Để tạo mỹ quan và không gây ô nhiễm môi trường thì cần có biện pháp quản lý và phương pháp xử lý chất thải rắn thích hợp; các biện pháp khống chế, giảm thiểu ô nhiễm cụ thể như sau:
- Đối với rác thải sản xuất:
Đối với các loại thùng carton, bao bì hỏng, túi PE, dây niềng thùng,...sẽ được thu gom hàng ngày vào kho chứa phế liệu, sau đó bán cho các cơ sở thu mua phế liệu (đã được cty hợp đồng trước); loại nào không bán được thì đem đi xử lý chung với rác thải sinh hoạt.
Sản phẩm hỏng, đầu tôm, vỏ tôm,…..được công nhân thu gom riêng và triệt để sau mỗi ca sản xuất, cho vào kho chứa được thiết kế kín tránh phát tán mùi hôi và hợp đồng bán cho các nhà thu mua để chế biến thức ăn gia súc (các nhà thu mua phải thu gom mỗi ngày không để tình trạng đầu vỏ tôm bị phân hủy gây
ô nhiễm). Đơn vị thu mua đầu vỏ tôm mà công ty có thể hợp đồng là: Công ty TNHH Một thành viên Đại Phát, nằm ở ấp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước.
- Đối với chất thải sinh hoạt: chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy gây mùi thối, do đó, để khống chế triệt để loại chất thải này, nhà máy sẽ đặt các thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín hoặc các bao nhựa buộc kín tại khu vực sản xuất, nhà ăn, nhà vệ sinh và những nơi công cộng,....Hàng ngày có công nhân vệ sinh đi thu gom vào cuối ca sản xuất, sau đó tập kết về các thùng chứa loại lớn (các thùng có nắp đậy). Các thùng chứa đều được lót bên trong bằng túi nylon để tiện thu gom. Do diện tích đất nhà máy hẹp nên không thể xử lý rác bằng cách chôn lấp hay ủ compost, trong điều kiện khu vực dự án chưa có đơn vị thu gom chất thải thì Công ty Quốc Ái sẽ ký hợp đồng thuê Công ty công trình đô thị hoặc đơn vị có đủ điều kiện thu gom, vận chuyển đem ra bãi rác thành phố.
- Đối với chất thải nguy hại:
Giẻ lau chùi dầu: phải được thu gom triệt để.
Bao bì, dụng cụ chứa hoá chất xử lý nước thải: sẽ được thu gom triệt để vào kho chứa phế liệu, có thể tái sử dụng vào mục đích phù hợp hoặc chuyển ra bãi rác quy định.
Bùn cặn hút ra từ bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải: hợp đồng chở đi xử lý ở nơi thích hợp.
Tất cả các loại chất thải nguy hại trên phải được xử lý đúng theo quy trình xử lý chất thải nguy hại theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2 CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI TÁC ĐỘNG KHÁC KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI
4.2.1 Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ
Công nghệ chế biến thủy sản hoàn toàn không tạo ra các chất thải có khả năng gây cháy. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất có sử dụng các loại nhiên liệu đốt cấp nhiệt cho lò hơi,…, môi chất làm lạnh đều là những chất dễ gây cháy nổ. Ngoài ra còn có các loại thùng cách nhiệt cũng rất dễ cháy. Do đó, ngay trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, Ban quản lý dự án đã chú trọng đến các giải pháp xây dựng các hạng mục công trình nhằm đảm bảo các điều kiện phòng cháy chữa cháy, trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể như sau:
+ Nhà xưởng xây dựng bằng bêtông và vữa cát đá, khung nhà bằng sắt thép tiền chế chủ yếu là vật liệu không cháy. Tuy nhiên còn một số vách trần dễ cháy
nên liên hệ PCCC để lập hệ thống PCCC đảm bảo đủ tiêu chuẩn PCCC hiện hành. Đồng thời trang bị thêm các thiết bị như: Máy bơm dự phòng và đường ống, vòi phun, bình khí bọt, thùng nước, cát và thang xẻng dao búa.
+ Thành lập đội PCCC công ty. Thường xuyên luyện tập và có các phương án hạn chế thiệt hại về người và của.
+ Ngoài ra để PCCC được hiệu quả cần phải:
- Tập huấn để công nhân nắm vững đặc tính dễ cháy của nhiên liệu, thùng mướp, gas lạnh từ đó quy định các biện pháp an toàn phòng cháy.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng làm việc của máy móc, thiết bị và hệ thống điện, kịp thời sửa chữa những hư hỏng đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ. Vận hành, sửa chữa hệ thống lạnh tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành và quy định an toàn.
- Thiết lập hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, các thiết bị và phương tiện phòng cháy hiệu quả.
- Nên lắp hệ thống chống sét tại các điểm cao nhất của nhà xưởng như nóc nhà, ống khói.
- Một vấn đề khác rất quan trọng là dự án phải tổ chức ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể cán bộ công nhân. Việc tổ chức phòng cháy, cứu hỏa cũng phải đặc biệt chú ý đến các nội dung sau đây:
Tổ chức học tập nghiệp vụ rộng khắp cho các nhân viên kiêm nhiệm công tác phòng cháy chữa cháy. Các nhân viên này được tuyển chọn trong số công nhân dự án và được huấn luyện, thường xuyên kiểm tra.
Tổ chức định kỳ thao diễn cứu hỏa với sự cộng tác chặt chẽ của cơ quan phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp.
Tuyên truyền rộng rãi ý thức phòng chống các sự cố môi trường, đặc biệt là vấn đề cháy nổ.
