính

+ Các công trình phụ trợ khác

* Nhà xưởng chế biến chính có diện tích: 2.700 m2 Đó là toàn bộ khối nhàthống nhất, có phân ra từng khu chức năng; các khu được bố trí liên hoàn phùhợp với quy trình sản xuất của nhà máy và đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chấtlượng như HACCP, ISO,……

Diện tích các hạng mục trong nhà xưởng chính như sau:

Bảng 1.1: Bảng thống kê diện tích của từng hạng mục trong nhà xưởng chính

2 Các phòng ban trực tiếp quản lý sản xuất 192

Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

* Công trình phụ khác: Ngoài các hạng mục trên, nhà máy còn xây dựng hệ

thống hạ tầng kỹ thuật như sau:

Bảng 1.2: Bảng thống kê diện tích các công trình phụ trợ

Trang 9

13 Hệ thống điện toàn xí nghiệp

Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

Kết cấu một số hạng mục công trình chính:

- Khu nhà xưởng sản xuất chính gồm: Khu tiếp nhận nguyên liệu, chế biến,phân cở, xếp hộp,cấp đông, phân xưởng IQF, phân khu lắp đặt tủ đông, khothành phẩm Tất cả có kết cấu như sau:

+ Móng, đà bêtông cốt thép

+ Khung sườn thép dạng nhà tiền chế

+ Mái tol sóng vuông

+ Trần đóng tấm nhựa cách nhiệt

+ Tường xây gạch ống, ốp gạch men; nền lát đá mài

- Nhà ăn, bếp, kho vật tư, phòng vận hành,….cũng có kết cấu giống nhàxưởng sản xuất

1.4.2 Công nghệ sản xuất

Trang 10

a Quy trình chế biến tôm đông Block (PD-PUD):

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình chế biến Tôm đông Block

* Thuyết minh quy trình: Tiếp nhận nguyên liệu, rửa và lột vỏ; tiếp tục rửa

lại lần 2 và kiểm tra tạp chất; phân cỡ và rửa lại lần 3; sau đó cân, xếp khuôn đểđưa vào cấp đông; đóng gói và nhập kho bảo quản

Bảo quảnthành phẩm

Tôm nguyên liệu

RửaLột vỏ

Rửa,kiểm tra tạp chất

RT - Phân cỡ

Rửa, cân

Xếp khuôn,lựa tạp chất

Cấp đông

Mạ băngĐóng gói

Trang 11

b Quy trình chế biến tôm vỏ lặt đầu (HLSO):

Hình 1.3: Sơ đồ quy trình chế biến tôm vỏ lặt đầu

* Thuyết minh quy trình: Tiếp nhận nguyên liệu, sau đó tiến hành rửa lần 1,

lặt đầu và rút tim; tiến hành phân cỡ và rửa lại lần 2; cân định lượng để xếpkhuôn đưa vào cấo đông; đóng gói và nhập kho bảo quản

Đóng gói

Bảo quảnthành phẩm

Tôm nguyên liệu

Rửa

Lặt đầu, rút timPhân cở, màu sắcRửa, cân

Trang 12

c Quy trình chế biến Tôm sú Nobashi:

Hình 1.4: Sơ đồ quy trình chế biến Tôm sú Nobashi

Tôm sú nguyên liệu

Rửa

Phân cở nguyên liệu

RửaChế biến PTORửa

Chế biến Nobashi

Rửa

Phân cở

Xếp hộpHút chân không

Cấp đôngĐóng gói

Kho thành phẩm

Nước thải

Nước thải Nước thải

Nước thải

Bao bì hỏng

Trang 13

* Thuyết minh quy trình: Tiếp nhận nguyên liệu, tiến hành rửa lần 1, sau đó

phân cỡ và rửa lần 2; chế biến PTO và rửa lại lần 3; Chế biến Nobashi, rủa lần4;ớau đó tiến hành phân cỡ, xếp hộp, hút chân không đem đi cấp đông, đóng gói

và nhập kho bảo quản

d Quy trình sản xuất tôm sú PTO đông IQF tươi:

Hình 1.5: Sơ đồ quy trình chế biến Tôm sú PTO đông IQF tươi

* Thuyết minh quy trình: Tiếp nhận nguyên liệu, tiến hành rửa lần 1 xong

thì lặt đầu và sơ chế, sau đó rửa lại lần 2 rồi đem đi phân cỡ, cân định lượng; lộ

vỏ và ngâm hoá chất; lấy ra đem cấo đông; cân lại lần nữa trước khi đóng gói vànhập kho bảo quản

Tôm sú nguyên liệu

Đông IQFCân

Trang 14

1.4.3 Các loại máy móc, thiết bị cần có của dự án

Nhà máy được trang bị máy móc chất lượng cao với công nghệ mới phùhợp quy trình chế biến thủy sản đông lạnh

Danh mục các máy móc, thiết bị:

Bảng 1.3: Bảng danh mục các loại máy móc, thiết bị

KỸ THUẬT

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG

Nguồn: Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

Các thiết bị được bảo trì, kiểm tra thường xuyên và theo định kỳ để đảmbảo nhà máy hoạt động theo kế hoạch đề ra

Trang 15

1.4.4 Các loại nguyên - nhiên - vật liệu đầu vào và sản phẩm

Nguyên liệu chính của nhà máy là Tôm các loại, chủ yếu là Tôm Sú thumua từ các nguồn trong và ngoài tỉnh

+ Nhu cầu nguyên liệu như sau:

- Hoá chất sử dụng thường là Chlorine, Qxygen, hoá chất tăng trọng,…

- Bao bì: các loại thùng Carton, túi PE, khay PE, bọc PP,…

Các loại hoá chất và vật tư đều được sản xuất trong nước tại thành phố HồChí Minh, TP Cà Mau, đáp ứng được yêu cầu về chủng loại và chất lượng

Bảng 1.4: Bảng vật liệu, nhiên liệu dùng cho sản xuất 1 tấn

thành phẩm Tôm Sú vỏ đông Nobashi

STT Tên nguyên - nhiên - vật liệu Đơn vị tính Khối lượng

Trang 16

Bảng 1.5: Bảng vật liệu, nhiên liệu dùng cho sản xuất 1 tấn

thành phẩm Tôm Sú vỏ đông Block

STT Tên nguyên - nhiên - vật liệu Đơn vị tính Khối lượng

Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

Bảng 1.6: Bảng vật liệu, nhiên liệu dùng cho sản xuất 1 tấn

Trang 17

11 Dầu Diesel lít 40

14 Các dụng cụ phụ khác

Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

Với qui hoạch và phát triển cho nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2006 ÷

