C. Các biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước
c. Biện pháp giảm thiể uô nhiễm do nước thải sản xuất:
Đây là nguồn thải ô nhiễm chính của nhà máy, Công ty sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất với công suất 510 m3/ng.đ, nhân với hệ số an toàn 1,2 ≈ 600 m3/ng (làm tròn), đảm bảo nước sau xử lý đạt QCVN 11:2008/BTNMT, cột B, trước khi thải ra môi trường tự nhiên (Sông Tắc Thủ).
Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải. Đặc điểm của nước thải từ loại hình chế biến thủy sản có chứa thành phần dinh dưỡng cao, số lượng lớn nên việc áp dụng phương pháp xử lý sinh học là phương án khả thi và ít tốn kém trong chi phí đầu tư lẫn chi phí vận hành. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy
sẽ xây dựng là sự kết hợp các phương pháp hoá, lý và sinh học nhằm đạt được hiệu suất xử lý cao.
Đối với nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản, các giai đoạn xử lý hoá, lý mang tính chất tiền xử lý để tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn xử lý sinh học tiếp theo. Giai đoạn xử lý sinh học đóng vai trò quyết định mức độ sạch của nước thải sau xử lý.
Dựa vào tính chất và lưu lượng nước thải, có 2 phương án được đưa ra như sau:
Phương án 1:
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình xử lý thải sản xuất theo phương án 1 Nước thải sinh hoạt Nước thải chế biến thủy sản Bể điều hòa Sàng rác thô và tinh Hầm tự hoại theo Tiêu chuẩn xây dựng Bể lắng thứ cấp Bể làm thoáng (Aeroten) Xử lý bùn (Bể ủ bùn) Sông Tắc Thủ Bể khử trùng Khí Chlorine 65 m 3 /n gà y 600 m3/ngày Nước thải đã xử lý Hoàn lưu bùn Bùn Nước dư -Mục đích: Loại bỏ chất thải rắn -Mục đích: Ổn định lưu lượng, nồng độ chất bẩn ,pH,.. Điều tiết lưu lượng xử lý cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượng quá tải
-Mục đích:
Tách bùn lắng sau xử lý sinh học -Mục đích:
Giai đoạn quan trọng nhất để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải
-Mục đích: Diệt khuẩn (loại 10%BOD, 95% Coliform, 100% các vi trùng gây bệnh khác) Bể lắng sơ cấp -Mục đích: Loại bỏ cặn và chất rắn lơ lững
+ Thuyết minh quy trình:
Sàng rác thô và tinh: Nước thải từ các công đoạn sản xuất sẽ theo hệ thống
mương dẫn chảy về hố thu có song chắn rác. Sàng rác sẽ gạt rác có kích thước lớn như ruột, vây, đầu tôm,….và gạch tôm nổi trên bề mặt. Rác có khả năng thu hồi được đưa đi chế biến thức ăn gia súc, phần không có khả năng thu hồi tập trung lại rồi chuyển đến bãi chứa rác tạm trong nhà máy. Nước thải được bơm qua bể điều hoà.
Hiệu quả: loại được 90% rác, 5% BOD, 5% COD, 10% SS
Bể điều hoà: Nước thải sau khi tách cặn rác được tập trung về bể điều lưu
có kết hợp thổi khí. Thời gian lưu nước ở bể này từ 3 đến 5 giờ. Sau khi đã ổn định lưu lượng dòng chảy, dùng bơm đưa qua bể Aeroten. Để tránh tình trạng bốc mùi xung quanh khu vực xử lý, bể này xây dựng có nắp đậy kín, có hệ thống quạt hút thu khí.
Hiệu quả: loại được 20 % BOD, 20% COD,
Bể lắng sơ cấp: Nước thải từ bể điều lưu được bơm lên bể lắng sơ cấp để
loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng nặng hơn tỉ trọng của nước) và chất rắn lơ lững. Ở đây có hệ thống gạt bùn và váng nổi.
Tại đây các chất rắn và cặn lơ lững tạo bông lắng xuống đáy bể. Sau thời gian lắng cần thiết (từ 3 - 4 giờ), phần cặn lắng (kim loại kết tủa) lắng xuống đáy bể và được dẫn sang bể chứa bùn, phần nước trong phía trên được dẫn sang bể xử lý sinh học .
