C. Các biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước
b. Giảm thiể uô nhiễm do nước thải sinh hoạt:
Khi dự án đi vào hoạt động thì tổng lượng nước thải sinh hoạt của toàn dự án khoảng 65 m3/ngày.
Có thể dùng bể tự hoại để xử lý sơ bộ, sau đó đưa về bể khử trùng của trạm xử lý tập trung nước thải.
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng lắng và phân hủy cặn lắng; cặn lắng giữ trong bể từ 3÷6 tháng; dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài nhằm bảo đảm hiệu suất lắng.
Bể tự hoại là một bể trên mặt có hình chữ nhật, với thời gian lưu nước từ 3 đến 6 ngày, các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể từ 90% đến 92%, qua một thời gian cặn sẽ được phân hủy kỵ khí trong ngăn lắng, sau đó nước thải qua ngăn lọc và thoát ra ngoài qua ống dẫn. Trong ngăn lọc có chứa vật liệu lọc là đá 4x6 phía dưới, phía trên là đá 1x2. Trong mỗi bể điều hòa có lổ thông hơi để khí thoát ra trong quá trình lên men kỵ khí và tác dụng thứ hai của ống này là dùng để thông các ống đầu vào và đầu ra khi bị nghẹt.
Song chắn rác Nước mưa chảy tràn Sông Tắc Thủ Thu gom rác Hố lắng Thu gom bùn
Công ty sẽ xây dựng nhà vệ sinh theo quy chuẩn xây dựng với số lượng và tỷ lệ phù hợp giữa nam và nữ trong nhà máy.
+ Tính toán thiết kế bể tự hoại:
Bể tự hoại gồm 3 ngăn: Ngăn lắng kỵ khí, ngăn lắng, ngăn lọc. V = 1,33 x C x P x N
Trong đó :
V: thể tích hố chứa phân (m3)
C: mức thải phân (m3/người.năm). Theo Kalbermatten chọn C = 0,09 (dùng giấy đối với hố chứa khô).
P: số người sử dụng (người), P = 10 người N: thời gian sử dụng (năm), chọn N = 5 năm
1,33: hệ số gia tăng an toàn 30% cho thể tích hố chứa phân Suy ra V = 1,33 x 0,09 x 10 x 5 ≈ 6 m3
Nhà máy có tới 650 nhân viên thì cần 650/10 = 65 hố chứa phân 6 m3. Tổng thể tích bể tự hoại cần để phục vụ nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt cho nhà máy là: 6 x 65 = 390 m3.
Với cấu tạo đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý tương đối cao. Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại và bể khử trùng sẽ đạt QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận là Sông Tắc Thủ.
+ Các điểm cần lưu ý khi vận hành bể tự hoại:
- Cần thoát các chất khí sinh ra (H2S, CO2, CH4) tránh ăn mòn phá hoại cấu kiện bê tông cốt thép trong bể.
- Hạn chế tối thiểu sự tiếp xúc hóa chất (chất tẩy rửa, chlorine…) với bể tự hoại.
- Khi bể tự hoại đã đầy chất lắng đọng thì phải hút loại bỏ chúng ra ngoài.