2010 thì lượng nguyên liệu của tỉnh đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nhà máynói riêng, của ngành chế biến thủy sản nói chung Chưa kể lượng Tôm ngoàitỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,….đang tăng diện tích, sản lượng rấtlớn Vì giá xuất khẩu của Tôm Cà Mau luôn cao hơn các tỉnh trong khu vực nênviệc thu hút nguồn nguyên liệu ngoài tỉnh là rất lớn

Chính vì vậy mà dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xuất nhập khẩu làrất hợp lý, góp phần thúc đẩy cho ngành thủy sản phát triển

1.4.5 Nhu cầu về điện, nước

Nhu cầu về điện năng:

- Băng chuyền IQF (01): 120kw x 01 x 12 giờ x 240 ngày = 172.800 kw

- Tủ đông Block & gió (03 tủ): 50kw x 3 x 6 x 240 = 216.000 kw

- Máy đá vãy 15 tấn/ngày: 60kw x 1 x 14 giờ x 240 = 201.600 kw

Tổng nhu cầu điện năng cần thiết cho nhà máy là: 1.456.200 kw/năm

Nhu cầu dùng nước:

- Nước phục vụ sản xuất: định mức nước sản xuất cho 1 tấn thành phẩm là

Trang 18

1.4.6 Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án

Toàn bộ các hạng mục công trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng mới

- Lập, thẩm định dự án và công tác chuẩn bị đầu tư trong quý II năm 2009(kể cả thiết kế và lập tổng dự toán)

- Khởi công xây dựng vào quý III-IV/2009

- Thời gian thi công dự kiến 4-6 tháng

- Thời gian bắt đầu vận hành thử vào cuối quý IV/2009 và hoạt động vàođầu năm 2010

1.4.7 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư

Trang 19

Nhân lực:

Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật sản xuất, các hoạt động điều hành, khối lượngcông việc cần thực hiện, nhu cầu lao động của nhà máy chế biến thủy sản xuấtkhẩu Quốc Ái dự kiến như sau:

Bảng 1.7: Bảng dự kiến lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy

Nguồn: Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái”

Tuỳ theo tình hình nguyên liệu có thể vận động thêm công nhân lao độngthời vụ

Tiền lương:

Trong quá trình sản xuất tùy theo trình độ quản lý, trình độ tay nghề và sảnphẩm tạo ra mà hoạch toán toàn bộ quỹ lương Đối với lao động trực tiếp có thểhưởng lương theo khoán sản phẩm Dù trả lương theo hình thức nào cũng phảituân thủ theo đúng quy định của nhà nước về chế độ lương và bảo hiểm xã hộiđối với người lao động

Chế độ làm việc:

- Số ngày hoạt động trong năm: 240 ngày

- Số giờ hoạt động trong ngày: 12 giờ

Trang 20

Sử dụng lao động:

- Lao động phổ thông: Tuyển lao động chưa có tay nghề tổ chức các lớpđào tạo ngắn hạn nâng cao tay nghề cho công nhân Ưu tiên cho lực lượng laođộng địa phương

- Cán bộ khoa học - kỹ thuật: Tuyển các cán bộ đã có trình độ và thông thạothực tiễn, kết hợp với các Viện, Trường tuyển sinh viên mới tốt nghiệp để đàotạo, nhằm đáp ứng chiến lược phát triển của công ty

Trang 21

CHƯƠNG II

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG

VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Điều kiện về địa lý - địa chất

* Điều kiện về địa lý: Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái nằm trên

địa phận ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Địa hình tương đối bằng phẳng, trũng và ngập nước, độ cao trung bình 0.5 –1.5 m so với mực nước biển, độ dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Địa hình khu vực nhìn chung là bằng phẳng, nền đất thấp và yếu, do chịuảnh hưởng của chế độ thủy triều trong khi điều kiện địa hình tại khu vực nàythấp nên đây là vùng đất thường xuyên bị ngập nước

* Điều kiện địa chất:

- Cấu tạo đất: Khu đất quy hoạch nằm trong tình trạng chung của thành phố

Cà Mau là có cấu tạo nền đất rất yếu

- Nền đất được cấu tạo bởi các trầm tích có tuổi Holoxen trung thượng phíatrên, dưới là lớp có nguồn gốc sông biển hỗn hợp tuổi Holoxen sớm Cấu tạo cáclớp đất khu vực nội thị (cả khu vực đầu tư dự án) từ trên xuống bao gồm:

+ Bùn sét có bề dày 17 -18m, có cường độ chịu tải R = 0,5 kg/cm2 ÷ 1kg/cm2

+ Lớp đất sét có bề dày chưa xác định, có cường độ chịu tải R ≈ 0,3 kh/cm2

(theo báo cáo khảo sát địa chất công trình do Xí nghiệp khảo sát thiết kế lập)

* Khoáng sản: Trong khu vực xây dựng nhà máy cũng như toàn thành phố Cà

Mau chưa phát hiện được những khoáng sản quý hiếm

2.1.2 Điều kiện về khí tượng - thủy văn

a Điều kiện khí tượng

Khí hậu khu vực Dự án nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh

Cà Mau và Đồng bằng Sông Cửu Long là khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm,

có 2 mùa mưa nắng rõ rệt:

Trang 22

+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, mùa này chịu ảnh hưởng gió mùaTây Nam.