Hiệu quả: loại được 20 % BOD, 30% COD, 40% SS
Bể làm thoáng (Aeroten ): Từ bể lắng sơ cấp nước thải được chảy tràn qua
bể xử lý sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính tuần hoàn và có bổ sung một số chủng vi sinh vật đặc hiệu cho quá trình phân hủy hiếu khí. Sản phẩm của quá trình phân hủy này chủ yếu là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật. Hiệu quả xử lý trong giai đoạn này có thể đạt đến 95% theo BOD. Thời gian lưu nước ở bể này từ 4 đến 8 giờ. Từ đây nước được chảy tràn qua bể lắng thứ cấp.
Hiệu quả: loại được 90 % BOD, 80% COD
Bể lắng thứ cấp: Tại đây, các vi sinh vật và chất rắn lơ lững được lắng
xuống đáy bể. Bể được thiết kế tròn ở đáy hình phểu có độ dốc 45 – 600 để thu bùn, nước đi từ trên xuống, để giảm tốc độ dòng chảy ở đây có lắp bộ phận phân phối nước dạng hình nón có tác dụng tản nước ra, cặn lắng bên dưới và nước sẽ tràn lên trên chảy ra máng thu nước và chảy tràn qua bể khử trùng. Ở bể lắng này có sử dụng hoá chất kích thích quá trình lắng. Các bùn lắng sẽ được bơm hút ra ngoài. Thời gian lưu nước trong bể này từ 3 đến 4 giờ.
Hiệu quả: loại được 20 % BOD, 20% COD, 80% SS
Bể khử trùng: Cuối cùng là giai đoạn khử trùng. Chlorine được bơm định
lượng vào nước thải.Bản chất tác dụng khử trùng của Clo là sự ôxi hoá phá hủy màng tế bào của vi sinh vật do đó mà vi sinh vật bị tiêu diệt. Bể này thiết kế có
nhiều vách ngăn, tạo đường đi dài và thời gian tiếp xúc chlorine với nước thải khoảng 30 phút. Sau khi đã tiệt trùng nước thải đạt QCVN 11:2008/BTNMT, nguồn loại B trước khi thải ra môi trường.
Hiệu quả: loại được 10% BOD, 5% COD, 5% SS, 95% E.Coli và Coliforms, 100% các vi trùng gây bệnh khác.
Xử lý bùn (Bể ủ bùn): Bùn dư ở bể lắng được đưa về bể ủ bùn, trong điều
kiện yếm khí các chất hữu cơ bị phân hũy theo hai giai đoạn :
+ Giai đoạn 1: quá trình lên men acid, theo đó các hydratcacbon, mỡ, protein,….bị phân hũy tạo thành các acid béo, cồn, hydro, acid amin, H2S…
+ Giai đoạn 2:
Quá trình lên men kiềm, các sản phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục bị phân hủy tạo thành metan, khí cacbonic,.…
Sau một thời gian nhất định, bùn đã ổn định sẽ được lấy ra bằng xe rút hầm cầu và được vận chuyển đến bãi rác quy định, phần nước tách ra từ bùn được bơm trở lại bể điều hoà để tiếp tục xử lý.
Phương án 2:
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình xử lý thải sản xuất theo phương án 2
+ Thuyết minh quy trình:
Song chắn rác: Nước thải từ các công đoạn sản xuất sẽ theo hệ thống
mương dẫn chảy về hố thu có song chắn rác. Sàng rác sẽ gạt rác có kích thước lớn như ruột, vây, đầu tôm,….và gạch tôm nổi trên bề mặt. Rác có khả năng thu hồi được đưa đi chế biến thức ăn gia súc, phần không có khả năng thu hồi tập trung lại rồi chuyển đến bãi chứa rác tạm trong nhà máy. Nước thải được bơm qua bể điều hoà.
Hiệu quả: loại được 90% rác, 5% BOD, 5% COD, 10% SS
Bể điều hoà: Nước thải sau khi tách cặn rác được tập trung về bể điều lưu
có kết hợp thổi khí. Thời gian lưu nước ở bể này từ 3 đến 5 giờ. Sau khi đã ổn định lưu lượng dòng chảy, dùng bơm đưa qua bể lắng sơ cấp. Để tránh tình trạng
Nước thải chế biến thủy sản Song chắn rác Bể điều hoà Bể lắng sơ cấp Đĩa tiếp xúc sinh học (RBC) Hệ thống ao sinh học Sông Tắc Thủ Nước thải sinh hoạt Hầm tự hoại theo tiêu chuẩn
xây dựng 65 m 3 /n gà y
bốc mùi xung quanh khu vực xử lý, bể này xây dựng có nắp đậy kín, có hệ thống quạt hút thu khí.