Trường hợp cháy nghiêm trọng cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của lực lượng PCCC địa phương.
4.2.2 Vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và các biện pháp hỗ trợ
Ngoài các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm như đã trình bày ở các phần trên, để đảm bảo cho công tác vệ sinh và an toàn lao động, các biện pháp sau phải được thực hiện để giảm sự ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đến sức khỏe công nhân:
- Khi thiết kế các hệ thống ống dẫn nước hoặc không khí lạnh nên đặc biệt quan tâm, tránh trường hợp tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi sinh vật gây hại cho quá trình chế biến. Thường xuyên vệ sinh các ngóc ngách trong phân xưởng để tránh sự lưu trú của vi sinh vật.
- Đặc biệt quan tâm kiểm tra hệ thống lạnh theo định kỳ để kịp thời phát hiện những rủi ro tránh xảy ra sự cố rò rỉ hoá chất từ hệ thống làm lạnh.
- Hệ thống điều hoà nhiệt độ đảm bảo đủ công suất cho công nghệ chế biến. Ngoài ra còn trang bị các hệ thống theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của phòng chế biến…
- Thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ cho công nhân, kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời (bệnh do môi trường làm việc).
- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt Tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành.
- Đảm bảo cảnh quan môi trường trong sạch: biện pháp hữu hiệu dễ làm nhất là trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy, các sân, các khoảng trống.
- Đào tạo và cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn lao động.
Ngoài ra, công ty cũng cần thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo sức khỏe công nhân:
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc như: quần áo bảo hộ, nón, khẩu trang, găng tay, ủng, kính,…đặc biệt là găng tay và khẩu trang là bắt buộc đối với mọi công nhân vào nhà xưởng.
- Giáo dục cho công nhân nâng cao ý thức vệ sinh môi trường; việc làm này được thực hiện thường xuyên trong các cuộc họp nội bộ và có chế độ khen thưởng hoặc xử phạt hợp lý.
- Cung cấp thông tin rộng rãi về vệ sinh và an toàn lao động.
- Tổ chức kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ cho công nhân, đặc biệt là những lao động trực tiếp.
- Thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ và hệ thống xử lý ô nhiễm.
- Trồng cây xanh xung quanh dự án, ưu tiên cho các loại cây địa phương và các cây lâu năm.
- Ngoài ra còn phải theo dõi mức độ ảnh hưởng của nhà máy đến môi trường khu vực xung quanh, để có các biện pháp ngăn chặn và khống chế kịp thời.
4.2.3 Giải quyết các vấn đề xã hội
- Quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc quản lý công nhân viên.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh và trật tự xã hội khu vực dự án.
CHƯƠNG V
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝVÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ngoài các biện pháp kỹ thuật, công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết định để làm giảm nhẹ các ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường thì các biện pháp quản lý chất thải cũng góp phần đáng kể làm hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường.
* Chương trình quản lý môi trường được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5.1: Bảng tổng hợp các chương trình quản lý môi trường của dự án
TT Hoạt động
của dự án Tác động môi trường
Biện pháp giảm thiểu
A. Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng
1 San lấp mặt bằng.
Ô nhiễm bụi, tác động đến cảnh quan khu vực.
Kế hoạch thi công hợp lý và quản lý công nhân, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường mỗi ngày và khi kết thúc thi công.
2 Hoạt động xây dựng.
Ô nhiễm tiếng ồn, bụi, rác thải.
3 Sinh hoạt của công nhân.
- Ô nhiễm môi trường nước mặt do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. - Phát sinh các vấn đề xã hội. B. Giai đoạn vận hành 1 Mùi hôi đặc trưng của các nhà máy chế biến thủy sản: từ tôm nguyên liệu, phế phẩm hư hỏng, đầu vỏ tôm,...
- Gây ra cảm giác khó chịu cho con người khi ngửi phải, lâu ngày sẽ có hại cho sức khoẻ.
- Gây phản cảm và mất mỹ quan khu vực nhà máy.
- Cách ly nơi chế biến với môi trường bên ngoài để giảm mùi. - Thu gom triệt để và kịp thời phế phẩm, đầu vỏ tôm,… chuyển khỏi nhà máy trước khi bị ôi thối gây nên mùi hôi do bị phân hủy. - Trồng cây xanh. 2 Nhiệt độ thấp và ẩm độ cao: khu trữ đông, ẩm độ - Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, dễ gây mắc một số bệnh ngoài da như: nước
- Thông thoáng nhà xưởng.
cao trong phân xưởng chế biến.
ăn tay, chân,....
- Là môi trường sống của các loài vi khuẩn có hại cho sức khoẻ con người.
công nhân: khẩu trang, găng tay, giày,... - Trồng cây xanh. 3 Hệ thống làm
lạnh, phương tiện vận tải.
Tiếng ồn, độ rung gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Bảo hộ lao động cho công nhân
- Áp dụng các biện pháp giảm ồn, rung ngay từ khi lắp đặt. 4 Sinh hoạt của
công nhân.
- Phát sinh rác thải - Nước thải sinh hoạt
- Thu gom mỗi ngày, vệ sinh sạch sẽ, bố trí thùng rác,...
- Xây dựng hầm tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt.
5 Rác thải độc hại Gây ô nhiễm môi trường, tác động đến sức khỏe con người.
Thu gom và xử lý theo quy định về chất thải độc hại.
6 Nước thải sản xuất.
Ô nhiễm nguồn nước. Xây dựng HTXL nước thải công suất 600 m3/ngày.