0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tác động của các chấ tô nhiễm trong nước thả

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG “NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU QUỐC ÁI” (Trang 41 -46 )

+ Quá trình thi công: chủ yếu là nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, đá, xi măng,…xuống các kênh rạch khu vực dự án; ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt của công nhân, loại này chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lững, vi sinh vật.

Nguồn nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này có lưu lượng không cao (nếu trung bình hàng ngày mỗi người sử dụng 120 lít nước/ngày và số lượng công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình khoảng 10 người, thì lượng nước thải sinh hoạt thải ra khoảng 1,2 m3/ngày), nhưng khi tích tụ lâu ngày thì các thành phần hữu cơ bị phân hủy tạo mùi hôi khó chịu, nếu không được thu gom và xử lý tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt Sông TắcThủ.

Tuy nhiên, nguồn này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, chỉ cần có kế hoạch thu gom hợp lý sẽ ít gây tác động và nó sẽ kết thúc khi hết thời gian thi công.

+ Nước thải từ quá trình hoạt động của dự án chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:

- Nước mưa chảy tràn. - Nước thải sinh hoạt.

- Nước thải từ sản xuất: đây là nguồn gây ô nhiễm chính của các nhà máy chế biến thủy sản.

* Nước mưa chảy tràn:

Bản thân nước mưa chảy tràn không làm ô nhiễm môi trường. Khi dự án chưa xây dựng, nước mưa sẽ được tiêu thoát bằng nhiều nhánh nhỏ chảy ra sông, rạch và một phần thấm trực tiếp xuống đất. Khi dự án được xây dựng, sân bãi được tráng xi măng sẽ làm mất khả năng thấm nước. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn trên mặt đất trong khu vực dự án sẽ cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường ống thoát nước. Nếu không có biện pháp thu gom và tiêu thoát tốt sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:

Bảng 3.9: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

STT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)

1 COD 10 ÷ 20

2 Tổng chất rắn lơ lửng 10 ÷ 20

3 Tổng nitơ 0,5 ÷ 1,5

4 Photpho 0,004 ÷ 0,006

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới WHO

Ngay từ lúc xây dựng nhà máy, Công ty sẽ thiết kế hệ thống thoát nước mưa riêng biệt xung quanh khu vực dự án, nhằm tạo điều kiện tốt cho việc thông thoát nước mưa được triệt để.

* Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt của công nhân có thể gây tác động xấu đến môi trường nước mặt, mỹ quan nhà máy. Nhìn chung, chất lượng nước thải sinh hoạt ở nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái cũng tương tự như nước thải sinh hoạt ở các cơ sở công nghiệp khác, như: chứa cặn bả hữu cơ (thông qua các chỉ tiêu COD và BOD), các chất dinh dưỡng (thông qua chỉ số N và P) với nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguồn nước thải này khi tích tụ lâu ngày thì thành phần các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy gây ra mùi hôi thối khó chịu và ảnh hưởng

trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng; nếu không được xử lý tốt, nước thải sinh hoạt sẽ gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt, nước dưới đất và mỹ quan khu vực xung quanh dự án.

Dựa vào số lượng công nhân viên mà tính toán lưu lượng nước thải, cụ thể như sau:

Với số lượng nhân viên dự kiến của dự án là 650 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt dự kiến sẽ là:

650 người * 100 lít/người.ngày = 65 m3/ngày

Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt nói chung là trong thành phần có hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học như: cacbohydrat, protein, mỡ; các chất dinh dưỡng như: phospho, nitơ; ngoài ra còn có chất rắn và vi trùng.

Tổng hợp trung bình của các tác nhân ô nhiễm do một người hàng ngày thải vào môi trường, như bảng sau:

Bảng 3.10: Tải lượng ô nhiễm do con người thải vào môi trường hàng ngày

Chỉ tiêu ô nhiễm Tải lượng, g/người.ngày

BOD520 (nhu cầu oxy sinh học) 45 – 54 COD (nhu cầu oxy hoá học) 1,6 – 1,9 x BOD520