Hiệu quả: loại được 20 % BOD, 30% COD, 40% SS
Bể lắng sơ cấp: Nước thải từ bể điều hoà được bơm lên bể lắng sơ cấp để
loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng nặng hơn tỉ trọng của nước) và chất rắn lơ lững. Ở đây có hệ thống gạt bùn và váng nổi.
Tại đây các chất rắn và cặn lơ lững tạo bông lắng xuống đáy bể. Sau thời gian lắng cần thiết, phần cặn lắng (kim loại kết tủa) lắng xuống đáy bể và được dẫn sang bể chứa bùn, phần nước trong phía trên được dẫn sang bể xử lý sinh học .
Hiệu quả: loại được 20 % BOD, 30% COD, 40% SS
Đĩa quay sinh học (RBC): Hệ thống đĩa tiếp xúc sinh học gồm một loạt các
đĩa tròn tròn bằng PVC hay PE đặt sát với nhau trên một trục kim loại. Chúng được đặt ngập một phần trong nước thải và cho quay chậm quanh trục của nó. Trong quá trình vận hành, các vi sinh vật sẽ bám vào bề mặt của đĩa và dần dần hình thành một lớp bùn nhớt bao quanh bề mặt đĩa. Khi đĩa quay, sinh khối bám trên đĩa sẽ tuần tự tiếp xúc với nước thải và không khí, đồng thời loại bỏ các chất rắn thừa trên đĩa (bởi lực xé) và giữ cho các chất rắn bong ra ở trạng thái lơ lửng, và theo nước thải qua bể lắng. Để bảo vệ đĩa, khu vực đĩa quay cần phải có mái che nắng tránh tiếp xúc với tia UV, giữ nhiệt độ thích hợp.
Hiệu quả: 95%BOD, 5% để ni trat hoá nước thải.
Hệ thống ao sinh học: Nước thải sau khi qua bể RBC cho chảy tự nhiên
qua hệ thống ao sinh học. Trong ao này các hoạt động của vi sinh vật hiếu khí, yếm khí, quá trình cộng sinh của vi khuẩn và tảo là là các quá trình sinh học chủ đạo. Các quá trình lý học, hoá học bao gồm các hiện tượng pha loãng, lắng, hấp phụ, kết tủa, các phản ứng hoá học,…cũng diễn ra tại đây. Với vai trò của vi sinh vật thì có đến 90% chất hữu cơ trong nước sẽ chuyển thành dạng khí, còn lại là các muối N, P, K vô cơ và một ít dinh dưỡng hữu cơ, đây là thức ăn tuyệt vời cho hệ thực vật thủy sinh. Trên mặt ao thả các loại bèo, lục bình tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên, đồng thời các loại thực vật này cũng góp phần xử lý làm sạch nước thải. Chúng ta có thể tận dụng ao này để thả nuôi các loại cá có trong khu vực và theo dõi khả năng sinh trưởng của chúng, nhằm đảm bảo rằng nước thải sau xử lý đảm bảo môi trường sinh trưởng của sinh vật. Do đó công trình ao sinh học được đề nghị theo sau là biện pháp khả thi. Thời gian lưu nước trong ao hơn 10 ngày tuỳ theo thiết kế ao. Nước sau khi qua khỏi hệ thống ao sinh học đạt QCVN 11:2008/BTNMT (cột B), được phép thải vào nguồn tiếp nhận (Sông Tắc Thủ).
Ưu điểm Nhược điểm Phương án 1
- Sử dụng phổ biến để xử lý nước thải chế biến thủy sản. - Phù hợp với đặc điểm nước thải và diện tích đất của nhà máy. - Dễ vận hành. - Phải sử dụng hóa chất trợ lắng và khử trùng. - Chi phí xây dựng và vận hành cao. Phương án 2
- Hiệu suất xử lý cao.
- Chi phí vận hành thấp hơn phương án 1. - Hệ thống RBC dễ bị sự cố: hư trục quay, dễ bị tác động bởi tia UV từ ánh nắng. - Không được sử dụng phổ biến.
- Chi phí xây dựng cao. - Diện tích xây dựng lớn.
Nhận xét: Phương án 1 là phương án xử lý phù hợp với tính chất nước thải
của dự án và điều kiện của nhà máy. Hơn nữa phương pháp này được sử dụng rộng rãi, phổ biến để xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản, đạt hiệu suất xử lý cao.
Nước thải cũng là nguyên nhân chính tác động xấu đến khu vực nuôi trồng thủy sản của dân cư khu vực quanh nhà máy, nên xử lý nguồn nước thải này đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường tự nhiên cũng là một biện pháp thiết thực, cụ thể để đảm bảo hiệu quả kinh tế của khu vực nuôi tôm quanh nhà máy.