+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này chịu ảnh hưởng giómùa Đông Bắc

- Chế độ gió: Gió mùa Đông Bắc với thành phần chính là gió hướng Đôngchiếm 5070% số lần xuất hiện trong tháng, tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất3,3 m/s (tháng 02), tốc độ gió tức thời lớn nhất 28,0 m/s Gió mùa Đông Bắcthường hoạt động mạnh vào thời kỳ đầu mùa khô Gió mùa Tây Nam với thànhphần chính là gió hướng Tây, chiếm từ 4050% số lần xuất hiện trong tháng, tốc

độ gió trung bình tháng lớn nhất 1,8 m/s, tốc độ gió tức thời lớn nhất là 28 m/s

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 2007 là: 27,40C

- Số giờ nắng năm 2007: 1.963,4 giờ/năm

- Ẩm độ bình quân năm 2007: 83%

- Tổng lượng mưa năm 2007: 2.576 mm

+ Lượng mưa vào mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm Các thángmùa khô khu vực ven biển thường có sương mù nhẹ

Bảng 2.1: Bảng lượng mưa các tháng trong năm (mm)

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Cà Mau, Phòng thống kê TP Cà Mau,

Niên giám thống kê 2007

Về ảnh hưởng bão: Cà Mau ít khi bị ảnh hưởng của bão, nhưng những nămgần đây xu hướng bão xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở vĩ độ thấp nên cũng cầnphải quan tâm, cụ thể là cơn bão số 5 (năm 1997) đã cho thấy mức độ nguy hiểm

và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản, tài nguyên môi trường

b Điều kiện thủy văn

Trang 23

Chế độ thủy văn tại khu vực dự án chịu ảnh hưởng chung của chế độ thủyvăn vùng Cà Mau và có đặc điểm như sau:

Từ biển Đông với chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều lớn từ 3m Trong thời kỳ triều cường có hai dao động triều chênh lệch đỉnh triều khônglớn (20cm), trong khi đó chênh lệch chân triều từ 1 – 1,5 cm Hàng năm thời kỳtriều mạnh có thể xảy ra ở các tháng I, VI, VII, XII (nhật triều chiếm ưu thế) vàcác tháng III, IV, VIII, IX (bán nhật triều chiếm ưu thế)

2,5-Từ biển Tây, với chế độ triều hỗn hợp, biên độ nhỏ, được truyền theo haicửa sông là sông Ông Đốc và sông Cửa Lớn, biên độ triều bé hơn biên độ triềubiển Đông nhưng có chu kỳ triều dài nên động năng của sóng biển Tây nhỏ hơnnhiều so với động năng của sóng biển Đông

Do dao động của biên độ triều nhỏ nên vấn đề tiêu thoát nước trong cácsông và kênh rạch gặp nhiều khó khăn, vận tốc dòng chảy giảm cho nên khảnăng lan truyền, vận chuyển bùn cát và các chất ô nhiễm yếu gây ra hiện tượngbồi lắng trên các kênh rạch, khả năng tự làm sạch không tốt nên có nhiều kênhrạch bị ô nhiễm

Tại khu vực thực hiện dự án có hệ thống sông, kênh chằng chịt đó là cácsông, kênh chính như: kênh Lư Bồng, kênh Thống Nhất, kênh xáng Phụng Hiệp,sông Giồng Kè, nối thông với sông Gành Hào và sông Ông Đốc, chúng chịu ảnhhưởng chung của triều biển Tây từ cửa sông Ông Đốc và triều biển Đông quasông Gành Hào Do đó số liệu quan trắc về chế độ thủy văn trên hai sông ÔngĐốc và sông Gành Hào có thể biểu thị chung cho chế độ thủy văn tại khu vực dự

án và có đặc trưng như sau:

Bảng 2.2: Các đặc trưng về chế độ thủy văn tại khu vực dự án

Các đặc trưng Sông Ông Đốc Sông Gành Hào

0,290,180,240,110,1326,779,71

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Cà Mau, 2005

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

Trang 24

a Môi trường không khí khu vực dự án

Để đánh giá chính xác sự thay đổi chất lượng không khí trước và sau khithực hiện dự án hay đúng hơn là mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trườngkhông khí, chúng tôi đã tiến hành đo đạc tại khu vực dự án được kết quả nhưsau:

Bảng 2.3: Kết quả đo mẫu không khí khu vực Nhà máy chế biến thủy sản

xuất khẩu Quốc Ái

-Nguồn: Văn phòng ĐKQSD Đất - Tỉnh Cà Mau (ngày 08/08/2009)

Thiết bị đo: máy OLDHAM

* Ghi chú:

- KPH: không phát hiện

- TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

- TCVN 5938-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí - Nồng độ tối đa chophép của một số chất độc hại trong không khí

- TCVN 5949-1998: 75 dBA (Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân

cư - Mức ồn tối đa cho phép)

* Thời gian và địa điểm:

Thời gian: 12h35 đến 1h35 ngày 08/08/2009

MK1: Tại khu đất xây dựng dự án

Trang 25

MK2: Cách dự án 300 mét về hướng Bắc.

Nhận xét: Từ kết quả đo nhanh mẫu không khí khu vực dự án nhận thấy:

không khí xung quanh khu vực này còn trong lành, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.Biểu hiện là không phát hiện được nồng độ các chất ô nhiễm HCl, HF, NO2 hoặc

có nhưng rất thấp như CO, NH3, H2S Theo đánh giá khách quan, môi trường nơiđây được trong lành là do khu vực này chưa có các nhà máy, xí nghiệp hay khudân cư,…làm tác động đến môi trường không khí; hơn nữa khu vực này cónhiều cây xanh cũng góp phần điều hòa không khí Sức chịu tải của môi trườngkhông khí khu vực này còn khá cao

b Hiện trạng môi trường nước mặt

Để dễ dàng đánh giá chất lượng nước thải của nhà máy sau này có thể ảnhhưởng đến môi trường nước hiện tại tới mức độ nào, chúng tôi đã tiến hành đođạc, lấy mẫu phân tích nước mặt tại Sông Tắc Thủ khu vực dự án để làm căn cứ

so sánh về sau Kết quả như sau:

Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án

STT CHỈ TIÊU KẾT QUẢ QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2)

Nguồn: VPĐKQSD Đất kết hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất

lượng Cà Mau thực hiện

+ Thời gian lấy mẫu: 9h30 ngày 04/08/2009

+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước mặt (cột A2)

Trang 26

Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích hàm lượng các chất ô nhiễm trên,

nhận thấy nguồn nước mặt tại sông Tắc Thủ khu vực dự án đã bị ô nhiễm Biểuhiện là các chỉ tiêu SS, COD, Coliforms, Fe tổng vượt tiêu chuẩn cho phép, như:BOD và NH4+ vượt chuẩn gấp đôi, Fe vượt hơn 4 lần, COD hơn 5 lần; SS làvượt chuẩn nhiều - hơn 10 lần và Coliforms vượt hơn 18 lần Nguyên nhân ônhiễm có thể do sinh hoạt của con người, rác thải,…và lưu thông của tàu thuyềnnhiều tạo nên ô nhiễm Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động của một số nhà máygần khu vực dự án cũng góp phần tạo nên ô nhiễm nguồn nước mặt khu vựcnày

c Chất lượng nước ngầm

Nước ngầm ở Cà Mau rất phong phú và rất dễ khai thác, vì vậy nó được sửdụng rộng rãi trong sinh hoạt cũng như sản xuất Tuy nhiên qua khảo sát trongnhững năm gần đây cho thấy một số giếng khoan của công ty cấp nước bị ônhiễm vi sinh, ô nhiễm hữu cơ; một số giếng khoan trong dân bị nhiễm mặn,

nhiễm phèn và vi sinh (nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Cà Mau, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau năm 2005).