Tổng chất rắn 170 - 220

Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145

Rác vô cơ (kích thước > 0,2 mm) 5 - 15

Dầu mỡ 10 - 30

Kiềm (theo CaCO3) 20 – 30

Clo (Cl-) 4 – 8

Tổng nitơ (theo N) 6 – 12

Nitơ hữu cơ 0,4 tổng N

Amoni tự do 0,6 tổng N

Nitrit (NO2-) -

Nitrat (NO3-) -

Tổng phospho (theo P) 0,8 – 4

Phospho vô cơ 0,7 tổng P

Phospho hữu cơ 0,3 tổng P

Kali (theo K2O) 2,0 – 6,0

Vi trùng (trong 100ml nước thải sinh hoạt)

Tổng số vi khuẩn 109 - 1010 Coliform 106 – 109 Feacal streptococus 105 – 106 Salmonella typhosa 10 – 104 Đơn bào Đến 103 Trứng giun sán Đến 103

Siêu vi trùng (virus) 102 – 104

Nguồn: Lê Văn Nãi, Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, NXB KHKT 2000

Ở dự án này thành phần nước thải sinh hoạt không phức tạp như đã nêu ở trên, vì nơi đây chủ yếu là nước thải từ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày nên thành phần nước thải chủ yếu là chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ,…

Hai chỉ tiêu cơ bản đặc trưng cho thành phần các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt là hàm lượng cặn lơ lững và nhu cầu oxi hoá sinh học BOD. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến các chất dinh dưỡng (N, P).

Căn cứ vào tải lượng chất ô nhiễm do 1 người thải ra trong một ngày ở bảng 3.10, kết hợp với lưu lượng nước thải ta tính được nồng độ một số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng như sau:

Bảng 3.11: Nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt

STT Tác nhân gây ô nhiễm Tải lượng, g/người.ngày Nồng độ, mg/l QCVN 14:2008/BTNMT 1 SS 70 ÷ 145 700 ÷ 1.450 100 2 BOD5 45 ÷ 54 450 ÷ 540 50 3 COD 1,6 ÷ 1,9 x BOD5 720 ÷ 1.026 - 4 Tổng N 6 ÷ 12 60 ÷ 120 - 5 Tổng P 0,8 ÷ 4 8 ÷ 40 - 6 Dầu mỡ 10 ÷ 30 100 ÷ 300 20 7 Tổng Coliform 106 ÷ 109 107 ÷ 1010 5000

Ghi chú: QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B).

Nhận xét: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt vượt tiêu

chuẩn cho phép rất nhiều lần. Vì vậy, nước thải sinh hoạt của dự án phải được xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên (Sông Tắc Thủ).

Theo bảng 3.11 ta thấy trong thành phần của nước thải sinh hoạt có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy (biểu hiện chủ yếu là nồng độ BOD5, COD cao) có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất rắn lơ lững làm cho bồi lắng các mương thoát nước và nơi tiếp nhận nguồn nước này làm chất lượng nước xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P là các chất gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá. Từ đó làm suy giảm sự đa dạng, ảnh hưởng trục tiếp đến hệ sinh thái dưới nước.

Trong nước thải sinh hoạt còn có các vi sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi rút và vi khuẩn gây bệnh như: tả, lỵ, thương

hàn,…..ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đồng thời cũng chứa các vi khuẩn không có hại có tác dụng phân hủy các chất thải.

* Nước thải sản xuất:

- Nguồn phát sinh – lưu lượng:

Nguồn ô nhiễm nhiều nhất đến môi trường nước phát sinh từ các công đoạn chính trong chế biến thủy sản như: sơ chế nguyên liệu, nước luộc tôm, rửa bán thành phẩm (nhiều lần). Ngoài ra còn có nước thải từ các công đoạn trong ngành chế biến như: nước từ khâu tiếp nhận nguyên liệu, nước rửa dụng cụ lao động, nước vệ sinh nhà xưởng. Theo ước tính và tham khảo một số nhà máy có loại hình sản xuất tương tự thì lượng nước cần dùng cho 1 tấn nguyên liệu khoảng 35 m3 nước. Lượng nước thải trung bình trong 1 ngày ước tính như sau:

35 m3/tấn sản phẩm * (3.500/240) tấn/ngày ≈ 510 m3/ngày

- Tính chất nước thải: nước thải từ quá trình chế biến thủy sản là loại nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ cao và lượng vi sinh vật có trong nước thải rất dễ dàng sinh trưởng tạo mùi hôi rất khó chịu, nếu không kịp thời xử lý thì khi thải ra môi trường sẽ gây chết các loại thủy sinh vật dưới nước, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc trong nhà máy và người dân sống xung quanh khu vực đó. Ngoài ra trong nước thải còn chứa vi khuẩn dạng coli và vi sinh vật gây bệnh khác, dư lượng chlorine trong quá trình vệ sinh thiết bị và bảo quản nguyên liệu.

