C. Đối tượng bị tác động
b. Các đối tượng có thể bị tác động trong quá trình hoạt động
- Sức khỏe cộng đồng: sức khỏe của các hộ dân sống xung quanh nhà máy và công nhân lao động trực tiếp do tác động từ mùi hôi, không khí ẩm thấp, nước thải,…..và khi xảy ra các rủi ro về sự cố môi trường.
- Chất lượng nước mặt Sông Tắc thủ (do nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải nhiễm dầu nhớt rơi vãi, nước thải từ dây chuyền sản xuất….).
- Suy giảm nguồn nước ngầm nếu khai thác quá mức và không có chế độ khai thác hợp lý.
- Chất lượng không khí khu vực dự án (do khí thải máy phát điện, mùi hôi thối từ nhà xưởng chế biến, ..…).
- Mỹ quan khu vực dự án do rác thải, mùi hôi,….
- An toàn giao thông (do mật độ xe cộ, lượng người gia tăng xung quanh nhà máy, đặc biệt là các xe vận chuyển thành phẩm....).
- Tình hình xã hội phức tạp thêm.
3.1.2 Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra
* Giai đoạn thi công, xây dựng:
Tai nạn lao động: Cũng như bất cứ công trình xây dựng với qui mô nào, công tác an toàn lao động là vấn đề được quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư. Các nguyên nhân có thể phát sinh tai nạn lao động trong quá trình thi công như sau:
- Sự cố do điện giật: công nhân lao động ở các khu vực tiếp cận với điện như: hàn điện, lắp đặt hệ thống điện…
- Do bất cẩn, té ngã từ trên cao, sụp đổ các đống vật liệu xây dựng... sẽ gây ra các sự cố cho người và máy móc thiết bị trong thi công.
- Tai nạn trong quá trình vận hành máy móc khi làm việc như: các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ.
- Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể gây nên tai nạn giao thông.
Tất cả các tác động trên thường khó tránh khỏi trong mỗi công trình xây dựng, tuy nhiên trong trường hợp của dự án với qui mô không lớn, thời gian thực hiện ngắn, vì vậy các tác động này trở nên không đáng kể, nhưng nhà đầu tư cũng cần có biện pháp nhằm giảm nhẹ ô nhiễm tới môi trường, bảo vệ sức khỏe cho những người công nhân trực tiếp lao động trên công trường và khu vực dân cư xung quanh.
Khả năng cháy nổ :
- Các nguồn nhiên liệu chứa trong phạm vi công trường cũng là nguồn gây cháy nổ nếu công nhân hút thuốc, đốt lửa,...trong phạm vi chứa nhiên liệu.
- Các sự cố cháy nổ về điện.
* Giai đoạn nhà máy hoạt động:
+ Các rủi ro, sự cố môi trường và nguyên nhân:
Song song với các vấn đề môi trường chính như đã nêu trên, các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra khi vận hành dự án cũng cần quan tâm như: sự cố cháy nổ. Ngoài ra còn có thể xảy ra sự cố rò rỉ nhiên liệu (ở khu vực chứa dầu DO) và rò rỉ các tác nhân lạnh như: NH3, Feron,...
- Về sự cố cháy nổ: do đặc tính của nhà máy chế biến thủy sản luôn ẩm ướt nên sự cố cháy nổ cũng khó xảy ra. Chủ yếu cháy nổ là do các sự cố về điện : dây điện, động cơ, quạt, đường dây dẫn điện..…các thiết này bị quá tải trong quá trình vận hành, bị hư hỏng,... làm phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy.
- Sự cố rò rỉ các tác nhân lạnh: Các nhà máy thủy sản thường dùng các hoá chất như NH3, Feron,….hoặc một số chất khác cho hệ thống làm lạnh. Khi chúng bị rò rỉ sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí không những nhà xưởng và khu vực xung quanh.
Vì vậy, công ty phải luôn thực hiện tốt các quy định, quy tắc an toàn lao động, PCCC nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro nêu trên.
+ Tác động do sự cố môi trường:
Sự cố cháy nổ không những hủy hoại tài sản, thiết bị, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người mà còn có khả năng phá hủy môi trường tự nhiên. Cháy nổ có thể gây ra những sự cố khác hoặc sản sinh ra những nguồn gây ô nhiễm tới chất lượng đất, nước, chất lượng không khí như: sản phẩm chảy tràn, COx, SOx , NOx, bụi, sự cố dầu tràn, nước chống cháy chứa hóa chất…. các khí SOx, NOx khi bị ôxy hóa trong không khí, kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thảm thực vật.
Tác động do rò rỉ các tác nhân lạnh: Nếu sự cố xảy ra các chất này bị rò rỉ ra môi trường bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.
NH3 bị rò rỉ gây mùi khai, làm khó thở và độc hại đối với cơ thể người. Nồng độ tối đa cho phép của NH3 trong môi trường lao động là 0,002 mg/l. Ở nồng độ lớn hơn có thể gây khó chịu cho mắt và mũi. Vì vậy nếu có sự cố thì phải dừng vận hành hệ thống lạnh trong thời gian sớm nhất.
Sự cố do thiên nhiên: sấm sét,…sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ nghiêm trọng, thiệt hại tài sản và cả con người.
Các tác động tới tài nguyên, môi trường cũng như đời sống dân cư và sức khỏe cộng đồng khi thực hiện dự án nêu trên phải được khắc phục. Các phương pháp giảm thiểu sẽ được nêu trong chương sau.
3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ GIÁ
Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong báo cáo này rất phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu và thống kê. Các tác động môi trường chính yếu đã được đề cập đầy đủ trong báo cáo, phân tích chi tiết các tác động, đánh giá bao hàm nhiều thời kỳ của dự án trong giai đoạn xây dựng cũng như vận hành. Sử dụng triệt để các phương pháp để dự báo về thay đổi các thành phần môi trường, các ảnh hưởng của dự án đối với nguồn tài nguyên tự nhiên nơi đây, sức khỏe của con người, trật tự xã hội.
Các tài liệu, dữ liệu được chọn lọc, cân nhắc sử dụng đúng phạm vi ứng dụng và mức độ đặc thù của loại hình sản xuất kết hợp các số liệu thực thu thập được tại hiện trường dự án nên có độ tin cậy khá cao.
CHƯƠNG IV