Để đánh giá chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án, chúng tôi đã lấy mẫunước khoan tại ấp Tắc Thủ khu vực dự án để phân tích các chỉ tiêu lý hoá và visinh, kết quả như sau:

Bảng 2.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực dự án

Nguồn: VPĐKQSD Đất kết hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất

lượng Cà Mau thực hiện (ngày 04/08/2009)

QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm

Trang 27

Nhận xét: Theo kết quả trên nhận thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích được

thấp hơn nhiều lần so với giới hạn cho phép; riêng chỉ có Coliforms vượt tiêuchuẩn rất nhiều lần, hơn 3000 lần Điều này cho thấy chất lượng nước ngầm tạikhu vực dự án đạt tiêu chuẩn lý hoá, nhưng không đạt chỉ tiêu vi sinh Nguồnnước này phải qua xử lý vi sinh mới dùng làm nước sản xuất được

d Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái khu vực

Qua khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện dự án nhận thấy:

Khu vực dự án và vùng lân cận không có loại thực vật và động vật nào quíhiếm; thực vật chủ yếu là dừa trồng dọc theo các bờ bao, dừa nước, mắm, bạchđằng, cỏ nước mặn, và các loài cỏ dại mọc tự nhiên,…

Động vật chủ yếu là các loài gia súc, gia cầm được nuôi theo quy mô hộ giađình như: lợn, gà, vịt, chó,……Dưới nước có nhiều loài thủy sản nước mặn, lợ,ngọt như: tôm, cua, ghẹ,…và thủy sản nước ngọt như: cá lóc, cá rô,……chúngphát triển quanh năm

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.2.1 Điều kiện về kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau qua các năm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu kinh tế (%) diễn biến qua các năm

- Thu nhập bình quân đầu người (GDP) ước 8,3 triệu đồng, đạt 103,75% kếhoạch, tăng 19,54%

Trang 28

- Ước thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện được 46.500 triệu đồng,đạt 100% kế hoạch, bằng 124% so với cùng kỳ.

- Hoa màu: Diện tích hoa màu thu hoạch 459 ha, giảm 37,73% so với cùng

kỳ, năng suất bình quân từ 08 - 09 tấn

- Chăn nuôi-thú y: Tổng đàn heo khoảng 13.500 con, đạt 67,50% kế hoạch,bằng 82,06% so với cùng kỳ; đàn gia cầm có 170.000 con, đạt 141,67% kếhoạch, bằng 200% so với cùng kỳ

+ Hoạt động nông nghiệp:

Nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa trên đât nuôi tôm và nuôi trồng thủysản nước lợ Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ theo từng hộ giađình, có phần mang tính tự phát

Năm 2008, cải tạo ao đầm trên diện tích 7.676 ha, thả con giống ước tính12.000 con/ha Thu hoạch bình quân 75kg/ha đạt 1.950 tấn Sản lượng cá cácloại bình quân 500kg/ha

Sản lượng lúa thu hoạch được trên đất nuôi tôm ước đạt 3 ÷ 3,5 tấn/ha.Diện tích gieo mạ (tận dụng sân và bờ vuông) được 64,2 ha, tính tổng cộngđến cuối năm 2008 diện tích gieo xạ được 2.761 ha đạt 108,8% chỉ tiêu trêngiao

Trang 29

Sản lượng gia cầm toàn xã là 29.384 con.

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp:

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã Hồ Thị Kỷ còn hạn chế,hầu như không có các cơ sở công nghệp lớn nhưng dọc tuyến lộ Cà Mau đi UMinh (lộ cũ) cũng có rải rác một vài cơ sở sản xuất quy mô nhỏ như: nhà máychế biến thức ăn thủy sản Tư Huê,… Nói chung khu vực này tỷ lệ phát triểnngành nghề công nghiệp còn thấp

+ Hoạt động dịch vụ và các ngành khác:

Chủ yếu là các loại hình dịch vụ, kinh doanh nhỏ lẻ quy mô gia đình Nóichung, các loại hình dịch vụ, kinh doanh khác trong khu vực này chưa pháttriển Trong tương lai khu vực này dân cư sẽ đông đúc hơn và các loại hình dịch

vụ cũng phát triển theo khi thành phố Cà Mau được mở rộng

+ Hạ tầng giao thông:

Dự án nằm trong khu vực thuận lợi giao thông thủy, bộ Vị trí dự án nằmcặp Sông Tắc Thủ và lộ Cà Mau-U Minh nên rất thuận tiện cho hoạt động của

dự án

+ Điều kiện cung cấp điện, nước:

Nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt ở đây chủ yếu bằng nướcngầm và nước mưa vào mùa mưa Nước của Công ty Cấp thoát nước và Côngtrình đô thị Cà Mau chưa tới được khu vực này

Sử dụng lưới điện Quốc gia Hiện tại trên địa bàn xã có 3.088 hộ sử dụngđiện đúng quy định

2.2.2 Điều kiện về xã hội

Điều kiện chăm sóc sức khỏe: Hiện nay, ngoài bệnh viện đa khoa củahuyện, còn có 12 đơn vị xã, thị trấn có cơ sở y tế, có 103 tổ y tế ấp đang hoạtđộng hiệu quả, 09 đơn vị có bác sĩ (còn 03 đơn vị chưa có Bác sĩ gồm: Tân LộcĐông, Hồ Thị Kỷ và thị trấn Thới Bình); 06 xã có trạm y tế được công nhận đạtchuẩn quốc gia, đang tiếp tục xây dựng đạt chuẩn quốc gia cho các trạm y tế xãcòn lại