Do nhà máy chưa đi vào hoạt động, để có cơ sở đánh giá chất lượng nước thải, có thể tham khảo thành phần và tính chất nước thải sản xuất hỗn hợp của một số nhà máy chế biến thủy sản đóng trên địa bàn Cà Mau như: Cadovimex, Camimex, Quốc Việt,…

Bảng 3.12: Tính chất nước thải tại nhà máy chế biến thủy sản Quốc Việt

Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị Nồng độ QCVN

11:2008/BTNMT(B)pH pH BOD COD SS Dầu mỡ Tổng Nitơ Tổng Phốt pho Clo dư - mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 6.5 ÷ 8.6 432 ÷ 512 814 ÷ 957 241 ÷ 311 2.5 ÷ 2.8 61.3 ÷ 71.8 6.5 ÷ 7.8 0.2 5.5 ÷ 9 50 80 100 20 60 - 2

Nguồn: Báo cáo ĐTM của dự án “Di dời địa điểm sản xuất kết hợp đầu tư mở rộng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Việt”

Từ bảng trên nhận thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất ở các nhà máy chế biến thủy sản tương đối cao, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, biểu hiện ở nồng độ BOD, COD, SS vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần.

Nước thải của ngành chế biến thực phẩm nói chung đều có số lượng lớn, chủ yếu là các thành phần hữu cơ dễ phân hủy. Khi chúng phân hủy tạo ra các sản phẩm có mùi khó chịu gây ô nhiễm về mặt cảm quan, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe công nhân trong nhà máy và nhân dân xung quanh. Hầu hết nước thải của các nhà máy thủy sản thường có màu (đen).

Tác động của từng chất ô nhiễm trong nước thải của nhà máy, cụ thể như sau:

+ Tác động của các chất hữu cơ: Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là carbohydrate. Đây là hợp chất dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxy hoà tan trong nước để oxy hoá các chất hữu cơ. Nếu lượng chất hữu cơ trong nước quá cao sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan làm cho nước có màu sẩm, pH hạ. Nếu nồng độ oxy hoà tan dưới 50% bảo hoà có khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài sinh vật sống trong nước. Không những thế nó còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nước. BOD là nồng độ oxy hoà tan cần thiết để vi sinh vật trong nước phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ. BOD cũng đồng thời là thông số đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ.

+ Tác động của chất rắn lơ lửng: đây là nguyên nhân làm hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong rêu, tảo,…dưới tầng đáy, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh. Ngoài ra, chất rắn lơ lửng còn gây tắt cống thoát, làm tăng độ đục của nước, bồi lắng lòng sông, gây tác hại về mặt cảm quan.

+ Tác động của dầu mỡ: Khi nước thải chứa dầu mỡ chảy vào kênh rạch, dầu loan nhanh trên mặt nước tạo thành màng mỏng, chỉ một phần nhỏ không đáng kể hoà tan trong nước. Ô nhiễm dầu mỡ dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của các nguồn nước do giết chết các vi sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch,….ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật.

* Tóm lại: Nước thải gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng và chủ yếu của dự

án này là nước thải sản xuất, lượng nước này phải được xử lý tốt (đạt QCVN 11:2008/BTNMT, cột B) trước khi thải ra môi trường tự nhiên (Sông Tắc Thủ). * Ngoài ra, nước thải nhiễm dầu cũng gây ô nhiễm nguồn nước. Nguồn này phát sinh do dầu nhớt rơi vãi, nước thải do vệ sinh khu đặt máy thiết bị có dầu,....Lượng nước này chưa nhiều dầu mỡ, bụi bẩn và chất thải rắn, nếu thải trực tiếp vào môi trường nước sẽ ảnh hưởng đến thủy sinh vật.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG “NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU QUỐC ÁI” (Trang 41 -46 )

×