Giáo dục: Thực hiện tốt công tác dạy và học theo chương trình của Bộ Giáodục & Đào tạo, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao Kết quả năm học 2007 -2008: cấp tiểu học có 2.147 học sinh hoàn thành chương trình, đạt tỷ lệ 98,67%;trung học cơ sở tốt nghiệp 1.477 học sinh, đạt 99,06%; tốt nghiệp trung học phổthông 736/822 học sinh, đạt 89,50% Năm học 2008 - 2009, có 47 điểm trường,

948 lớp học, 24.723 em học sinh đang theo học từ mẫu giáo đến THPT (trong

đó THPT có 03 trường, 60 lớp và 2.203 em học sinh) Ngành Giáo dục và Đàotạo của huyện tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Hai không” và “Trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động

Trang 30

* Khu vực Xã Hồ Thị Kỷ:

Dân số, lao động: Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, nguồn

lao động về chất lượng chưa cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên mônnghiệp vụ cũng còn hạn chế, cần phải có kế hoạch đào tạo tại chỗ, thực hiện cácchính sách phù hợp để động viên, khuyến khích góp phần tích cực thúc đẩy đápứng nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương hiện nay

Về văn hoá: xã đã đựơc công nhận đạt chuẩn văn hoá Đến cuối năm 2008,

xã đã công nhậ được 3886/4.160 hộ đạt 93,41% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá

và 613 hộ đạt gia đình văn hoá tiêu biểu đạt 12,38%, đã công nhận 11/11 ấp đạtchuẩn văn hoá

Về y tế: Trong những những năm gần đây, nền y tế của khu vực luôn được

coi trọng nhưng chưa phát triển mạnh, hiện nay toàn xã chỉ có 1 cơ sở y tế; cơ

sở hạ tầng và thiết bị y tế chưa được trang bị đầy đủ, đội ngũ cán bộ y tế phục

vụ trong ngành còn thiếu; do đó công tác khám chữa bệnh cho người dân chưađáp ứng kịp thời, nhiều trường hợp phải chuyển lên thành phố Cà Mau để điềutrị gây ít nhiều khó khăn cho người dân trong khu vực Tuy nhiên, do vị trí của

xã gần thành phố Cà Mau nên việc khám chữa bệnh của bà con trong xã đượcthuận lợi hơn

Về giáo dục: Ngành giáo dục của khu vực đang có những bước phát triển

mạnh mẽ, số lượng trường lớp, phòng học, cấp học, đội ngũ giáo viên… mỗinăm đều tăng đáng kể, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được đầu tư đầy đủ Công tácđào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên được coi trọng,chương trình phổ cập giáo dục cho các bậc tiểu học, trung học cở sở và xóa mùchữ đã vượt kế hoạch so với các năm trước, không còn tình trạng học ca ba,thiếu trường, thiếu lớp, phát huy tốt vai trò hoạt động của hội khuyến học, chấtlượng và hiệu quả nền giáo dục của toàn xã đang được nâng lên một tầm caomới

Trang 31

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1.1 Đánh giá tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội

Với các nội dung của dự án như đã nêu trong Chương I, trong quá trìnhchuẩn bị, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như trong giai đoạn đi vào hoạt động ổnđịnh sau này, Dự án có thể sẽ gây ra một số tác động nhất định đến môi trường

tự nhiên và kinh tế - xã hội Việc đánh giá các tác động này phải được thực hiệntheo từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành), được cụ thể hoá cho từngnguồn, từng đối tượng bị tác động Mỗi tác động sẽ được đánh giá cụ thể, chitiết về mức độ, quy mô không gian và thời gian (định tính, định lượng); so sánh,đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành

Các yếu tố môi trường bị tác động bởi dự án được dự đoán như sau:

+ Điều kiện kinh tế xã hội

+ Điều kiện văn hóa

A Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

A.1 Các nguồn gây tác động

a Giai đoạn thi công, xây dựng

Quá trình thi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Áibao gồm công việc san lấp mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình, sẽgây ra một số nguồn ô nhiễm tác động môi trường như sau:

- Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các thiết bị thi công cơ giới (như xe

ủi đất, xe xúc, xe lu, …), quá trình đóng cọc và các phương tiện vận tải chuyênchở nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho công tác thi công

Trang 32

- Bụi, đất, cát, đá, xi măng phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng, xâylắp và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

- Khí thải của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới có chứa SO2, NO2,CO,…

- Rác thải xây dựng (đất, đá, xà bần, sắt thép, bao bì xi măng,…) và sinhhoạt của công nhân tham gia xây dựng (thực phẩm thừa, chai lọ vỏ hộp và một

số bao gói,…)

- Nguồn nước mặt bị ảnh hưởng do nước mưa chảy tràn qua khu vực thicông sẽ cuốn theo đất, cát,.…vào nguồn nước mặt và nước thải sinh hoạt củacông nhân tham gia xây dựng

- Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố khác như: quá trình tập kết, di chuyểnthiết bị thi công có thể ảnh hưởng đến chất lượng đường giao thông tại khu vực

b Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Trên cơ sở phân tích quy trình chế biến của nhà máy mà dự án đưa ra, cóthể nhận thấy các yếu tố liên quan đến chất thải sau đây có khả năng gây ônhiễm cho môi trường khu vực khi nhà máy đi vào hoạt động, bao gồm:

Nguồn gây tác động đến không khí:

- Khí thải có chứa SO2, NO2, bụi, từ các phương tiện vận tải, chuyên chởnguyên vật liệu và sản phẩm

- Tiếng ồn, rung động từ quá trình hoạt động của động cơ, máy móc: các xechở nguyên liệu và thành phẩm, từ máy phát điện và từ hệ thống làm lạnh trongnhà xưởng,

- Mùi hôi đặc trưng của tôm nguyên liệu, trong quá trình chế biến, mùi thúicủa hệ thống xử lý nước thải

- Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao trong phân xưởng sản xuất và cấp đông

- Rò rỉ môi chất làm lạnh từ hệ thống lạnh

- Khí thải đốt dầu DO chạy máy phát điện

Nguồn gây tác động đến chất lượng nguồn nước:

- Nước thải sinh hoạt của công nhân: chứa chất hữu cơ, chất lơ lững, dầumỡ,…

- Nước mưa chảy tràn: cuốn theo đất, bụi, xi măng, cát,.…rơi vãi

- Nước thải từ quá trình sản xuất (từ lặt đầu lột vỏ tôm, rửa nguyên liệu, vệsinh nhà xưởng, ): chứa nhiều chất hữu cơ, chắt rắn lơ lửng, có mùi hôi,

- Nước thải nhiễm dầu

Trang 33

Nguồn phát sinh chất thải rắn:

- Chất thải rắn từ sản xuất: đầu, vỏ tôm, nguyên liệu hoặc sản phẩm bịhỏng, thùng đựng nguyên liệu, bao bì hỏng,…)

- Ngoài ra còn có rác thải văn phòng: giấy, các loại bao bì, mực in,…

- Chất thải rắn sinh hoạt: nylon, cao su, rác hữu cơ dễ phân hủy,…

- Chất thải nguy hại: giẻ lau chùi dầu mỡ trong quá trình sửa chữa máymóc, thiết bị, dầu nhớt rơi vãi,

A.2 Đánh giá các tác động

a Tác động của tiếng ồn, độ rung

* Độ rung: Quá trình thi công xây dựng, các phương tiện giao thông hoạt động,

nơi đặt máy phát điện dự phòng,…sẽ tạo ra chấn động Quá trình thi công tạo racác chấn động tương đối lớn: xe lu, đóng cọc,…nhưng chỉ trong thời gian ngắn;còn rung động từ phương tiện giao thông tuy không lớn nhưng xuyên suốt theohoạt động của dự án và rất khó khắc phục

Giai đoạn nhà máy hoạt động cũng tạo ra rung động Đó là từ các hoạt độngcủa các xe tải xuất nhập hàng, các thiết bị làm lạnh, máy phát điện dự phòng.Rung động lớn có tác động đến sức khỏe con người, gây nên các bệnh vềthần kinh, khớp xương

* Tiếng ồn:

+ Lúc thi công xây dựng dự án, tiếng ồn phát sinh từ các thiết bị thi công,

các xe chở vật liệu xây dựng,…loại tiếng ồn này có cường độ rất lớn, nếu không

có kế hoạch xây dựng hợp lý sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công

và dân cư gần đó, dù nó chỉ tác động cục bộ trong một thời gian ngắn

Các thiết bị dùng trong thi công xây dựng thường gây tiếng ồn lớn, thể hiện

ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Mức ồn của các thiết bị thi công

cách máy 15 m, dBA

5 Máy nén điezen có vòng quay rộng 80

Trang 34

Nguồn: 1-Lê Văn Nãi, Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, NXB KHKT 2000;

2-Ủy ban Quản lý Đường cao tốc của Mỹ (FHA)

Đóng cọc là một loại gây tiếng ồn lớn trong thi công xây dựng, riêng phầnbúa đập đã gây mức ồn ở khoảng cách 15m là 70dB

Tuy nhiên, tiếng ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách khi ra xa nguồn ồn nênmức độ ảnh hưởng đến dân cư lân cận giảm bớt, nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏđến công nhân trực tiếp thi công, xây dựng các hạng mục công trình của dự án

+ Do đặc tính của loại hình sản xuất, khi dự án hoạt động, thì trong dây

chuyền sản xuất của dự án không có tiếng ồn phát sinh đáng kể Tuy nhiên, tạikhu vực làm lạnh và phòng máy (máy phát điện, ) tiếng ồn phát sinh khá lớn (cóthể đạt đến 85 - 95dB)

Như đã nói ở trên thì tiếng ồn cao, liên tục chủ yếu ở khu vực làm lạnh như

tủ cấp đông, hệ thống làm lạnh Tiếng ồn của nguồn này thường rất cao, liên tục,

có thể vượt tiêu chuẩn cho phép Theo kết quả đo của các nhà máy đông lạnhtương tự thì độ ồn khu này có thể lên đến 90 dB Tuy nhiên tiếng ồn sẽ giảm dầntheo khoảng cách đến nguồn ồn và sau khi ra khỏi nhà xưởng

Ngoài ra, hoạt động của các phương tiện vận tải vận chuyển sản phẩm,nguyên liệu và hoạt động của công nhân cũng phát sinh tiếng ồn Tuy nhiên, cóthể nói cường độ ồn do hoạt động của công nhân là rất nhỏ so với các nguồn ồnkhác và mang tính chất gián đoạn

Một nguồn ồn khác cũng được quan tâm là tiếng ồn từ máy phát điện Máy

sẽ gây ồn không chỉ bên trong khu vực dự án mà còn gây ồn cho khu vực xungquanh Do đó, việc đầu tư mua máy mới, kết hợp với các giải pháp giảm âm,chống ồn là rất cần thiết nhằm giảm nguồn ồn phát sinh từ khâu này Tuy nhiên,máy phát điện chỉ hoạt động khi có sự cố cúp điện trong khoảng thời gian ngắnnên tác động này không quá lớn

- Tiếng ồn có tác động lớn đến sức khỏe con người Nó gây tổn thương chocác bộ phận của cơ thể như: tác động trực tiếp đến cơ quan thính giác làm giảm

độ nhạy cảm của tai làm ù tai, nếu tiếp xúc lâu ngày với độ ồn cao sẽ làm thính

Trang 35

lực giảm sút có thể gây điếc; ngoài ra còn gây ra chứng đau đầu, chóng mặt,buồn nôn, rối loạn tim mạch,….

Tác hại cụ thể của tiếng ồn ở các dãy tần số cao thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Tác hại của tiếng ồn cường độ cao đối với sức khỏe của con người

Ngưỡng chói taiGây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắpĐau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí, điên

Giới hạn cực hạn mà con người có thể chịu được đối với tiếng ồnNếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng nhĩ

Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hậu quả nguy hiểm lâu dàiChỉ cần tiếp xúc ít đã gây nguy hiểm lớn và lâu dài

Nguồn: Lê Văn Nãi, Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, NXB KHKT, 2000

Tuy nhiên, do khu vực dự án dân cư thưa thớt, hơn nữa, tiếng ồn sẽ giảmdần theo khoảng cách đến nguồn ồn và sau khi ra khỏi nhà máy nên hầu như rất

ít ảnh hưởng đến khu vực dân cư gần nhất mà chủ yếu chỉ tác động đến côngnhân trực tiếp làm việc trong nhà máy Riêng tiếng ồn từ các xe tải xuất nhậphàng thì sẽ tác động đến các hộ dân lân cận Vì vậy nhà máy phải có kế hoạchxuất nhập hàng hợp lý để giảm đến mức thấp nhất tác động của tiếng ồn đến dân

cư xung quanh

b Tác động của mùi (hôi) - đặc trưng của các nhà máy chế biến thủy sản

Hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản đều gây ra mùi hôi đặc trưng, các lý

do phát sinh mùi hôi không tránh khỏi trong sản xuất, chế biến thủy sản là:

- Phế phẩm không được thu gom kip thời, phế phẩm tập trung trước khichuyển khỏi nhà máy thường trong tình trạng không được bảo quản tốt nhưnguyên liệu; thêm nữa trong phế phẩm có đầu tôm, vỏ tôm,…là những chất hữu

cơ dễ phân hủy thường nhanh chóng bị hôi thối do sự tạo thành khí H2S, NH3,

… Khí này có mùi trứng thối gây cảm giác khó chịu cho con người và có hạicho sức khỏe

- Mùi hôi đặc trưng trong nhà máy chế biến thủy sản cũng thường phát sinh

từ các hố gas dọc theo hệ thống thoát nước thải sản xuất Thường thì các phếphẩm sản xuất do không được thu gom triệt để nên bị cuốn theo nước thải, lắngtập trung tại các hố gas và xảy ra quá trình phân hủy gây mùi hôi khó chịu.Trường hợp nặng hơn, chúng có thể làm tắt nghẽn hệ thống thoát nước thải sản

Trang 36

xuất gây ngập úng và làm mất vệ sinh trong nhà máy Vì vậy nhà máy bắt buộcphải có hệ thống thu gom nước thải và xử lý tốt để tránh mùi phát sinh từ nguồnnày.

- Trong quá trình chế biến và làm vệ sinh có sử dụng một số hoá chất như:Chlorine, chất tẩy rửa Oxygen,….cũng là một nguồn tạo ra mùi hôi tại nhà máy

- Ngoài ra mùi còn có thể phát sinh do rò rỉ các tác nhân làm lạnh

Mùi hôi đặc trưng này gây ra cảm giác khó chịu cho con người khi ngửiphải; nhưng nếu tiếp xúc lâu sẽ quen dần làm cho ngưỡng giới hạn chịu đựngtăng lên nên không còn khó chịu như khi mới tiếp xúc

Mùi hôi sẽ theo gió phát tán ra xa, nó sẽ gây khó chịu cho dân cư xungquanh nhà máy và nhất là những người đi đường trên tuyến lộ Cà Mau-U Minh.Mùi hôi gây phản cảm và mất mỹ quan khu vực nhà máy

c Tác động của ô nhiễm do nhiệt độ và độ ẩm

* Nhiệt độ thấp và ẩm độ cao:

Do là nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh nên nhiệt độ khu sản xuấtthường thấp hơn môi trường tự nhiên bên ngoài Theo tham khảo một số nhàmáy thủy sản khác thì nhiệt độ khu vực sản xuất phổ biến nhất là khoảng

220C÷250C, ở khu vực kho lạnh và kho trữ đông nhiệt độ không khí khu vực lâncận (5m) thấp hơn khoảng 150C khi mở cửa xuất nhập hàng

Trong kho trữ đông, thường nhiệt độ từ -180C đến -250C, hàng ngày có một

số công nhân thường ra vào kho để xuất nhập hàng Khu vực cấp đông cũngtương tự như vậy Các công nhân thường xuyên tiếp xúc với lạnh thường có khảnăng bị bệnh về phổi, viêm phế quản,…

Môi trường làm việc khu vực sản xuất luôn ẩm ướt do nước rửa, nước đá,các nguyên liệu luôn ẩm ướt nên độ ẩm rất cao Độ ẩm không khí thường ở mức

85 ÷ 90% Nếu không có biện pháp thông thoáng nhân tạo sẽ ảnh hưởng khôngtốt đến sức khỏe, dễ gây mắc một số bệnh cho công nhân làm việc thường xuyên

ở các phân xưởng chế biến: các bệnh ngoài da (nước ăn tay, chân,…nếu khôngđược bảo hộ lao động tốt), bệnh về đường hô hấp,….Môi trường ẩm thấp cònlàm phát sinh một số mầm bệnh, là môi trường sống của các loài vi khuẩn có hạicho sức khoẻ con người

* Nhiệt dư: Nhiệt độ cao phát sinh từ chạy máy phát điện, đốt dầu cấp cho nồi

hơi ở một số công đoạn như luộc tôm, thanh trùng dụng cụ, do đó tại khu vựcnày sẽ xuất hiện lượng nhiệt thừa

Đây cũng là một dạng ô nhiễm và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Con người khi tiếp xúc thường xuyên với nguồn phát sinh nhiệt sẽ bị mệt mỏi,giảm hiệu suất lao động Tuy nhiên, do nguồn nhiệt này thấp và so với các tác

Trang 37

nhân khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì nhiệt dư là yếu tố ít gâyhại nhất.

d Tác động của bụi

Trong giai đoạn thi công, xây dựng, bụi phát sinh từ quá trình san lấp mặt

bằng, quá trình tập kết vật liệu xây dựng do cát, bụi đất cuốn theo gió phát tán ramôi trường không khí; nhất là khi vận chuyển vật liệu thiếu các dụng cụ che đậylàm rơi vãi, phát tán bụi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí Đồngthời yếu tố thời tiết vào mùa khô, ảnh hưởng của gió cũng góp phần quan trọngtrong quá trình phát tán bụi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Thànhphần bụi này hầu như không có chất độc hại, không gây ảnh hưởng lớn Một loạibụi nữa là bụi chì lẫn trong khí thải của các phương tiện chuyên chở nguyên vậtliệu xây dựng, các xe chuyên dùng trong thi công

Bảng 3.3: Tải lượng ô nhiễm bụi từ các hoạt động xây dựng

STT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính tải lượng

1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt

Nguồn: Trích từ các Báo cáo ĐTM của CEFNEA

Lượng bụi này sẽ gây tác hại về đường hô hấp cho công nhân trực tiếp xâydựng công trình và một số dân cư khu vực lân cận

Tuy nhiên, lượng bụi này chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn, nếu có kếhoạch thi công, che chắn bụi thì ảnh hưởng của nó không đáng kể

Một loại bụi nữa là bụi chì trong các phương tiện chuyên chở ở cả quá trình thi công xây dựng cũng như giai đoạn nhà máy hoạt động, như: xe tải, chở

bêtông, xe lu, xe cẩu, …dùng xăng dầu pha chì, tuy lượng rất ít nhưng lâu ngày

sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Người ta đã nghiên cứu thấy rằng 50% hơi chì được hô hấp vào cơ thể sẽ hấp thụ trong người, trong máu tuầnhoàn, do đó hít thở không khí có bụi chì lớn sẽ bị ngộ độc chì Mức chì vàokhoảng 20-40% µg trên 100g máu (0,2 – 0,4 ppm) thì chưa gây tác hại gì đáng

30-kể, nhưng nếu hàm lượng đó lên tới 0,8 ppm thì sẽ phát sinh bệnh thiếu máu,

hồng cầu giảm rõ rệt và gây rối loạn đối với thận (Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT 2003) Tuy rất độc nhưng tác nhân này rất ít

và nồng thấp không đến mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mặt khác

Trang 38

nếu các phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu không hoặc ít pha chì loại ônhiễm này là không có.

Ngoài ra, bụi còn có thể phát sinh do máy phát điện hoạt động và các hoạtđộng vận tải trong phạm vi nhà máy, nhưng do đặc thù của ngành chế biến đônglạnh là phải giữ gìn vệ sinh nghiêm ngặt nên các xe tải đông lạnh chỉ hoạt độngbên ngoài khu vực sản xuất chính nên vấn đề bụi là không đáng kể Tuy nhiêncác biện pháp đảm bảo kỹ thuật, vận hành xe hợp lý luôn được thực hiện nhằmgiảm thiểu ô nhiễm bụi vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

e Tác động của các chất ô nhiễm trong khí thải

* Khí thải từ các phương tiện vận tải:

Trong quá trình thi công công trình như: đào đắp và san ủi mặt bằng, vận

chuyển nguyên vật liệu xây dựng và trang thiết bị, thi công xây dựng,.…hoạtđộng của các phương tiện vận tải phục vụ cho các công việc trên sẽ thải ra môitrường một lượng khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí như: bụi, SOx,

NOx, COx, hydrocacbon,…

Trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động cũng phát sinh khí thải từ các

loại phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy, cácphương tiện này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diezel, chúng sẽ thải

ra môi trường một lượng khi thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí như:

COx, NOx, SOx, hydrocarbon, aldehyd, bụi

Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải

STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm ((kg/Lxăng)

Nguồn : Viện CN&XH Quản lý tài nguyên ITMER

Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm này là nguồn ô nhiễm rất thấp, diđộng,…xe chạy trên đường thì chủ yếu gây ô nhiễm cho 2 bên đường Nguồn ônhiễm này phân bố rải rác và khó kiểm soát một cách chặt chẽ được

Các khí NOx, SO2 khi bị oxi hoá trong không khí, có thể kết hợp với nướcmưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và thảmthực vật Sự có mặt NOx, SOx trong không khí nóng ẩm còn làm tăng cường quátrình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bêtông, nhà cửa

Trang 39

Không những vậy mà các chất này còn ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhânlao động tại khâu lên xuống hàng hoá, nguyên vật liệu và người dân sống dọc lộgiao thông Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và nồng độ cácchất có trong không khí.

Bảng 3.5: Biểu hiện gây độc của SO2 , NO 2 và CO 2

5990 µg/m3 Ảnh hưởng xấu đến hô hấp

72 µg/m3 Ảnh hưởng đến phổi nếu tiếp xúc

thường xuyên

CO2

0,5 - 1,5 % Gây khó chịu đến không thể làm

việc3,0 - 6,0 % Nguy hiểm đến tính mạng khi

tiếp xúc 40 – 60 phút

Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá

Tuy nhiên, dạng ô nhiễm từ các phương tiện vận tải có thể gián đoạn khôngliên tục và ít tập trung nên các tác động của nó không lớn

* Khí thải từ việc đốt dầu DO:

Theo dự án đầu tư nhà máy thì để sản xuất 1 tấn thành phẩm cần 40 lít dầuDiezen (dầu DO), trong đó: 20l dự trữ cho máy phát điện dự phòng khi có sự cốcúp điện và 20l sử dụng ở các công đoạn cần cấp nhiệt trong sản xuất như lò hơi,

Thành phần khí thải phụ thuộc vào chế độ đốt; nếu cháy hoàn toàn sẽ sinh

ra chủ yếu là khí CO2, hơi nước, SO2, bụi khói; nếu cháy không hoàn toàn thìngoài các thành phần nêu trên còn sinh ra khí CO, CxHy, NOx, SO2,…

03 Độ nhớt – Viscosity/400C, mm2/s (cSl) 1,8 ÷ 5,0

Trang 40

04 Nhiệt độ bắt cháy cốckin – Flash Point, 0C min 60,0

05 Điểm đông đặc – Pour Point, 0C max 9,0

08 Hàm lượng lưu huỳnh – Total Sulfua, % Wt max 1,0

09 Ăn mòn đồng – Corrosion, 3h/500C max N-1

Nguồn : Viện Môi trường và Tài nguyên, 1998

Ghi chú: S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO, bằng 1%

(Nguồn: Petrolimex)

Theo nguồn Petrolimex thì lượng khí thải khi đốt 1kg dầu DO là: 38,6 m3hay 38.600 m3/1tấn dầu DO

Như vậy, với lượng dầu DO dự kiến sử dụng trong 1 năm là: 40 x 3.500 =

140.000 lít, tương đương 135,8 tấn/năm (1 lít dầu DO nặng 0,97 kg), thì tải

lượng các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu mà hàng năm dự án thải vào môitrường như sau:

Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải đốt dầu DO

Chất ô nhiễm Tải lượng (tấn/năm) Nồng độ

mg/m 3

TCVN 5939-2005(B)

Ngày đăng: 03/04/2015, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w